Nguyễn Minh Châu đã viết:
lá diêu bông làm j` có thật anh Linh nhẻ :-? :-/
cái khoản em yêu chị cũng được , chị yêu em cũng được
có ở được về lâu về dài với nhau hay ko là tùy chứ
thực ra bây h yêu người ít tuổi hơn cũng có cái hay .....
Lá diêu bông có thật hay ko anh cũng ko quan tâm lắm, nhưng chuyện yêu đương của ông Hoàng Cầm với chị Vinh hơn ổng 8 tuổi, hy vọng là có thật.
Có một tư liệu tương đối quý sau đây về vụ chị em này.
L.
Trích:
MỘT GIỜ VÒNG QUANH THẾ GIỚI (audio)
* Việt Hùng: Như bao văn nghệ sĩ cùng thời, nghệ sĩ - nhà thơ Hoàng Cầm cũng đã phải trải qua bao thăng trầm đắng cay, thậm chí là bao tủi hờn. Nhiều bạn thơ của ông đã nói phải chăng chính những thăng trầm ấy, sự cô đơn ấy đã tạo cho ông cái chất tình trong thơ ông, mà nhiều người đã không ngần ngại gọi ông là "nhà thơ tình của quê hương". Năm nay, đã bước sang tuổi 87, nhưng cái chất tình trong thơ ông đâu đó là hình ảnh của "Lá diêu bông", của "Tình cầm" và xa hơn nữa là "Đêm liên hoan" và "Bên kia sông Đuống". Mời quý vị hãy cùng nhà thơ Hoàng Cầm đi tìm một lá diêu bông.
Nhà thơ Hoàng Cầm: Ba chữ "lá diêu bông" tiêu biểu và tượng trưng cho một mối tình vô vọng.
Từ 1957 tôi bị kỷ luật về văn chương, không được in ấn hoặc phát hành bất cứ một cái gì hoặc sản phẩm gì của ngòi bút. Thời kỳ ấy kéo dài lắm, ngay từ đầu là tôi đã biết là không thể nào in được, nhưng mình là người làm thơ mình không thể nào bỏ nghiệp thơ được. Nhưng tôi vẫn làm vẫn sáng tác và đọc cho một vài anh em thân nghe.
Cuối 1959 cũng không có việc gì cả, vì bị kỷ luật ở nhà và coi như một người dân thường, cũng chẳng muốn đến đâu chơi cả, vì đi đến đâu lại sợ gây phiền lụy đến người khác nên tôi chỉ ờ nhà thôi. Khi ở nhà, tôi bắt đầu viết những cái gì xúc động về quê hương mình từ ngày xưa, có thể từ trong lịch sử cho đến bây giờ. Tôi cứ viết từng bài từng bài một từ cuối 1959 cho đến đầu 1960, trong đó có bài "Lá diêu bông". Quê hương tôi lại ở bên kia sông Đuống - huyện Thuận Thành bây giờ. Tôi có nhiều kỷ niệm thời thơ ấu lắm và tôi đem những kỷ niệm tình yêu thời trai trẻ và những số phận của con người ở vùng tôi, đem những xúc động ấy ra thành một tập thơ được khoảng 50 bài và tôi đặt tên là "Về Kinh Bắc". Một vài anh em thân thì biết thôi chứ độc giả không ai biết vì không được phép in ở đâu cả. Đến năm đổi mới ở trong nước, từ 1986-1987 tôi mới được trở lại sinh hoạt ở Hội Nhà văn Việt Nam, và được phép công bố và in ấn những tác phẩm của mình. Và tôi đăng bài "Lá diêu bông" và anh nhạc sĩ Trần Tiến - không phải anh ấy phổ bài ấy, anh ấy cảm xúc lá diêu bông và làm bài hát có câu: "
Đứa nào tìm được lá diêu bông - thì từ nay em sẽ lấy làm chồng".
Đấy là lời của anh Trần Tiến. Hai ba chữ
lá diêu bông rất lạ vào câu chuyện tình yêu thành ra bài thơ qua bài hát của Trần Tiến, ba chữ
lá diêu bông nó nổi tiếng ầm ầm, rất nhiều người viết thư về Hội Nhà văn cho các báo và cả tác giả hỏi lá diêu bông là lá gì, và ở đâu mà tại sao phải đi tìm và kết thành tình yêu vợ chồng. Tôi bị hỏi như thế nhiều lắm và bài ấy nổi tiếng. Nguyên do là kỷ niệm tuổi thơ,
hồi tôi còn bé tí đã biết yêu cô hàng xóm mà tôi thường hay kêu bằng chị, và chị ấy cũng ở xế cửa nhà tôi thôi, ở ngay phố xép - phố nhỏ ở nhà quê - không phải thành phố. Một hôm chị ấy ra cánh đồng không biết tìm cái gì, tôi đi theo. Chị ấy cuối xuống bờ ruộng, bụi cây tìm cái gì ấy tôi không biết, tìm một cái lá hay cái hoa gì đấy tôi không biết. Chị ấy thấy tôi chị ấy bảo: "
Tại sao mày cứ theo tao mãi thế nhỉ?" Cũng mắng yêu thế thôi, tôi cứ đi theo một lúc tôi lại hỏi chị tìm cái gì thế, chị bảo chị tìm một cái lá, cái lá có tên thật nhưng sau tôi quên.
Mãi đến 1959, một đêm không ngủ được thì tự nhiên có những rung động nhớ lại tình yêu ngày xưa, nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu, lại có một giọng phụ nữ đọc. Ngay từ câu đầu tôi cũng ghi được luôn, thì bao giờ tôi cũng có kinh nghiệm rồi, tôi bị mất nhiều lắm những câu thơ đọc trong đêm cho nên khi đi ngủ, tôi để một tập giấy dày và cầm ngay một bút chì; ngày trước, bây giờ còn dễ, còn có bút bi - ngày trước chỉ có bút chì, dùng bút máy không được vì nhở nó tắt hết mực thì nguy cho nên tôi phải cầm bút chì ghi. Tôi có hỏi chị Vinh - tên chị ấy là Vinh: "
Chị đi tìm cái gì đấy?" Chị ấy bảo đi tìm cái lá. Hôm ấy chị bảo cái lá có tên thật trên đời, không phải lá mơ hồ. Năm ấy chị đi tìm cái lá trên cánh đồng, lúc đó tôi lên 12 tuổi, năm làm bài thơ ấy tôi đã 37 tuổi, tức là 25 năm sau bài thơ mới ra đời. Ba chữ "lá diêu bông" không phải tôi nghĩ ra mà do giọng đọc bên tai trong một đêm khuya, một đêm không ngủ trằn trọc lập tức có một giọng đọc và tôi ghi được ngay và tôi được cả bài thơ ấy. Nếu hôm ấy tôi lười hoặc nghĩ chủ quan thôi, để sáng mai ban ngày rồi ghi lại tôi sẽ mất bài thơ này, sẽ không còn được là bởi vì nó giống như một luồng điện chạy qua người và tôi đã có kinh nghiệm tôi ghi được ngay và ghi đầy đủ bài "Lá diêu bông". Thành thử tôi chẳng hiểu lá diêu bông nó ở đâu, chỉ biết rằng người ta đọc bên tai như thế, một giọng nữ đọc bên tai như thế trong một đêm không ngủ. Gốc tích bài "Lá diêu bông" là như vậy.
Việt Hùng: Qua sự trình bày của nhà thơ luôn có nguồn cảm hứng về đêm, có một người phụ nữ nào đó đọc một vài thơ, phải chăng có rất nhiều người muốn đi tìm lá diêu bông.
Nhà thơ Hoàng Cầm: Cái lá ấy thì nó không có thực, vì cả bài thơ là một sự tuyệt vọng, một sự tuyệt vọng về tình yêu của một cậu bé hẳn hoi. Ba chữ "lá diêu bông" gần như tượng trưng, tiêu biểu cho một mối tình vô vọng dù rằng lá diêu bông không có thật nhưng khi bài thơ được hình thành và chiếm được lòng người thì người ta thừa nhận là nó có. Đó là tâm lý. Cho đến giờ nhân dân trong nước - và nhất là ở Hà Nội - khi nói lá diêu bông họ cứ tưởng là có thật bởi vì bài thơ "Lá diêu bông" đã đi vào lòng người và người ta chấp nhận nó như là mối tuyệt vọng về tình, vô vọng về tình yêu.
Một tình yêu hơi lạ của một cậu bé 12 tuổi với chị 29 tuổi, cách nhau xa như thế. Đó vẫn là tình yêu, tình yêu đó là vô vọng vì không thể nào cậu bé 12 tuổi lấy được cô 29 tuổi - coi như người chị lớn của mình - thành ra bài thơ nó giữ đựơc lòng người. Thành ra ba chữ "lá diêu bông" người ta cũng chấp nhận như là một sự thật và những cái gì có thật.