Theo ĐSQ Pháp, có khoảng 150 hiệp định hợp tác về giáo dục đã được ký kết giữa các cơ sở đào tạo sau THPT của Pháp và Việt Nam. Hiện Pháp đang đứng thứ 3 trong những nước mà sinh viên Việt Nam chọn để học tập với khoảng 1.600 người hàng năm.
Chương trình giáo dục 3/5/8
Tại Pháp hiện có hơn 3.000 cơ sở đào tạo, trong đó có 90 trường ĐH, 240 trường đào tạo kỹ sư, 230 trường thương mại và 2.000 trường nghệ thuật, kiến trúc, y dược.
Trong hệ thống đào tạo của nước này, hệ đào tạo dài hạn được chia thành ba giai đoạn với các văn bằng: DEUG, DEUST (bằng đại cương, giai đoạn 1: 2 năm), Licence (bằng Cử nhân, năm thứ nhất giai đoạn 2), Maitrise (bằng Cao học, năm thứ hai, giai đoạn 2), DESS (bằng chuyên sâu, giai đoạn 3 hệ thực hành: 1 năm), DEA và Doctorat (bằng chuyên sâu và tiến sỹ, giai đoạn 3 hệ nghiên cứu, ít nhất 4 năm).
Tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn, khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp các bằng BTS (trung cấp kỹ thuật) hoặc DUT (cao đẳng kỹ thuật) với 2 năm đào tạo và 1 – 2 tháng thực tập. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đi làm ngay hoặc tiếp tục học vào năm thứ 3 hệ dài hạn, đặc biệt là sinh viên có bằng DUT vì chương trình đào tạo này tương đối gần với hệ đại cương. Học phí của hệ ngắn hạn khoảng 300 USD/năm tại các trường quốc lập và có thể lên tới 3.000 USD tại các trường dân lập.
Hiện nay, để tiến tới thống nhất hoá hệ thống đào tạo châu Âu, Bộ GD Pháp đang tiến hành một cuộc cải cách có tên gọi “cải cách giáo dục 3/5/8”. Có nghĩa là sẽ thành lập các trường với việc thành lập các bằng: Grade Licence và Grade Master cho các trình độ năm thứ 3 và năm thứ 5 ĐH. Như vậy, hệ đào tạo dài hạn sẽ chỉ còn ba bằng cấp chính: bằng cử nhân (Grade Licence – trình độ 3 năm sau THPT), bằng Cao học (Grade Maser – trình độ 5 năm sau THPT) và bằng tiến sỹ (Doctorat – trình độ 8 năm sau THPT).
Các trường ĐH có lượng sinh viên nước ngoài đến học tập nhiều: ĐH Toulouse – ĐH Khoa học xã hội, gồm các chuyên ngành luật, kinh tế, quản trị, có 25% sinh viên nước ngoài theo học; ĐH Paris VI, đào tạo khoa học và y học; tỷ lệ sinh viên nước ngoài là 17%; ĐH Paris 12, đào tạo y dược, đô thị, ngôn ngữ, văn học, khoa học giáo dục…, có 17% sinh viên nước ngoài theo học.
Hệ thống các Viện quốc gia khoa học ứng dụng (INSA) chuyên đào tạo các kỹ sư chuyên ngành, thông thường là theo hệ 5 năm. Sinh viên các nước thường chọn các hệ thống INSA để học bởi uy tín về các ngành đào tạo kỹ thuật ở đây. INSA Toulous đào tạo kỹ sư xây dựng và quy hoạch đô thị, kỹ sư hoá sinh và chế biến nông phẩm - Tự động hoá, Điện tử - Tin học, Toán, Cơ khí… INSA Lyon đào tạo kỹ sư hoá sinh, xây dựng dân sự và đô thị, công nghệ điện, công nghệ năng lượng, môi trường, tin học, khoa học vật liệu.v.v… INSA Rounen đào tạo 6 chuyên ngành: toán, cơ khí, hoá học nghiên cứu hoá chất thông dụng và công nghệ hoá học, năng lượng đẩy, kiến trúc các hệ thống tin học, dự phòng và đối phó với các nguy cơ công nghiệp.
Học quốc lập: Nhà nước gánh nhiều chi phí
Đối với những khoá học lấy bằng quốc gia, nhà nước Pháp chịu phần lớn phí đào tạo và quy định mức lệ phí đăng ký hàng năm mà sinh viên phải đóng.
Thông thường, sinh viên các khoá học ĐH quốc lập phải đóng từ 120 Euro (nếu lấy bằng quốc gia tại trường ĐH) đến 230 Euro (bằng chuyên ngành tại trường ĐH) tuỳ theo loại khoá học.
Phí ghi danh trong một trường kỹ sư quốc lập là khoảng 600 Euro một năm. Học phí ghi trong các trường tư thục là do chính trường quy định, thông thường là từ 5.000 đến 10.000 Euro một năm.
Ngoài phí ghi danh, cần phải tính đến bảo hiểm xã hội bắt buộc, chi phí ăn ở và đi lại. Theo ước tính, khoản tối thiểu dành cho việc này là 615 Euro một tháng.
Đặc biệt, chi phí cho sinh hoạt ở Paris đắt hơn ở các thành phố khác, đặc biệt là nhà ở có thể đắt gấp đôi và rất khó tìm. Do vậy, nêu không có người quen đảm bảo chỗ ở tại Paris thì không nên chọn thành phố này cho năm học đầu tiên.
Đăng ký trước tháng 4 hàng năm
Muốn vào năm thứ nhất giai đoạn đại cương của các trường ĐH, các trường Y dược, kiến trúc, thí sinh đều phải theo quy định bắt buộc của Đại sứ Pháp với kỳ thi kiểm tra tiếng Pháp vào khoảng giữa tháng 11 đến giữa tháng 1 hàng năm cho khoá học bắt đầu vào tháng 9, 10. Việc đăng ký vào các chương trình khác sẽ kết thúc trước ngày 30/4 hàng năm cho khoá học tháng 9, 10.
Thủ tục đăng ký vào ĐH giai đoạn 1: Từ 15/12 đến 31/1: xin hồ sơ, điền rồi nộp với đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho các Phòng văn hoá của ĐSQ Pháp tại Việt Nam. Trong tháng hai, thí sinh sẽ được gọi đến thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp. Thí sinh sẽ được miễn nếu như đã có chứng chỉ DALF hoặc là học sinh của một lớp song ngữ tiếng Pháp. Sau đó, ĐSQ sẽ gửi hồ sơ kèm theo bài thi tiếng Pháp đến các trường đã chọn. Khi làm thủ tục nhập học, bạn sẽ phải trình bằng tốt nghiệp THPT và giấy gọi của một trường ĐH Việt Nam trong chuyên ngành tương ứng với chuyên ngành đã đăng ký.
Thí sinh có thể đăng ký trực tiếp với trường học nếu thuộc một trong những trường hợp sau: đã từng ghi danh vào một trường ĐH, CĐ hay trung cấp tại Pháp; là sinh viên thuộc diện học bổng của chính phủ Pháp, chính phủ Việt Nam hay một tổ chức quốc tế; đi học trong khuôn khổ một chương trình hợp tác giữa các trường ĐH; bố mẹ là nhân viên ngoại giao đang làm việc tại Pháp.
Thông tin tham khảo về hệ thống giáo dục Pháp có thể xem tại các website:
www.onisep.fr
www.education.gour.fr
www.diplomatie.fr
www.edufrance.fr
www.ambafrance-vn.org
Bạn có thể tìm các thông tin cụ thể tại: Phòng du học, Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp, 42, Yết Kiêu, Hà Nội. Tel: 04.9822970 và Espace EduFrance tại thành phố HCM, 31, Thái Văn Lung, Quận 1. Tel: 08.8274355
Các điều kiện và thủ tục
Hồ sơ dự tuyển: (bằng tiếng Pháp)
- Một bản sao kết quả học tập và nhận xét của các lớp 10, 11, 12
- Một bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc ĐH
- Một bản sao khai sinh
- Một sơ yếu lý lịch đánh máy
- Một thư xin học ghi rõ chuyên ngành chọn học
- Một bản đăng ký tuyển sinh theo mẫu
- Một thư giới thiệu của giáo viên phụ trách
Ngoài ra, cần nộp cho nơi đăng ký thi tuyển một bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.
Hồ sơ xin visa
Visa sinh viên sẽ do Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán cấp.
- Giấy chứng nhận ghi danh vào 1 cơ sở đào tạo của Pháp
- Giấy tờ của người bảo lãnh (giấy bảo lãnh, bản sao giấy tờ tuỳ thân, thuế thu nhập, biên lai tiền lương 3 tháng mới nhất) hoặc giấy xác nhận có tài khoản 5.200 Euro tại ngân hàng (trong trường hợp sinh viên không có bảo lãnh)
- Bản sao bằng cấp - bảng điểm tại Việt Nam (dịch ra tiếng Pháp và công chứng
- Bản sao hộ chiếu
Điều kiện để xin cấp thị thực nhập cảnh du học tại Pháp
- Có hộ chiếu còn thời gian sử dụng
- Có xác nhận được ghi tên vào học tại một trường
- Có 5.000 USD trong một sổ tiết kiệm/tài khoản ngân hàng và một thẻ tín dụng quốc tế (tốt nhất là VISA CARD)
- Có xác nhận có chỗ ở tại Pháp
- Có mua bảo hiểm y tế
- Có vé máy bay đi Pháp
(VietNamNet)
Chương trình giáo dục 3/5/8
Tại Pháp hiện có hơn 3.000 cơ sở đào tạo, trong đó có 90 trường ĐH, 240 trường đào tạo kỹ sư, 230 trường thương mại và 2.000 trường nghệ thuật, kiến trúc, y dược.
Trong hệ thống đào tạo của nước này, hệ đào tạo dài hạn được chia thành ba giai đoạn với các văn bằng: DEUG, DEUST (bằng đại cương, giai đoạn 1: 2 năm), Licence (bằng Cử nhân, năm thứ nhất giai đoạn 2), Maitrise (bằng Cao học, năm thứ hai, giai đoạn 2), DESS (bằng chuyên sâu, giai đoạn 3 hệ thực hành: 1 năm), DEA và Doctorat (bằng chuyên sâu và tiến sỹ, giai đoạn 3 hệ nghiên cứu, ít nhất 4 năm).
Tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn, khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp các bằng BTS (trung cấp kỹ thuật) hoặc DUT (cao đẳng kỹ thuật) với 2 năm đào tạo và 1 – 2 tháng thực tập. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đi làm ngay hoặc tiếp tục học vào năm thứ 3 hệ dài hạn, đặc biệt là sinh viên có bằng DUT vì chương trình đào tạo này tương đối gần với hệ đại cương. Học phí của hệ ngắn hạn khoảng 300 USD/năm tại các trường quốc lập và có thể lên tới 3.000 USD tại các trường dân lập.
Hiện nay, để tiến tới thống nhất hoá hệ thống đào tạo châu Âu, Bộ GD Pháp đang tiến hành một cuộc cải cách có tên gọi “cải cách giáo dục 3/5/8”. Có nghĩa là sẽ thành lập các trường với việc thành lập các bằng: Grade Licence và Grade Master cho các trình độ năm thứ 3 và năm thứ 5 ĐH. Như vậy, hệ đào tạo dài hạn sẽ chỉ còn ba bằng cấp chính: bằng cử nhân (Grade Licence – trình độ 3 năm sau THPT), bằng Cao học (Grade Maser – trình độ 5 năm sau THPT) và bằng tiến sỹ (Doctorat – trình độ 8 năm sau THPT).
Các trường ĐH có lượng sinh viên nước ngoài đến học tập nhiều: ĐH Toulouse – ĐH Khoa học xã hội, gồm các chuyên ngành luật, kinh tế, quản trị, có 25% sinh viên nước ngoài theo học; ĐH Paris VI, đào tạo khoa học và y học; tỷ lệ sinh viên nước ngoài là 17%; ĐH Paris 12, đào tạo y dược, đô thị, ngôn ngữ, văn học, khoa học giáo dục…, có 17% sinh viên nước ngoài theo học.
Hệ thống các Viện quốc gia khoa học ứng dụng (INSA) chuyên đào tạo các kỹ sư chuyên ngành, thông thường là theo hệ 5 năm. Sinh viên các nước thường chọn các hệ thống INSA để học bởi uy tín về các ngành đào tạo kỹ thuật ở đây. INSA Toulous đào tạo kỹ sư xây dựng và quy hoạch đô thị, kỹ sư hoá sinh và chế biến nông phẩm - Tự động hoá, Điện tử - Tin học, Toán, Cơ khí… INSA Lyon đào tạo kỹ sư hoá sinh, xây dựng dân sự và đô thị, công nghệ điện, công nghệ năng lượng, môi trường, tin học, khoa học vật liệu.v.v… INSA Rounen đào tạo 6 chuyên ngành: toán, cơ khí, hoá học nghiên cứu hoá chất thông dụng và công nghệ hoá học, năng lượng đẩy, kiến trúc các hệ thống tin học, dự phòng và đối phó với các nguy cơ công nghiệp.
Học quốc lập: Nhà nước gánh nhiều chi phí
Đối với những khoá học lấy bằng quốc gia, nhà nước Pháp chịu phần lớn phí đào tạo và quy định mức lệ phí đăng ký hàng năm mà sinh viên phải đóng.
Thông thường, sinh viên các khoá học ĐH quốc lập phải đóng từ 120 Euro (nếu lấy bằng quốc gia tại trường ĐH) đến 230 Euro (bằng chuyên ngành tại trường ĐH) tuỳ theo loại khoá học.
Phí ghi danh trong một trường kỹ sư quốc lập là khoảng 600 Euro một năm. Học phí ghi trong các trường tư thục là do chính trường quy định, thông thường là từ 5.000 đến 10.000 Euro một năm.
Ngoài phí ghi danh, cần phải tính đến bảo hiểm xã hội bắt buộc, chi phí ăn ở và đi lại. Theo ước tính, khoản tối thiểu dành cho việc này là 615 Euro một tháng.
Đặc biệt, chi phí cho sinh hoạt ở Paris đắt hơn ở các thành phố khác, đặc biệt là nhà ở có thể đắt gấp đôi và rất khó tìm. Do vậy, nêu không có người quen đảm bảo chỗ ở tại Paris thì không nên chọn thành phố này cho năm học đầu tiên.
Đăng ký trước tháng 4 hàng năm
Muốn vào năm thứ nhất giai đoạn đại cương của các trường ĐH, các trường Y dược, kiến trúc, thí sinh đều phải theo quy định bắt buộc của Đại sứ Pháp với kỳ thi kiểm tra tiếng Pháp vào khoảng giữa tháng 11 đến giữa tháng 1 hàng năm cho khoá học bắt đầu vào tháng 9, 10. Việc đăng ký vào các chương trình khác sẽ kết thúc trước ngày 30/4 hàng năm cho khoá học tháng 9, 10.
Thủ tục đăng ký vào ĐH giai đoạn 1: Từ 15/12 đến 31/1: xin hồ sơ, điền rồi nộp với đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho các Phòng văn hoá của ĐSQ Pháp tại Việt Nam. Trong tháng hai, thí sinh sẽ được gọi đến thi kiểm tra trình độ tiếng Pháp. Thí sinh sẽ được miễn nếu như đã có chứng chỉ DALF hoặc là học sinh của một lớp song ngữ tiếng Pháp. Sau đó, ĐSQ sẽ gửi hồ sơ kèm theo bài thi tiếng Pháp đến các trường đã chọn. Khi làm thủ tục nhập học, bạn sẽ phải trình bằng tốt nghiệp THPT và giấy gọi của một trường ĐH Việt Nam trong chuyên ngành tương ứng với chuyên ngành đã đăng ký.
Thí sinh có thể đăng ký trực tiếp với trường học nếu thuộc một trong những trường hợp sau: đã từng ghi danh vào một trường ĐH, CĐ hay trung cấp tại Pháp; là sinh viên thuộc diện học bổng của chính phủ Pháp, chính phủ Việt Nam hay một tổ chức quốc tế; đi học trong khuôn khổ một chương trình hợp tác giữa các trường ĐH; bố mẹ là nhân viên ngoại giao đang làm việc tại Pháp.
Thông tin tham khảo về hệ thống giáo dục Pháp có thể xem tại các website:
www.onisep.fr
www.education.gour.fr
www.diplomatie.fr
www.edufrance.fr
www.ambafrance-vn.org
Bạn có thể tìm các thông tin cụ thể tại: Phòng du học, Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp, 42, Yết Kiêu, Hà Nội. Tel: 04.9822970 và Espace EduFrance tại thành phố HCM, 31, Thái Văn Lung, Quận 1. Tel: 08.8274355
Các điều kiện và thủ tục
Hồ sơ dự tuyển: (bằng tiếng Pháp)
- Một bản sao kết quả học tập và nhận xét của các lớp 10, 11, 12
- Một bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc ĐH
- Một bản sao khai sinh
- Một sơ yếu lý lịch đánh máy
- Một thư xin học ghi rõ chuyên ngành chọn học
- Một bản đăng ký tuyển sinh theo mẫu
- Một thư giới thiệu của giáo viên phụ trách
Ngoài ra, cần nộp cho nơi đăng ký thi tuyển một bản sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.
Hồ sơ xin visa
Visa sinh viên sẽ do Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán cấp.
- Giấy chứng nhận ghi danh vào 1 cơ sở đào tạo của Pháp
- Giấy tờ của người bảo lãnh (giấy bảo lãnh, bản sao giấy tờ tuỳ thân, thuế thu nhập, biên lai tiền lương 3 tháng mới nhất) hoặc giấy xác nhận có tài khoản 5.200 Euro tại ngân hàng (trong trường hợp sinh viên không có bảo lãnh)
- Bản sao bằng cấp - bảng điểm tại Việt Nam (dịch ra tiếng Pháp và công chứng
- Bản sao hộ chiếu
Điều kiện để xin cấp thị thực nhập cảnh du học tại Pháp
- Có hộ chiếu còn thời gian sử dụng
- Có xác nhận được ghi tên vào học tại một trường
- Có 5.000 USD trong một sổ tiết kiệm/tài khoản ngân hàng và một thẻ tín dụng quốc tế (tốt nhất là VISA CARD)
- Có xác nhận có chỗ ở tại Pháp
- Có mua bảo hiểm y tế
- Có vé máy bay đi Pháp
(VietNamNet)