Du học Nhật Bản

Hồ Lê Việt Hưng
(Atonix)

Ban quản lý diễn đàn
Du học Nhật Bản

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI DU HỌC NHẬT BẢN
Đến đất nước hoa anh đào, du học sinh có thể lựa chọn các chương trình cao học, đại học, cao đẳng, trường kỹ thuật nghiệp vụ và trường trung học chuyên nghiệp.
ở Nhật Bản, đa số các trường đại học, cao đẳng và cao học đều là dân lập, còn các trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ là của quốc gia hoặc thuộc hệ thống công lập.
Ngoài việc tổ chức kỳ thi tuyển, nhiều trường đại học ở Nhật có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh. Một số nơi chọn sinh viên căn cứ theo điểm kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tự túc nước ngoài. Kỳ thi này do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tổ chức. Ngành nhân văn thi Toán, Sử thế giới, Anh văn; ngành khoa học thi Toán và 2 trong 3 môn Lý, Hóa, Sinh.
Những người muốn tham dự các chương trình cao học chính quy phải qua kỳ thi tuyển. Thí sinh sẽ làm bài kiểm tra viết các môn như tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuyên môn và thi vấn đáp. Đối với nghiên cứu sinh thì phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học.
Để vào học cao đẳng thì phải đậu kỳ thi đầu vào do nhà trường tổ chức. Thi tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ được tổ chức bằng cách kết hợp như xét hồ sơ, phỏng vấn, thi tiếng Nhật, môn học, làm bài luận, kiểm tra kỹ năng, năng khiếu.
Có những loại học bổng nào?
Người đi học có thể xin học bổng bằng cách nộp đơn trước hoặc sau khi đến Nhật. Học bổng xin trước thường là của chính phủ nước này, cấp cho 6 đối tượng du học sinh: nghiên cứu, nghiên cứu giảng dạy, học ở trường đại học, trung học chuyên nghiệp, kỹ thuật nghiệp vụ, tìm hiểu tiếng Nhật, văn hóa Nhật. Tiền trợ cấp mỗi tháng cho du học sinh nghiên cứu là 185.000 yen. Những học bổng khác là 142.000 yen. Ngoài ra, còn có suất cho du học sinh ngắn hạn được tiếp nhận từ hiệp định giao lưu giữa đại học của Nhật và các nước.
Du học sinh cũng có thể xin được học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản, các cơ quan tự trị địa phương, đoàn thể tư nhân, nhà trường và tiền khuyến học Người muốn được trợ cấp thường phải qua kiểm tra xét hồ sơ, thi viết về kiến thức phổ thông hay chuyên môn, ngoại ngữ, phỏng vấn.

Nguồn tin: Thanh niên


TÌM HIỂU DU HỌC NHẬT BẢN

Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tiếng Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, để thi vào ĐH, cao đẳng, thí sinh thường phải thi đậu kỳ thi nhập học do trường tổ chức, cũng có một số ít trường có chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

Cao đẳng: Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm). Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

Có 2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.

Hồ sơ

Hồ sơ để vào học tại cơ sở dạy tiếng Nhật gồm: đơn xin nhập học, lý lịch, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, thành tích biểu của bậc THPT, giấy giới thiệu của hiệu trưởng hay thày cô phụ trách, phiếu khám sức khỏe, giấy bảo lãnh, giấy chứng nhận người nước ngoài đã đăng ký (nếu sống ở Nhật), ảnh.

Nguồn tin: Thời báo kinh tế VN


TÌM HIỂU DU HỌC NHẬT BẢN (2)
Một năm trung bình có đến 1 500 cơn địa chấn trên một khu vực gồm 4 hòn đảo chinh là Honshu, Shikoku, Hokkaido, Kyushu với tổng diện tích vào khoảng 377 853 km2, 126 triệu người dân Nhật Bản sinh sống tại một khu vực được coi là vành đai lửa của khu vực Địa Trung Hải.
Với vị trí địa lý kéo dài đến 3 000 km từ phía bán đảo Triều Tiên ngược lên phía Bắc, khí hậu Nhật Bản rất khác nhau, phía Nam có khí hậu lạnh ôn đới.
Năm 1983 kế hoạch đề xuất là 100 000 sinh viên nước ngoài đến Nhật học tập, tính đến nay sau gần hai thập niên số lượng sinh viên quốc tế tại Nhật Bản mới đạt khoảng 5 000 sinh viên.
Tại sao sau hai thập niên, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản chỉ là 5 000 người?
Giáo dục tại Nhật Bản luôn được coi là một nơi lý tưởng cho những sinh viên muốn đi du học nước ngoài. Tuy vậy để có thể theo học tại Nhật Bản, học sinh sinh viên quốc tế cần phải biết tiếng Nhật vốn được coi là một ngoại ngữ khó. Thêm vào đó chi phí ăn học hiện nay tại Nhật Bản là rất đắt đỏ. Để theo học chỉ một khoá học ngoại ngữ 6 tháng trung bình tốn khoảng 5514 đôla Mỹ tiền học phí trở lên.
Chỉ xét riêng số sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản tính đến thơi điểm hiện nay, ngoài số sinh viên đi học theo học bổng của chính phủ, hoặc xin được các học bổng của trường hoặc các tổ chức, số sinh viên đi học tự túc tại Nhật Bản hịên nay là rất ít và không đáng kể.
Để khuyến khích thêm lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản trong thời gian tới và để có thể đạt con số 100.000 sinh viên có lẽ sẽ phải tốn nhiều thời gian và công sức của Chính phủ Nhật Bản.
Về giáo dục trong các trường Đại học, vấn đề nghiên cứu được chú trọng trong tất cả các lĩnh vực, từ cơ khí điện tử tới quản lý quốc tế.
Nhật Bản - đất nước mà truyền thống cổ xưa kết hợp với công nghệ hiện đại đang cố gắng tạo ra một môi trường học tập.
Mô hình hệ thống giáo dục 6-3-3-4
Chưa kể đến loại hình giáo dục "tiểu học đường" và các chương trình giáo dục sau đại học, hệ thống giáo dục của Nhật Bản được gọi là "hệ thống 6-3-3-4" trong đó bao gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở (cấp II, 3 năm trung học (cấp III) và 4 đại học. Trong hệ thống này, chương trình học trong 9 năm đầu (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở) được coi là chương trình học trong 9 năm đầu (6 năm học tiểu học và năm trung học cơ sở) được coi là chương trinh giáo dục bắt buộc đối với trẻ em Nhật Bản.
Nhật Bản có 3 loại trường: thứ nhất là trường đại học, thời gian 4 năm, tuy nhiên đối với những ngành học như ngành y, thời gian có thể kéo dài hơn 6 năm; thứ hai là trường cao đẳng, loại hình này để phục vụ những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, có kế hoạch học tập các ngành khoa học, nghệ thuật trong vòng từ 2 đến 3 năm; thứ 3 là kỹ thuật dạy nghề. Loại hình này nhằm phục vụ cho những học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Thời gian học nghề thường là 5 năm đối với các ngành như cơ khí, kỹ thuật hàng hải. Sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề, học sinh có nguyện vọng sẽ có thể nộp đơn vào học tập ở bậc học nghề cao hơn tại một số trường đại học chuyên ngành.
Để đáp ứng nhu cầu học ở bậc đại học ngày càng tăng, kể từ sau những năm 50, Nhật Bản đã hình thành loại hình đại học dân lập. Tuy nhiên, từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể để hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của loại hình trường đại học dân lập này, đảm bảo chất lượng của sinh viên đại học khi ra trường xét trên tổng thể.
Cải cách giáo dục và xu hướng giáo dục hiên đại
Các cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản nhằm vào các mục tiêu: Tăng tầm quan trọng đặc biệt việc phát triển của từng cá nhân;
Chuyển sang hệ thống giáo dục học tập suốt đời; tạo sự cân bằng giữa các kiến thức truyền thống với các kiến thức công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay tại Nhật Bản phục vụ xu hướng quốc tế xã hội và thời đại thông tin.
Trong hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ có thể vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn cao, khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến thức đã học để dạy dỗ con cái thay vì thuê gia sư hoặc đến trường học thêm.
Với xu hướng cải cách giáo dục hiện đại hiện nay (kể từ năm 1971), Nhật Bản hy vọng sẽ lại một lần nữa tạo nên những điều thần kỳ mới trong quá trình phát triển trong tương lai không xa.

Nguồn tin: VIECA
 
Đôi nét về Nhật Bản

Chào Hưng và mọi thành viên của hội!
Anh hiện đang sống và học tại Nhật Bản. Anh đã đọc qua bài viết của Hưng rồi, nói chung là em đã tìm được những nguồn tin rất bổ ích. Anh sẽ thêm một vài nét về cuộc sống thực hiện tại ở Nhật Bản xứ sở hoa anh đào tươi đẹp này.
Về cuộc sống nói chung,nơi đây rất thanh bình và an toàn hơn nữa vì là một nước châu Á nên chúng ta, sinh viên Việt Nam, rất dễ hòa nhập với cuộc sống tại Nhật. Tuy nhiên, người Nhật có một cuộc sống hay nói đúng hơn là lối sống đặc trưng nhất mà không một nơi nào trên thế giới có được. Con người Nhật Bản rất cần cù chịu khó, lịch sự pha chút rụt rè nhưng hơi rập khuôn thêm nữa họ luôn luôn hết mình vì tập thể. Bên cạnh những thứ đặc biệt đó Nhật Bản cũng có rất nhiều vấn đề lớn đã và đang phải đối mặt như sự già hóa của dân số Nhật Bản, dân chúng làm việc nhiều nhưng ko tiêu dùng nhiều tạo ra một nghịch lý ...--> hàng hóa không được tiêu thụ --> làm giảm việc làm thất nghiệp gia tăng ... Hơn nữa, một vấn đề lớn ở đây là một số lớp trẻ của Nhật lại tham gia vào tầng lớp gọi tạm là 'tầng lớp làm thêm' hay 'arubaito' theo tiếng Nhật vì họ không muốn tiến xa theo học những bậc cao, khó của nền giáo dục của nước này. Theo xu hướng này cộng với tuổi thọ của người Nhật ngày càng cao gây ra cho Nhật Bản một vấn đề lớn hơn là thiếu một số lượng nguồn nhân lực lao động trẻ, trí thức trong tương lai gần.
Chính vì vậy chính phủ Nhật rất khuyến khích sinh viên nước ngoài học tại Nhật. Tất cả sinh viên không mang cuốc tịch Nhật sẽ được miễn giảm 30% học phí và có rất nhiều học bổng cho sinh viên nước ngoài, đặc biệt là học bổng 100% học phí. Khi học tập tại đây chúng ta có thể dễ dàng tìm được một công việc part-time work thích hợp đủ để tự trang trải chi phí đằt đỏ. Môi trường học ở Nhật là rất tốt, người Nhật rất hiền lành và tốt bụng nhưng họ cũng đòi hỏi một sự phấn đấu hết mình từ phía chúng ta. Anh nghĩ, học tại đây không hẳn là một thiên đường nhưng cũng không làm phụ lòng những ai có y chí tiến thủ và anh hy vọng ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến việc học tại Nhật Bản. Mặc dù một rào cản lớn nhất là ngôn ngữ, tiếng Nhật rất rất khó nhưng nó rất đẹp, lịch sự và trọng về nâng cao phẩm chất con người.
Với chi phí cho học tập (tuition fee) khá rẻ so với UK, US và Canada, chí phí cho cuộc sống thì có thể tự lo với vốn tiếng Nhật từ trung bình trở lên. Nhật Bản đẹp, sự cổ kính cùng với sự hiện đại tạo nên một đất có một không hai trên thế giới.
Trên đây chỉ là vài nét rất chung về Nhật Bản và cái nhìn của anh về cuộc sống thực mà anh đang sống. Mong mọi người tiếp thêm ý kiến để tạo nhiều cơ hội cho những bạn có quan tâm đến việc học tập tại Nhật Bản.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Japanese life-styleP1: Về cuộc sống của Nhật (Điểm mạnh)

Về người dân Nhật Bản. Con người Nhật Bản mang nhiều nét văn hóa truyền thống rất đặc sằc với vô số các lễ hội vui chơi, ngày nghỉ và đặc biệt văn hóa ẩm thực thì đặc biệt, hết chê...huhu chẳng vì thế mà các bác, các chú fan của World Cup luôn phải vào WC của Nhật trong kì World Cup vừa qua và sau đó họ đi đời mất dăm ba cân thịt hơi..(đùa chút cho vui). Quả đúng vậy, thức ăn tại Nhật rất bổ nhưng cũng rất khó ăn, nếu ban. tới các nhà hàng thì ở đâu bạn cũng có thể order món tươi sống từ 99 đến 100%.
Bên cạnh đó, con người Nhật Bản rất dễ tính và giàu có. Đối với cuộc sống thường ngày thì mọi thứ as it would seem trái ngược hoàn toàn giữa cái thành phố lớn và trung bình, chúng thay đổi theo từng cây số. Bạn sẽ thấy sự yên tĩnh đến buồn tẻ cho những ai yêu âm nhạc của những apartment nhưng bạn sẽ nhức óc với tiếng nhạc phát ra ầm ầm từ xe car bóng bẩy và hầm hố của các chàng trai-waikaihito xứ sở đô thị và từ những đôi giày da bồm bộp đem theo không khí bon chen đến nghẹt thở tại các công sở nha ga ( ôi dau chân lằm thế mà họ chịu được). Mọi thứ sẽ đột ngột được chìm trong yên ằng khi trời về đêm khi mọi người trở về nhà quây quần bên bàn ăn của nhưng người vợ dịu hiền(nhưng không đi làm chỉ ở nhà nuôi con chứ không lanh lợi như phụ nữ VN hihi) còn các quán bar bằt đầu đi vào hoạt động các sòng bạc nhỏ(gọi là Pachinko) tấp nập các cụ già thanh niên và một số ít trung niên.
Tại các công sở làm việc, nơi có tinh thần làm việc cực cao và có trách nhiệm. Mọi người làm việc hết khả năng mà họ có thể, họ rất tập trung vào công việc. Một ví dụ khi tới Nhật bạn sẽ luôn nhận được những nụ cười và những dịch vụ tốt nhất thế giới,,,,bạn sẽ là Thượng Đế theo đúng nghĩa của Thượng Đế thời xa xưa. Hơn nữa sức chịu đựng của người Nhật là rất cao (tránh tình trạng đấu khẩu không hợp lí)
Sở thích lớn nhất của người Nhật là ăn hải sản, đồ ăn tươi sống (gọi là SASUMI) và tằm hotspring ( gọi là ONSEN). Cũng giống với dân Mỹ họ coi baseball (YAKYU) là môn thể thao số một, ăn uống, du lịch là những thú vui tiếp theo. Họ sẽ làm việc hết mình để làm việc kiếm tiền ---> và để nửa sau cuộc đời di du lịch. Đến nơi đây, bạn sẽ thấy mọi thứ đều được điều khiển bắng máy móc và công nghệ điện tử tỷ lệ này khoảng 80-90% tỷ lệ cực cao.
Nói chung cuộc sống của người dân Nhật rất đều và cao. (chỉ có điều nhiều tiền mà chẳng chịu tiêu... nhiều lúc chuối thế đấy)

To be continued...:)
 
Japanese life-styleP1: Về giáo dục của Nhật (Điểm mạnh)

Về giáo dục ở Nhật thì so với giáo dục toàn thế giới thì đứng thứ 5 trên toàn thế giới về phổ thông cở sở (nếu mình nhớ không nhầm), (thêm Hàn Quốc đứng đầu).
Theo lý thuyết Hưng đã post tài liệu rất đúng và quan trọng về cấu trúc giáo dục của Nhật rồi. Đối với mình, khi nhìn vào thực tế trẻ em Nhật được giáo dục rất tốt và tuân thủ những quy tằc thì tuyệt vời.. Nhất là luật lệ giao thông.
Học sinh Nhật Bản phài bằt buộc đến trường và phải hoàn thành 12 năm học của phổ thông cơ sở. Đối với học sinh việc học trên lớp và học ở nhà là như nhau. Học sinh đến trường học lý thuyết rất căng thẳng và nghiêm túc vào buổi sáng và thường thường các giờ thực hành là buổi chiều và bài tập về nhà. Học sinh được chơi thể thao văn hóa ngay tại trường (tại đây có đầy đủ các môn và vô số Club). Môn thể thao được ưa chuộng hay nói đúng hơn là Number 1 của Nhật là baseball (Giống Nobita suốt ngày bị Chaien bằt đi tập ấy:) ). Bên cạnh đó học sinh cũng phải học và tìm hiểu, nghiên cứu thực sự với rất nhiều bài tập về nhà. Đối với cấp một, học sinh phải học tất cả các môn và đặc biệt là chữ Kanji rất khó (hihi bọn phổ thông chưa chằc biết hết Kanji như người học đại học như mình, bọn nó mất 12 năm để học mình mất có 2 năm, được cái nói giỏi hơn mình:D ). Cấp một học khoảng 1000 chữ chia làm sáu năm. Học mà để viết Kanji đẹp là rất khó và rất khổ công, theo mình đây là lý do dẫn đến tỷ lệ người đeo kính ở Nhật rất cao, bạn nào không ít thấy phụ nữ đeo kính là vì họ thường đeo kính áp tròng.
Học sinh bằt buộc phải mặc đồng phục khi đến trường. Đồng phục của học sinh nam thì có form gần như giống nhau trên toàn nước Nhật, còn đồng phục nữ có hơi khác theo độ dài và màu. Các lớp học ở Nhật cũng rất gọn gàng và khoảng 20-30 người một lớp. Môi trường học trên lớp khá nghiêm khằc, học sinh luôn luôn phải tuân theo một quy tằc rất chặt trẽ... Một ví dụ điển hình nếu bạn học tại môi trường ở Nhật thì chằc chằn sẽ không bao giờ thấy copy hay nhằc bài cả, học sinh thì never break the rules. Chính vì thế khi làm việc với người Nhật người ta thường có cảm giác được tôn trọng tới mức cao nhất và có cảm giác dễ chịu.
Tuy là học sinh Nhật phải học tập rất căng thẳng nhưng các chương trình ngoại khóa được nhà trường được tổ chức hàng năm thì rất tuyệt. Học sinh được đi du lịch tham quan hay đến các trường đại học dự giờ rất thú vị. Nếu bạn nào từng đọc truyện Teppi thì các bạn có thể hình dung ra cảnh du lịch như Teppi đi luyện tập ở chùa Minh Tuyền ấy (nhớ lại vui wa/). Các buổi ngoại khóa này giúp cho người Nhật trở thành thành lập được tinh thần đoàn kết tập thể... Mình có thể lấy một ví dụ so sánh đơn giản: Nếu 1 người Nhật và 1 người nước ngoài có cùng trình độ học thức làm việc cùng một số lượng ở cùng một công ty thì có thể người nước ngoài nọ sẽ hoàn thành trước. Nhưng nếu 2 người Nhật và 2 người nước ngoài thì chằc chằn rắng 2 người Nhật sẽ không thua được. Đây là một ví dụ về tinh thần phối hợp đoàn kết đặc trưng của người Nhật. Chính những cái này làm cho đất nước Nhật từ một đất nước đổ nát sau chiến tranh để trở thành một cường quốc một cỗ máy kinh tế của thế giới từ thời kì "高度成長期", thời kì phát triển cao những năm 50-60.
Sau khi học xong 12 năm học sinh muốn học lên đại học thì phải trải qua những kì thi "入学試験” cực kì khó, còn ai không thi được vào đại học "大学” thì học các trường chuyên ngành "専門学校” , còn không thì đi làm thêm đến hết đời (giống mình sinh viên đang đi làm thêm:cry:). Tuy nhiên đối với toàn dân chúng mang quốc tịch Nhật Bản thì đến 20 tuổi (không kể mọi trường hợp đặc biệt) được phép hút thuốc, uống rượu (có hẳn một ngày mừng các cháu lên 20 tuổi :))) Nhưng bên cạnh đó họ phải kèm thêm 1 trách nhiệm là đóng một khoản khoảng US$200 per month để nuôi dưỡng người già.
Ngày nay, nền giáo dục tại Nhật ngày càng được improve và hoàn chỉnh để nhắm làm giảm bớt sức nặng cho học sinh cũng như cho giáo viên. Hơn nữa để khuyến học chính phủ Nhật tạo ra rất nhiều các loại học bổng và các cuộc thi giữa các trường trong cả nước.

Bạn nào yêu thích nước Nhật nói chung hay tiếng Nhật nói riêng thì hãy tham quan Nhật nhé!
Welcome! よこそう!

Bài viết là sự cố gằng của mình tuy nhiên vẫn có nhiều xai xót mong các bạn góp ý! Thanx!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
 em xin được đính chính với anh Thái Hà là 強制教育(bắt buộc đến trường) của Nhật Bản chỉ có 9 năm thôi, nhưng mà hầu hết học sinh tốt nghiệp cấp 2 xong đều thi để học lên tiếp cấp 3, bởi vì học phí vẫn được nhà nước hỗ trợ (半額hoặc全額) và kì thi tuyển cũng không khó lắm.
Hì, em chỉ có vậy thôi ạ. Bài viết của các anh rất hay và thông tin cũng rất bổ ích;).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Minh dang tim hieu thong tin de du hoc Nhat Ban. Rat cam on nhung thong tin cac ban da dua ra. Nhung minh van con dang tim phan van khong biet nen chon truong hoc nao cho dung nua. Xin hay tu van cho minh voi. Vi minh dang lam viec cho mot cong ty cua Nhat (Mabuchi Motor), thay tieng Nhat that hay nhung hoc mai ma khong the gioi duoc, nen minh muon qua tan ben ay de hoc tieng Nhat do ma. Rat mong duoc chi giao. Arigatou gozaimasu.
 
anh có thể cho biết cụ thể hơn, về: anh đã học tiếng Nhật được bao lâu?; anh muốn sang để học chuyên về tiếng Nhật hay là học thêm cả chuyên môn nữa?; chi phí là do công ty lo? không ah?
(tb: anh có thể viết có dấu không ah?:) )
 
em muốn hỏi la` sang Nhật có nhất thiết phải học bằng tiếng Nhật không?
em có nghe bố nói qua về học bổng sang Nhật nhưng học hoàn toàn bằng tiếng anh
trước đây mọi người học tiếng Nhật tại Việt Nam ở đâu vậy?
 
Cho em hỏi, đi du học ở Nhật có nhất thiết phải tốt nghiệp PTTP không ạ? T_T..
Còn một số câu hỏi nữa nhưng mà mí chị ở trên hỏi hít rồi :D..
Chờ reply vậy! ^^
 
to chị Lê Hà: không nhất thiết là phải học tiếng Nhật đâu chị ah, em cũng có nghe nói về một số học bổng tiếng Anh (của cả trường quốc lập lẫn tư lập). Rất tiếc là em chưa vào đại học nên không biết cụ thể...
học tiếng Nhật ở Vn thì em nghe nói Hà Nội có chỗ Núi Trúc là uy tín nhất, còn trong TpHCM thì có Sakura(?) thì phải.
to em Như Ngọc: anh sang đây từ hồi cấp 2, cho nên mặc dù là người nước ngoài nhưng thi đại học thì phải thi như người Nhật... tức là không được thi theo chế độ lưu học sinh. Anh có đọc qua tuyển sinh của một số trường, và trong phần lưu học sinh nước ngoài, đa số các trường đòi hỏi phải học xong 12 năm ở nước mình (hoặc đâu đó miễn không phải Nhật). Còn trường hợp sang đây sớm (tức là chưa tốt nghiệp) thì anh chưa thấy ai cả :( nên không rõ... Bởi vì không như đi Sing, Anh hay Mỹ, đi Nhật tức là phải dùng tiếng Nhật nên chưa biết tiếng mà vào trường cấp 3 bình thường để học là không thể. Tốt nghiệp 12 năm ở VN, sau đó sang đây học tiếng 1 năm đến 1 năm rưỡi rồi thi đại học anh nghĩ cũng không muộn đâu mà.
 
Ah, ý em là đã học JP lâu lâu ở VN rồi đó ạ!
Dù sao thì cũng cám ơn Hưng nha :X
 
thế này, học tiếng anh mà được TOEFL 550 thì coi như là ta`m tạm
nếu quy chiếu sang tiếng Nhật thì phải học mất bao lâu mới được coi là ta`m tạm?
 
:-? tàm tàm ah? cái đó cũng khó nói lắm. Vi dụ như sang đây vào học trường tiếng Nhật thì khoảng 1 năm đến 1 năm rưỡi thì có thể giao tiếp không đến nỗi nào, còn ở VN thì hình như có bằng cấp 1, cấp 2 gì đó. Đó là về bằng cấp, còn về sách thì học đến trung cấp (Minna no Nihongo, Nihongo no kiso-em ngày xưa học quyển Nihongo no kiso) có lẽ được coi là "tàm tạm" nhỉ?
 
vậy tiện thể cho hỏi luôn chút kinh nghiệm của mọi người:
muốn học về ngân hàng và kinh tế thì tốt nhất nên chọn trường nào? ở Tokyo có trường nào hay hay để hoc mấy ngành trên không?
 
em cũng hỏi giống chị Hà :D nhưng là IT ạ ^^
mà ở JP có học bổng toàn phần không anh? $_$ nhà em không đến nỗi... nhưng chỉ tội mm và pp thì..
 
Cho em hỏi cái!
Em thấy bổng Nhật bây giờ chỉ kiếm được khi là nghiên cứu sinh hoặc học chuyển tiếp đại học hoặc cao học!
Cho em hỏi liệu mình phải tìm bổng Nhật đại học như thế nào ạ! Mà nếu có thì em chỉ thấy đấy là các trường mới thành lập. Vậy thì có đáng tin?
 
Hì, mơ ước một ngày bước chân đến cổng Toudai và... hôm sau quay lại với tư cách sinh viên :)).

Ở VN hình như cách kiếm học bổng đi Nhật dễ nhất là qua JICA nhưng mà... hình như là toàn dân ngoại thương mới có cơ chứ dân báo chí như em thì... hết đường. Hà-sempai có thể cho em một hai lời khuyên về cách ... "xí" học bổng không? Nếu được A-Z 100% thì càng hay và em thì cũng chỉ có ý định lấy bằng Master chuyên ngành báo mạng điện tử hoặc truyền thông mạng tại Nhật thôi :D.
 
Cho mình hỏi cái.Ở trường mình hay ở HN có chỗ nào dạy toán,lý,hóa bằng TA ko,chỉ cho mình với ? Thanks
 
Back
Bên trên