Du học Hàn Quốc

Nguyễn Mỹ Hạnh
(Pooh28)

New Member
Du học Hàn Quốc và những kinh nghiệm quý giá
9:50, 14/01/2005

--------------------------------------------------------------------------------


Sinh viên quốc tế tại Hàn Quốc




Bức thư do một giảng viên Việt Nam đang học tập tại Pusan – Hàn Quốc gửi về mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích trong môi trường học tập mới với hi vọng sẽ giúp những người bạn mới đặt chân lên đất Hàn bớt đi phần bỡ ngỡ



“... Tôi đang bước vào năm học thứ 2 ở Hàn Quốc. Hơn 1 năm sống, học tập tại đây đã cho tôi 1 vài cảm nhận về những thuận lợi cũng như khó khăn của môi trường học ở đây.

Chương trình học Thạc sĩ của tôi bao gồm 24 tín chỉ, tương đương với 7 môn học và 3 môn seminar. Các môn học học viên sẽ lên lớp nghe giảng bài, nhưng phần lớn các giáo sư đều giảng bằng tiếng Hàn, và hầu như chỉ giảng nâng cao theo chuyên đề hoặc tóm tắt các chương trong sách. Việc nỗ lực tự học là chủ yếu. Và hỗ trợ cho việc tự học đó là nguồn tài liệu và sách vở tiếng Anh rất phong phú.



Một đặc điểm nổi bật ở đây đó là Internet, tốc độ đường truyền rất tốt và trường cũng đăng ký rất nhiều tạp chí chuyên ngành online. Ở các buổi báo cáo seminar, và cả các môn học, học viên tự chọn hoặc giáo sư sẽ chỉ định đề tài, sau đó học viên sẽ tìm và đọc các bài báo, tài liệu rồi trình bày trước lớp. Như vậy điều kiện phương tiện ở đây rất tốt cho việc học, vấn đề còn lại là học viên sử dụng và khai thác như thế nào thôi. Tuy nhiên, việc học các môn học ở đây chỉ là một phần của chương trình.



Vấn đề về ngôn ngữ và giao tiếp cũng cần được coi trọng. Người Hàn không nói tiếng Anh giỏi, và họ cũng "ngại" giao tiếp bằng tiếng Anh. Cho nên các du học sinh trước khi sang đây cũng nên chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Hàn, ít nhất là đủ giao tiếp được với các bạn trong phòng thí nghiệm. Có trang web này rất hay, các bạn có thể vào đó học online được: http://korean.sogang.ac.kr. Lúc tôi mới sang không biết một chữ tiếng Hàn nào, trang web này đã giúp ích cho tôi rất nhiều.



Việc thứ hai là nghiên cứu. Đây có thể xem là phần quan trọng nhất đối với SV sau đại học. Có 2 hình thức chủ yếu: dự án và nghiên cứu của bản thân. Nguồn tài chính ở các phòng thí nghiệm của Hàn là do nguồn thu từ dự án. Như vậy giáo sư nào càng mạnh, càng lấy được nhiều dự án, thì giáo sư đó có thể hỗ trợ và nhận nhiều SV vào phòng thí nghiệm. Khi vào phòng thí nghiệm học viên sẽ được phân theo nhóm dự án, và theo sự hướng dẫn của trưởng nhóm. Làm dự án phải theo tiến độ, nên vấn đề về kết quả và thời gian khá nghiêm ngặt.



Theo dự án có thể nói là vất vả, nhưng khi xác định được mục đích chính của mình là học, thì điều đó chẳng có gì đáng kể. Chính lúc làm, học viên sẽ học được rất nhiều, từ cách làm việc nhóm, cách giải quyết vấn đề, và có điều kiện tiếp cận với những vấn đề thực tế ở đây. Nghiên cứu của dự án có thể dùng làm đề tài tốt nghiệp, nhưng cũng có thể chỉ là một nhiệm vụ của các học viên ở phòng thí nghiệm. Đa phần học viên chọn làm đề tài tốt nghiệp dựa trên nghiên cứu riêng của bản thân mình.



Cũng tương tự như ở VN, học viên có thể tự chọn đề tài nghiên cứu dựa trên gợi ý của giáo sư.

Nhưng phần nghiên cứu của học viên đòi hỏi sự độc lập hơn rất nhiều. Các giáo sư sẽ để học viên "tự bơi", người nào mạnh mẽ, "bơi giỏi", thi sẽ đi được xa, còn người nào yếu sức, và "bơi lừ đừ" thì kết quả cũng sẽ tương ứng. Có nghĩa là giáo sư sẽ không can thiệp nhiều vào việc nghiên cứu của sinh viên như trường hợp nghiên cứu dự án. Vấn đề học viên học và làm được nhiều hay ít phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người.

Trong thực tế, mỗi phòng thí nghiệm và giáo sư đều có 1 số vấn đề riêng khiến du học sinh phải đối mặt, tuy nhiên nếu xác định rõ mục tiêu của mình, tập trung cho mục tiêu đó thì tôi nghĩ những khó khăn chỉ là những thử thách để rèn luyện bản thân.



Các trường ở Hàn Quốc rất đẹp. Trường mà tôi đang học nằm trên một hòn đảo, bao bọc là biển và núi, không khí thật trong lành và yên tĩnh. Hiện nay có 8 SV Việt Nam đang học tại trường, trong đó 5 người là từ trường Bách khoa TP HCM. Cuộc sống xa nhà nếu có những người bạn bên cạnh, sẽ là một nguồn động viên lớn về mặt tinh thần.



Về học bổng sinh hoạt thì cũng tùy phòng thí nghiệm, và tùy giáo sư. Nhưng học bổng ở đây đủ cho sinh hoạt của du học sinh. giáo sư sẽ đóng tiền học phí (1.400-1.500 USD/học kỳ), tiền ăn và ở KTX (600-700 USD/học kỳ), và còn lại giáo sư sẽ cho các học viên 1 ít tiền để sinh hoạt thường ngày. Ký túc xá bên này đẹp, tiện nghi. Một phòng lớn có 3 phòng nhỏ cùng chung một phòng tắm và phòng sinh hoạt chung, mỗi phòng nhỏ có 2 giường, Ở KTX có Internet, máy giặt, phòng tập thể dục, và nhất là khung cảnh nhìn ra biển thật lãng mạn. Nhưng mô tả vậy thôi, chứ phần lớn thời gian trong ngày của các du học sinh bên này là ở phòng thí nghiệm... “



(Theo: TTO)
 
Nghiệm"
11:18, 14/01/2005

--------------------------------------------------------------------------------






Học bổng “Phòng thí nghiệm” là một học bổng mới nhiều tiềm năng cho những ai có ước mơ du học Hàn Quốc. (Nguồn thu tài chính của các Phòng thí nghiệm (PTN) ở Hàn chủ yếu từ dự án. Tùy uy tín, kinh nghiệm, cũng như các mối quan hệ của mình, mà các GS có thể nhận được các dự án của chính phủ, các hiệp hội, hay thông thường nhất là từ các công ty.


Từ nguồn thu các dự án, GS sẽ phân bổ thành các khoản khác nhau, trong đó có 1 khoản dành cho việc trả lương cho các nghiên cứu viên, và cấp học bổng cho học viên bao gồm cả tiền học phí và phí sinh hoạt.

Nhưng hiện nay, tình trạng chung của các PTN ở Hàn là số lượng SV Hàn học tiếp chương trình sau đại học ngày càng giảm, dẫn đến các PTN không có học viên. Do đó các GS rất muốn nhận các du học sinh, vừa để đáp ứng nhu cầu nhân lực ở các PTN của họ, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu được học lên cao của các học viên nước ngoài. Chính vì thế, học bổng “Phòng thí nghiệm” đang được rất nhiều người được săn lùng)

Những du học sinh đã đạt được học bổng này sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm trong việc làm hồ sơ xin học bổng này.

Sau khi bạn đã được giới thiệu bởi 1 người có quen biết với GS (giáo sư), hoặc khi đã tự tìm được GS thích hợp với chuyên môn của mình, bạn có thể tiến hành bước chuẩn bị hồ sơ để gởi đi.

Chuẩn bị hồ sơ

Tất cả hồ sơ phải được sao, dịch sang tiếng Anh, có thị thực của công chứng nhà nước. Tùy thuộc vào từng trường, yêu cầu hồ sơ có khác nhau. Tuy nhiên, những giấy tờ cơ bản thường gồm:

1. Lý lịch khoa học – có dán ảnh (đây là phần quan trọng nhất): là lý lịch khai rõ quá trình học tập, nghiên cứu của mình trong thời gian qua, những bài báo, những công trình đã thực hiện, những giải thưởng .. Càng khai chi tiết, chính xác càng tốt. Lý lịch này nên làm bằng tiếng Việt rồi nhờ cơ quan chủ quản (nơi bạn làm việc) chứng nhận, sau dó dịch sang tiếng Anh và công chứng. Nếu bạn còn là sinh viên, hoặc đã tốt nghiệp mà chưa đi làm thì có thể khai trong giai đoạn còn đi học rồi nhờ Nhà trường (nơi bạn đã học) chứng nhận.

2. Lý lịch gia đình: khai rõ ràng những mối quan hệ : cha, mẹ, anh chị em ruột, vợ, chồng, con; ghi rõ địa chỉ và nơi công tác( nếu có). Lý lịch này có thể nhờ cơ quan chủ quản hoặc Địa phương chứng nhận. Kèm theo hộ khẩu gia đình ( không nên khai các mối quan hệ chính trị).

3. Các bằng cấp: bằng tốt nghiệp Trung Học Phổ Thông, Bảng điểm và bằng tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng, Cao Học, bằng cấp ngoại ngữ...

4 . 2 thư giới thiệu của 2 giáo sư tại Việt nam. Trong thư có ghi rõ ràng chức vụ, học hàm, học vị, địa chỉ liện lạc, email của Giáo sư giới thiệu. Thư có thể viết tay hoặc đánh máy (nếu có con dấu của cơ quan của Giáo sư giới thiệu càng tốt). Bạn có thể nhờ những thầy đã từng dạy mình tại Đại học giới thiệu (chỉ cần Thầy là Tiến sỹ, hoặc Chủ Nhiệm Bộ Môn là được).

5. Bản kế hoạch học tập và đề tài dự định nghiên cứu. Tuy kế họach này không chắc là đề tài bạn sẽ nghiên cứu nhưng nó sẽ thể hiện tính sáng tạo của bạn.

6. Bản sao Passport nếu có.

7. Thư xin học bổng (download từ trang web của trường mà bạn xin học), thư này chỉ cần gửi sau khi GS đã chấp nhận cho bạn học bổng.

Nộp hồ sơ

Hãy gởi hồ sơ của bạn trực tiếp tới Giáo sư bằng email trước, sau đó hãy gởi bằng đường bưu điện sau. Thường xuyên liên lạc với Giáo sư bằng email để biết kết quả. Các Giáo sư Hàn Quốc rất lịch sự: trong trường hợp GS không có ý định cấp học bổng, họ sẵn sàng giới thiệu hồ sơ của bạn cho những GS khác có như cầu. Hãy gọi các Giáo sư Hàn Quốc bằng "Sir", và trên tiêu đề của email bạn nên ghi rõ là thư xin học bổng, bạn sẽ luôn được trả lời.


(Đại Phú – H.Hồng – TTO)
 
Back
Bên trên