Vũ Đình Hoàng
(Moonlife)
New Member
Thư từ Paris
Trong lúc quá nhiều sinh viên Việt Nam tìm những cách khác nhau để có thể du học nước ngoài, xem đó như "khung trời mơ ước", thì một sinh viên của Université de Cergy Pontoise (Paris, Pháp) khẳng định: đại học của Việt Nam không thua kém những trường mà bạn và những người bạn của bạn đang học ở Paris nhiều lắm.
Ở Việt Nam các bạn học sinh - sinh viên chưa có đủ thông tin nên thường "đứng núi này trông núi nọ". Và bạn muốn góp một cách nhìn khác - dù là chủ quan - của riêng bạn.
Bạn thân mến của tôi,
Tôi viết thư cho bạn từ kinh đô ánh sáng Paris, mảnh trời mơ ước của bao người.
Hôm nay Paris bắt đầu trở lạnh, đọc bản tin tôi biết Hà Nội cũng đang có đợt rét tràn về. Mỗi khi trời trở lạnh tôi lại nhớ bạn, nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ giảng đường Việt Nam. Bạn đừng cười bảo tôi sáo rỗng, ai đi du học còn nhớ giảng đường Việt Nam?! Người ta bảo du học Tây sướng lắm, được tự do sáng tạo... Nghe cách nhiều người ca ngợi, tôi cứ tưởng tượng đến một "thiên đường trên mặt đất"... Vậy, bạn hãy sang đây, học cùng tôi để tự mình chiêm nghiệm nhé.
Một ngày học bình thường của chúng tôi bắt đầu lúc 9g, kéo dài đến giữa trưa, nghỉ ăn trưa tầm một tiếng (hoặc tiếng rưỡi) rồi tiếp tục buổi chiều khoảng 13-14g, và kết thúc vào 17g30 hay 18g30 tùy môn học. Lớp thực hành kéo dài từ 13g đến 18g30, nhưng thật khó để có thể kết thúc bài thực hành đúng giờ, nên thường phải sau 19g tôi mới rời phòng thí nghiệm.
Trời mùa đông bắt đầu tối lúc 16g, đường từ trường ra ga đi qua một khoảng rừng thưa, ngước lên thấy bầu trời u ám qua những cành cây già trụi lá, cúi xuống con đường nhỏ xíu trước mặt đen sần sùi lép nhép ướt vệt chân đi.
Mùa đông ở Pháp mưa nhiều lắm. Đứa làm nhóm cùng tôi thường vừa đi vừa hút thuốc cho khỏi lạnh, hoặc có khi tôi với nó chạy qua mua một cốc cà phê nhạt nhạt từ máy tự động, cốt chỉ để vừa đi vừa uống cho ấm người. Nhưng, cái lạnh tha hương áo nào, khăn nào, cà phê nào sưởi ấm nổi...
Bạn đừng khen chúng tôi thực hành chăm chỉ, cũng là vì điểm số cả thôi, hình như ở đâu rồi cuối cùng học vì điểm cũng là chủ yếu?! Mà chúng tôi cũng có làm gì sáng tạo đâu? Tất cả đã được ghi chi tiết trong quyển sách hướng dẫn thực tập nên... chỉ việc máy móc làm theo: lắp máy theo sơ đồ, làm từng bước theo chỉ dẫn. Nếu có gặp trục trặc gì thì chạy đi gọi giáo viên.
Đôi khi bị mắng "Sao lại làm thế này", chúng tôi giải thích rằng trong sách viết vậy thì giáo viên lại cười "Ôi kệ sách đi". Không lẽ đó lại là sáng tạo! Với những ngành khoa học cơ bản như Lý - Hóa, sai một ly đi cả ngàn dặm, sinh viên ngoài tin sách còn biết làm sao? Nhưng sách do một thầy viết, hướng dẫn lại là một thầy khác, vậy nên mới có chuyện "Ôi kệ sách đi"...
Và chúng tôi cứ như những cái máy bắt chước, lặp đi lặp lại những thao tác được hướng dẫn... Đấy là một buổi thí nghiệm.
Tất nhiên, tôi không phủ nhận phòng thí nghiệm được trang bị khá đầy đủ, kể cả những dụng cụ đắt tiền như máy thí nghiệm laser thì học sinh vẫn được phép sử dụng, có khi làm hỏng cái kính trị giá cả nghìn Euro nhưng cũng không vì thế mà không được làm thí nghiệm tiếp. Trường đại học kết hợp với viện và trung tâm nghiên cứu ích lợi ở chỗ ấy. Nhưng, đó là một trong những điều ít ỏi khác biệt giữa trường đại học Việt Nam và Pháp mà tôi nhận thấy. Còn thì...
Giờ học của chúng tôi - sinh viên ngành tự nhiên - cũng là những giờ giáo viên chép lên bảng, sinh viên chép vào vở. Đến giờ bài tập thì giáo viên chữa từng bước từng bước một, từng bài từng bài một, không khác những giờ bài tập cấp 3 ở Việt Nam. Theo quan niệm ở Việt Nam, ban A vẫn được coi là sáng giá nhất, học sinh ban A là thông minh nhất. Sĩ diện muốn được xem là thông minh, tôi đang theo học cái ngành không chút đam mê, không nhiều hiểu biết…
Sang đây tôi mới thấy, mọi ngành đều có vị trí ngang nhau, không sinh viên ngành ngôn ngữ hay nghệ thuật nào bị coi là vì dốt Toán - Lý - Hóa mới phải chạy trốn vào những ngành đó cả. Phải chăng, đó là điều thiệt thòi cho những nước đang phát triển như Việt Nam?!
Ta còn quá nhiều việc phải làm, quá nhiều thứ cần xây dựng, quá nhiều trách nhiệm cho khoa học công nghệ nên chưa thể quan tâm đến khoa học xã hội... Bao giờ mới đến ngày mà trong cái nhìn của mọi người, vé đi bảo tàng không còn bằng vé gửi một cái xe máy, khi bảo tàng thực sự là một nơi để chiêm ngưỡng, để nghiên cứu, để mỗi lần đến là một lần khám phá; khi sinh viên ban C không phải xấu hổ hay xót xa vì những ý kiến cho là ban học thuộc, ban ít trí tuệ... Ngày đó còn xa lắm không bạn?
Bạn vẫn bảo tôi, rằng bạn chờ ngày đi du học thì sẽ học tốt hơn. Bạn hỡi, cuộc đời còn hơi thở là còn học tập, còn giảng đường, nơi nào cũng có hay có dở. Sinh viên ở đây cũng quay cóp, cũng chép bài, cũng gian lận, cũng bàn tính chuyện mua điểm số... Môi trường là một chuyện, còn học tốt hay không vẫn do mình. Chỉ cuộc sống xa nhà là khác.
Tôi cứ nghĩ, điều du học sinh học được nhiều nhất là cách tự lo cho bản thân mình và cách thích nghi với môi trường mới. Đến đây, cậu ấm cô chiêu cũng phải tự thân vận động, kể cả có người quen thân bên này. Như tôi may mắn có người quen, được đi cùng những con người tốt bụng ấy để biết đất nước họ đẹp ra sao, văn hóa họ hay thế nào, nhưng vẫn thấy không gì so sánh được với mái nhà thật sự ở Hà Nội.
Ở đây mỗi con người là một thế giới độc lập. Tôi là một người lớn, không thể chạy về khóc trong lòng mẹ mỗi khi tủi thân, kể cả khi một thằng Pháp gặp trên đường lẽo đẽo theo mình đề nghị thẳng thắn chuyện quan hệ. Cũng không thể làm gì khác - ngoài trốn sang bên nhà bạn - khi một đứa gần khu nhà bất chợt gặp mình đi chợ về, đề nghị mình đi chơi cùng nó không được thì sang nhà đập cửa ầm ầm tưởng vỡ kính đến nơi...
Bạn bảo, thôi hãy chịu đựng, ai cũng có nỗi khổ riêng mình, đổi lại được cái bằng về Việt Nam đi xin việc dễ hơn. Vâng, bằng tiếng nước ngoài, phải qua dịch và công chứng nghe oai thật, nhưng nếu cũng chỉ được bằng hạng trung bình thì có nơi nào nhận không?
Một người bạn của tôi đang làm tiến sĩ, 9 giờ sáng đến phòng thí nghiệm tới 8 giờ tối lại tất bật, vội vàng về, thứ bảy cũng lên phòng thí nghiệm miệt mài. Được giấy khen rồi bằng khen, Đại sứ quán khen rồi Nhà nước khen...
Đến một ngày anh bảo tôi, cuộc đời có bao lâu mà rời nhà năm 19 tuổi, đến 30 tuổi mới về lại, bố mẹ một mình đã đến tuổi "chuối chín trên cây", con ở xa cả nghìn cây số có tiền cũng không phải đã về ngay được. Vậy thì, bằng khen, bằng chứng nhận, thậm chí bằng tiến sĩ bù đắp được bao nhiêu phần cho 11 năm bữa cơm không có con dọn bát, bữa trà không có con pha…
Có những kỳ nghỉ, vài người chúng tôi họp nhau lại ăn uống, nói chuyện rồi chụp ảnh gửi về nhà; viết thư cho bố mẹ sẽ bảo "chúng con khỏe, học hành vất vả nhưng luôn cố gắng"... Nhìn ảnh tươi lắm, đẹp lắm.
Có ai nghĩ tiệc tan rồi nước mắt nuốt vào trong...
THÚY ANH
Theo VietNamNet
Trong lúc quá nhiều sinh viên Việt Nam tìm những cách khác nhau để có thể du học nước ngoài, xem đó như "khung trời mơ ước", thì một sinh viên của Université de Cergy Pontoise (Paris, Pháp) khẳng định: đại học của Việt Nam không thua kém những trường mà bạn và những người bạn của bạn đang học ở Paris nhiều lắm.
Ở Việt Nam các bạn học sinh - sinh viên chưa có đủ thông tin nên thường "đứng núi này trông núi nọ". Và bạn muốn góp một cách nhìn khác - dù là chủ quan - của riêng bạn.
Bạn thân mến của tôi,
Tôi viết thư cho bạn từ kinh đô ánh sáng Paris, mảnh trời mơ ước của bao người.
Hôm nay Paris bắt đầu trở lạnh, đọc bản tin tôi biết Hà Nội cũng đang có đợt rét tràn về. Mỗi khi trời trở lạnh tôi lại nhớ bạn, nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ giảng đường Việt Nam. Bạn đừng cười bảo tôi sáo rỗng, ai đi du học còn nhớ giảng đường Việt Nam?! Người ta bảo du học Tây sướng lắm, được tự do sáng tạo... Nghe cách nhiều người ca ngợi, tôi cứ tưởng tượng đến một "thiên đường trên mặt đất"... Vậy, bạn hãy sang đây, học cùng tôi để tự mình chiêm nghiệm nhé.
Một ngày học bình thường của chúng tôi bắt đầu lúc 9g, kéo dài đến giữa trưa, nghỉ ăn trưa tầm một tiếng (hoặc tiếng rưỡi) rồi tiếp tục buổi chiều khoảng 13-14g, và kết thúc vào 17g30 hay 18g30 tùy môn học. Lớp thực hành kéo dài từ 13g đến 18g30, nhưng thật khó để có thể kết thúc bài thực hành đúng giờ, nên thường phải sau 19g tôi mới rời phòng thí nghiệm.
Trời mùa đông bắt đầu tối lúc 16g, đường từ trường ra ga đi qua một khoảng rừng thưa, ngước lên thấy bầu trời u ám qua những cành cây già trụi lá, cúi xuống con đường nhỏ xíu trước mặt đen sần sùi lép nhép ướt vệt chân đi.
Mùa đông ở Pháp mưa nhiều lắm. Đứa làm nhóm cùng tôi thường vừa đi vừa hút thuốc cho khỏi lạnh, hoặc có khi tôi với nó chạy qua mua một cốc cà phê nhạt nhạt từ máy tự động, cốt chỉ để vừa đi vừa uống cho ấm người. Nhưng, cái lạnh tha hương áo nào, khăn nào, cà phê nào sưởi ấm nổi...
Bạn đừng khen chúng tôi thực hành chăm chỉ, cũng là vì điểm số cả thôi, hình như ở đâu rồi cuối cùng học vì điểm cũng là chủ yếu?! Mà chúng tôi cũng có làm gì sáng tạo đâu? Tất cả đã được ghi chi tiết trong quyển sách hướng dẫn thực tập nên... chỉ việc máy móc làm theo: lắp máy theo sơ đồ, làm từng bước theo chỉ dẫn. Nếu có gặp trục trặc gì thì chạy đi gọi giáo viên.
Đôi khi bị mắng "Sao lại làm thế này", chúng tôi giải thích rằng trong sách viết vậy thì giáo viên lại cười "Ôi kệ sách đi". Không lẽ đó lại là sáng tạo! Với những ngành khoa học cơ bản như Lý - Hóa, sai một ly đi cả ngàn dặm, sinh viên ngoài tin sách còn biết làm sao? Nhưng sách do một thầy viết, hướng dẫn lại là một thầy khác, vậy nên mới có chuyện "Ôi kệ sách đi"...
Và chúng tôi cứ như những cái máy bắt chước, lặp đi lặp lại những thao tác được hướng dẫn... Đấy là một buổi thí nghiệm.
Tất nhiên, tôi không phủ nhận phòng thí nghiệm được trang bị khá đầy đủ, kể cả những dụng cụ đắt tiền như máy thí nghiệm laser thì học sinh vẫn được phép sử dụng, có khi làm hỏng cái kính trị giá cả nghìn Euro nhưng cũng không vì thế mà không được làm thí nghiệm tiếp. Trường đại học kết hợp với viện và trung tâm nghiên cứu ích lợi ở chỗ ấy. Nhưng, đó là một trong những điều ít ỏi khác biệt giữa trường đại học Việt Nam và Pháp mà tôi nhận thấy. Còn thì...
Giờ học của chúng tôi - sinh viên ngành tự nhiên - cũng là những giờ giáo viên chép lên bảng, sinh viên chép vào vở. Đến giờ bài tập thì giáo viên chữa từng bước từng bước một, từng bài từng bài một, không khác những giờ bài tập cấp 3 ở Việt Nam. Theo quan niệm ở Việt Nam, ban A vẫn được coi là sáng giá nhất, học sinh ban A là thông minh nhất. Sĩ diện muốn được xem là thông minh, tôi đang theo học cái ngành không chút đam mê, không nhiều hiểu biết…
Sang đây tôi mới thấy, mọi ngành đều có vị trí ngang nhau, không sinh viên ngành ngôn ngữ hay nghệ thuật nào bị coi là vì dốt Toán - Lý - Hóa mới phải chạy trốn vào những ngành đó cả. Phải chăng, đó là điều thiệt thòi cho những nước đang phát triển như Việt Nam?!
Ta còn quá nhiều việc phải làm, quá nhiều thứ cần xây dựng, quá nhiều trách nhiệm cho khoa học công nghệ nên chưa thể quan tâm đến khoa học xã hội... Bao giờ mới đến ngày mà trong cái nhìn của mọi người, vé đi bảo tàng không còn bằng vé gửi một cái xe máy, khi bảo tàng thực sự là một nơi để chiêm ngưỡng, để nghiên cứu, để mỗi lần đến là một lần khám phá; khi sinh viên ban C không phải xấu hổ hay xót xa vì những ý kiến cho là ban học thuộc, ban ít trí tuệ... Ngày đó còn xa lắm không bạn?
Bạn vẫn bảo tôi, rằng bạn chờ ngày đi du học thì sẽ học tốt hơn. Bạn hỡi, cuộc đời còn hơi thở là còn học tập, còn giảng đường, nơi nào cũng có hay có dở. Sinh viên ở đây cũng quay cóp, cũng chép bài, cũng gian lận, cũng bàn tính chuyện mua điểm số... Môi trường là một chuyện, còn học tốt hay không vẫn do mình. Chỉ cuộc sống xa nhà là khác.
Tôi cứ nghĩ, điều du học sinh học được nhiều nhất là cách tự lo cho bản thân mình và cách thích nghi với môi trường mới. Đến đây, cậu ấm cô chiêu cũng phải tự thân vận động, kể cả có người quen thân bên này. Như tôi may mắn có người quen, được đi cùng những con người tốt bụng ấy để biết đất nước họ đẹp ra sao, văn hóa họ hay thế nào, nhưng vẫn thấy không gì so sánh được với mái nhà thật sự ở Hà Nội.
Ở đây mỗi con người là một thế giới độc lập. Tôi là một người lớn, không thể chạy về khóc trong lòng mẹ mỗi khi tủi thân, kể cả khi một thằng Pháp gặp trên đường lẽo đẽo theo mình đề nghị thẳng thắn chuyện quan hệ. Cũng không thể làm gì khác - ngoài trốn sang bên nhà bạn - khi một đứa gần khu nhà bất chợt gặp mình đi chợ về, đề nghị mình đi chơi cùng nó không được thì sang nhà đập cửa ầm ầm tưởng vỡ kính đến nơi...
Bạn bảo, thôi hãy chịu đựng, ai cũng có nỗi khổ riêng mình, đổi lại được cái bằng về Việt Nam đi xin việc dễ hơn. Vâng, bằng tiếng nước ngoài, phải qua dịch và công chứng nghe oai thật, nhưng nếu cũng chỉ được bằng hạng trung bình thì có nơi nào nhận không?
Một người bạn của tôi đang làm tiến sĩ, 9 giờ sáng đến phòng thí nghiệm tới 8 giờ tối lại tất bật, vội vàng về, thứ bảy cũng lên phòng thí nghiệm miệt mài. Được giấy khen rồi bằng khen, Đại sứ quán khen rồi Nhà nước khen...
Đến một ngày anh bảo tôi, cuộc đời có bao lâu mà rời nhà năm 19 tuổi, đến 30 tuổi mới về lại, bố mẹ một mình đã đến tuổi "chuối chín trên cây", con ở xa cả nghìn cây số có tiền cũng không phải đã về ngay được. Vậy thì, bằng khen, bằng chứng nhận, thậm chí bằng tiến sĩ bù đắp được bao nhiêu phần cho 11 năm bữa cơm không có con dọn bát, bữa trà không có con pha…
Có những kỳ nghỉ, vài người chúng tôi họp nhau lại ăn uống, nói chuyện rồi chụp ảnh gửi về nhà; viết thư cho bố mẹ sẽ bảo "chúng con khỏe, học hành vất vả nhưng luôn cố gắng"... Nhìn ảnh tươi lắm, đẹp lắm.
Có ai nghĩ tiệc tan rồi nước mắt nuốt vào trong...
THÚY ANH
Theo VietNamNet