Du học - nên hay không?

Trần Hương Giang
(Zzang Tran)

New Member
Năm nay 02-05 lên lớp 12, tức là chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp phổ thông, chắc hẳn các bạn đều đã định sẵn cho mình một hướng đi trong tương lai về ngành nghề, về việc du học hay học Đại học trong nước, vân vân và vân vân. Topic này lẽ ra có thể lập ở CLB Học tập hoặc CLB Du học nhưng tớ muốn nghe và chia sẻ ý kiến của mọi người, những người đang thực sự bước vào lớp 12:(( một bứơc ngoặt lớn trong cuộc đời để định hứơng tương lai của mình.

Ams là trường có tỷ lệ học sinh du học rất lớn, ngay nhìn vào khóa 02-05 thôi cũng đã có rất nhiều người đang ở nước ngoài rồi, nếu bàn về du học nói chung thì rất nhiều vấn đề, ở đây tớ chỉ bàn đến khía cạnh du học ở bậc Đại học:

Hiện nay theo tớ biết có 3 cách chính nếu bạn đi du học ở bậc Đại học:

- Theo học lớp 12 tại Mỹ theo học bổng hoặc chương trình giao lưu văn hóa, theo tớ hình thức này có cái hay ở chỗ bạn sẽ có thêm 1 năm để làm quen với cách sống, cách làm việc và học tập ở nứơc ngòai, tuy nhiên bạn sẽ phải ra nứơc ngoài khi mới 17 tuổi, chưa thực sự trưởng thành để đối mặt với mọi khó khăn của một nền văn hóa mới, một xã hội mới, và hơn nữa, trong khi cố gắng học lớp 12 và trau dồi ngoại ngữ, bạn đồng thời phải tập trung để apply vào một trường Đại học, và phải cố tránh mọi trục trặc về học tập, sức khoẻ, visa..vì nếu không, bạn sẽ đang học lớp 12 ở bên đó rồi lại về VN---> ko có bằng tốt nghiệp phổ thông, buộc phải học lại 1 năm:(

- Vừa ôn thi Đại học vừa ôn thi các chứng chỉ cần thiết để đi du học, ví dụ như TOEFL, SAT để đi US, IELTS để đi UK, học tiếng nếu đi các nước khác như Đức, Pháp, Nhật....Việc học này quả thật rất nặng nề và khá là mạo hiểm 8-} bạn phải thực sự học tập chăm chỉ và nỗ lực cao để chắc chắn cho việc học hành của mình, vì nếu quá chú tâm để đi du học mà lơ là việc ôn thi ĐH, nhỡ có một trục trặc nào đó về việc apply xảy ra là....thôi rồi:-B

- Năm lớp 12 ôn thi Đại học, sau khi học xong Đai học năm thứ nhất sẽ đi, như vậy bạn sẽ có một năm để hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết về tài chính, thêm một năm ôn luyện, trau dồi ngoại ngữ để thi tốt những chứng chỉ ngoại ngữ cần thiết, tìm hiểu kỹ về trường và ngành nghề mà mình muốn chọn...


Vậy trong 3 hình thức trên, mọi người nghĩ hình thức nào là hợp lý hơn cả? các bạn đã đang và sắp đi du học có thể vào đây chia sẻ kinh nghiệm với mọi người được không? Tớ nghĩ đây là chủ đề khá hot đối với chúng ta:) Mong mọi người nêu ý kiến, và nếu có thắc mắc gì cũng nêu lên luôn để các bạn nếu biết sẽ giải đáp cho chúng ta:D
 
Cái này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố .

Quan trọng nhất theo tớ vẫn là định hướng của bản thân mình .Không cứ gì phải đi du học thì mới học tốt được .Nhiều người học trong nước mà vẫn tốt hơn nhiều so với những người đi du học .Đấy là do mỗi người có thật sự ý thức được việc học không .Nếu không thì ở đâu cũng vậy ,thậm chí ở trong nước có khi lại tốt hơn .Còn nếu mục đích thực sự là ra nước ngoài để học tập thì có lẽ là rất tốt.Môi trường học tập ở một số nước như US,UK ,... có thể nói là hơn hẳn ở Việt Nam .Được học tập ở những nước đó là mong muốn của rất nhiều người .Cái này thì không cần bàn cãi .

Đúng là đi vào năm lớp 12 có nhiều bất lợi . Mất một khoảng thời gian để thi các chứng chỉ ,vừa phải đảm bảo hiệu quả vừa phải lo bài vở trên lớp .Đấy là chừa nói đến chuyện nếu không đi được thì còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí ,rồi còn thi đại học .

Bản thân tớ cũng đang có ý định tìm học bổng du học và tớ đã suy nghĩ thế này .Cho là mình vào đại học và tìm được một suất học bổng ,cái này thì tuyệt vời quá .Nhưng giả dụ lúc đấy không tìm được học bổng ,thì tất nhiên là học trong nước là chấp nhận được ,có điều lúc đấy cơ hội qua mất rồi ...

Nên cân nhắc kĩ lưỡng , không phải lúc nào cơ hội cũng đến với mình .

Đã quyết tâm sẽ đi du học thì chơi đến cùng , được ăn cả ngã về không :>

Còn nữa : topic này rất rất hay :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn nữa : topic này rất rất hay

Đầu tiên là cảm ơn bạn Lê cái đã:D

Quan trọng nhất theo tớ vẫn là định hướng của bản thân mình .Không cứ gì phải đi du học thì mới học tốt được .Nhiều người học trong nước mà vẫn tốt hơn nhiều so với những người đi du học .Đấy là do mỗi người có thật sự ý thức được việc học không .Nếu không thì ở đâu cũng vậy ,thậm chí ở trong nước có khi lại tốt hơn .Còn nếu mục đích thực sự là ra nước ngoài để học tập thì có lẽ là rất tốt.Môi trường học tập ở một số nước như US,UK ,... có thể nói là hơn hẳn ở Việt Nam .Được học tập ở những nước đó là mong muốn của rất nhiều người .Cái này thì không cần bàn cãi .


Đúng là không cần bàn cãi thật, nhưng mà trong việc ra nước ngoài còn rất nhiều yếu tố khác ngoài học tập, có thể kể đến như tài chính:(, sức khoẻ, gia đình....Và nếu vì một lý do nào đó mà bạn rất muốn nhưng không thể ra nước ngoài học vào bậc Đai học được, thì tớ nghĩ cố gắng để đi học Cao học ở nước ngoài cũng là một lựa chọn không tồi mà:)


Nếu ấy cũng có ý định tìm học bổng thì theo tớ nên bắt đầu ngay từ bây giờ, tìm hiểu những điều kiện cần thiết, trường định apply, ngành nghề định học...vv...vv... chuẩn bị trước không bao giờ là thừa cả:)

Chúc ấy sẽ tìm được cơ hội và tận dụng cơ hội đó một cách hiệu quả nhất;) ( chúc cả tớ nữa:(( )

anyway vẫn đang chờ nghe ý kiến của những ng khác:D
 
ý kiến của em là thế này:
+thứ nhất đi du học ở bậc đại học,hay sau khi tốt nghiệp lớp 12 có lẽ đuợc nhiều nguời ủng hộ nhất,vì khi đó bọn mình đã đủ khả năng tự lập,tự suy nghĩ và quyết định...nói chung thời điểm đó là thích hợp cho mọi thứ,kể cả việc đã đủ lớn để ko chỉ tiếp nhận 1nền giáo dục mà còn là 1 phong cách sống.
Nhưng bên cạnh đó có những ngừoi nằm ngoài trường hợp này.Có những nguời chỉ có thể đi sớm hơn chứ ko thể đi vào thời điểm đó.Có thể họ sợ sẽ bị lỡ 1năm,2năm(nếu học a-level ở anh)...hoặc cũng có thể vì lý do gia đình :D (em quen 1 nguời,đuợc cho đi du học chỉ vì sợ ở nhà sẽ hư,và thực tế chứng minh là sau khi trở về đã truởng thành và biết suy nghĩ hơn rất nhiều;))
+thứ 2 là đồng ý với bạn Lê là cái quan trọng là định huớng ở bản thân chứ ko phải là đi du học là tốt hay ko tốt :D mỗi nguời đều có 1 con đường riêng thích hợp cho mình ( :rolleyes: như nhà tớ đây có 2 ví dụ điển hình cho việc học đại học VN mà vẫn tốt,nếu ko muốn nói là cực tốt) thực ra đi du học để học 1số ngành thì rất tốt,nhưng ngược lại có những cái nếu mà học ở nước ngoài thì hoặc chỉ có thể làm việc ở bên đó,hoặc về việt nam thì sẽ nhanh chóng chán.
Thực ra tớ ko có ý định đi du học nên ko tìm hiểu nhiều,những cái này chỉ là suy luận của tớ từ những gì đuợc biết.Nhưng tớ cảm thấy rất bất bình khi nghe 1số nguời nói những câu như kiểu: "học ĐH VN thì phí đời!" hay đại loại như học đại học việt nam ra chẳng làm đuợc cái ri
tớ thì tớ nghĩ nền giáo dục cũng là quan trọng...nhưng kiến thức là 1 chuẩn quốc tế...mình học đuợc nhiều hay ít,mình thành đạt hay ko...cái đó thuộc về năng lực của mình.
Công nhận nếu đi du học về sẽ có những thuận lợi hơn trong phong cách làm việc,trong khả năng...vv..
Nhưng cái rì cũng có mặt trái của nó.Ai dám chắc đuợc sau khi đi du học về mình sẽ thế nào? Cái này có lẽ lại thuộc về ý thức.

Cuối cùng,tớ nghĩ là dù là học ở VN hay đi du học,mỗi con đường đều có những cái khó của nó.:D Ko fai là mình chọn cái dễ,mà mình phải chọn cái đúng và hợp với mình thôi :shy: còn du học hay ko du học,du học sớm hay muộn...nó chỉ là 1 trong những cách để mình đạt đuợc đến cái đích cuối cùng mà thôi
 
Đúng là quan trọng ở năng lực của mình, ăn nhau là khi làm việc, chứ ối người lúc học chỉ giỏi mọt sách mà khi ra làm việc chưa chắc đã bằng những ng học bình thường (mình ko ám chỉ ai cả)....nhưng thử nghĩ mà xem, môi trường học ở nứơc ngoài là vô cùng thuận lợi, cái đầu tiên là ta có được cái ngoại ngữ, khỏi nói cũng biết nó có lợi thế nào trong thời buổi hội nhập và phát triển này:-B sau nữa, giáo trình học được update liên tục, hiệu quả và mang tính thời sự, rất có lợi, nói chung là về việc học không có gì phải bàn, còn học tập ở VN, dĩ nhiên không ai nói là không tốt, nhưng cái tiêu cực của nó chắc chắn là rất nhiều:

Nhưng tớ cảm thấy rất bất bình khi nghe 1số nguời nói những câu như kiểu: "học ĐH VN thì phí đời!" hay đại loại như học đại học việt nam ra chẳng làm đuợc cái ri

Có một người quen của tớ làm việc ở trường ĐH, bác í bảo thế này (trích nguyên văn): "Nhất định sẽ cho con mình đi du học, vì H. thử nghĩ xem, ở trong trường Đại học, nó hành con mình từ môn Thể dục trở đi, thế thì còn học hành nỗi gì"

Tớ xin phép ko bình luận gì, cái gì cũng có 2 mặt của nó:). Chỉ viết ra cho mọi người biết thêm và tham khảo thôi;)


Hơn nữa thử so sánh sau này làm việc trong cùng 1 công ty, mình và một bạn đi du học về, không bàn đến năng lực ai hơn ai kém, nhưng những cái kiến thức người ta học ở nước ngoài, đảm bảo rằng sẽ hơn mình học ở nhà, mọi người thì không biết thế nào, chứ tớ mà thế thì sẽ thấy hơi bị mất tự tin đấy:(
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hơn nữa thử so sánh sau này làm việc trong cùng 1 công ty, mình và một bạn đi du học về, không bàn đến năng lực ai hơn ai kém, nhưng những cái kiến thức người ta học ở nước ngoài, đảm bảo rằng sẽ hơn mình học ở nhà, mọi người thì không biết thế nào, chứ tớ mà thế thì sẽ thấy hơi bị mất tự tin đấy
:D cái này ko đồng ý với tỷ tỷ.
Ai đảm bảo chuyện đấy? B-) nhưng công nhận đi du học về con nguời cũng tự tin lên nhiều...thế mới nói cái rì cũng có 2 mặt...
 
Ai đảm bảo chuyện đấy?
Một cái chuẩn quốc tế nào đó về giáo dục:mrgreen: không phải tớ chăm chăm nói xấu nứơc mình, nhưng so với ở nhà thì giáo trình học, điều kiện nghiên cứu, thực tiễn và những phương tiện thông tin cũng như cách rèn luyện kỹ năng thì chắc chắn ở nước ngoài hơn chứ phải không ạ:-B và nếu khả năng nhận thức và tiếp thu của một ngưởi ở mức bt thì chắc cũng tiếp thu được những cái đó chứ ạ:-B và như thế làm một phép so sánh xem thế nào....:-?


à với cả về việc học ĐH ở nhà, đề cập đến một khía cạnh nữa là, nhiều ng (trong đó có cả mình) cho rằng sau khi vào được ĐH là coi như dễ dàng rồi, lúc đó chơi nhiều hơn học, tranh thủ bù cho 12 năm nhồi nhét vật lộn dưới mái trường phổ thông:mrgreen: Chắc không ít người có suy nghĩ thế nhỉ, trong khi đó ở nước ngoài, lên ĐH mới là học thật sự, mới là đi chuyên sâu nghiên cứu từng ngành nghề của mình, chứ chắc không ai có ý niệm vào ĐH là "thoát nợ", là nghỉ xả hơi như ở nhà mình:D




À, vì tên là "Du học - nên hay không" ---> ở quan điểm "không" thì topic này ko chỉ thảo luận việc đi du học mà mọi người còn có thể nói luôn về việc học ĐH trong nước nữa:(( cái đó cũng vô cùng hot, và tình hình là điểm chuẩn năm nay vô cùng cao:-s tớ đang phân vân về việc có nên thi Ngoại thương hay không vì với cái đà này, năm sau thể nào mình cũng trượt đầu nước:((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đại học trong nước thì tình hình chung năm nay điểm cao chót vót .
Cứ nên cân nhắc cẩn thận ,đừng có lo ,vì năm nay thấy đứa nào cũng cao ,chắc là đề dễ ...Với lại còn phụ thuộc khả năng của mình nữa :)
 
Cái topic này hay đấy, tui xin đóng góp chút ý kiến nho nhỏ.
Đi du học thì quả thật là rất hay, và đang là một trào lưu rất phổ biến bây giờ.
ĐI du học có nhiều mục đích. Ví dụ để kiếm nhiều tiền, hoặc để có điều kiện nghiên cứu khoa học, hoặc nói chung là để thỏa mãn cái nhu cầu về một lĩnh vực riêng (nói chung là đều phát triển hơn trong nước: văn hóa, thể thao, nghệ thuật...)
3 cái cách mà mod đưa ra là phổ biến nhưng cần bổ sung thêm.
THứ nhất cái cách đi từ cấp 3 không cứ phải là GLVH, bởi có thể là thi đỗ vào một trường cấp 3 nào đó nhờ apply trực tiếp từ bên này, và cũng có thể đi 2 hoặc thậm chí 4 năm[Mỹ, Anh (A level), hoặc Sing (ASEAN)].
THứ hai nếu đi theo kiểu ĐH thì bây giờ hầu hết ngoài các chứng chỉ quốctế phải có thêm bài thi viết các môn. Ví dụ : Mỹ -SAT II hay SING- entrance exams (Toán, Lý (hóa), TA) nên việc ôn thi trong năm lớp 12 trở nên vô cùng nặng nhọc trừ những bác đã chắc chắn đỗ ĐH trứơc khi thi (ai cũng hiểu thế nào).
Cái thứ 3 là thi ĐH xong rùi hẵng apply. Cái này có nhược điểm duy nhất là các bác sẽ bị... chậm tiến mất một năm nhưng bù lại có khá nhiều cái lợi:
- Nhiều thời gian hơn để ôn tập
-Tâm lý thoải mái hơn (nếu trượt hay đỗ ĐH học vẫn yên tâm mà tập trung vào cái này được), vì nếu trượt thì để học kỳ II ôn lại còn trong học kỳ I vẫn tập trung cao độ cho việc này được
-Kiến thức lớp 12 được hoàn tất, được thử thách qua kì thi ĐH -> việc ôn thi SAT II và entrance exams (A level) trở nên thuận lợi hơn.
-(cái này quan trọng), lúc đó bọn đỉnh cao bạn mình nó đi hết rùi, bớt đi được ít đối thủ :D
Tóm lại việc đi du học có nên hay không hả? Cái này đúng là phụ thuộc vào quan điểm mỗi người, nhưng với tui thì chắc chắn tui muốn đi vì nếu với cái mơ ước của tui mà học ở đây thì quả là mơ ước...hão huyền. Với thêm vào nữa ý kiến riêng tui không thích con gái đi du học xa lắm bởi thứ nhất có nhiều sự phức tạp trong cuộc sống xã hội dễ ảnh hưởng đến phái yếu, thứ 2 là con gái mà sự nghiệp quá cao thì thường không thành công lắm trong cuộc sống gia đình (thường thôi nhé, không phải tất cả bởi tui nghe và chứng kiến nhiều ví dụ lắm rùi) mà theo tui quan điểm hơi bị lạc hậu phong kiến luôn cần có ai đó chăm sóc gia đình hạnh phúc.
Với lại nếu không có điều kiện( trình độ, tài chính..) để đi du học thì học ở VN cũng ổn. Bởi thực ra những bác giỏi thì đi hết rùi, mình ở đây có gắng học thì cũng ít nhất không bị lép vế quá, với lại những bác đấy thì đi nhiều mà về thì ít nên yên tâm là mình học tốt một tí là vẫn có chỗ làm ngon rồi. Với lại ở VN học không khá nhưng khéo léo thì vẫn sống được chứ ở nước ngoài mà kém thì chỉ có nước...nghỉ hưu
PS: mod đưa cái topic này với tên "Du học-nên hay không" mà lại chẳng thấy đưa ý kiến của mình có nên hay không mà lại đưa ra các cách thức đi, xem ra ý định mod đi du học lộ quá :))
 
ko biết nói gì nhiều , nhưng thật sự tớ thấy tốt nhất là phương án 3 !
học ôn thi đại học !
năm dh thứ nhất : vừa học ngoại ngữ , vừa tìm hiểu , vừa kiếm học bổng !
nói chung đến lúc đó bạn sẽ có tính tự lập và trách nhiệm cao hơn !
 
mod viết tên cái topic thế để tăng thêm tính giật gân thôi mà:p
Với thêm vào nữa ý kiến riêng tui không thích con gái đi du học xa lắm bởi thứ nhất có nhiều sự phức tạp trong cuộc sống xã hội dễ ảnh hưởng đến phái yếu, thứ 2 là con gái mà sự nghiệp quá cao thì thường không thành công lắm trong cuộc sống gia đình (thường thôi nhé, không phải tất cả bởi tui nghe và chứng kiến nhiều ví dụ lắm rùi) mà theo tui quan điểm hơi bị lạc hậu phong kiến luôn cần có ai đó chăm sóc gia đình hạnh phúc.


:-? thế xin hỏi là nếu con gái ko đi du học thì liêu các bạn trai đi du học có quen được không, có chọn làm ny được không? Ng ta ở nhà thì phải yêu người ở nhà chứ:) Trừ khi là có một t/y trứơc khi đi du học, mà đợi được đến lúc ng iu đi du học về thì con gái nhà người ta chết già à? Với cả con gái hay con trai đều có nhu cầu về học hành và kiến thức như nhau, con gái đúng là cần phải quan tâm nhiều tới chuyện gia đình, chăm sóc con cái...nhưng ko thể vì thế mà có một quan niệm mặc định rằng con gái lúc nào cũng ở ru rú một chỗ được:-B...Cái này còn phải bàn nhiều, khi nào có nhiều thời gian hơn bạn sẽ viết một bài khác cụ thể hơn cho Toàn hiểu:p
 
Thực ra ý kiến đi sau năm thứ nhất rõ ràng rất hợp lý :| Nhưng bây giờ mình lỡ đâm lao rồi phải theo lao thôi :mrgreen: Với lại, mình chưa học hành gì cho thi ĐH cả :-s Cả hè học mỗi SAT với TOEFL 8-} :((.
Ai muốn đi nói chung nên chuẩn bị trước khoảng 1-2 năm :( <--- Kn đau đớn của tui :((
 
Du học hả? Chỉ có 1 câu để nói:" Điều đó tùy thuộc hành động của bạn".
 
sự thực là với nền giáo dục hơi lạc hậu của Việt Nam hiên nay thì ý tưởng đi du học là điều tất yếu . tớ cũng như rất nhiều bạn trường mình đã không ít lần đặt ra những câu hỏi có nên đi du học hay không ? đi du học là mình tiếp nhận thêm một nền giáo dục mới , một nền văn hóc mới , một lối sống mới ...chắc chắn ban đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì lạ lẫm nhưng chính khó khăn đó đã giúp cho du học sinh của chúng ta chững chạc hơn , tự tin hơn với những gì thuộc về tiên tiến mà họ được tiếp cận. tớ chưa có điều kiện nhiều để tìm hiểu về quá trình xin học bổng ,chọn trường chọn ngành nghề thế nên xin miễn bình luận những gì thuộc về chuyên môn!!!

bản thân tớ cũng phân vân vì có nhiều anh chị là du học sinh có đôi lần nói chuyện với tớ và trình bày khá nhiều về cuộc sống bên đấy . bên cạnh việc mình có lợi thế rất nhiều về mặt kiến thức nhưng những gì mình phải đương đầu cũng không ít đâu. (ví dụ như vấn đề ngôn ngữ, văn hóa , tình cảm ...) đối với những bạn có quyết tâm rất cao thì có lẽ chuyện đó không phải là trở ngại lớn . tớ xin đề cập đến khía cạnh nhiều người đi du học , hiện nay, như một trào lưu . đấy là một hiện tượng không thể phủ nhận . họ những tưởng rằng sang đó , một chân trời mới hiện ra , đẹp đẽ , quyến rũ và nâng đỡ họ lên một tầm cao xa trong khi thực ra khả năng của họ là không có được . nhiều người khả năng học tập trong nước là rất kém , ý thức học không tốt lại hi vọng đi du học để thay đổi mình . liệu có xảy ra chuyện này chăng ? trong môi trường việt nam với gia đình , bạn bè, thầy cô giúp đỡ tận tình như thế mà học còn chẳng ra gì , huồng hồ sang đấy , một thân một mình lại muốn thành tiên. thế nên cầm chắc luôn cái thất bại ! du học chỉ thực sự có ý nghĩa đối với nhưng ai khao khát học tập và cống hiến . nói như thế không hề sách vở , bởi vì chỉ có đam mê thật sự mới có thể giúp anh vượt qua tất cả . một người yếu chí không thể có được động lực để học tập được .không ít trường hợp đi du học theo phong trào đã gặp những khó khăn , nhiều người học vài năm mà chưa xong năm thứ nhất của đại học. bố mẹ ở nhà thì tin chắc 2 năm nữa con về , nhưng mà về bằng gì đây? thế nên , hãy suy nghĩ cho kĩ trứoc khi bạn quyết định điều gì . nói thật là tớ khâm phục những người đã giành được học bổng để ra nước ngoài vì có lẽ như vậy cũng ít nhiều khẳng định năng lực của họ trước một môi trường mới . du học là bạn mang theo tất cả tài sản và tương lai , do đó bạn chỉ có một đường tiến duy nhất , không có lùi bước được.

nhiều bạn kinh tế khá giả thì không nói làm gì , nhưng có cần thiết phải phí tiền một cách mù quàng trong khi bạn đi học trong khi kết quả chưa chắc đã tốt hay không ?
nền giáo dục của việt nam dở hơi thì cũng không sai , nhưng nhiều người không tự ý thức được mình , trình độ của mình mà buông một câu chê bai không thương tiếc như thế thì cũng nên xem xét lại . ừ thì cứ cho rằng dở hơi đi thì sao bao nhiêu người ở trong nước vẫn thành đạt? nói đến đây thì ai cũng hiểu là tớ đang đề cập đến vấn đề ý thức đối với việc học của mỗi người. mình có ý thức tự trau dồi , tự nâng cao trình độ thì ở đâu mình cũng có chỗ đứng .ở trên Zz đã lo ngại rằng trong một công ty mà mình làm việc cùng một nhân đi du học về thì mất tự tin thì xin thưa với Zz rằng : điều này chỉ xảy ra lúc ban đầu thôi . đã đành rằng bạn bị thua thiệt về mặt kiến thức và điều kiện thực hành nhưng không có nghĩa họ giỏi hơn mình về mọi mặt . bạn nên nhớ dù việt nam có dở hơi trong giáo dục đến mức nào thì nhất định cũng có điểm mạnh của nó . mỗi người có một ưu thế nhất định , nếu bạn là người có năng lực thật sự thì chẳng sợ điều gì . dù người kia có hơn mình thì cũng chẳng sao vì trong cuộc đời bạn còn kém cỏi hơn hàng vạn người khác . chính ra bạn nên chuyển vấn đề sang việc nhìn người kia làm việc rồi tự đúc kết xem tác phong của người ta hơn mình về điểm nào ? việ áp dụng kiến thức nước ngoài vào công việc , dù mình không làm được thì ít ra cũng phải học hỏi ở người ta điều gì chứ ? chẵng lẽ bạn mãi mãi tự ti vì điều đó a? thế thì bạn nên nghỉ việc và xin làm chỗ khác đi thôi . mà đi chỗ khác rồi biết đâu bạn lại gặp một người không đi du học mà vẫn giỏi hơn bạn đấy . nếu mà mãi giwux mặc cảm tự ti thì chẳng làm đựơc điều gì cả . tự tin không phải là thứ nước ngoài dạy cho con người đâu . bạn phải tự tạo cho mình điều đó . dù mình kém hơn người ta về kiến thức nhưng mình hơn họ ở một số mặt . biết đâu người ta đang khâm phục bạn vì bạn quá tự tin mà trong khi bạn biết rõ mình còn kém cạnh nhiều . tớ thì tớ nghĩ , lúc đó quan hệ của đồng nghiệp trở nên tốt đẹp thì đó cũng là một cái lợi rất lớn .

trở lại vấn đền đi du học , tớ thì cực lực phản đối việc đi du học theo kiểu đua đòi chúng bạn , nên xem xem năng lực tự thân đến đâu .bản thân tớ thì đã quyết định học trong nước và chờ các bạn đi du học về, chúng ta sẽ cạnh tranh xem có phải thật sự các bạn siêu việt hơn rất nhiều không? có thể là có đấy nhưng số đó rất ít :)) tớ nhường cho các bạn chức bộ trưởng, tớ làm ...vụ trưởng cũng được . dù sao là con người , cũng không nên đạt đến đỉnh cao làm gì , chẳng sướng nhiều hơn khổ đâu :))

cô giáo tớ không đi du học , học đại học Ngoại thương , thầy giáo tớ không đi du học , thầy học tổng hợp toán , nhưng đấy là hai người tớ khâm phục nhất bởi ý chí , nghị lực và lòng đam mê , đối với tớ , được đến đó thôi là rất thành công rồi .

oh, nói như thế không phải là tớ đưa các bằng chứng của việc không nên đi du học . tớ rất ủng hộ những bạn có tài thật sự và có khao khát trở thành người giỏi giang . tớ nói điều này là để thức tỉnh một số bạn còn chưa chăm học nhưng lại ước mơ cao xa , muốn đi du học để thoát li, như vậy là phi thực tế . nếu không học cẩn thận , chểnh mảng thi cử chỉ vì bố mẹ bảo là " nếu mày trượt đại học thì tao cho sang Anh" , xời , nếu thế thì chẳng ai muỗn đỗ làm giè . tớ thấy những người thuộc diện đấy dù có đi Anh hay Mỹ về thì cũng chẳng đóng góp được gì cho ra hồn cả . kết quả của sự thành công là do mỗi người , chứ không phải du hoc , thoát li mà có được !!!
 
Tình hình là thế này (tớ nghe 1 đứa bạn kể) 1 chị đi học eco ở Mỹ về, xin vào World Bank thì nó trả lời như sau: Giờ còn 200 người như cô đang chờ :D Nhưng nếu cô ngoài Eco ra biêt GENDER STUDIES thì chúng tôi sẽ nhận luôn :))
Bạn Linh đúng là chuyên văn, sợ quá :D Ấy là bạn hay mặc áo mèo đúng ko :D
 
Ổng phỏng vấn hỏi là chị có biết ai học Gender studies không thì bảo đến đây nộp hs :D< XP ạ !Chuối mắm thế là cùng ! Hay World Bank có vấn đề gì cần giải quyết về vấn đề gender của nhân viên :)) mà lại toàn những ông giám đốc Econs , mù tít tịt cái vụ nhạy cảm này !:D ,thấy không , lúc nào đi học thấy đứa nào học Gender studies thì đừng có coi thường nha, toàn cao thủ nhìn trông rộng đó .Cầm quả business hay econs về mà có khi vẫn thảm hơn cả gender studies. HIc, câu chuyện đấy (thật 100%) làm tớ lại ra chú ý đến cái ngành đấy, truờng tớ nó lại offer ngành khỉ gió đấy làm tớ đâm ra phân vân mới chết chứ !Không biết gender studies học cái gì nhỉ ? CÓ giống mấy cái thể loại chuối mắm mình cày cấp 2 không :))
bàn về chuyện du học ,người thì cho rằng bây giờ học hành cũng thành kinh doanh rồi , vốn to thì lời lớn , vice versa. Và theo số còn lại thì , ở nhà mà học giỏi thì rồi cũng có đất dụng võ .MÌnh thấy năng lực bản thân vẫn là hàng đầu. CÁi gì cũng có 2 mặt của nó , du học cũng vậy. NÓ sẽ mở ra những cơ hội mới tốt đẹp cho những người biết tận dụng cơ hội . Còn những ai du học kiểu đua đòi, sigh.........Con Laika nó có lên đến vũ trụ thì vẫn chỉ là con Laika mà thôi !
 
xixi đã viết:
ở trên Zz đã lo ngại rằng trong một công ty mà mình làm việc cùng một nhân đi du học về thì mất tự tin thì xin thưa với Zz rằng : điều này chỉ xảy ra lúc ban đầu thôi . đã đành rằng bạn bị thua thiệt về mặt kiến thức và điều kiện thực hành nhưng không có nghĩa họ giỏi hơn mình về mọi mặt . bạn nên nhớ dù việt nam có dở hơi trong giáo dục đến mức nào thì nhất định cũng có điểm mạnh của nó . mỗi người có một ưu thế nhất định , nếu bạn là người có năng lực thật sự thì chẳng sợ điều gì . dù người kia có hơn mình thì cũng chẳng sao vì trong cuộc đời bạn còn kém cỏi hơn hàng vạn người khác . chính ra bạn nên chuyển vấn đề sang việc nhìn người kia làm việc rồi tự đúc kết xem tác phong của người ta hơn mình về điểm nào ? việ áp dụng kiến thức nước ngoài vào công việc , dù mình không làm được thì ít ra cũng phải học hỏi ở người ta điều gì chứ ? chẵng lẽ bạn mãi mãi tự ti vì điều đó a? thế thì bạn nên nghỉ việc và xin làm chỗ khác đi thôi . mà đi chỗ khác rồi biết đâu bạn lại gặp một người không đi du học mà vẫn giỏi hơn bạn đấy . nếu mà mãi giwux mặc cảm tự ti thì chẳng làm đựơc điều gì cả . tự tin không phải là thứ nước ngoài dạy cho con người đâu . bạn phải tự tạo cho mình điều đó . dù mình kém hơn người ta về kiến thức nhưng mình hơn họ ở một số mặt . biết đâu người ta đang khâm phục bạn vì bạn quá tự tin mà trong khi bạn biết rõ mình còn kém cạnh nhiều . tớ thì tớ nghĩ , lúc đó quan hệ của đồng nghiệp trở nên tốt đẹp thì đó cũng là một cái lợi rất lớn .

thiện tai thiện tai do mình học dốt Văn quá nên diễn đạt ý tồi làm bạn Linh hiểu lầm:(( thực ra nếu Linh đọc lại thì sẽ thấy, tớ nói rằng mình chưa bàn đến năng lực ai hơn ai kém, có nghĩa là, việc đó sẽ được chứng minh bằng công việc lâu dài, bằng nghiệp vụ chuyên môn, nhưng bước đầu, về ngoại ngữ là anh đã kém người ta rồi, nghe và nói không thể bằng người ta, những từ ngữ nghiệp vụ cho dù được học ở VN cũng khó có thể update và thông thạo được bằng một người học nó như tiếng bản địa. Đó là cái thứ nhất. Chưa kể nếu như đó là một công ty nước ngoài, thì một người đi du học về ban đầu sẽ thích ứng tốt hơn và thoải mái hơn vì họ đã có dịp học tập và làm việc trong một môi trường tương tự như thế, còn một bạn học ở trong nước sẽ không tránh khỏi đôi chút bỡ ngỡ, đúng không nào? Dĩ nhiên đó chỉ là khó khăn bước đầu, và nếu anh thật sự có năng lực, thì dù sớm dù muộn, anh sẽ khắc phục được điều đó.


Tớ chưa bao giờ nói rằng học ĐH ở VN là ko giỏi, hay không thành đạt, bản thân tớ vẫn có 70% lựa chọn của mình là sẽ học ĐH trong nước, tớ chỉ nêu ra một ý kiến của mình để mọi người đọc, và thử so sánh cái có lợi và cái bất lợi của việc đi du học để chọn cho mình một cách đúng đắn và phù hợp nhất:)

anyway cảm ơn Linh nhưng mà tớ nghĩ rằng tự tin thì tớ ko thiếu lắm đâu:p:x
 
Tình cờ thấy topic này của em, biết là em gái đang rất băn khoăn về cái này. Dù sao thì việc đi học cũng là việc hệ trọng, phải suy nghĩ kỹ, đúng không. Theo chị thì em Zz định chọn phương án 3 đúng không. Đằng nào thì cũng sắp vào năm học rồi nên bây giờ có muốn đi cũng không kịp nữa :p. Tuy nhiên đi từ lớp 12 cũng có cái hay của nó chứ em. 17 tuổi là đủ lớn để thực hiện ước mơ của mình rồi em ạ. Chị cũng đi một năm nên chị biết mình đã được những gì và mất những gì. Sau 1 năm, chị thấy mình lớn lên nhiều lắm em ạ. Mà thôi, không lăn tăn cái này nữa nhỉ ;).
Cái thứ 2, nếu em định vừa ôn thi đại học, vừa tìm trường, học tiếng để chuẩn bị sang bên kia học thì đúng là không kham nổi mất. Nhưng nếu em đủ quyết tâm thì chị tin là em sẽ làm được thôi ;)
Thứ 3: có lẽ cách này là ổn nhất trong 3 cách mà em đưa ra. Đỗ đại học rồi, yên tâm rồi, em có thể đi lúc này cũng được, mặc dù mất 1 năm ỏ nhà.
Chị nghĩ, đối với em thì nên như thế.
Mọi quyết định là ở em. Hơn nữa, em định làm thế nào thì cũng còn tủy thuộc vào mục đích đi học của em nữa.
À, nói nôt câu cuối cùng. Dù đi học ở đâu, cái quan trọng nhất vẫn là bản thân mình. Em nói rằng đi học nước ngoài, kiến thức thu nhận được tốt hơn à? Chưa chắc. Nó còn tùy xem người đi học là ai nữa. Có nhiều người học ở Vn vẫn rất giỏi mà ;)
Hy vọng em sẽ có 1 quyết đinh đúng đắn, chị tin là thế. Chúc em thành công. :x :*
 
hì, đầu tiên là phải nịnh Zz một tí, đúng phong cách mod, lập ra topic nào là làm cho những thằng thèm câu bài như tớ cũng không thể nhịn viết dài.
Ý kiến của tớ cũng như xi xi, tức là đi du học cũng tốt, còn nếu không bạn cũng không thể đổ lỗi cho nền gd việt nam thế này thế kia, theo tớ đối với những bạn có năng lực thực sự và quyết tâm cao (hoặc một phần trong số này) sẽ cảm thấy thực sự không có vấn đề nhiều lắm khi họ phải học đại học ở việt nam. Các ấy không thể đổ tội cho nền gd việt nam bởi vì thực sự đó là nền gd giành cho con người đất nước xã hội nền kinh tế cũng như chính trị xã hội nước ta, nếu như bọn ấy ngại một nền gd như thế, thì chẳng phải các ấy đang ngại sống ở một đất nước như nước ta hay sao, và như thế tớ cũng không giám đảm bảo là sau một khóa học chừng năm mười năm ở nước ngoài thì các ấy có còn cảm thấy chí thú về việt nam hay không. Và có lẽ việt nam mình cũng có rất nhiều người giỏi có quan điểm như bọn ấy, và cũng vì cái tư tưởng ngại ấy mà họ cũng chẳng thèm về nước sau khi thành đạt, và thế là kết cuc chẳng bố nào sáng tạo, và là một luc ăn không ngồi rồi chỉ biết chê bai. Các cậu cứ nghe tớ kể một việc thế này nhé, giả sử cậu là một thằng nhóc khó tính, biết thưởng thức món ăn, hằng ngày cậu được mẹ cậu nấu cho món ăn, và công nhận là hồi bé cậu cũng thích nó thật. Càng ngày càng lớn, cậu được nếm ngày càng nhiều hương vị và cậu dần chán món ăn mẹ cậu nấu, mỗi ngày cậu bắt mẹ cậu phải thêm bơ, thêm sữa vào món ăn, cho nó giống tây, và thế rồi một ngày cậu chán mẹ cậu đến nỗi dù bà ấy có mua đồ ở nhà ăn ý về, và để vào một cái bát xâu xí thì cậu cũng đinh ninh là bà nấu, và nói thật là do món ăn ấy vốn dĩ đã chẳng ngon lành gì nên cậu tin tưởng là do bà nấu là cái chắc. Và thế là cậu toàn đi ăn hàng, ban đầu là bằng tiền của mẹ cậu sau đó là đến khi cậu làm ra tiền, cậu tự trả tiền cho các món ăn và hết sức tự mãn, cậu thành một đầu bếp lớn, và cậu chán về nhà quá đi. Thế rồi một ngày, cậu lại trở về nhà, nấu món ăn mà cậu được học cho bon trẻ, và tin mình đi, một người việt nam ăn không quen sẽ buồn nôn trước format và mù tạt, và thế là dù nó hợp với cậu cũng không thể hợp với những ngừời đã sinh ra cậu, và chú ý rằng cậu đừng nên khinh thường những gì cậu không thích, đừng nên chê bai bởi có nhiều người còn thưởng thức giỏi hơn cạu đang say mê những món ăn đáy. mình khộng biét câu chuyện của mình là dễ hiểu, nếu bố nào không hiểu hoặc không liên hệ được thì mình sẽ giúp.
Trích dẫn bài của bơm
Môi trường học tập ở một số nước như US,UK ,... có thể nói là hơn hẳn ở Việt Nam .Được học tập ở những nước đó là mong muốn của rất nhiều người .Cái này thì không cần bàn cãi .
Cai này thực sự phải bàn lê ạ, vì ấy phải hiểu là thực sự nghĩa là gì, thời gian học của bạn sẽ gấp ba lần học sinh ở nước ngòai, một là cần phải hiểu bài giảng của thầy, hai là phải biết liên hệ với đât nước họ đê tìm sự tương thích, ba là phải nghiên cứu để áp dụng về nước mình( tất nhiên nếu cậu còn muốn về nước). Nếu thực sự là thế thì chúc mừng ấy và hết sức hi vọng ấy sẽ trúng một học bổng nào đó
 
đúng là bàn đến vấn đề du học thì cũng nảy sinh ra bao nhiêu vấn đề khác. có lẽ công bằng hơn mà nói thì đây là topic bàn luận đến nền giáo dục Việt nam và cách giải quyết cho những người khao khát thành đạt!!! :-?

Zz , khi giải thích lại thì tớ cũng hiểu ý của ấy rồi .nếu thế thì càng không nên tự ti đâu . cổ nhân có câu :cao nhân tắc hữu , cao nhân trị nghĩa là người giỏi rồi thì có người giỏi hơn . dù ấy kém người ta về kĩ năng , trình độ thì chắc chắn sếp của ấy cũng phải nhìn ra được mặt mạnh riêng của từng nhân viên để phân bổ công việc . khi đó sẽ chẳng khó khăn gì mà dụng võ trên lĩnh vực sở trường của mình đâu. tớ thấy ấy lo hơi xa rồi đấy !!!

mà chưa chắc nhiều du học sinh đi du học về mà đã làm việc tốt hơn đâu nhé bởi vì dù sao kiến thức anh học cũng là kiến thức của xã hội tư bản còn Việt Nam thì đang ở thời kì quá độ xã hội chủ nghĩa :)) có khi văn minh quá cũng chẳng áp dụng được gì . du học sinh giỏi thật sự thì không nhiều , thế nên không ít trường hợp đi ra nước ngoài rồi về không nổi vì bị đuổi học giữa chừng hoặc là học khó quá phải chuyển ngành đấy . không phải cứ đi là có bằng ngay đâu...

khi học đại học trong nước thì tớ cũng phải chấp nhận những thiệt thòi về kiến thức , dù sao cũng kém cạnh hơn những bạn ở nước ngoài , thôi , số phận nó vậy . chấp nhận !!! :)) nhưng mà biết đâu đấy , không ai đoán được tương lai mà . tớ thấy nhiều du học sinh khi tốt nghiệp rồi thì không về nước nữa , có thể vì chế độ ưu đãi ở nước ngoài tốt hơn chăng ? tất nhiên đấy không phải là hành động phản bội , quay lưng lại với tổ quốc nhưng vẫn mong các bạn quay về Việt nam , bởi vì hiện nay Việt nam rất cần người giỏi . chúng ta không có sự ganh đua trong cộng việc (ít ra cũng là giũa những người học trong nước và học ở nước ngoài :> ) thì kinh tế đất nước khó mà đi lên được. con bạn tớ có tham vọng du học và đi sâu vào ngành nghiên cứu phương pháp giảng dạy nhằm nuôi ước mơ cải tổ nền giáo dục việt nam . tớ thực sự khâm phục nó và chúc nó thành công mặc dù con đường nó chọn hiên nay còn khá mơ hồ và đấy sóng gió. tất nhiên để cải tổ nền giáo dục thì không thể chỉ dưạ vào sức của một người mà nó còn phụ thuộc rất nhiều , rất nhiều yếu tố khác , trong đó có cả thời gian . chừng nào nên giáo dục chưa được cải thiện thì vấn đề du học còn nóng hổi và cần thiết .
 
Back
Bên trên