E-Commerce ở Viet Nam

Hà Phương Linh
(halinh)

Thành viên (sai email)
Hình như ở Việt Nam, e-commerce chưa phát triển và không có dấu hiệu sẽ phát triển mạnh trong tương lai gần. Tại sao lại như vậy? Có phải do internet chưa thật phổ biến ở Việt Nam, credit card , debit card chưa phổ biến ở Việt Nam? Hay tại người dân chưa có nhu cầu? Làm thế nào để phát triển loại hình kinh doanh này ở Việt Nam? Có lời khuyên nào cho các doanh nghiệp đang rập rình thâm nhập loại hình này ở Việt Nam không?
 
Chả biết thế nào, tớ không có kiến thức chuyên nghiệp về cái này, chỉ có một ý nho nhỏ là commerce nói chung còn chưa phát triển thì nói gì đến e-commerce. Mình nghĩ là e-commerce chỉ trở thành nhu cầu nếu nền sản xuất thực sự phát triển và cần phải expand hơn. Tuy nhiên theo như mình thấy gần đây thì SX ở VN có xu hướng ngày càng co lại, đầu tư nước ngoài giảm rất mạnh. Vào thời điểm VN chưa thể tự dựa được vào bản thân như hiện này thì đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng. Thế nhưng VN ngày càng trở thành một môi trường đầu tư kém hấp dẫn đối với investors vì yếu tố unpredictability của nó, điển hình như vụ đặt quota cho Honda và Yamaha vửa rồi chằng hạn. Nếu nền SX không có cơ mở rộng thì e-commerce chỉ là xa xỉ thôi.
 
:)

Các em có ý kiến không lạc quan vậy à ;)

Về E-Comerece thì theo anh thấy có chiều hướng phát triển chứ. Thực sự E-Comerce không quá phụ thuộc hay trực tiếp bị ảnh hưởng bởi sản xuất hay đầu tư nước ngoài. Mà các nền tảng cho E-C chính là yếu tố định chế tài chính - cho phép các phương tiện trả tiền nhanh và tiện như credit card, debit card em P.Linh đã nhắc đến - và một thị trường với dịch vụ phát triển chiếm đa số, người dân với thu nhập khả dụng ( disposible income? ) cao và nhu cầu dịch vụ cũng cao v.v.v.v Những cái này có lẽ VN chưa hội đủ nhưng chắc chắn sẽ có thôi. Ví dụ như FTP hay VNN nhỉ? đã có shopping online hầu như là 24/24 với 6 cách thanh toán tiền bao gồm cả card, check, trả khi giao hàng, trả trước v.v.v anh có đọc ở đâu đó ;-) với các gian hàng đủ các chủng loại thiết yếu tới xa xỉ.... Hy vọng có ai đó phân tích rõ hơn nhé ;-) Mong chờ 1 bài viết thực tế hơn là những lý thuyết ai cũng biết của tớ.

Tớ kèm dưới đây 1 bài essay nhé. Mong mọi người có thời gian đọc và nhận xét. :mrgreen:

Ai thấy readable thì có thể download bản full Word Processed ở đây nhé:

http://www.suakidz.org/docs/E-Marketing.doc

Thanx :cool:

Mạnh Hải
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hẹ hẹ, theo mình thì e-comerce mà áp dụng ở VN bây giờ thì có lẽ là chuyện trên giời. Vấn đề thanh toán bằng hình thức tín dụng (credit, debit) chỉ là chuyện hết sức nhỏ, hoàn toàn không phải là vấn đề cơ bản. Vấn đề nan giải nhất của mọi hình thức kinh doanh mới ở Việt Nam là vấn đề luật định, giấy phép, kiểm duyệt... rồi thứ đến là hạ tầng thông tin (đường truyền, kỹ thuật...) sau đến là tâm lý khách hàng và trình độ dân trí. Nói đến e-comerce trước tiên chúng ta phải phân ra làm 3 loại hình e-comerce:
+ Các dot com company sử dung ecomerce làm phương thức kinh doanh chủ đạo trong đó các sản phẩm của họ cũng là intangible, software, dịch vụ mạng...
+ Các công ty bt dùng e-comerce để đa dạng hóa phương thức bán hàng, marketing.

+ Các công ty bán các mặt hàng tangible nhưng sử dụng e-comerce management model để tổ chức, quản lý.

Tùy từng loại, cấp độ mà việc áp dụng e-comerce có những lợi/ nhược điểm khác nhau nhưng nhìn chung e-comerce có những lợi điểm sau:

+ Giảm thiểu fix cost ở mức tối đa bằng việc tiết kiệm các chi phí thuê warehouse, nhân công và trang bị equipment.
+ Không phụ thuộc vào vị trí địa lý do vậy cực kỳ tiện lợi cho các hình thức bán hàng xuyên lục địa
+ Hệ thống quản lý được tự động hóa một cách tối đa
+ Vô cùng thuận tiện cho việc apply các price discimination strategy
+ Có khả năng áp dụng nhiều hình thức marketing hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều so với các hình thức marketing thông thường.

+ Tiết kiệm thời gian nâng cao tính thuận tiện cho khách hàng
Nói chung là hãy còn quá sớm khi nhắc đến ecomerce ở Việt Nam
 
Lê Diệu Linh đã viết:
Thế nhưng VN ngày càng trở thành một môi trường đầu tư kém hấp dẫn đối với investors vì yếu tố unpredictability của nó, điển hình như vụ đặt quota cho Honda và Yamaha vửa rồi chằng hạn. Nếu nền SX không có cơ mở rộng thì e-commerce chỉ là xa xỉ thôi.

Theo đánh giá mới nhất của tổ chức các công ty tư vấn đầu tư quốc tế có trụ sở đặt tại HK thì ViệtNam vẫn là thị trường đâu tư hấp dẫn thứ 2 ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Không biết em Linh đưa ra nhận xét trên dựa vào cơ sở nào hay chỉ là nhận thức của cá nhân em. Việc đầu tư nước ngoài giảm, cụ thể là dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI giảm mạnh thì đấy là tình hình chung của cả khu vực chứ không riêng gì Việtnam, khi mà các nền KT lớn trên TG như Mỹ đang hắt hơi sổ mũi, và tâm lý lo sợ khủng bố, chờ xem phản ứng của Mỹ trước vấn đề Iraq của các nhà đầu tư.

Việc đặt quota cho Honda hay Yamaha và các công ty sản xuất xe máy hay áp dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước là cần thiết. Ngoài ra còn vì các lợi ích xã hội, hình như chính em Linh đã kêu ca với anh về việc đường phố Hànội bụi bặm với cả quá nhiều xe máy, nếu như mình không có các chính sách buộc xuất và thả của tự do thị trường xe máy thì các vấn đề xã hội như quá tải giao thông sẽ còn đến đâu? :D

e-commerce thì ở VN mình có rồi, nhưng chưa phát triển. Xin bổ sung thêm vào những cái PNM đã nói:

- Mình thiếu đội ngũ quản lý và mô hình làm những cái này. Ở các nước khác cái này là cũ, nhưng ở mình là mới, nếu muốn tổ chức lại phải đi thuê thằng nước ngoài làm quản lý.

- Lương cơ bản của VN còn quá thấp, chưa thể nghĩ được đến những cái này.
 
Pham Quang Minh đã viết:
Lê Diệu Linh đã viết:
Việc đặt quota cho Honda hay Yamaha và các công ty sản xuất xe máy hay áp dụng các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước là cần thiết. .

Em không nghĩ thế. Thứ nhất là vào thời điểm này xe máy VN vẫn chưa thực sự lớn mạnh để cạnh tranh, nên chăng là biết tận dụng hình thức liên doanh.
Thứ hai, mỗi policy đưa ra đều phải tính toán thiệt hơn. Có thể việc đặt quota sẽ trước mắt khiến các công ty đó không nhập hàng từ bên ngoài mà phải mua linh kiện nội địa và bảo hộ SX xe máy trong nước. Nhưng về lâu dài, việc đặt quota bất thình lình thế này sẽ khiến cho nhà đầu tư cảm thấy đây là môi trường không ổn định.(Cái này có truyền thống ở VN rồi) ( Mặc dù được đánh giá là môi trường đầu tư hấp dẫn, nhưng thực tế đầu tư có tăng đâu mà hầu hết chạy sang TQ đấy chứ). Nhật là nhà đầu tư lớn thứ ba ở VN, nhưng sau vụ này cũng trở nên ngao ngán chứ đừng nói đến các nhà đầu tư khác đã cao chạy xa bay từ lâu. Honda và Yamaha dự tinh sẽ thu nhỏ SX năm nay còn năm sau có thể phải dừng. Liệu các nhà đầu tư khác có vì thế mà chùn chân không? Thế là để cứu jobs cho vài trăm nghìn người, ta sẽ để mất jobs của một số lượng lớn hơn thế rất nhiều.
Thứ ba: Liệu có chắc là chính phủ Nhật không vì thế mà áp dụng những hình thức cản trở tương tự với xuất khẩu của ta sang Nhật không? Mà theo như em biét thì mình vần là một export-based country.
Thứ tư: Khi đưa ra policy này chính phủ chưa tính đến thị hiếu người VN. Đáng buồn nhưng là sự thật là đa phần người VN sính hàng ngoại. Xe máy đã trở thành nhu cầu của đa phần người dân VN, đặc biệt là ngày càng có nhiểu người ở độ tuổi LĐ, cần phương tiện. Mà đối với họ thì xe máy ngoại càng tốt. Việc hạn chế nhập ngoại thế này sẽ đẩy giá xe máy ngoại lên cao, nhưng sau đó thực chất sẽ thúc đẩy buôn lậu để cho mức giá trở lại equilibrium. Còn số lượng người đi xe máy thì vẫn không giảm, nói gì đến lợi ích xã hội mà anh bảo.
Sorry vì em off topic.
 
;)

Tiếp về E-Commerce nào,

+ Vô cùng thuận tiện cho việc apply các price discimination strategy

Chú Minh, anh hoàn toàn đồng ý với những ý chú đưa ra - cũng giống như trong bài essay của anh có nhắc tới- , duy chỉ có cái này, anh chưa hiểu lắm. Chú giải thích thêm nhé. Theo anh thì vì Internet và các thiết bị viễn thông phát triển nên lượng thông tin trao đổi sẽ lớn, tuy không đảm bảo độ chính xác cao, nhưng chính vì thế Khách hàng sẽ nhậy cảm với giá cả hơn là khi chỉ biết một vài nhà sản xuất chính. E-Commerce tạo 1 bước ngoặt cho các công ty nhỏ con tiếp cận thị trường và đưa ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao: chất lượng và giá cả. Không hiểu với "virtually free Information" như thế, làm sao các chiến lược price-discrimination trên Net có hiệu quả được? Tức là muốn nói giá ở trên Net cao hơn ở ngoài? Điều này là phi thực tế. Hay chính cái này là strategy mà chú muốn nói? Nhưng chính vì thế truy cập được vào Internet là một lợi thế của khách hàng. Do đó trên Net người đùng ít bị price discriminated hơn ;)

Nên nhớ là mọi cái đều phải có từng bước một. Không thể nói ngay được "còn quá sớm để nghĩ tới E-Commerce" mà chính bây giờ là lúc phải nghĩ đến nó. Không nghĩ đến thì sao xây dựng những nền tảng cơ bản cho nó được. Không lẽ ngồi chờ để tự nhiên có credit card, luật, tâm lý khách hàng tín nhiệm, cơ sở hạ tầng thông tin vững mạnh? So với các nước tiên tiến như Anh Mỹ, họ mất tới 50 năm để có Internet như bây giờ, vậ mà trong vòng hơn 10 năm từ khi mở của mà thực sự là khoảng 5 năm thôi khi Internet bắt đầu đến tay người tiêu dùng, Việt Nam đã có những cơ sở đầu tiên cho việc phát triển hệ thống e-commerce chả kém gì các nước khác. Dù sao nên lạc quan và hành động thì hay hơn nhỉ ;)

Về các vấn đề lợi ích cho các nhà sản xuất và cho khách hàng, bài essay của mình đã có phân tích, không biết mọi người cần bổ sung hay phản đối gì không ;)

Mạnh Hải
 
Úi giời, mọi người viết dài quá, đọc hoa cả mắt, lại còn lạc đề nữa chứ. Nhưng mà ko sao nhỉ, lạc đề này thì có đề khác hay hơn. Quay sang vấn đề quota mà bạn Diệu Linh va anh Minh đang bàn cãi, em thì nghĩ thế này: Thực ra chuyện đặt quota hay ko vào các mặt hàng nhập khẩu vẫn luôn là vấn đề cả thế giới đang cãi nhau. Đúng như anh Minh nói, lí do đặt quota cho xe máy 1 phần để bảo vệ lao động trong nước, nhưng cũng có 1 lí do quan trọng khác là Việt Nam mình cũng không muốn lượng xe máy gia tăng nhiều nữa. Nhưng trong việc "bảo vệ lao đọng", chưa chắc các đồng chí nhà ta đã tính đúng ("chưa chắc đã đúng" chứ không dám nói là "sai"). Bởi vì bạn Linh nói cũng phải : "Thị trường xe máy ở VN chưa lón, v.v...........Liệu các nhà đầu tư khác có vì thế mà chùn chân không? Thế là để cứu jobs cho vài trăm nghìn người, ta sẽ để mất jobs của một số lượng lớn hơn thế rất nhiều." Việc đặt ra trade restrictions dẫn tới sự phân bố lại lao động giữa các industries với nhau, điều này thì nước nào cũng dính phải, vấn đề là ở chỗ tổng thể thì sẽ better off hay worse off thôi. Trường hợp xe máy này của nước mình thì tớ nghĩ đúng là về tổng thể thì mình thiệt. Đồng ý với bạn ở điểm này.
Tuy nhiên tớ lại không nghĩ là Nhật sẽ "trả thù", áp dụng hình thức tương tự với các sản phẩm họ nhập khẩu từ nước ta. TRên lí thuyết thì hoàn toàn có khả năng họ sẽ làm như vậy. Nhưng nhìn lại những mặt hàng nước mình xuất khẩu xem, tất cả đều không phải capital-intensive goods, giá thành rẻ. Mình cũng không phải nhà cung cấp chính của họ. Hơn nữa, các nước đang phát triển cũng có xu hướng được các nước đàn anh nhẹ tay hơn, vì thế, Nhật chưa chắc đã muốn mang tiếng với WTO vì chấp nhặt với Việt Nam như vậy. Tóm lại là, những mặt hàng họ nhập khẩu của mình chưa đáng kể về số lượng và giá trị để họ impose quotas on; thứ 2, mình là nước đang phát triển nên sẽ được nương nhẹ hơn. Tất nhiên không thể cứ dựa vào đây mà các đồng chí nhà ta không tính kĩ, vì cái gì cũng có giới hạn của nó. Đến 1 mức nào đó, nếu mình cứ tiếp tục đặt quota vào hàng hóa 1 cách vô tư, các đối tác nhận thấy mức độ unfair trong trade quá cao, ho sẽ áp dụng 1 hình thức trừng phạt. Một khi đã thế thì e rằng nền kinh tế sẽ bị đòn đau.
 
:) Trở lại đề tài e-comerce cái :D.

Về vấn để price discrimination mà bác Hải nói tới thì em nghĩ là e-comerce có lợi điểm hơn các phương thức bán hàng bt khác ở chỗ nó tận dụng tối đa khả năng xử lý và thu thập thông tin dynamically của các e-comerce software and application. Thực chất trong các phương thức bán hàng thông thường để áp dụng các phương thức price discrimination, thì việc phân tích customer profile, customer behavior and customer historial orders là công việc quyết định trong việc hình thành, định hướng và phát triển các chiến lược price descrimination. Mà trong cả 3 tasks trên thì e-comerce với khả năng áp dụng IT một cách triệt để, đồng bộ là điều kiện lý tưởng để có thể nâng cao khả năng xử lý và thực thi các nhiệm vụ này.

Em lấy ví dụ trong công tác thu thập customer profile, ở các hình thức bán hàng bt, hầu hết các công ty gặp nhiều khó khăn hơn khi khuyến khích khách hàng cung cấp profile của họ như một điều kiện để mua hàng, họ bắt buộc phải đưa ra các phương thức khuyến mại để khuyến khích khách hàng cung cấp profile cho họ điển hình là hình thức rebate, lucky customer, đăng ký tham gia các promotion program..etc, vốn tốn nhiều chi phí và đôi lúc tỏ ra kém hiệu quả trong việc đánh giá khách hàng. Trong khi đó, e-comerce với lợi thế tiết kiệm thời gian, chi phí, chi cần một vài cai click chuột, các thông tin required thường xen kẽ với các thông tin optional và thêm một vài thủ thuật đánh lừa thị giác các công ty chẳng mấy khó khăn khi thu thập thông tin cá nhân của những khách hàng khó tính và tiết kiệm thời gian nhất.

Về nhiệm vụ thứ 2 là phân tích và thu thập customer behavior thì có lẽ là khỏi phải nói tính ưu việt và sự vượt trội của e-comerce so với các phương thức bán hàng thông thường. Ở các phương thức bán hàng thông thường, ngoài việc sử dụng đội ngũ staff, customer services, các công ty thường sử dụng các camera ngoài nhiệm vụ theo dõi, cảnh giới còn dùng để phân tích customer behavior, có điều là những phương pháp này không thể hiệu quả và ưu việt được bằng phân tích customer behavior với các e-comerce application chuyên dụng. Có thể đưa ra nhiều ví dụ điển hình : Trong một store thông thường, có 2 gian hàng bán quần áo, 1 của DKNY, một của FCUK, chắc chắn điều mà mamager muốn biết để áp dụng một mức giá hợp lý cho các sản phẩm của họ là bao nhiêu người ghé thăm DKNY, bao nhiêu người ghé thăm FCUK? Họ là những ai, họ xem bao lâu, bao nhiêu người bỏ đi, bao nhiêu người mua hàng, mặt hàng nào được xem nhiều nhất và mua ít nhất, mặt hàng nào được xem it nhất và mua nhiều nhất...etc. Để làm được việc này họ phải có đội ngũ staff chuyên nghiệp và hệ thống camera theo dõi thường xuyên vốn rất tốn kém. Trong khi đó khi chuyển 2 gian hàng này sang hình thức e-comerce, mọi việc trở nên rất đơn giản, các e-comerce application sẽ take care toàn bộ công việc recording customer behaviors thông qua các chỉ số như number of hits, IP address, logged customer profile, actionlisterner, mousemotionlistener...etc từng hành vi của customer đều có thể được theo dõi một cách rất chặt chẽ và chi tiết. Và thậm chí ngoài khả năng record các application sẽ ngày càng tiến tới khả năng xử lý thông minh và making decision dynamically dựa trên các thuật toán phân tích hành vi khách hàng, hiện các công nghệ này đang được phát triển mạnh mẽ ở các trường đại học lớn ở Mỹ như MIT, CAL Tech, Berkeley...
 
Về cái thứ 3 là thu thập customer historical orders thì thực chất các phương thức bán hàng bt cũng phải dựa trên IT để thực hiện, ví dụ khi một công ty đưa ra một promotion policy là khi khách hàng mua một số lượng hàng nhất định thì họ sẽ được discount một amount nhất định khi mua hàng thì điều kiện để thực hiện chính sách này là khách hàng phải giữ receipt và các nhân viên bán hàng không được sai sót, nhầm lẫn. Trong khi đó với e-comerce, khách hàng thậm chí chẳng phải bận tâm là họ save được bao nhiêu, các nhân viên bán hàng ko cần phải lo về chuyện nhầm lẫn, mọi thứ đều được thực hiện tự động thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng và được thực thi một cách dynamically thông qua các application. Một ví dụ điển hình cho lợi thế của việc áp dụng e-comerce customer database management model trong các chính sách price descrimination có thể được mô tả như sau : Một store bán hàng bt muốn khuyến khích khách hàng khi mua hàng của họ bằng việc đưa ra một policy là "khách hàng sẽ được tặng 10% trong tổng giá trị hàng hóa đã mua tại của hàng" sẽ thật là hồn nhiên khi expect là chính sách này sẽ thu hút được những khách hàng đã mua hàng của họ 3 năm hoặc 5 năm về trước quay trở lại với họ vì đơn giản là chẳng khách hàng nào có hứng thú sưu tập receipts cả và họ lại càng không điên đến mức ôm cả một cái tủ lạnh đến để cho nhân viên kiểm tra số serie xem có phải đã mua tại cửa hàng hay không chỉ vì một vài trăm discount. Trong khi đó với e-comerce thì lại hoàn toàn không thành vấn đề, chỉ với một cái email nho nhỏ gưi đến mailbox của tất cả những khách hàng đã order hàng hóa tại của hàng của họ thì việc hy vọng khách hàng DOS website của mình là điều hoàn toàn có thể.

E-comerce còn rất thuận tiện trong việc áp dụng các hình thức B2B promotion để hình thành các phương thức price discrimination, điển hình là hình thức banner , advertisement exchange, trong khi đó những hình thức này là hoàn toàn mới lạ và impossible đối với các phương thức bán hàng truyền thống.

Còn khá nhiều technicque khác của e-comere để có thể hình thành các chính sách price discrimination mà khi nào có thời gian em sẽ nêu tiếp.

Về mặt bản chất, có thể nói rằng e-comerce có lợi thế và profitable hơn hẳn tradional comerce ở 1 đặc điểm chủ đạo đó là Information turnover rate trong đó TIME FACTOR là nhân tố gốc rễ. Nó cũng tựa như khái niệm speed of money turnover, trong đó bất kỳ một hình thức kinh doanh nào khì mà tốc độ quay vòng vốn càng cao thì khả năng make profit càng lớn.
Ở đây thay vì money thì là information . Trong đó có thể mô tả bằng cycle : Data-->DBMS(database management system)--->MIS(management information system)-->DSS (Decision support system)---->Selling policy--->Data. Và tính ưu việt quyết định của e-comerce chính là tốc độ quay vòng của thông tin cao hơn rất nhiều so với các phương thức bán hàng truyền thống.

Trong thời đại kinh doanh hiện nay, việc giữ bí mật công nghệ, cạch tranh bằng sự khác biệt của các sản phẩm đã và đang trở nên hết sức khó khăn và lỗi thời. Thay vào đó các đối thủ cạnh tranh nhau bằng khả năng tổ chức, xử lý và phân tích thông tin, kẻ nào nắm được thông tin kẻ đó giành chiến thắng và e-comerce chính là một protocol mới cho kỷ nguyên kinh doanh dựa trên nền tảng thông tin. Cuộc cách mạng chuyển từ các hình thức kinh doanh thông thường sang e-comerce cũng giông như cuộc cách mạng chuyển từ tín hiệu analog sang tín hiệu số. Để đáp ứng với môi trường kinh doanh mới người ta cần ngôn ngữ mới giao thức mới mà e-comerce chính là chìa khóa.

Có một trở ngại duy nhất hiện nay để ngăn cản e-comerece tiến sâu và đánh bại các hình thức kinh doanh thông thường đó chính là trở ngại về mặt công nghệ đặc biệt là vấn đề bảo mật, chừng nào người ta chưa đưa ra được một công nghệ thích hợp để có thể đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hoặc khả dĩ chấp nhận được thì chừng đó giới doanh nghiệp còn e ngại khi đến với e-comerce. Do vậy có một điều rõ ràng là e-comerce hiện nay mới chỉ đang dừng lại ở mức củng cố và xây dựng nền móng mà cụ thể là nền móng công nghệ, điều này có thể thấy rõ khi chúng ta nhìn vào tốc độ phát triển và thay đổi của công nghệ thông tin hiện nay, một tốc độ chóng mặt cho thấy nó vẫn còn đang ở trong chu kì định hình và phát triển ở mức độ "dậy thì" vì vậy hãy còn qúa sớm không những chỉ đối với các doanh nghiệp VN mà cả với các công ty lớn trên thế giới khi nghĩ đễn những phương thức kinh doanh quá fancy và quá bành trướng dựa trên phương thức e-comerce, thực tế cho thấy vấn đề được đa số các nhà đâu tư quan tâm nhất khi rót tiền mua các e-comerce application là vấn đề security thay vì các fancy feature của nó. Và có một nguyên lý là các application càng fancy bao nhiêu thì security holes cua nó lại càng nhiều bấy nhiêu. Do vậy em nghĩ rằng hướng đi đúng của VN hiện nay là thay vì nhảy ngay lên phát triển rộng rãi các hình thức e-comerce và coi đó như là một cơ hội mới đầy hứa hẹn thì nên chú trọng hơn đến vấn đề phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trước. Sẽ là sai lầm nếu nói rằng chúng ta nên phát triển đồng thời đồng bộ cả hạ tầng công nghệ và ứng dụng e-comerce, vì điều này sẽ chỉ đúng khi mà hạ tầng công nghệ đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển thay vì mới còn ở trong giai đoạn bắt đầu hình thành xây dựng như hiện nay. Em chỉ lấy ví dụ đơn giản thế này : liệu có profitable cho một doanh nghiệp không nếu họ đầu tư ồ ạt vào e-comerce và phải chạy theo sự thay đổi của nó hàng ngày hàng giờ và sẵn sàng có thể vứt đi hàng triệu đô la chỉ vì một chú hacker nào đó bị thất tình :D, chưa nói đến thậm chí 90% dân chúng còn chẳng biết internet là cái gì. Do vậy nói e-comerce là để học hỏi là để chơi là để thí nghiệm thì ok chứ nói là một hình thức kinh doanh theo đúng nghĩa của nó là make profit thì chắc là không ổn.

Các bác thảo luận tiếp nhá ;)
 
Ban Minh oi,

Việt Xinh của bạn làm ăn đến đâu rồi?

Vui vẻ nhé.
 
Back
Bên trên