Em không chơi nhạc cụ mà vẫn sáng tác được cơ à?
Nếu muốn phối âm, em không thể không biết chơi nhạc cụ và đọc nốt nhạc. Sau đó em phải học nhạc lí cơ bản [khá là dài dòng và khó hiểu đối với những người mới làm quen] và học lí thuyết hòa âm [còn khó hơn]. Tất nhiên không cần kĩ lắm, nhưng đại khái phải biết khái niệm và cách sử dụng các hợp âm như thế nào. Sau đó là chọn hợp âm cho từng chỗ của bản nhạc.
Tiếp theo đó là chọn tiết tấu phù hợp [đối với các bài hát nhạc nhẹ,...]. Làm xong hai việc đó, coi như mới xong việc đệm đàn để có thể biểu diễn được, chứ chưa phải là phối âm.
Phối âm còn rất nhiều việc khác phải làm, như chọn xem số lượng các bè, bè dùng nhạc cụ nào, sắp xếp các bè, viết nhạc cho các bè để phù hợp với bài hát, thay đổi tùy chỗ để phong phú... Thông thường còn phải viết cho cả trống nữa, nhưng có thể sử dụng phần đệm tự động của organ.
Nếu chỉ có guitar, em chỉ có thể đệm cho hát mà thôi. Nếu có organ thì có thể coi đó là trung gian giữa đệm đàn đơn thuần với phối khí. Còn phối khí như những người làm chuyên nghiệp thì họ làm cho cả một ban nhạc chơi, chứ không cho một người chơi.
Cở sở của việc phối âm là chọn hợp âm cho bản nhạc, và điều này phụ thuộc rất nhiều bài hát em viết theo dòng nhạc nào, vì sau giai điệu, hòa âm là một trong những tiêu chí quan trọng nhất cho việc phân định các dòng nhạc. Nếu em viết theo phong cách rock, thì phải nhờ những người chơi Rock lâu [như anh Tống Tuấn chẳng hạn] phối cho. Nếu em viết theo nhạc pop, nhạc trẻ thì nên đến các phòng thu, ở đó người ta sẽ phối khí cho em, vì người ta làm việc đó chủ yếu. Nếu không thì em nhờ người đã đi đệm nhiều viết hợp âm cho. Còn nói chung nếu em muốn phối âm theo dòng nhạc nào khác thì em phải chơi nhiều tác phẩm của dòng nhạc đó, khi đó em sẽ học được cách họ phối thế nào.
Nếu em muốn có thể đưa anh cũng được, nhưng anh phối theo phong cách classical. Nói chung cũng phối cho pop được, nhưng tất nhiên không bằng những người làm chuyên nghiệp.