Du học Australia

Hồ Lê Việt Hưng
(Atonix)

Ban quản lý diễn đàn
Tại sao nên chọn du học Úc

Xuất sắc

Các trường đại học tại Úc được thế giới biết đến vì có nhiều ngành nổi tiếng xuất sắc. Các cơ sở giáo dục có những phương pháp đào tạo thực tế và trang bị cho sinh viên đầy đủ khả năng trong việc lập nghiệp, nhờ đó sinh viên tốt nghiệp cảm thấy tự tin vì biết rằng những kỹ năng chuyên môn của họ sẽ được các công ty trọng dụng.

Úc nổi tiếng là một quốc gia có đầu óc cải tiến và chú trọng về nghiên cứu. Ðây là lý do khiến rất nhiều sinh viên ngoại quốc qua Úc du học. Chính phủ Úc đã thiết lập một khu mạng (website) mới có tên là Australian Technology Showcase (ATS). Ðây là một sáng kiến nhằm quảng bá nước Úc là nơi có thể cống hiến các cải tiến kỹ thuật và những kỹ năng ở trình độ cao cấp.

Giảng viên của các cơ sở giáo dục được tuyển mộ từ khắp nơi trên thế giới và họ thường là những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn. Các giáo viên người Úc có kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh thuộc đủ mọi quốc tịch.

Mỗi năm, Úc có chương trình trao đổi học sinh và nhân viên với các cơ sở giáo dục khác tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Châu Âu và Châu Á.

Nước Úc nổi tiếng là đất nước nhanh chóng tiếp thu các kỹ thuật hiện đại và là một trong những nước có tỷ lệ truy cập Internet cao nhất thế giới. Các cơ sở giáo dục của Úc có những phương tiện giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu tối tân hàng đầu thế giới như các phòng thí nghiệm, các lớp học và thư viện đi đôi với nền công nghệ hiện đại.

Các bạn có thể ghé thăm khu mạng của Bộ Công Nghiệp, Khoa Học và Tài Nguyên để biết thêm chi tiết về các lĩnh vực xuất sắc của Úc như khoa học và kỹ thuật.

Bảo đảm chất lượng

Không nước nào có thể cung ứng dịch vụ tốt và có biện pháp chặt chẽ để bảo vệ du học sinh và phụ huynh về mặt tài chính như nước Úc.

Các cơ sở giáo dục cần phải đăng ký với Chính Phủ Úc và phải tuân thủ các thể lệ đăng ký đặc biệt mới có thể mở các khóa học dành cho du học sinh. Các cơ sở giáo dục công lập và tư thục phải áp dụng các tiêu chuẩn cao cả về chất lượng lẫn đạo đức trong các vấn đề như chương trình học, bằng cấp của đội ngũ giáo viên giảng dạy, các tiện nghi bao gồm các thiết bị chuyên môn.

Trong trường hợp trường đại học của Úc mở các khóa học tại một chi nhánh ở nước ngoài hoặc thông qua một đại diện, cơ sở giáo dục này cần phải duy trì các tiêu chuẩn ở mức độ tương đương hoặc cao hơn so với các tiêu chuẩn tại Úc, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi phương diện giảng dạy. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là các biện pháp bảo đảm chất lượng của chính phủ Úc chỉ có thể áp dụng đối với các du học sinh học tại Úc với điều kiện những học sinh này phải ghi danh theo học tại một cơ sở và khoá học đã đăng ký với chính phủ Úc.

Các cơ quan bảo đảm chất lượng và các quy tắc đạo đức:
Cơ Quan Kiểm Tra Chất Lượng Các Trường Ðại Học Úc (Australian Universities Quality Agency) và Hội Ðồng Chất Lượng Ðà o Tạo Quốc Gia (National Training Quality Council) là 2 cơ quan mới được Chính Phủ Úc thành lập nhằm củng cố thêm phương thức công nhận và các quy trình bảo đảm chất lượng trên toà n quốc.

Luật pháp của Úc bao gồm cả một quy tắc đạo đức được áp dụng đồng bộ trên toà n quốc. Mọi cơ sở giáo dục ở Úc đều phải tôn trọng quy tắc đạo đức này theo như luật pháp quy định. Hiện nay đa số những cơ sở giáo dục đều là thành viên của các cơ quan chuyên nghiệp hoặc các hội đồng. Các cơ quan này thường áp dụng các quy tắc đạo đức riêng. Những quy tắc này đặt ra các tiêu chuẩn cho các dịch vụ giáo dục và hỗ trợ có lợi cho du học sinh, và đồng thời liên kết các thủ tục giải quyết tranh chấp.

Các Dịch Vụ Giáo Dục dành cho Du Học Sinh (Education Services for Overseas Students – ESOS)
Ðiều khoản về các dịch vụ đào tạo và giáo dục dành cho du học sinh được Bộ Giáo Dục, Ðào Tạo và Các Vấn Đề Về Thanh Niên (Department of Education, Training and Youth Affairs) quy định thông qua đạo luật có tên Education Services for Overseas Students (ESOS) Act 2000 và đạo luật liên hệ. Mục đích của đạo luật này là bảo vệ quyền lợi cho du học sinh thông qua biện pháp bảo đảm tài chính và việc học. Ngoài ra đạo luật này còn quy định mọi cơ sở giáo dục phải tuân hành một thể lệ đăng ký như nhau. Hơn nữa, để bảo đảm tính trung thực, qua đạo luật liên hệ, Chính phủ Úc còn buộc các cơ sở giáo dục phải báo cáo chính xác các vấn đề có liên quan đến thị thực của du học sinh.

Cơ Quan Ðăng Ký Liên Bang Các Cơ Sở giáo Dục và Các Khóa Học dành cho Du Học Sinh (Commonwealth Register of Institutions and Courses for Overseas Students - CRICOS)
Các cơ sở giáo dục muốn tuyển sinh, ghi danh và giảng dạy du học sinh, hoặc muốn quảng cáo khả năng cung cấp các dịch vụ giáo dục đều phải được đăng ký tại Cơ Quan Ðăng Ký Liên Bang Các Cơ Sở Giáo Dục và Các Khóa Học dành cho Du Học Sinh (CRICOS). Các cơ sở này cần đăng ký từng khóa học dành cho du học sinh, và phải đăng ký tại từng Tiểu Bang hoặc Lãnh Thổ nơi mở các khóa học. Cơ Quan Ðăng Ký CRICOS liệt kê mọi cơ sở giáo dục đã đăng ký các khóa học cho học sinh có thị thực du học, ngoài ra cơ quan này còn liệt kê cả những khóa học dành cho du học sinh.

Bằng Cấp giả mạo và các cơ sở giáo dục không được công nhận

An toàn, xã hội đa văn hóa

Nước Úc đa văn hoá là một xã hội nói tiếng Anh, có mức sống cao, an toàn, thân thiện và hài hòa, là nơi mà học sinh có thể học hỏi và đi lại thoải mái.

Nước Úc là nơi khá an toàn so với nhiều nơi trên thế giới. Tội phạm và bất ổn về chính trị hiếm khi xảy ra. Úc là nước có tỉ lệ tội phạm thấp và có các đạo luật kiểm soát súng chặt chẽ. Ðiều này đã giúp cho Úc có một môi trường sống an toàn. Vì khủng hoảng chính trị hầu như không xẩy ra nên việc học tập của các bạn sẽ khó có nguy cơ bị gián đoạn, hoặc gây ảnh hưởng đến thành quả học tập. Úc có hơn 100 dân tộc trên thế giới đến định cư lập nghiệp khiến Úc trở thành một trong những nước có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới. Sắc thái đa văn hóa của xã hội Úc cũng có nghĩa là du học sinh sẽ dễ dàng hội nhập với các học sinh khác trong trường. Các giáo viên cũng có kinh nghiệm trong việc giảng dạy học sinh thuộc nhiều quốc gia khác nhau.

Nhờ du học sinh, khuôn viên nhà trường và cộng đồng ở Úc mới có được một sắc thái văn hóa đa dạng và phong phú như thế. Ðây là đặc điểm được người dân Úc hết sức quý trọng. Chúng tôi sẽ hết sức lo lắng và giúp đỡ cho các du học sinh mau chóng hội nhập vào cuộc sống Úc.

Dân chúng Úc rất cởi mở và thân thiện. Chúng tôi tin tưởng các bạn sẽ được tiếp đón một cách niềm nở. Qua việc sống chung với các gia đình người Úc, nhiều du học sinh đã có cơ hội tìm hiểu đời sống gia đình người dân bản xứ trong một môi trường tự nhiên và thân thiện. Ða số thấy rằng họ được đối xử như là người thân trong gia đình. Cho dù các bạn có ở chung với một gia đình người Úc, hoặc ở nội trú, hoặc sống trong khu ký túc xá các bạn cũng sẽ có rất nhiều cơ hội để giao du và có được tình bạn lâu dài với những người khác.

Các bạn có thể ghé thăm khu mạng DIMA www.dima.gov.au để biết thêm chi tiết về đời sống của các cộng đồng trên đất Úc.

Ðáng giá đồng tiền

Các bạn sẽ không phí phạm một đồng nào khi chi tiêu cho việc học tập và sinh hoạt hàng ngày trên đất Úc. Giá sinh hoạt và chi phí học tập tại Úc thấp hơn nhiều so với ở Anh Quốc và Hoa Kỳ, và Úc là một trong những nước có tiêu chuẩn sống cao nhất thế giới.

Quốc gia nói tiếng Anh

Còn cách nào để học tiếng Anh hay hơn là học ngay tại quốc gia nói tiếng Anh?

Anh ngữ tạo điều kiện dễ dàng hơn khi chọn ngành học cũng như có cơ hội thuận tiện hơn cho sự nghiệp ở nước ngoài.

Mỗi năm, nước Úc tiếp nhận du học sinh từ hơn 50 quốc gia trên thế giới. Họ học Anh ngữ để tiếp tục việc học, đi làm, đi du lịch và học Anh ngữ vì các lý do riêng tư.

Các bạn có thể nâng cao trình độ Anh ngữ của mình trong thời gian du học tại Úc. Trong một môi trường nói tiếng Anh, học sinh có thể sửa chữa những sai sót và tiếp thu nhanh hơn. Lý do là vì họ luôn nghĩ và nói bằng tiếng Anh trong các trường hợp rất thực tế.

Việc công nhận bằng cấp


Các bằng cấp của Úc được quốc tế coi trọng khi tìm kiếm việc làm hoặc đi học thêm tại các trường đại học quốc tế nổi tiếng.

Úc có một cơ quan tên là Phòng Công Nhận Văn Bằng Ngoại Quốc (National Office of Overseas Skills Recognition – NOOSR). Cơ quan này trợ giúp các cơ sở giáo dục công nhận các văn bằng ngoại quốc. NOOSR còn có nhiệm vụ vận động để văn bằng của Úc được các nước công nhận.

Hệ thống văn bằng AQF (Australian Qualifications Framework) bao gồm hầu hết các khóa học và các khóa đào tạo mà du học sinh, với chiếu khán du học, ghi danh theo học. AQF là một hệ thống quốc gia phân định các đường hướng học tập được sự đồng tình của Chính Phủ Úc và được công nhận trong cũng như ngoài nước. Một khi hoàn tất văn bằng AQF, du học sinh có thể tiếp tục việc học ở trình độ kế tiếp tại bất cứ nơi nào trên toàn nước Úc miễn là không vi phạm các quy định đã ghi trong chiếu khán du học.

Các dịch vụ hỗ trợ học sinh

Úc là nước dẫn đầu trong việc bảo vệ và hỗ trợ các dịch vụ dành cho du học sinh.

Các dịch vụ đặc biệt dành cho du học sinh được cung ứng một cách đầy đủ với chất lương bảo đảm. Du học sinh có thể sinh hoạt một cách thoải mái trong một xã hội thân thiện và an toàn.

Các cơ sở giáo dục của Úc rất lưu tâm đến các nhu cầu văn hóa và tôn giáo. Các cơ sở này cung cấp một số dịch vụ theo dõi và hỗ trợ nhằm giúp đỡ học sinh hội nhập vào môi trường mới, đương đầu với những thực tế trong cuộc sống tại Úc, và hoàn tất việc học tập. Dưới đây là những dịch vụ hỗ trợ giúp du học sinh gặt hái các thành quả học tập và đạt được những mục đích cá nhân:

· học sinh ngữ

· các cố vấn chuyên giúp đỡ du học sinh

· trợ giúp việc nộp đơn và xin chiếu khán

· các chương trình hướng dẫn và tiếp đón tại phi trường

· các dịch vụ y tế, cố vấn, cư trú, và nhân dụng
 
Chọn khóa học nào

Các khóa học

Úc có hơn 1000 cơ sở giáo dục đăng ký mở các khóa học cho du học sinh.

Hệ thống giáo dục và đào tạo của Úc được chia ra làm bốn lãnh vực với các văn bằng từ Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Trung Học phổ thông đến văn bằng Tiến sĩ. Các lãnh vực này có sự liên kết chặt chẽ do đó học sinh có thể được miễn chước một số môn học đã kinh qua khi ghi danh theo học các khóa học ở trình độ cao hơn. Sinh viên học sinh cũng có thể chuyển khóa, chuyển trường một cách dễ dàng.

Thăm dò ý kiến du học sinh
Theo như kết quả cuộc thăm dò ý kiến do Chính Phủ Úc thực hiện, đa số du học sinh tốt nghiệp năm 1999 rất hài lòng về kết quả học tập tại Úc. Cuộc thăm dò đã đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu ý kiến cũng như thái độ của du học sinh về một số các đề tài trong đó bao gồm mức độ hài lòng của du học sinh về cuộc sống và việc học tại Úc, về cơ sở giáo dục, về việc cấp thị thực cũng như bảo hiểm y tế.

Ðiều kiện tuyển sinh

Học sinh cần có đủ trình độ Anh ngữ và trình độ học vấn tối thiểu để có thể du học tại Úc. Các cơ sở giáo dục sẽ dựa vào trình độ học vấn và thành quả học tập để đánh giá xem các bạn có hội đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh dành cho khóa học các bạn đã chọn hay không.

Khả năng Anh ngữ
Hiện nay, khả năng Anh ngữ là điều kiện cần thiết khi nộp đơn xin thị thực du học (coi bảng bên dưới). IELTS là chứng chỉ chứng minh trình độ Anh ngữ duy nhất được Bộ Di trú và Các Vấn đề Đa Văn Hoá & Bản địa – DIMIA chấp nhận đối với những đơn xin thị thực du học. Trong một số trường hợp, việc đánh giá các đơn xin thị thực chỉ đòi hỏi nguyên đơn hội đủ trình độ IELTS theo như yêu cầu tuyển sinh của cơ sở giáo dục.

Các cơ sở giáo dục Úc chỉ thu nhận những học sinh có khả năng Anh ngữ thích hợp. Mỗi cơ sở có những quy định riêng về khả năng Anh ngữ, và tùy theo trình độ khóa học, có thể đòi hỏi học sinh phải có những trình độ IELTS khác với những đòi hỏi của thị thực du học. Cacs bạn cần liên hệ với cơ sở giáo dục để biết thể lệ tuyển sinh của họ.

Hệ cao đẳng và chuyên nghiệp: Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 5.5 hoặc tổng số điểm IELTS 4.5 cộng với tối đa 30 tuần học ELICOS
Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 5.5 hoặc tổng số điểm IELTS 5.0 cộng với tối đa 20 tuần học ELICOS

Sau đại học: Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 6.0 hoặc tổng số điểm IELTS 5.0 cộng với tối đa 30 tuần học ELICOS
Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 6.0 hoặc tổng số điểm IELTS 5.0 cộng với tối đa 30 tuần học ELICOS

Thạc sĩ/Tiến sĩ: Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 6.0 hoặc tổng số điểm IELTS 5.0 cộng với tối đa 30 tuần học ELICOS
Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 6.0 hoặc tổng số điểm IELTS 5.0 cộng với tối đa 30 tuần học ELICOS

Các khóa học cơ bản không văn bằng: Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 5.5 hoặc tổng số điểm IELTS 4.5 cộng với tối đa 30 tuần học ELICOS
Tổng số điểm IELTS tối thiểu là 5.5 hoặc tổng số điểm IELTS 4.5 cộng với tối đa 20 tuần học ELICOS

Các cơ sở giáo dục được cơ quan viện trợ AusAID hoặc Bộ Quốc Phòng bảo trợ:
Có giấy chứng nhận sự bảo trợ của Bộ trưởng đặc trách AusAID hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.

* Giấy chứng nhận trình độ IELTS, kể từ khi được cấp đến khi nộp đơn, không được quá 24 tháng.

Trình độ học vấn
Ðại học
Các khóa học bậc cử nhân đòi hỏi ứng viên phải có Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông của Úc hoặc chứng chỉ nước ngoài tương đương như chứng chỉ GCA trình độ A với điều kiện học sinh phải đậu 3 môn học phù hợp. Một số khóa học đòi hỏi một số môn học cần thiết như là điều kiện tiên quyết để ghi danh.

Sau đại học
Ðể ghi danh vào các khóa sau đại học, ứng viên phải có bằng cử nhân. Khi xét đơn, nhà trường cũng có thể xem xét một số khía cạnh như kinh nghiệm làm việc có liên hệ đến ngành học, hoặc khả năng nghiên cứu.

Trường đào tạo và dạy nghề (VET)
Thông thường các trường đào tạo và dạy nghề không đòi hỏi ứng viên phải trải qua các kỳ thi tuyển. Tuy nhiên có một số khóa học đòi hỏi học sinh phải học qua một số môn học cần thiết, hoặc chứng tỏ kinh nghiệm làm việc.

Trường phổ thông
Các trường phổ thông trên khắp nước Úc thường có các điều kiện nhập học riêng biệt. Tuy nhiên trong quá trình tuyển chọn, các trường thường quan tâm đến thành quả học tập và khả năng của học sinh. Một số trường có những điều kiện tuyển sinh gắt gao hơn, chủ yếu quan tâm đến những thành quả học tập, hoặc năng khiếu thể thao xuất sắc.

Tôi phải làm gì nếu không hội đủ các điều kiện tuyển sinh?
Nếu chưa hội đủ trình độ Anh ngữ, các bạn có thể ghi danh theo học những khóa huấn luyện Anh ngữ, được mở quanh năm, để có thể tiếp tục con đường học vấn tại Úc. Tất cả các trường đại học tại Úc đều có các trung tâm huấn luyện Anh ngữ, hoặc liên kết với các trung tâm chuyên về đào tạo Anh ngữ.

Trong trường hợp không hội đủ điều kiện ghi danh vào các trường đại học hoặc cao đẳng chuyên nghiệp, các bạn có thể ghi danh theo học tại các trường trung học phổ thông. Nếu không hội đủ điều kiện theo học các khóa cử nhân, các bạn cũng có thể theo học các Khóa Cơ Bản (Foundation Studies), tức dự bị đại học, để chuẩn bị cho việc học ở bậc đại học đồng thời ghi danh giữ chỗ trước khóa học mà các bạn dự định theo đuổi. Ngoài ra các bạn cũng có thể theo học các khóa học Chuyển Tiếp (Bridging course) như chương trình Dự Bị Cao Học (Master Qualifying program). Tốt hơn hết các bạn nên liên hệ với cơ sở giáo dục để tìm hiểu những điều kiện tuyển sinh của mỗi trường trước khi nộp đơn xin học. Số lượng học sinh được thu nhận vào các trường mỗi năm rất giới hạn vì lý do lớp học không có nhiều chỗ trống.

Cách thức học tập của Úc

Các cơ sở giáo dục tại Úc, đặc biệt ở bậc đại học, đòi hỏi sinh viên học sinh tự nghiên cứu. Nhà trường khuyến khích học sinh tự mình, hoặc làm việc theo nhóm, thu thập và phân tích dữ liệu, nêu các câu hỏi, triển khai lý luận sao cho hợp lý, đồng thời tham gia các cuộc bàn thảo, tranh luận với những học sinh khác và thày giáo.

Tất cả những kỹ năng nêu trên đòi hỏi học sinh đóng vai chủ động trong tiến trình học hỏi, thay vì thụ động nghe giảng và học vẹt. Ở bậc đại học hoặc tại các trường đào tạo và dạy nghề, học sinh sẽ tham dự các lớp học, các buổi hội thảo và các lớp phụ đạo. Ngoài ra học sinh còn dành thời giờ ở thư viện và phòng thí nghiệm để tự nghiên cứu. Hầu hết các cơ sở giáo dục tại Úc đều có các dịch vụ cố vấn và trợ giúp nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng học tập.

Các phương pháp đánh giá
Các trường trung học phổ thông tại Úc đều áp dụng phương pháp đánh giá riêng. Trong năm học cuối bậc phổ thông, học sinh được đánh giá qua một số kỳ thi ở trong lớp cũng như kỳ thi tốt nghiệp tổ chức tại các hội đồng thi. Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông được cấp phát dựa trên kết quả những kỳ thi này. Các trường đại học cũng dựa vào chứng chỉ tốt nghiệp của học sinh để có một mẫu mực chung khi tuyển sinh.

Các cơ sở cao đẳng và chuyên nghiệp cũng như các trường đại học áp dụng những phương pháp đánh giá khác nhau cho các chương trình tín chỉ. Nhà trường có thể đánh giá học sinh sinh viên qua những kỳ thi cuối học kỳ hoặc/và cuối năm học, hoặc đánh giá học sinh liên tục qua những bài luận văn, những buổi thuyết trình và những cuộc kiểm tra, hoặc phối hợp cả ba.

Việc đánh giá các sinh viên chuyên về nghiên cứu ở bậc sau đại học do một hội đồng chấm thi phụ trách. Hội đồng đánh giá chất lượng luận án do sinh viên đệ nạp và có thể đòi hỏi sinh viên phải thi vấn đáp để bảo vệ luận án của mình.

Các trường đại học

Úc hiện có hơn 84 ngàn du học sinh từ hơn 80 nước trên thế giới đang theo học tại các trường đại học, tức là khoảng phân nửa tổng số du học sinh ghi danh theo học.

Hai danh xưng Ðại Học và Văn Bằng (Degree) được bảo vệ tại Úc. Vì thế chỉ có những cơ sở giáo dục hội đủ những điều kiện bảo đảm chất lượng nghiêm nhặt mới được dùng hai danh xưng này.

Úc hiện có 39 trường đại học và một số trường cao đẳng được liệt kê trong sổ đăng bạ của hệ thống giáo dục định hướng đường lối học tập Úc tức Australia Qualification Framework. Các trường đại học còn có chi nhánh tại nước ngoài, các thỏa thuận hỗ tương và các chương trình trao đổi học sinh và nhân viên với các nước. Úc đã ký kết gần 4000 thỏa hiệp chính thức với các trường đại học trên thế giới.

Rất nhiều trường đại học Úc tập trung vào những lãnh vực học hỏi và nghiên cứu truyền thống. Một số khác lại chuyên về lãnh vực ứng dụng và chuyên môn. Tuy nhiên tất cả đều không ít thì nhiều, kết hợp việc giảng dạy và nghiên cứu lại với nhau.

Úc là nước có tiếng về nền giáo dục cải cách và các công trình nghiên cứu sâu rộng. Ðây chính là lý do đã thu hút rất nhiều sinh viên nước ngoài đến Úc theo học các chương trình sau đại học. Ðứng về phương diện đầu tư phát triển và nghiên cứu, Úc là nước có thứ hạng cao so với các nước OECD khác.

Trường phổ thông

Các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy yên tâm khi biết rằng các trường phổ thông tại Úc chú trọng phát triển tài năng của các học sinh trẻ trong một môi trường an toàn, quan tâm và đa văn hóa. Ngoài ra các trường phổ thông tại Úc có rất nhiều môn học và đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm được đào tạo chuyên nghiệp, sử dụng kỹ thuật hiện đại và có những phòng thí nghiệm chuyên môn.

Trường phổ thông học tại Úc có thể được phân ra làm hai loại chính: công lập và tư thục. Cả hai loại hình đều thu nhận du học sinh và được chính phủ trợ cấp. Ngoại trừ một số trường trung học tư thục, đa số các trường tại Úc là trường dành cho cả hai phái nam nữ. Ða số các trường trung học tư thục thường chỉ nhận nam sinh hoặc nữ sinh và có liên hệ đến tôn giáo.

Tất cả những trường nhận du học sinh đều phải đăng ký với chính phủ. Các trường này phải đáp ứng đủ một số điều kiện đặc biệt của chính phủ nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn giáo dục cao, cơ sở giáo dục đầy đủ tiện nghi và bảo đảm tài chính cho học sinh. Ngoài ra các cơ sở giáo dục này còn phải trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ du học sinh về mặt Anh ngữ.

Hiện có khoảng 12 ngàn du học sinh đang theo học các trường phổ thông tại Úc. Một số trường phổ thông và cao đẳng chỉ chuyên cung cấp dịch vụ giáo dục cho du học sinh. Một số khác có truyền thống trao đổi học sinh với các trường trên thế giới. Số lượng học sinh được thu nhận vào các trường mỗi năm rất giới hạn vì lý do lớp học không có nhiều chỗ trống. Do đó các bạn nên tìm hiểu sớm về việc ghi danh cũng như hỏi thêm về danh sách dự bị.

Các khóa Anh ngữ

Còn cách học Anh ngữ nào hay hơn là học ngay tại một xã hội văn hóa đa nguyên với tiếng Anh là ngôn ngữ chính?

Anh ngữ là thông hành giúp các bạn tiếp tục con đường học vấn và tạo dựng sự nghiệp ở khắp nơi trên thế giới

Các bạn có thể học Anh ngữ tại Úc bằng cách ghi danh theo học một khóa học Anh ngữ chính thức. Khóa học này giúp các bạn chuẩn bị thi lấy những chứng chỉ Anh ngữ được các cơ sở giáo dục, và giới hữu trách di trú các nơi trên thế giới công nhận. Hoặc các bạn cũng có thể trau dồi thêm trình độ Anh ngữ của mình trong thời gian du lịch tại Úc.

Du học sinh từ hơn 50 quốc gia đến Úc mỗi năm để theo học các khóa Anh ngữ được xem là có chất lượng hàng đầu thế giới

Trong tổng số du học sinh đến Úc, có khoảng 20% ghi danh theo học các khóa huấn luyện Anh ngữ. Theo ước tính, số du học sinh theo học các khóa huấn luyện Anh ngữ tại Úc trong năm 2000 đã tăng thêm 22%, và ngày càng có nhiều người chọn các cơ sở giáo dục tại Úc để học Anh ngữ hơn là tại các nước khác.

Ðã có rất nhiều học sinh đến Úc để chuẩn bị tiếp tục con đường học vấn. Tất cả các trường đại học, và đa số các trường trung học đào tạo và dạy nghề (VET) của Úc đều có các trung tâm huấn luyện Anh ngữ. Nếu không, các cơ sở này cũng liên kết với các trường chuyên đào tạo Anh ngữ. Du học sinh cũng thường theo học các Khóa Học Cơ Bản (Foundation Studies) tức là những khóa dự bị đại học. Ðây là những khóa học vừa giúp cho du học sinh trau dồi khả năng Anh ngữ vừa chuẩn bị cho các khóa học ở bậc cử nhân.

Một số đông học sinh thích ở chung với gia đình người Úc tức Homestay, đặc biệt là những du học sinh đang theo học các khóa huấn luyện Anh ngữ. Sống chung với một gia đình người Úc tạo cho du học sinh nhiều cơ hội học hỏi quý giá qua những cuộc đàm thoại bằng tiếng Anh với gia đình chủ nhà. Học sinh có thể sửa chữa những sai sót và tiếp thu một cách nhanh chóng nhờ có dịp suy nghĩ và nói tiếng Anh thường xuyên trong những trường hợp rất thực tế.

Hơn 170 cơ sở giáo dục trên toàn nước Úc có mở những khóa đào tạo Anh ngữ chuyên môn tại các trung tâm huấn luyện ở thành phố lớn và vùng thôn quê. Tất cả những trung tâm này đều có các phòng học tiếng hiện đại để luyện tiếng Anh, giảng viên có trình độ đại học, thư viện và băng viđêo. Ða số các trung tâm đều có những thiết bị học hỏi điện toán được thiết kế để trợ giúp việc giảng dạy Anh ngữ. Các khóa học Anh văn tại các cơ sở giáo dục bao gồm đủ mọi trình độ, từ sơ cấp đến cao cấp, kể cả các lớp huấn luyện giáo viên Anh ngữ cho những khóa sinh mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Các cơ sở giáo dục tại Úc có các khóa huấn luyện ở nhiều trình độ chuyên môn khác nhau nên học sinh có thể dễ dàng chọn khóa học phù hợp với sở thích và trình độ của mình.
 
Chi phí học tập

Học phí

Những thành quả học tập gặt hái từ hệ thống giáo dục của Úc rất xứng đáng với đồng tiền các bạn bỏ ra. Chi phí sinh hoạt và học tập tại Úc rẻ hơn nhiều so với chi phí sinh hoạt và học tập bên Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Học phí thay đổi tùy theo từng cơ sở giáo dục và khóa học. Những số liệu về học phí đăng trên khu mạng này là những số liệu trung bình, có tính cách hướng dẫn. Tuy du học sinh có thể xin học bổng nhưng vì số lượng các suất học bổng không nhiều và số người xin học bổng lại đông, do đó việc xin được học bổng là điều rất khó khăn. Ða số học sinh đến Úc du học đều thuộc diện du học tự túc.

Chi phí sinh hoạt trung bình của một học sinh du học tại Úc là vào khoảng $320 Úc kim/tuần, bao gồm các chi phí về chỗ ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, điện thoại, di chuyển, du lịch trong và ngoài nước và các chi phí bất ngờ. Riêng đối với du học sinh theo học chương trình phổ thông, chi phí sinh hoạt mỗi tuần vào khoảng 265 Úc kim – bao gồm chỗ ở, thực phẩm, giải trí, di chuyển và các vật dụng liên hệ. Tuy đây là chi phí trung bình có tính cách thực tế nhưng điều quan trọng các bạn cần nhớ là chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào cơ sở giáo dục, khóa học và cách sống của từng cá nhân.

Học sinh đến Úc du học bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế OSHC trong thời gian ở Úc theo diện thị thực du học. Du học sinh còn phải tự lo bảo hiểm tai nạn và tài sản. Tốt nhất các bạn nên đóng bảo hiểm du lịch trước khi lên đường sang Úc nhằm đề phòng trường hợp bị mất mát hành lý, vé máy bay bị đình chỉ và trường hợp phải hồi hương.

các bạn có thể đi làm trong thời gian học tập ở Úc nhưng các bạn không được coi đây là nguồn thu nhập duy nhất của mình. Ðể được cấp thị thực du học, các bạn cần có nguồn tài chánh đủ để hỗ trợ cho việc học của các bạn tại Úc.

Làm việc trong khi đi học tại Úc

Du học sinh đến Úc theo diện thị thực du học có thể nộp đơn xin được phép làm việc trong khi đi học. Sau khi được chấp thuận, học sinh có thể làm các công việc không thường xuyên, tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian đang học tại trường, và làm các công việc toàn thời trong thời gian nghỉ hè. Riêng đối với du học sinh đang theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo diện thị thực thứ hạng 574, họ có thể làm việc không giới hạn số giờ. Các thành viên trong gia đình cũng có thể nộp đơn xin Bộ Di Trú Úc chấp thuận cho làm việc tối đa 20 giờ/tuần và có thể đi làm bất kỳ thời điểm nào trong năm.

các bạn chỉ có thể xin cấp loại thị thực cho phép làm việc sau khi các bạn đến Úc và đã nhập học. Lệ phí nộp đơn là $50 Úc kim.

Tuy nhiên các bạn cần nhớ rằng số tiền các bạn kiếm được ở Úc chỉ là thu nhập bổ túc và không nên xem đó là nguồn thu nhập duy nhất.

Ða số du học sinh xin làm những công việc không thường xuyên hoặc bán thời trong thời gian học tập. Có một số công việc có liên hệ chặt chẽ với ngành học (chẳng hạn như các sinh viên sĩ quan ngoài thời gian học ở trường, họ tham gia các công việc tại đơn vị trong những thời gian còn lại, hoặc các sinh viên luật khoa thường xin làm việc bán thời tại các văn phòng luật sư). Một số sinh viên đi dạy kèm học sinh phổ thông, hoặc làm các công việc trong trường như căng tin, nhà sách, văn phòng hoặc phụ tá trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra du học sinh cũng có thể tìm các công việc bên ngoài như bán hàng, giữ trẻ, làm vườn, tiếp tân, bồi bàn, hái trái cây hoặc các công việc khác.

Một số cơ sở giáo dục có cả dịch vụ tìm kiếm việc làm cho học sinh. Khi đi làm, các bạn cần có số hồ sơ thuế (tax file number) do Sở Thuế Vụ Úc cấp. Trong một số trường hợp, thân nhân của du học sinh cũng được phép đi làm.

Các chi phí sinh hoạt ở Úc

Trung bình một học sinh du học tại Úc chi trả khoảng 320 Úc kim/tuần cho các khoản sau:

chỗ ở
thực phẩm
quần áo
giải trí
di chuyển
du lịch trong và ngoài nước
điện thoại
phụ phí
Xin lưu ý rằng tuy đây là một con số thực tế nhưng chi phí cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào nơi học, khóa học và cách sống của mỗi cá nhân.

Bảo hiểm

Bảo hiểm y tế
Du học sinh đến Úc du học bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế. Úc có một hệ thống bảo hiểm y tế dành riêng cho du học sinh. Hệ thống này tên là Bảo Hiểm Y Tế dành cho Du Học Sinh (Overseas Student Health Cover - OSHC). Học sinh bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế OSHC trong suốt thời gian ở Úc theo diện thị thực du học tức thị thực du học.

Các hình thức bảo hiểm khác
Học sinh ở Úc phải tự lo vấn đề bảo hiểm tài sản và tai nạn. Tốt nhất là các bạn nên đóng bảo hiểm du lịch trước khi lên đường sang Úc.

Các loại nhà trọ và chi phí thuê nhà

Các loại nhà trọ ở Úc đều có chất lượng cao. Du học sinh có thể chọn lựa tùy theo theo nhu cầu và khả năng tài chánh. Tùy theo sở thích, học sinh có thể chọn sống trong khu ký túc xá đại học hoặc ở chung với một gia đình người Úc (homestay). Có nhiều du học sinh chọn ra ngoài thuê chỗ ở chung với những học sinh khác.

Các cơ sở giáo dục của Úc có những dịch vụ giúp học sinh tìm chỗ ở, hiểu rõ hợp đồng thuê nhà và những điều kiện có liên quan đến việc thuê nhà như quyền lợi và trách nhiệm của chủ nhà và người thuê nhà. Cơ sở giáo dục có thể sắp xếp chỗ ở tạm trước khi học sinh lên đường đến Úc. Trong thời gian ở tạm, du học sinh có đủ thời giờ để xem xét và chọn cho mình loại nhà trọ và nơi chốn thích hợp cho việc học tập lâu dài tại Úc. Học sinh có thể coi mục cho thuê nhà trên báo hoặc các bảng thông báo trong trường để tìm thuê chỗ ở thích hợp cho mình.

các bạn nên liên hệ với cơ sở giáo dục để biết thêm chi tiết về các loại nhà trọ cũng như chi phí thuê nhà.

Các loại nhà trọ Ước tính chi phí thuê nhà
Ở chung nhà hoặc trang trại với gia đình người Úc $100 - $270 Úc kim/tuần


Ở chung với gia đình người Úc (homestay) là cách để tiếp thu lối sống của người dân Úc một cách tự nhiên và thân thiện. Ðây là một chọn lựa phổ biến cho du học sinh còn nhỏ tuổi, hoặc du học sinh theo học các khóa Anh ngữ ngắn hạn. Chi phí thuê nhà thường bao gồm các bữa ăn. Chi phí thuê nhà thay đổi tùy theo các bạn ở phòng riêng hay ở chung phòng. Ðôi lúc tiền thuê nhà rẻ hơn nếu các bạn chọn ăn riêng. Một số trang trại cũng cho du học sinh ở trọ và cũng có những dịch vụ tương tự như homestay.

Các cơ sở giáo dục có danh sách những gia đình người Úc sẵn sàng cho du học sinh ở trọ trong thời gian học tập. Lẽ dĩ nhiên các cơ sở giáo dục đã tìm hiểu kỹ lưỡng về tư cách của những gia đình này, và biết rằng chỗ ở do họ cung cấp ở trong tình trạng có thể chấp nhận được.



Nhà trọ và nhà khách $80 - $135 Úc kim/tuần
Các nhà trọ thường do một số tổ chức điều hành như Youth Hostels Australia và Young Men's Christian Association (YMCA). Khách ở trọ dùng chung các tiện nghi nhà bếp và phòng tắm.

Thuê chung
Thuê nhà ở $50 - $160 Úc kim/tuần
$70 - $350 Úc kim/tuần
Ðây là loại nhà trọ học sinh thường thuê ở chung với nhau. Loại nhà trọ này thường được đăng trên báo và các bảng thông báo trong trường. Học sinh có thể phải tự mua sắm đồ đạc trong nhà.

Khi thuê nhà, chung cư hoặc phòng đơn, chủ nhà đòi hỏi người thuê nhà đặt tiền cọc (security bond), bằng khoảng 1 tháng tiền thuê nhà, và trả trước tiền thuê nhà.



Ở nội trú $8000 - $11000 Úc kim/năm
Nhiều trường trung học phổ thông tư có khu nội trú bao gồm các dịch vụ ăn ở và giặt sấy quần áo cho du học sinh
Lưu ý: đây chỉ là chi phí nội trú, không bao gồm học phí

Khu ở trọ trường đại học $80 - $250 Úc kim/tuần

Chung cư đại học
Hầu hết các trường đại học đều có các khu nhà trọ ở trong hoặc gần trường như khu chung cư đại học (university apartment), khu ký túc xá cao đẳng (residential college) và khu nhà ở tập thể (halls of residence). Khu nhà ở tập thể thường có giá thuê rẻ hơn. Nói chung giá thuê chỗ ở cao hay thấp tùy thuộc vào loại nhà trọ.


Khu ký túc xá cao đẳng (residential college)
Khu ký túc xá cao đẳng là loại nhà trọ có cung cấp các bữa ăn. Giá thuê có hơi mắc hơn giá thuê khu nhà ở tập thể (halls of residence) nhưng bù lại học sinh không phải lo việc lau chùi và các việc trong nhà. Khu ký túc xá cao đẳng còn có các tiện nghi cho các sinh hoạt thể thao và xã hội, chỗ dạy kèm, thư viện và thường là có cả máy điện toán cho học sinh sử dụng.

Khu nhà ở tập thể (halls of residence)
Khu nhà ở tập thể thường nằm trong trường hoặc gần trường và có giá thuê rẻ hơn khu ký túc xá cao đẳng (residential college) do đó rất thích hợp cho du học sinh. Thông thường học sinh được cung cấp các bữa cơm và một số dịch vụ tẩy rửa. Tuy nhiên khu nhà ở tập thể chỉ dành riêng cho sinh viên học toàn thời. Học sinh cần nộp đơn đăng ký chỗ ở sớm vì có nhiều học sinh chọn loại nhà trọ này.

Thị thực du học

các bạn cần xin thị thực du học nếu thời gian học tại Úc kéo dài quá 3 tháng. Trường hợp thời gian học chỉ kéo dài 3 tháng hoặc ngắn hơn, các bạn có thể xin cấp loại thị thực ngắn hạn (short stay visa). Nếu các bạn không phải là thường trú nhân Úc và muốn du học tại Úc trong một thời gian dài hơn 3 tháng, các bạn cần có Thị Thực Du Học (Tạm Thời). Tuy nhiên Bộ Di Trú Úc chỉ duyệt xét và cấp thị thực du học nếu như các bạn xin theo học một khóa học toàn thời, có đăng ký tại Úc. Tất cả những khóa học dành cho du học sinh và những cơ sở giáo dục mở những khóa học này đều phải đăng ký với Chính Phủ Úc.

Ðể được cấp thị thực du học, các bạn cần:

1. Hoàn tất những phần có liên hệ trong mẫu đơn xin cấp thị thực và khi nộp đơn, các bạn cần kèm theo

bản sao giấy chấp nhận ghi danh hoặc Xác Nhận Ghi Danh Ðiện Tử (Electronic Confirmation of Enrolment - eCoE) do cơ sở giáo dục cấp
những tài liệu hỗ trợ cần thiết như đã nêu trong tập thông tin thích ứng với trình độ khóa học các bạn dự định theo học tại Úc. Ðây là một trong loạt tập thông tin có nhan đề Nhập Cảnh Tạm Thời: Du Học Sinh (Temporary Entry: Overseas Students), và
lệ phí nộp đơn xin cấp thị thực.
2. Hội đủ những yêu cầu về thị thực du học

Tùy theo khóa học chính mà các bạn dự định theo đuổi cũng như quốc gia nơi các bạn đang sống, các bạn có thể phải trải qua một cuộc Tiền Thẩm Ðịnh Thị Thực (Pre-Visa Assessment - PVA) trước khi được cơ sở giáo dục cấp Xác Nhận Ghi Danh Ðiện Tử (eCoE).

Ðơn xin cấp thị thực của học sinh có quốc tịch Ấn Ðộ, Pakistan, Trung Quốc và VIệt Nam có thể được thẩm định theo một chương trình đã được hợp lý hóa có tên là chương trình Pre-Qualified Institutions (PQI) (tạm dịch là Các Cơ Sở Giáo Dục Hợp Cách)

Thủ tục thẩm định thị thực du học đã được cải tổ toàn diện nhằm hợp lý hóa quá trình cấp thị thực và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháy Bảy năm 2001. Thủ tục mới này thay thế chương trình xếp đặt quốc gia có hoặc không có trong danh mục chỉ định của chính phủ và Thỏa Thuận Nhập Cảnh Ðặc Biệt dành cho học sinh Trung Quốc. Thị Thực Du Học (Tạm Thời) hiện nay bao gồm:

thị thực thứ hạng (visa sub-classes) chiếu theo lãnh vực giáo dục.

các bạn nên nộp đơn xin thị thực thứ hạng dành cho khóa học chính mà các bạn dự định theo học.

mức thẩm định quốc gia (country assessment levels - CAL)

Mức thẩm định quốc gia được xếp theo từng lãnh vực giáo dục tại mỗi nước và được chia ra làm 4 mức, từ CAL1 đến CAL4.

các tiêu chuẩn hiển nhiên (evidentiary standards)

Mức nghiêm nhặt của các yêu cầu về thị thực, bao gồm khả năng Anh ngữ, tùy thuộc vào mức thẩm định quốc gia. Mức thẩm định quốc gia càng cao thì các yêu cầu về thị thực càng trở nên nghiêm nhặt hơn.

Xác Nhận Ghi Danh Ðiện Tử (electronic confirmation of enrolment - eCoE)

Xác Nhận Ghi Danh Ðiện Tử hay eCoE là chứng cớ ghi danh duy nhất được chấp nhận trong việc duyệt xét đơn xin cấp thị thực du học.

Thông thường du học sinh được cấp thị thực nhập cảnh cho phép họ được ra vào Úc nhiều lần trong thời gian học tập. Du học sinh có thể ra khỏi nước Úc và trở lại nhiều lần trong thời gian thị thực du học còn hiệu lực. Các thành viên trực hệ trong gia đình (vợ/chồng và con cái dưới 18 tuổi) cũng có thể xin cấp thị thực để cùng đi với các bạn sang Úc. Ðơn xin cấp thị thực của họ sẽ được Bộ Di Trú Úc duyệt xét cùng thứ hạng (sub-class) như thị thực của các bạn. các bạn cần nộp đơn xin gia hạn thị thực nếu muốn ở Úc thêm một thời gian nữa để tiếp tục việc học.

Thông tin về thị thực du học trên khu mạng (website) này chỉ được trình bày vắn tắt và có thể thay đổi. Ðể biết thêm thông tin có tính cách chi tiết, chính xác và cập nhật hóa về thị thực du học cũng như các yêu cầu về thị thực du học, xin ghé thăm khu mạng Bộ Di Trú, Ða Văn Hóa và Các Vấn Ðề Bản Ðịa (DIMIA).

Các quy định về kiểm dịch của Úc
Chính phủ Úc có những quy định về kiểm dịch nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại côn trùng và bệnh dịch lạ có thể gây nguy hại cho các loài thảo mộc thiên nhiên, động vật, sức khỏe con người, môi sinh và cả ngành nông nghiệp của Úc nữa. Việc kiểm dịch hiện do Sở Thanh Tra Kiểm Dịch Úc (Australian Quarantine and Inspection Service) gọi tắt là AQIS đảm trách. Xin ghé thăm khu mạng AQIS , nơi thông tin được đăng bằng nhiều thứ tiếng, để biết thêm chi tiết về những thứ bị cấm không được mang vào Úc, cũng như những thứ gia đình và bạn bè không được gởi cho các bạn qua đường bưu điện.

Học bổng

Chính phủ và các cơ sở giáo dục của Úc có các chương trình học bổng dành cho du học sinh. Tuy nhiên, hầu hết các suất học bổng này dành cho du học sinh ở bậc đại học, đặc biệt là các chương trình sau đại học. Ngoài chính phủ và các cơ sở giáo dục, một số tổ chức, cơ quan cũng có chương trình cấp học bổng cho du học sinh.

Ðại đa số học sinh đến Úc du học đều thuộc diện du học tự túc. Vì số lượng các suất học bổng không nhiều và số người xin học bổng lại đông, do đó việc xin được học bổng là điều rất khó khăn. Du học sinh đang theo học các khoá Anh ngữ tại Úc không nằm trong diện học sinh hội đủ tiêu chuẩn xin cấp học bổng.

Để tìm hiểu thông tin về các chương trình học bổng tại Úc, mời các bạn sử dụng Trang Thông tin Học bổng http://studyinaustralia.gov.au/Sia/vi/CourseSearch/ScholarshipSearch.htm . Tại đây, các bạn sẽ tìm thấy danh sách đáng tin cậy và chính xác nhất về tất cả học bổng do các tổ chức có trụ sở tại Úc, các trường và các cơ quan chính phủ dành cho sinh viên quốc tế đang và sẽ theo học tại Úc theo thị thực du học.

Chương trình học bổng của các trường đại học

Các trường đại học Úc có một số học bổng dành cho du học sinh thuộc trình độ sau đại học, chủ yếu dà nh cho hai trình độ Tiến Sĩ và Thạc Sĩ nghiên cứu. Nội dung chương trình học và mức độ tà i trợ do nhà trường quyết định. website của Bộ Giáo Dục Úc)http://www.dest.gov.au/highered/scholarships.htm#AustralianUniversityScholarships có những kết nối đến các trường đại học. Qua những kết nối nà y các bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết về các chương trình học bổng của các trường đại học.

các bạn cũng có thể ghé thăm một số khu mạng để tìm hiểu thông tin tổng hợp về các chương trình học bổng trợ giúp học sinh Úc du học ở nước ngoài, và học sinh từ nước ngoài đến Úc du học. Một trong những khu mạng nà y có tên là Joint Academic Scholaship Online Network (JASON). Lẽ dĩ nhiên các khu mạng khác cũng có thể có những thông tin tương tự. Tuy nhiên đây không phải là những website được chính phủ hậu thuẫn, cũng không phải là những khu mặng do chính phủ thà nh lập.

Chương trình học bổng do các tổ chức khác tài trợ

Một số tổ chức từ thiện và tổ chức quốc tế cũng có các chương trình học bổng dà nh cho du học sinh. các bạn cần nộp đơn xin học bổng tại văn phòng đại diện các tổ chức nà y ở trong nước.

website Hiệp Hội Các Trường Ðại Học Khối Thịnh Vượng Chung (Association of Commonwealth Universities) có thông tin hướng dẫn về các chương trình học bổng dà nh cho sinh viên thuộc khối Thịnh Vượng Chung muốn theo đuổi chương trình sau đại học. Ðây là các chương trình học bổng của chính phủ và của các tổ chức như Rotary Quốc Tế, Ngân Hà ng Thế Giới, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Ngân Hà ng Phát Triển Á Châu, Liên Hiệp Quốc, Quỹ Rockefeller và một số tổ chức khác.
 
Cuộc sống tại Úc.

Học sinh các nước trên thế giới chọn Úc làm nơi học tập không chỉ vì Úc có một hệ thống giáo dục và đào tạo có chất lượng mà còn vì một số đặc điểm khác như trường sở rộng rãi rất thích hợp cho các hoạt động xã hội, thể thao và các sinh hoạt ngoài trời khác. Các cơ sở giáo dục thường tọa lạc tại các địa điểm trung tâm, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về sự hiện đại của các thành phố cũng như các phương tiện giải trí tại Úc. Vào những dịp nghỉ cuối học kỳ, các bạn có thể đi chơi xa, ghé thăm những cảnh đẹp thiên nhiên và hùng vĩ của Úc.

Ngoài ra du học sinh còn có cơ hội tham gia các sinh hoạt văn hóa và sinh hoạt của các cộng đồng tại Úc.

Các vấn đề tiền bạc

Ngân sách chi tiêu
các bạn nên có một kế hoạch chi tiêu bao gồm các phí tổn như chỗ ở, thực phẩm, di chuyển, quần áo và giải trí. Nếu có con nhỏ, các bạn cũng cần tính toán chi phí giữ trẻ.

Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Úc chi khoảng 320 Úc kim cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 Úc kim một tuần. Một điều cần lưu ý, các con số trên chỉ mang tính chất hướng dẫn. Thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người

Tiền tệ và ngân hàng
Ðồng Úc kim hay đô-la Úc là đơn vị tiền tệ chính thức duy nhất tại Úc. Khi đến Úc, các bạn có thể đổi ngoại tệ sang Úc kim tại các quầy đổi tiền ở phi trường, ngân hàng hoặc tại khách sạn. các bạn có thể dùng trực tiếp các loại ngân phiếu du lịch (travellers cheque) nếu giá trị của ngân phiếu du lịch được tính bằng đơn vị đồng Úc kim. Nếu không, các bạn có thể vào ngân hàng đổi các chi phiếu này ra tiền Úc. các bạn cũng có thể đổi chi phiếu du lịch sang tiền mặt tại các khách sạn lớn và một số cửa tiệm.

Tốt hơn hết là các bạn nên mở một trương mục ngân hàng ở Úc. Ðể mở trương mục ngân hàng, các bạn cần mang theo chiếu khán tức thị thực và giấy tờ chứng minh nơi cư ngụ. Các dịch vụ ngân hàng ở Úc có sự cạnh tranh ráo riết giữa các ngân hàng. Úc có hơn 20 công ty tài chánh trong và ngoài nước. Các ngân hàng lớn đều có chi nhánh tại các thành phố và các trung tâm khu vực. Hầu hết các trung tâm thương mại đều có các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine). các bạn có thể dùng các máy ATM để ký gởi hoặc rút tiền hầu như bất kỳ lúc nào. Ða số các cửa hàng lớn, các siêu thị và các cửa tiệm bán hàng chuyên có trang bị tiện nghi trả tiền điện tử (EFTPOS). Với tiện nghi này, khách hàng có thể dùng các loại thẻ ngân hàng để thanh toán tiền mua đồ và trong một số trường hợp còn có thể rút thêm tiền mặt nữa.

Giờ ngân hàng mở cửa

9.30 giờ sáng - 4.00 giờ chiều
Thứ Hai - Thứ Năm

9.30 giờ sáng - 5.00 giờ chiều
Thứ Sáu

Một số ngân hàng có mở cửa sáng thứ Bảy

Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng được sử dụng rất phổ biến trong việc mua bán tại Úc. Các loại thẻ tín dụng phổ thông được các cơ sở thương mại chấp nhận bao gồm các thẻ American Express, Bankcard, Diners International, Mastercard, Visa và một số thẻ tín dụng có liên kết với các công ty tài chánh này.

Hệ thống tiền tệ
Úc áp dụng hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân với đơn vị cơ bản là đô-la (dollar) và xu (cent). Một đô-la bằng 100 xu. Tiền giấy có 5 loại trị giá: 5, 10, 20, 50 và 100 đô-la. Tiền cắc gồm có các đồng 5 xu, 10 xu, 20 xu và 50 xu màu bạc, và đồng 1 đô-la và 2 đô-la màu hoàng kim.

Tiền giấy hiện tại của Úc được làm bằng loại giấy nhựa tổng hợp và là loại tiền giấy nhựa được sử dụng đầu tiên trên thế giới. Bằng vào việc sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất loại tiền giấy nhựa, Úc đã viết lại các tiêu chuẩn thiết kế của thế giới. Kỹ thuật sản xuất tiền giấy bằng giấy nhựa tổng hợp chẳng những mang lại nhiều lợi ích về mặt an ninh mà còn là một thí dụ điển hình cho thế giới noi theo về các khái niệm sạch sẽ, có trách nhiệm đối với môi sinh, và tái sinh.

Tiền buộc-boa
Úc không có tập tục cho tiền buộc-boa. Các khách sạn và nhà hàng cũng không áp dụng lệ phí phục vụ. Tại những nhà hàng sang trọng, khách hàng thường thưởng cho nhân viên phục vụ (bồi bàn) một món tiền buộc-boa, khoảng 10% hoặc ít hơn chi phí ăn uống, nếu cảm thấy được phục vụ chu đáo và tận tình.

các bạn có thể phải trả tiền khuân vác tại các nhà ga. Riêng tại các khách sạn, đây là một dịch vụ miễn phí. Nói chung việc cho tiền buộc-boa tùy thuộc vào sở thích cá nhân chứ không bắt buộc tại Úc.

Cách sống

Sạch sẽ, an toàn, quốc tế
Học sinh thuộc nhiều nơi trên thế giới chọn đến Úc du học vì Úc, ngoài nền giáo dục nổi tiếng thế giới, còn là một xã hội có nền văn hóa đa dạng và du học sinh được tiếp đãi tận tình. Với một tỉ lệ tội phạm thấp và những đạo luật kiểm soát súng đạn gắt gao, Úc là nơi có môi trường an toàn cho việc học tập và đi lại. Là một trong những quốc gia có mức sống cao nhất thế giới, Úc có những hệ thống chuyên chở hiện đại, đầy đủ phương tiện giao thông liên lạc, các trung tâm buôn bán với đủ loại mặt hàng và các dịch vụ y tế hảo hạng.

Các phong cảnh thiên nhiên đặc biệt cùng với thái độ thân thiện và cá tính riêng biệt đã là những nguyên nhân hấp dẫn du khách trên thế giới đến Úc. Úc có một nền nghệ thuật phong phú và rất năng động trong việc bảo tồn cũng như trưng bày các di sản văn hóa đa dạng.

Người dân Úc cũng có ý thức trong lãnh vực môi sinh và hăng say bảo tồn các cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước. Chiến dịch Làm Sạch Nước Úc (Clean Up Australia) đã được nhiều nước trên thế giới noi theo.

Y tế
Úc có một hệ thống y tế rất hoàn hảo. Toàn thể dân chúng Úc có nghĩa vụ đóng thuế Medicare (một hình thức bảo hiểm y tế) để tài trợ hệ thống y tế công cộng. Nhờ đó dân chúng Úc ai cũng có thể sử dụng hệ thống y tế công cộng như bác sĩ, nhà thương và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Dân chúng có thể gia nhập các quỹ bảo hiểm y tế tư nhân để được hưởng một số quyền lợi ưu tiên do các dịch vụ y tế tư nhân cung cấp. Ngoài những dịch vụ y tế thông thường, giống như các dịch vụ y tế tại hầu hết mọi nơi trên nước Úc, các sơ sở giáo dục còn có những dịch vụ y tế và tư vấn đặc biệt cho du học sinh.

Tất cả mọi học sinh đến Úc du học đều phải đóng bảo hiểm y tế OSHC (Overseas Student Health Cover) dành cho du học sinh trong suốt thời gian học tập.

Thức ăn
Úc có nhiều loại thức ăn rất ngon. Các loại thức ăn của Úc như cá, thịt và rau quả có chất lượng cao được xuất cảng khắp nơi trên thế giới. Các khu chợ trái cây của Úc bày bán đủ loại rau quả và chắc chắn là các bạn có thể tìm mua những loại thực phẩm quen dùng ở quê nhà.

Úc có những nhà hàng và quán ăn bán đủ món ăn của các nước trên thế giới. các bạn có thể tìm thấy những nhà hàng lịch sự và những quán rượu điển hình của dân Úc. Các nhà hàng sắc tộc có các món ăn thuần túy dân tộc của nhiều nước. các bạn có thể ăn uống tại các quán cà phê và các quán rượu nhỏ với giá phải chăng, và các bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm bán đồ ăn tay cầm (takeaway) thuộc các công ty thức ăn lớn trên thế giới. Những ai có đầu óc phiêu lưu mạo hiểm có thể thử qua các món đặc sản của Úc.

Ðiện năng
Úc sử dụng điện thế xoay chiều 240/250V, 50 chu kỳ. Ðầu cắm điện 3 chấu của Úc rất an toàn. Ða số các thiết bị điện mang từ nước ngoài vào đều cần các thiết bị tiếp hợp. các bạn có thể cần thêm cục biến thế nếu thiết bị điện của các bạn sử dụng điện thế khác với điện thế ở Úc.

Phương tiện chuyên chở
Là một trong những nước có mức sống cao nhất thế giới, Úc có những phương tiện chuyên chở hiện đại. Hệ thống chuyên chở công cộng rộng lớn của Úc bao gồm các hệ thống xe lửa, xe buýt, xe điện, phà, hai hãng hàng không lớn và một số hãng hàng không khu vực. Thủ đô, các thủ phủ và các thành phố lớn được chia vùng. các bạn cần biết thời gian di chuyển và nơi đến thuộc khu vực nào để có thể mua đúng loại vé yêu cầu. Vé xe có bán tại các trạm xe lửa, xe buýt, xe điện và các tiệm bán báo.

Du khách nước ngoài gồm cả du học sinh được quyền lái xe hơi tại Úc nếu đã có bằng lái xe chính thức tại quê nhà. Tuy nhiên, nếu bằng lái xe không được ghi bằng Anh ngữ, du khách cần mang theo bản dịch Anh ngữ có chứng nhận được phép lái xe. Nếu chỉ có bằng lái xe quốc tế không thôi, các bạn có thể sẽ không được phép lái xe tại Úc.

Ngoài những phương tiện chuyên chở công cộng kể trên, các bạn có thể sử dụng phương tiện xe tắc xi có trang bị đồng hồ tính cước phí tại hầu hết các thành phố lớn ở Úc. các bạn có thể đón tắc xi tại các trạm xe, phía trước các khách sạn hoặc trung tâm buôn bán. Ngoài ra các bạn cũng có thể đón xe tắc xi ngay ở ngoài đường. các bạn có thể nhận biết xe tắc xi có khách hay không bằng cách nhìn bảng hiệu hoặc đèn báo trên nóc xe. Ngoài cước phí tính theo đoạn đường di chuyển, các bạn còn phải trả thêm cước phí tối thiểu, gọi là cước phí thuê xe. Tuy nhiên các bạn không bắt buộc phải cho tài xế tắc xi tiền buộc-boa.

Thương mại
Các thành phố lớn của Úc đều có những trung tâm thương mại hiện đại.

Giờ buôn bán thông thường

9.00 giờ sáng - 5.30 giờ chiều
7 ngày trong tuần

mở cửa đến 9.00 giờ tối
Thứ Năm hoặc thứ Sáu

Một số siêu thị mở cửa 24 giờ mỗi ngày
7 ngày trong tuần

Ðiện thoại
Úc có một hệ thống điện thoại hiện đại. Nhiều hộ tư nhân hiện đã có tiện nghi truy cập mạng internet. Nhà bưu điện và các trung tâm buôn bán đều có điện thoại công cộng và thường được gắn ở các góc đường. các bạn có thể sử dụng điện thoại công cộng bằng tiền cắc hoặc thẻ điện thoại (phonecard). Ðây là loại thẻ trả tiền trước với trị giá 5, 10, 20 hoặc 50 Úc kim và các bạn có thể mua các thẻ này tại các tiệm bán lẻ. Ngoài ra các bạn còn có thể dùng thẻ tín dụng như American Express, Visa, Master và Diners International đối với một số loại điện thoại tín dụng. Loại điện thoại này thường được gắn tại phi trường, trung tâm thành phố và khách sạn.

Ðiện thoại di động là một phương tiện liên lạc rất phổ biến tại Úc. các bạn có thể mua điện thoại di động tại các quần bán lẻ.

Giải trí

Những điều du học sinh có thể làm trong lúc rảnh rỗi
Thể thao và thú tiêu khiển
Người Úc rất ham mê thể thao và các sinh hoạt tiêu khiển ngoài trời, và được thế giới biết đến qua những thành tích cá nhân và đồng đội. Việc tổ chức thành công Thế Vận Hội Olympic năm 2000 cho thấy Úc là nơi lý tưởng để tổ chức các cuộc tranh tài và đại hội quốc tế.

Úc có hơn 120 tổ chức thể thao ở cấp quốc gia và hàng ngàn các tổ chức, cơ sở thể thao ở cấp tiểu bang, khu vực và địa phương. Theo ước tính, Úc có khoảng 6 triệu 500 ngàn dân (tức một phần ba dân số trong nước) đăng ký tham gia các hoạt động thể thao. Ngoài 120 tổ chức thể thao nêu trên, người dân Úc còn tham gia các phong trào thể dục thể thao như đi rừng, câu cá, chèo thuyền và các bộ môn thể thao dưới nước.

Giải trí

Các cơ sở giáo dục của Úc rất rộng rãi, thích hợp cho các hoạt động xã hội, thể thao và các sinh hoạt ngoài trời khác. Các cơ sở này thường tọa lạc tại các địa điểm trung tâm, tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học hỏi kinh nghiệm về sự hiện đại của các thành phố cũng như các phương tiện giải trí tại Úc. Ngoài ra du học sinh còn có rất nhiều cơ hội vui chơi với bạn bè.

Du lịch
Vào những dịp nghỉ cuối học kỳ, các bạn có thể đi chơi xa, ghé thăm những cảnh đẹp thiên nhiên và hùng vĩ của Úc như các công viên quốc gia, vùng biển san hô Great Barrier Reef, Kakadu, Uluru và Tasmania Wilderness.

Văn hóa

Nghệ thuật của Úc
Nghệ thuật đương đại Úc phản ánh các truyền thống văn hóa lâu đời nhất của thế giới, đồng thời phản ánh tính chất văn hóa đa nguyên, đa dạng của Úc. Các cộng đồng trong lãnh vực nghệ thuật hình ảnh và biểu diễn của Úc được thế giới ca ngợi vì những thể hiện linh động, nguyên thủy và sắc bén trong những tác phẩm hội họa, văn chương, sân khấu, phim ảnh, ca múa, nhạc cổ điển và nhạc rốc đương đại.

Viện Bảo Tàng Quốc Gia Úc, tọa lạc tại Viện Nghiên Cứu Người Thổ Dân và Dân Ðảo Torres Strait ở thủ đô Canberra, đã được khai mạc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Liên Bang Úc năm 2001. Ngoài ra Úc còn có hơn 1000 viện bảo tàng khác trên toàn quốc

Chủ Nghĩa Văn Hóa Ða Nguyên (Ða Văn Hóa)
Với hơn 100 sắc dân trên thế giới đến định cư lập nghiệp, có thể nói Úc là một trong những nước có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới. Sự kết hợp độc đáo giữa các nền văn hóa của người thổ dân, của người Tây Phương đến Úc lập nghiệp ban đầu và của các sắc tộc di dân đến Úc sau này đã tạo cho xã hội Úc một nền văn hóa đa nguyên đầy năng động.



Tỉ lệ người Úc sinh ở nước ngoài
25%

Tỉ lệ người Úc có cha hoặc mẹ sinh ở nước ngoài
25%

Úc có thành phần di dân đến từ hơn 140 nước trên thế giới

Người Úc gốc Châu Á
1 million

Người Úc có tổ tiên là người thổ dân và dân đảo Torres Strait
2%


Nhờ các thành phần du học sinh, khuôn viên nhà trường và cộng đồng ở Úc mới có được một sắc thái văn hóa đa dạng và phong phú. Ðây là đặc điểm được người dân Úc hết sức quý trọng. Chúng tôi sẽ hết sức lo lắng và giúp đỡ cho du học sinh mau chóng hội nhập vào cuộc sống ở Úc. Dĩ nhiên du học sinh cũng sẽ gặt hái được nhiều lợi ích qua việc học tập tại Úc và có được những tình bạn lâu dài.

Ngôn ngữ

Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức của Úc. Nước Úc là một xã hội văn hóa đa dạng, dân chúng bao gồm các thành phần di dân đến từ nhiều nước trên thế giới, do đó Úc còn có thêm một số ngôn ngữ cộng đồng và lẽ dĩ nhiên có nhiều người Úc thông thạo các ngôn ngữ này. Theo thống kê, Úc có hơn 2 triệu 400 ngàn người sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng Anh ở nhà. Riêng trong lãnh vực giáo dục và đào tạo, khoảng 15 phần trăm số người đi học, đang nằm trong độ tuổi lao động, đã chọn tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai. Nói một các khác, tiếng mẹ đẻ của họ không phải là tiếng Anh. Hơn 800 ngàn người Úc, ngoài tiếng Anh, còn nói một ngôn ngữ trong Liên Hiệp Âu Châu tại nhà, và hơn 800 ngàn người Úc khác nói một ngôn ngữ Á Châu ở nhà.

Ở Úc, không những các bạn có cơ hội trau giồi Anh ngữ qua những khóa đào tạo chuyên môn trong môi trường nói tiếng Anh, mà các bạn còn có thể theo học một số ngoại ngữ được giảng dạy trong các lãnh vực giáo dục khác. Dân chúng sinh sống tại khu vực thành thị phát âm hơi khác so với dân chúng sinh sống tại vùng đồng quê, nhưng so với các nước như Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada thì sự khác biệt này là không đáng kể. Ở Canada, dân chúng tại một số nơi lại nói tiếng Pháp thay vì tiếng Anh. Trong thời gian học Anh ngữ tại Úc, các bạn sẽ có cơ hội học hỏi một số tiếng lóng và chắc chắn các bạn sẽ có những dịp cười thoải mái khi giải thích những từ lóng này cho bạn bè và người thân ở quê nhà.

Tôn giáo
Ða số dân chúng theo đạo Cơ Ðốc, nhưng ngoài Cơ Ðốc Giáo, Úc còn có rất nhiều tôn giáo khác. Người dân Úc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. các bạn có thể tìm thấy nhà thờ, thánh đường Hồi giáo, chùa chiền và nơi thờ phượng của các tôn giáo tại hầu hết các thành phố lớn. Một số đại học còn có cả các nhón tín ngưỡng riêng trong trường.

Lịch sử nước Úc

Úc là quê hương của các truyền thống văn hóa lâu đời nhất trên thế giới. Chứng tích tại một số nơi cho thấy con người đã có mặt tại đại lục này cách đây 40 ngàn năm. Một cuộc khảo cứu hồi gần đây tại vùng tây bắc nước Úc đã xác định nghệ thuật đồ đá trong khu vực có độ tuổi khoảng 175 ngàn năm. Người thổ dân Úc có rất nhiều truyện cổ tích đầy tính sáng tạo và một truyền thống huyền bí giải thích mối liên hệ gắn bó của họ với đại lục này.

Sự định cư
Ngày 26 tháng Giêng năm 1788, người Âu Châu đặt chân đến cảng Jackson (Port Jackson) và định cư ở đấy. Cảng Jackson chính là tiền thân của Sydney ngày nay. Úc hiện có hơn 19 triệu dân. Người Á châu là một trong mười nhóm di dân đến Úc đông nhất theo diện gia đình.

Cơ chế chính phủ và chính trị

Úc là một xã hội dân chủ. Mọi vấn đề chính trị đều được đem ra bàn thảo. Tự do ngôn luận là nền tảng của một xã hội dân chủ và người dân Úc không ngần ngại lên tiếng bày tỏ quan niệm của họ về những vấn đề chính trị và những vấn đề gây nhiều tranh luận. Mọi công dân Úc từ 18 tuổi trở lên phải thi hành nghĩa vụ của một cử tri trong các cuộc bầu cử cấp địa phương, tiểu bang và liên bang.

Ba cấp chính phủ

Chính Phủ Liên Bang do Thủ Tướng lãnh đạo:
Chịu trách nhiệm về những vấn đề ở cấp quốc gia như quốc phòng, mậu dịch, ngoại vụ và thông tin liên lạc

Chính Quyền Tiểu Bang do Thủ Hiến lãnh đạo:
Bổ sung các hoạt động của chính phủ liên bang đặc biệt trong các lãnh vực giáo dục, an sinh xã hội và bảo vệ luật pháp

Chính Quyền Ðịa Phương do Hội Ðồng Thành Phố (được dân chúng địa phương bầu ra) quản trị:
Chịu trách nhiệm về các hoạt động địa phương như lên kế hoạch cho thành phố, soạn thảo và áp dụng các quy định về xây dựng và xử lý vật liệu phế thải.


Cơ chế quốc hội được dựa theo hệ thống Wesminter. Hệ thống pháp lý của Úc được dựa cơ bản trên các thông lệ. Ngày 01 tháng Giêng năm 2001, nước Úc đã kỷ niệm 100 năm ngày thành lập chính phủ liên bang.

Úc theo chế độ quân chủ lập hiến và là thành viên trong Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth). Do đó Nữ Hoàng Anh Quốc Elizabeth Ðệ Nhị cũng là nữ hoàng của dân chúng Úc. Nói một cách khác, Nữ Hoàng Elizabeth Ðệ Nhị, mà đại diện là ngài Tổng Toàn Quyền (Governor-General), cũng là người đứng đầu nước Úc. Chính Phủ Liên Bang Úc do dân bầu ra.

Dân chúng Úc đã tranh luận sôi nổi về việc chuyển chế độ quân chủ lập hiến sang chính thể cộng hòa trước khi cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào năm 1999. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy đa số dân chúng Úc vẫn muốn duy trì chế độ quân chủ lập hiến.

Ðịa Lý Nước Úc II


Nước Úc là một vùng đất của nhiều tương phản: các bờ biển cát vàng, các vùng biển san hô với đủ loại thực vật và sinh vật dưới biển, các khu rừng nhiệt đới, các rặng núi, các đồng cỏ phì nhiêu và một số sa mạc.

Là một trong những đại lục lâu đời nhất trên thế giới, Úc có chiều rộng có thể so sánh bằng khoảng cách kéo dài từ Kuala Lumpur đến Ðài Bắc, và chiều dài từ Singapore đến Manila. Úc là nước duy nhất trên thế giới vừa là một quốc gia vừa là một đại lục. Nước Úc được bao bọc bởi hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Ðộ Dương. Về mặt địa chất, Úc có một bề mặt tương đối bằng phẳng và cũ.

Các Tiểu Bang và Lãnh Thổ Úc
Bấm vào một trong những kết nối dưới đây để biết thêm chi tiết về hình thể địa lý cũng như khí hậu tại mỗi tiểu bang và lãnh thổ Úc.

Lãnh Thổ Thủ Ðô (Australian Capital Territory)
New South Wales
Victoria
Tasmania
Queensland
Nam Úc (South Australia)
Lãnh Thổ Bắc Úc (Northern Territory)
Tây Úc (Western Australia)

[flash=src=http://studyinaustralia.gov.au/Sia/Flash/vi/smallmap.swf width=500 height=200][/flash]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Liên lạc

Thành Phố Hồ Chí Minh
Bà Nguyễn Hồng Hà
Quản Lý AEI/AEC, Tp. HCM
Tầng trệt, Landmark Building
5B Ðường Tôn Ðức Thắng
Quận 1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ðiện thoại:
+ 84 8 825 6560

Fax:
+ 84 8 825 6559

Ðiện thư:
[email protected]

Website:
http://www.ausinvn.com/


Hà nội
Bà Hoàng Vân Anh
Quản Lý AEC, Hà nội
Đại sứ quán Ôxtrâylia
Số 8 Phố Đào Tấn
Quận Ba Đình
HÀ NỘI

Điện thoại: + 84 4 831 7726
Fax: + 84 4 831 7709
Điện thư: [email protected] hoặc
[email protected]

Bài viết trên được trích từ trang web về du học của chính phủ Úc http://studyinaustralia.gov.au/
 
Xin hỏi ở UC' hiện giờ có ngành hóa dầu mà học cao học không ạ. Hiện tại em muốn học mà thây ở Uc' ít trường có ngành hóa dầu quá. Nếu ai biêt xin chi giúp có học bổng thì càng tốt. Thu tục thế nào. Cám ơn trước
 
em cũng có ý định đi du học o UC nhưng theo em biết thì tìm được học bổng phù hợp là rất khó đúng k ah ?
mà muốn tìm đc trước hết phải có bằng IELTS đã mà em chưa co kinh nghiệm thi cho lắm
em phải làm sao bi giờ ?????????????

----------

em cực kì yếu phần viết luận luôn
mọi người có thể chỉ cho em trang web nào hay sách nào giúp viết luận tốt dc k ? thanks!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên