Duyệt binh 2/9/85

Nguyễn Việt Hùng
(Cantab)

New Member
Tim duoc bai viet nay tren mang ve le duyet binh 2/9/85 hay phet. Post len cho
ca nha doc. Hoi do minh moi la kid (9 tuoi), hom tong duyet ca doi hinh con di
qua truoc cua nha minh, doi mua ra xem, toan xe tang, phao, ten lua moi tinh
dep that. Sang day thay mat duong con in han vet xe xich.
Con hom 2/9 hoi do ra duong duoc cac co chu dieu hanh cho bao nhieu la hoa va
bong bay :).
1985 chac la lan cuoi cung duyet binh hoanh trang (tien dau Lien Xo chiu ;) ),
bay gio chi dieu binh va dieu hanh thoi chu khong co khi tai quan su nhu
truoc, chan!
-------------

A85
Đến tận tháng 8 năm 1985 trung đoàn pháo chúng tôi mới được huy động vào cuộc duyệt binh kỷ niệm 2/9 năm 1985 còn gọi là A85. Có lẽ đó là cuộc duyệt binh quy mô lớn cuối cùng của nước Việt Nam. Mười hai khẩu pháo chỉ ngang với một tiểu đoàn nhưng quân số trung đoàn cũng chỉ còn bấy nhiêu nên phải đi tất mới đủ. Cũng may là kéo pháo đi bắn chứ không phải đi trong đội hình duyệt binh nên dạng mét mốt quần áo cỡ số 2 như tôi cũng được đi.

Chuẩn bị cuốc xẻng, bó trúc, cọc, vồ chèn. Lệnh hành quân, tôi đi kiểm tra lại chốt hành quân của khẩu pháo của mình rồi vác ba lô leo lên chiếc xe zil 131. Lần đầu tiên trong đời được phi qua tầng hai của cầu Thăng Long lộng gió. Lúc đó đây là đoạn đường bằng phẳng nhất của miền Bắc nên dù chỉ huy đã căn dặn lái xe đảm bảo tốc độ an toàn nhưng thằng đi đầu có sĩ quan chỉ huy ngồi vẫn phóng như điên dại trên cầu. Ngồi xe sau thấy khẩu pháo bánh đặc lắc lư mà lo nó kềnh ra đường thì ối thằng bị kỷ luật.

Đến đóng quân thuộc trường Trung cấp chính trị bên đường Cuba. Lán này của một tiểu đoàn tự vệ nữ bỏ lại, công trình vệ sinh và giếng nước vẫn còn rất tốt, chỗ ngủ không có rệp. Cơm chiều xong chúng tôi kéo pháo vào khu vực sân bay Hòa Lạc. Công tác chuẩn bị trận địa quá kém nên pháo kéo vào đến nơi không biết đặt ở đâu mà trời đã tối. Loay hoay tiến lùi thì huỵch một cái cả hai bánh sau của chiếc zil 131 của thằng Tùng lái thụt xuống hố. Hóa ra cái bãi trống chúng tôi đang đứng là lán của một đơn vị khác chuyển đi và cái hố đó là cái hố thùng tiêu trên chỉ có mấy thanh tre rồi lấp đất. Gài cầu trước rồi mà chiếc zil vẫn không ra khỏi. Kéo ra rồi thì chiếc xe để lại một vạch phân dài.

Đấy là sáng hôm sau mới biết còn buổi tối chỉ biết thối quá mà sờ đâu cũng thấy phân. Bọn tôi được phân công ở lại thay nhau gác cho đến sáng hôm. Cả một buổi tối tôi chỉ mong ước có cái đèn pin để đi loanh quanh tìm chỗ vệ sinh và nguồn nước rửa chân tay trước khi đi ngủ. Đi đâu cũng sợ dẫm vào phân. May sao trời lại mưa nên hứng nước từ bạt chảy xuống rửa tạm, cắt gác rồi đi ngủ.

Sáng ra mới nhìn thấy xung quanh. Phía bên kia đường băng sân bay Hòa Lạc về phía hồ Đồng Mô là vô vàn doanh trại với hàng chục ngàn con người. Mọi thứ được bố trí rất ngăn nắp. Đầu đường băng có một đống đá xếp lại. Hỏi ra thì biết trong mấy ngày đầu tiên của A85 một đơn vị cho xe chở phản về doanh trại, đi đến đầu đường băng phóng nhanh cua gấp nên lật xe đè chết ba thằng ngồi trên thùng xe.

Rút về doanh trại để được ăn những bữa theo chế độ đặc biệt đầu tiên. Cơm thừa thãi, thịt kho bí xào canh rau muống đủ ăn, nước mắm thật, hơn cả chế độ tập trận 21kg. Chẳng thằng nào phải đi xin cháy nữa. Ăn xong cơm thừa cho vào mũ cối đem vào nhà dân đổi lấy mít ăn tráng miệng. Tối đến y tá đi phát B1 bắt uống rồi tất cả nằm trên giường để y tá cầm một xy ranh đầy thuốc nhỏ mắt đi nhỏ từng người. Nhìn cái kim tiêm chĩa vào mắt hãi thật.

Sớm hôm sau có chuyện lạ. Ông Sinh trung úy trinh sát pháo binh nghịch thế quái nào mà chim bị gập sưng to và tím như quả cà dái dê. Y tá chạy long tong gáy còn anh em được bữa cười sướng hết cỡ vì bố này sát gái cực, đi đến đóng quân ở đâu chỉ vài ngày là kiếm được chỗ đụ mà chị em nơi đóng quân vẫn cứ hỏi thăm liên tục. Lần này thì hai tiểu đoàn nữ tự vệ Hà Nội đóng ngay bên cạnh chắc bố này cũng thèm lắm. Tiểu đoàn nam tự vệ thì chắc không thể là đối thủ của bộ đội chính quy được.

Tập trong doanh trại chán thật, chẳng nhìn thấy ai cả. Đến đây được kéo nhau vào sân bay tập, xung quanh là các khối đứng của nữ tự vệ. Đội hình 16x16. Toàn những cô trẻ khỏe nước da rám nắng, áo tự vệ căng tròn. Đội này đã qua ba tháng rèn luyện nên các cô trụ lại phải khỏe lắm, loại yếu đuối hay tắt kinh đều trả về địa phương. Mỗi lần có cô ngất thì cánh pháo binh bỏ hết cả pháo mà lao vào xem y tá cởi áo ra cấp cứu. Khối nào cũng có hai bác sĩ hay y tá đi kèm. Bên khối đứng nữ nó đã làm một lều kín vì biết lính làm sao có thể bỏ qua những dịp như vậy để nhìn trộm. Nhưng những hôm nắng thì các em ngất như ngả rạ phải nằm cả ngoài lều, che ny lông dưới mấy cây bạch đàn chẳng lấy đâu ra bóng mát. Chỉ huy quát tháo ầm ĩ "tránh ra lấy không khí cho người ta thở". Con gái Hà Nội có khác, trắng thật. Ngất thế mà vào nằm tí lại ra đứng ở hàng dự bị ngay.

Lúc về trại có mấy em gái xin đi nhờ xe. Hỏi chuyện biết là công nhân bị huy động từ xí nghiệp Pháo Trúc Bạch và giấy cũng mạn Bưởi. Các em quen mắt với bọn đội hình đẹp quần áo tươm tất nên nhìn bọn hậu trường quần áo tan nát bạc phếch, thằng cao lòng khòng thằng lùn mà lạ lắm. Phải giải thích là đội hình đẹp bị điều đi 692 hết rồi. Mãi đến sát 2/9 bọn hậu trường mới được phát một bộ để về Thủ Đô đỡ xấu hổ.

Tối nào cũng học tập tình hình rồi mới được đi chơi. Dọc đường Cuba lính đi chơi đông vô kể. Ngoài số doanh trại trong sân bay thì tất cả các trường quân đội hai bên đường Cuba đều là nơi đóng quân của các đơn vị duyệt binh. Học viện Lục quân là nơi thường xuyên có chiếu phim hay văn nghệ phục vụ A85 nhưng cũng không chen vào xem nổi. Chúng tôi tranh thủ đi lại xem cơ ngơi của trường. Cái loại binh nhì như bọn tôi nếu không có dịp này thì chả bao giờ được vào xem trường Lục quân danh tiếng. Thực ra năm 1969 tôi được theo người lớn vào trường Lục quân rồi. Lúc ấy trong trường toàn hố bom Mỹ chứ không có doanh trại sân tập ngon như 1985.

Bắt đầu tập ghép toàn bộ chương trình. Sau mấy loạt bắn khoán bằng đạn 12ly7 xong bọn tôi được trèo ra đường băng xem duyệt binh. Hôm duyệt tại sân bay không biết tin tức ở đâu mà đồng bào các dân tộc mờ sáng đã lũ lượt kéo nhau từ mọi ngả của Ba Vì xuống tràn ngập hai bên đường băng. Trên khán đài thấy có chuyên gia Liên Xô. Lần ấy mới được mở liều phóng 122mm không đầu ra bắn. Bọn bộ binh đi ngon thật, thẳng tắp. Nhìn dãy ăn ten của khối thông tin lấp lánh trong ánh nắng rất sướng mắt. Khối đặc công mũ áo rằn ri bó sát, ôm AK báng gập mới toe. Mấy khối đứng cũng ngon, bõ công rèn luyện mấy tháng trời. Trực thăng vũ trang, máy bay phản lực lượn đầy trời. Riêng máy bay phản lực loại nhỏ (L29 ?) đã đủ xếp thành số 40 bay trên bầu trời. Pháo toàn loại mới khóa nòng bán tự động, xe kéo và tự hành đủ cả. Pháo phòng không tự hành bốn nòng lúc đó cũng còn tương đối mới. Tên lửa các thể loại. Hôm ấy một chiếc xe xích bị chết máy làm một hàng phải lùi lại. Lần tổng duyệt sau tất cả các xe phải xả thẳng xăng thừa xuống đất để hậu cần bơm xăng mới vào. Phí thật.

Vì nơi đóng quân chính vẫn là Hòa Lạc nên mỗi lần đi Hà Nội tập coi như hành quân. Các khối đi và đứng được đoàn xe zil 130 có mui của tổng cục Hậu cần chở về Hà Nội. Bọn có xe cộ như chúng tôi thì tự thân vận động. Mỗi tiểu đội được phát một chiếc bi đông 5 lít đựng nước, tuyệt đối không được uống nước ở hàng quán. Chập tối là đi Ba Đình, sáng hôm sau lại về doanh trại ngủ chết thôi. Hồi đó cầu Xuân Mai đang xây nên phải đi cầu phao, qua cầu tất cả xuống đi bộ, gặp ngày mưa to khá vất vả.

Đến ngày 29/8 thì bọn hậu trường được phép về hẳn Hà Nội đóng quân, tranh thủ qua cầu phao Xuân Mai xong đỗ lại múc nước rửa xe pháo. Đầu tiên là ở nhờ đoàn 781 để sơn lại pháo. Sau đó chúng tôi được ở trong sân bóng của Câu lạc bộ Quân đội cùng với một đơn vị cảnh vệ. Có lần hai bên tí nữa đánh nhau. Ổn định xong là diện quân phục mới về nhà khoe mình đi duyệt binh, xách theo một ba lô lộn đựng ít vỏ đạn 12ly7 đem bán đồng nát. Lúc này vỏ đạn đã được chế tạo bằng thép mạ đồng nên bắn cả trăm viên mới nhặt được chục vỏ bằng đồng thật.

Đúng lúc cuốc bộ từ Cửa Nam qua tường Hỏa Lò thì nhìn thấy bạn gái đang đạp xe với một hội chíp khác trông cũng có vẻ ở Liên Xô mới về. Lâu không gặp nhưng chẳng có gì để nói cả vì em đang vội đi đâu đấy. Về nhà bơm xe đạp lên, chiều ra rạp Công Nhân xem chiếu Video. Một cái TV 19 inch chiếu cho cả rạp xem. Nhớ mãi bài "Like a virgin" của Madonna được tua đi tua lại. Lúc nhập ngũ bài "Self control" của Laura đang topten, nay tranh thủ cập nhật thêm Madonna nữa. Tối đến lại quay về doanh trại vào buổi tập hiệp đồng lần cuối. Lần này đèo một cô bạn cùng lứa LX đến doanh trại rồi cũng đứng tiễn đưa một lúc. Sau chả nên cơm cháo gì cả.

Sáng sớm 2/9 trời còn tối nhân dân đã kéo về lũ lượt ngồi hai bên vỉa hè để đợi xem. Lệnh là bắn theo nhịp quốc ca, không nhất thiết phải đủ 21 loạt nên khá thoải mái. Liều phóng mới nạp dễ mà bắn xong thì nó cũng văng ra ngon lành không tắc tị như vỏ đạn cũ. Đứng cạnh pháo nghe tiếng nổ khẽ lắm, chỉ rung ngực một cái rồi cả nòng pháo lẫn khóa nòng tụt xuống ngang đầu gối một lúc mới trở về vị trí cũ. Tuy vậy vẫn có một thằng nạp đạn xong chưa kịp rút tay đã bị số 2 đóng khóa nòng, may mà không gẫy hẳn xương. Bắn xong không được đi đâu cho đến khi duyệt binh kết thúc. Mấy thằng anh nuôi chạy ra nhặt thuốc phóng chưa cháy hết về để hôm nào thiếu củi dùng nó mà nhóm lò. Tôi nhặt một bịch đầy đem về cho trẻ con đốt dần.

Có lẽ đợt duyệt binh 1985 là sự thăng hoa cuối cùng của cơ chế bao cấp được Liên Xô viện trợ. Sau đó hai tháng là đổi tiền, bỏ tem phiếu, rồi đổi mới tư duy.
 
Riêng cái đổi tiền thì vẫn là hình ảnh của cơ chế cũ --> đi ăn cướp
 
Rút về doanh trại để được ăn những bữa theo chế độ đặc biệt đầu tiên. Cơm thừa thãi, thịt kho bí xào canh rau muống đủ ăn, nước mắm thật, hơn cả chế độ tập trận 21kg. Chẳng thằng nào phải đi xin cháy nữa. Ăn xong cơm thừa cho vào mũ cối đem vào nhà dân đổi lấy mít ăn tráng miệng.

Đoạn này, mình nghĩ phản ánh rất rõ về cuộc sống người dân thời đó.

Mấy thằng anh nuôi chạy ra nhặt thuốc phóng chưa cháy hết về để hôm nào thiếu củi dùng nó mà nhóm lò.

Câu này nữa."Duyệt binh" hoành tráng như vậy mà trong khi đó người dân kô có đủ tiền mua củi để mà "nhóm" (chứ kô phải đốt) lò.

(cái theory mà...tiền chi cho quân sự vs tiền chi cho kinh tế...mình xin lỗi, mình kô nhớ tên của nó)

==> Mình chống lại chủ trương nâng cao chi phí cho quân sự (trừ khi có bằng chứng cụ thể là có nguy cơ thật sự)
 
==> Mình chống lại chủ trương nâng cao chi phí cho quân sự (trừ khi có bằng chứng cụ thể là có nguy cơ thật sự)

Thời kỳ đó mỗi ngày ở Hà Giang hứng không dưới vài ngàn quả đạn pháo thì có đáng được gọi là nguy cơ thật sự không ???
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thời kỳ đó mỗi ngày ở Hà Giang hứng không dưới vài ngàn quả đạn pháo thì có đáng được gọi là nguy cơ thật sự không ???

1985? Xin bạn hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể. (xin lỗi, mình kô biết có chuyện thế này xảy ra)

Cũng như mình đã nói:Mình chống lại chủ trương nâng cao chi phí cho quân sự (trừ khi có bằng chứng cụ thể là có nguy cơ thật sự)

Ý của mình nói tất cả ở trên đó, xin đừng xuyên tạc (misinterpret it). Xin cám ơn
 
1985? Xin bạn hãy đưa ra dẫn chứng cụ thể. (xin lỗi, mình kô biết có chuyện thế này xảy ra)

http://www3.ttvnol.com/quansu/476742/trang-15.ttvn
Nếu ông bạn cảm thấy không tin thì cứ vào các website của TQ để xem thêm.

Cũng như mình đã nói:Mình chống lại chủ trương nâng cao chi phí cho quân sự (trừ khi có bằng chứng cụ thể là có nguy cơ thật sự)

Ý của mình nói tất cả ở trên đó, xin đừng xuyên tạc (misinterpret it). Xin cám ơn

Nào ai dám xuyên tạc đâu nào. Tôi chỉ hỏi ông bạn là chịu mỗi ngày vài ngàn đến vài trăm ngàn quả đạn pháo, bị lấn vào bên trong lãnh thổ vài km, lúc nào cũng có vài chục sư đoàn áp sát biên giới thì có đáng được gọi là nguy cơ không. Nếu ông bạn không đồng ý thì cứ giải thích chứ.
 
nói đến duyệt binh , nha` tớ có con em họ đc đi diễu hành ngoài phố mà sao tớ thấy oách ghê cơ , cả nhà có mỗi nó học trong AN lại đc đi thế ai cũng tự hào.........thích
 
Hic, năm nay mình cũng được đi diễu hành :p.

Khổ ơi là khổ, sáng mai phải dạy từ 3h sáng tập trung. Rồi đi bộ từ đoạn ngã tư Quán Thánh - Nguyễn Biểu đến lăng Bác ( ~2km :( ), rồi ra Nguyễn Thái Học rồi đi thẳng lên Nhà hát lớn (~ 7km). Hic, đi bộ, mặc áo dài, dưới cái thời tiết nắng nóng :p. Nói thì nói thế, thỉnh thoảng cũng nói vui là đi như thế này được tiền bồi dường kha khá :D. Nhưng mà vẫn thấy tự hào lắm chứ. Ý thức dân tộc lên cao ;). Vẫn nhớ hôm trước đi tổng duyêt, lúc đi qua lễ đài xong, ng ta bật đoạn băng lúc Bác đọc tuyên ngôn độc lập. Cả đoàn em cũng hô rõ ro: "Muôn năm, muôn năm, muôn năm" !. Hoành tráng mà vui lắm. Mũi mình thấy cay cay mới sợ chứ ;)

Lại thêm sáng nay cho mẹ đọc cái bài về duyệt binh hôm 2/9/85 trên kia. Mẹ bảo ngày xưa ông ngoại nằm trong Ban chỉ đạo buổi lễ hôm đó. Bộ tổng tham mưu mà. Thấy oai ghê :p. Mình trẻ con thật :D


:x
 
http://www3.ttvnol.com/quansu/476742/trang-15.ttvn <--xin lỗi nhưng mình kô thể vội vàng tin vào 1 sự kiện dựa trên 1 cuộc tranh luận ở forum được...Bởi vì hồi mình học, cuộc chiến tranh biên giới diễn ra năm 78-80 (những tháng đầu của 80 nếu mình nhớ kô lầm)...nhưng cái bài văn này được viết vào năm 1985. Từ đó mới dận đến suy luận của mình.Nhưng xem ra, quả thật là kiến thức mình hạn hẹp.

Nguy cơ (potential threat) thì theo định nghĩa là dự đoán, còn nếu là 1 sự việc đã xảy ra...thì mình có là tiến sĩ luật cũng kô thể nào mà giải thích được. Mong bạn đừng hiểu lầm.
 
Trần Thiên Phước đã viết:
http://www3.ttvnol.com/quansu/476742/trang-15.ttvn <--xin lỗi nhưng mình kô thể vội vàng tin vào 1 sự kiện dựa trên 1 cuộc tranh luận ở forum được...Bởi vì hồi mình học, cuộc chiến tranh biên giới diễn ra năm 78-80 (những tháng đầu của 80 nếu mình nhớ kô lầm)...nhưng cái bài văn này được viết vào năm 1985. Từ đó mới dận đến suy luận của mình.Nhưng xem ra, quả thật là kiến thức mình hạn hẹp.

Nguy cơ (potential threat) thì theo định nghĩa là dự đoán, còn nếu là 1 sự việc đã xảy ra...thì mình có là tiến sĩ luật cũng kô thể nào mà giải thích được. Mong bạn đừng hiểu lầm.

Em ơi, em tát thằng bạn em một cái mà em bị mách là đi đánh nhau với bạn thì em có ức không? Đấy, chiến tranh hay không nó cũng tương tự vậy đấy :D
 
Trần Thiên Phước đã viết:
http://www3.ttvnol.com/quansu/476742/trang-15.ttvn <--xin lỗi nhưng mình kô thể vội vàng tin vào 1 sự kiện dựa trên 1 cuộc tranh luận ở forum được...Bởi vì hồi mình học, cuộc chiến tranh biên giới diễn ra năm 78-80 (những tháng đầu của 80 nếu mình nhớ kô lầm)...nhưng cái bài văn này được viết vào năm 1985. Từ đó mới dận đến suy luận của mình.Nhưng xem ra, quả thật là kiến thức mình hạn hẹp.

Nguy cơ (potential threat) thì theo định nghĩa là dự đoán, còn nếu là 1 sự việc đã xảy ra...thì mình có là tiến sĩ luật cũng kô thể nào mà giải thích được. Mong bạn đừng hiểu lầm.

Trên forumn đó mọi người tranh luận đều dựa vào các sử liệu. Phước nên đọc lại cẩn thận topic đó và lần theo những sử liệu mà mọi người cung cấp. Kiến thức lịch sử của Phước như vậy là có lỗ hổng rất lớn. Cũng may Phước có thể coi như ko phải người Việt Nam, chứ dân Việt Nam mà lại quên giai đoạn lịch sử này thì ô hô ai tai lắm thay. Năm 1987-1988 gì đó sáng nào ngủ dậy cũng thấy đài phát bài "Đây Trường Sa, kia Hoàng sa...", mặc dù trẻ con nhưng nghe cũng thấy hừng hức khí thế lắm. Đến trường (cấp 1!) mà lúc nào cũng thấy bọn trẻ con kháo nhau chuyện hôm nay bọn Tàu tấn công đảo của mình ra sao, lính mình có lệnh chỉ được dùng vũ khí nguội, không được dùng súng bắn thế nào, có con tàu nọ chịu hi sinh đâm vào bãi cạn của đảo chỉ cốt để cho cờ tổ quốc trên mũi tàu cập vào đảo trước bọn bành trướng cũng coi như đã cắm cờ để khẳng định chủ quyền đối với đảo ....


Xung đột VN - TQ giai đoạn gay cấn nhất thì là cuối năm 79 khi TQ đánh lấn sang mấy tỉnh biên giới. Sau đó thì cho đến tận cuối thập kỷ 80 hai bên vẫn có đụng độ nhỏ hơn cấp sư đoàn, còn đạn pháo bắn thì vô thiên lủng. Đến những năm đầu thập kỷ 90 thì hai bên mới bắt đầu gỡ mìn ở khu vực biên giới.

Đoạn này vốn ai cũng biết cho nên giờ đột nhiên đòi tìm tại liệu thì ko ra nhưng muốn tìm tài liệu ko khó, chịu khó vào thư viện tìm đọc báo quân đội chả hạn, của những năm đó thì biết.
 
http://www3.ttvnol.com/quansu/476742/trang-15.ttvn <--xin lỗi nhưng mình kô thể vội vàng tin vào 1 sự kiện dựa trên 1 cuộc tranh luận ở forum được...Bởi vì hồi mình học, cuộc chiến tranh biên giới diễn ra năm 78-80 (những tháng đầu của 80 nếu mình nhớ kô lầm)...nhưng cái bài văn này được viết vào năm 1985. Từ đó mới dận đến suy luận của mình.Nhưng xem ra, quả thật là kiến thức mình hạn hẹp.

Nguy cơ (potential threat) thì theo định nghĩa là dự đoán, còn nếu là 1 sự việc đã xảy ra...thì mình có là tiến sĩ luật cũng kô thể nào mà giải thích được. Mong bạn đừng hiểu lầm.

Ặc ặc, tài liệu huấn luyện của Cục quân huấn Bộ Tổng tham mưu QĐNDVN của tôi mà ông Phước gọi là bài văn à. Thất vọng 5 phút.
Thôi nếu ông Phước không tin thì vào đây đọc vậy :
http://www.china-defense.com/forum/index.php?showtopic=1991&st=0
Ông chịu khó đọc kỹ cái topic này vào, còn có thể tìm được link đến vài forum khác có nội dung tương tự đấy.
 
Thằng bạn em bảo chi phí tổ chức lễ duyệt binh vừa rồi (100 tỉ) là quá cao,các anh nghĩ thế nào ạ? :-?
 
Năm nay gọi là diều binh, diễu hành, chứ có phải là duyệt binh đâu ;)

Hì, mình cũng đi diễu hành, lúc đi qua các phố Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, rồi bờ Hồ, cả đoàn cứ vừa đi vừa hò hát rõ to và vui. Đi một đoạn lại hô Việt Nam muôn năm (muôn năm, muôn năm, muôn năm). Dân 2 bên đường đổ ra xem đông nghịt, cũng hô theo. Vui ko chịu được. Chả hiểu sao đi bộ 7km từ Quán Thánh đến Nhà Hát Lớn mà chả mệt gì cả. Đi vèo cái là hết :p. Thế này thì có cho đi sang Gia Lâm cũng đi được :p.

Định viết 1 bài cảm xúc bắt chước anh bộ đội trên kia :D, nhưng ko viết được. Thôi vậy ;)

:x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác bộ đội gì viết bài như trên forum í :D Nguồn ở đâu thế đại K ơi :))
 
--2/9 năm nay chỉ có diễu hành chứ không có duyệt binh ah :eek: . Có khác mọi năm là có mấy cái MI-8 =D> ( có phải MI-8 không nhỉ, anh nào nói giùm em cái )
--Mà em cứ tưởng là 21 phát đại bác bắn từ pháo tầm xa ( long range artillery ) cơ (thế nó mới oai ). Hóa ra là bắn bằng pháo tầm ngắn :-s ( howitzer ), có anh nào biết tên của mấy khẩu pháo đó nói cho em với.
 
Back
Bên trên