Chu Anh Duy
(boytotbung)
Điều hành viên
Doanh nghiệp bị trùng tên do thiếu luật
Trường quốc tế Hà Nội ở Cao Bá Quát (bảng hiệu trên) và Liễu Giai (biển dưới).
Hà Nội đang có hai cơ sở đào tạo đều mang tên “Trường quốc tế Hà Nội”, do hai ông chủ khác nhau lập nên và cùng có hoạt động giáo dục. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp đặt tên doanh nghiệp lộn xộn đang diễn ra trên cả nước. Tất cả đều từ kẽ hở pháp lý: không có luật.
Trường quốc tế Hà Nội ở đường Liễu Giai và Công ty TNHH Trường quốc tế Hà Nội ở phố Cao Bá Quát từ hơn một năm qua lần lượt đâm đơn kiện nhau về tên gọi. Cơ sở ở Liễu Giai thành lập từ lâu, thuộc sự quản lý của Sở Giáo dục đào tạo, còn Công ty ở Cao Bá Quát mới thành lập và hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch đầu tư. Hai tên gọi bằng tiếng Việt của họ đã vậy, đến tên giao dịch bằng tiếng Anh, đôi bên cũng tranh chấp: “Hanoi International School”. Sau thời gian dài tranh cãi, khiếu kiện, kể cả mời các chuyên gia về sở hữu công nghiệp tư vấn, mà không đi đến đâu, mới đây hai bên đã tự dàn hòa: tên tiếng Việt cùng chung phần Trường quốc tế Hà Nội, với đơn vị ở Cao Bá Quát thì gắn thêm phần đầu là Công ty TNHH; còn tên tiếng Anh, phía doanh nghiệp chấp nhận gọi lái là “Hanoi International College”.
Đây chỉ là một trường hợp điển hình của việc trùng tên doanh nghiệp trên cùng địa bàn một thành phố. Cách đây vài tháng, một công ty liên doanh sản xuất cần trục ở phía Nam đã có đơn khiếu nại Công ty TNHH NMC Hà Nội về việc trùng tên viết tắt. Có dấu hiệu cho thấy đây là việc trùng lặp cố ý, bởi bà giám đốc doanh nghiệp mới lập ngoài Bắc trước là cán bộ chủ chốt của đơn vị liên doanh kia.
Tình trạng lộn xộn trên đây một phần là do Điều 24 Luật Doanh nghiệp đã ra đời từ 3 năm nay nhưng chưa có hướng dẫn. Điều luật quy định: Tên của doanh nghiệp phải bằng tiếng Việt và có đăng ký; không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Trao đổi với VnExpress, ông Cao Bá Khoát, Vụ Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nội dung Điều 24 quá chung chung, ước lệ. “Tên ca sĩ Siu Black có phải là tiếng Việt? Ai đó muốn lấy chữ này đặt cho công ty của mình thì có được không?". Hay như cách hiểu ngầm lâu nay, tên đặt không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, cũng có thể gây suy diễn. Ở TP HCM đã có trường hợp một thương nhân đăng ký thành lập công ty có tên là An Nam. Ngay lập tức, một cán bộ lão thành cách mạng đã có ý kiến phản đối, cho rằng như vậy là “phạm húy". Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải có công văn hỏi Bộ Văn hóa thông tin về vấn đề này, và kết luận chung là: không thể cấm được.
Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh mới dừng lại ở việc hướng dẫn thương nhân chọn tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đơn vị khác đăng ký trước trên địa bàn tỉnh. Quy định như vậy đã không còn phù hợp, bởi hoạt động của doanh nghiệp đâu chỉ hạn chế ở một địa phương. Thế nên ở trường hợp tranh chấp tên viết tắt NMC, ông Đặng Minh Tuấn, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội đã phải "vượt thẩm quyền" thuyết phục bà giám đốc công ty phía Bắc đổi tên. "Cũng may mà người ta thông cảm, thay đổi tên cho. Còn gặp phải đối tượng khó tính thì tôi chịu, bởi luật hiện có cấm đặt tên trùng với đơn vị ở địa phương khác đâu", ông Tuấn nói.
Tên doanh nghiệp là một vấn đề lớn, không thể dùng văn bản của một bộ để hướng dẫn trên toàn quốc. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Sở hữu Công nghiệp nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành một nghị định hướng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp. Có thể, văn bản này sẽ phải liệt kê những từ “phạm húy” không được dùng khi đăng ký kinh doanh (như Thái Lan đã làm), hoặc yêu cầu chủ doanh nghiệp đăng ký tên trước một thời gian (như ở Trung Quốc) để rà soát, hạn chế việc trùng lắp với các công ty đã đăng ký trước đó.
Nghĩa Nhân
Trường quốc tế Hà Nội ở Cao Bá Quát (bảng hiệu trên) và Liễu Giai (biển dưới).
Hà Nội đang có hai cơ sở đào tạo đều mang tên “Trường quốc tế Hà Nội”, do hai ông chủ khác nhau lập nên và cùng có hoạt động giáo dục. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp đặt tên doanh nghiệp lộn xộn đang diễn ra trên cả nước. Tất cả đều từ kẽ hở pháp lý: không có luật.
Trường quốc tế Hà Nội ở đường Liễu Giai và Công ty TNHH Trường quốc tế Hà Nội ở phố Cao Bá Quát từ hơn một năm qua lần lượt đâm đơn kiện nhau về tên gọi. Cơ sở ở Liễu Giai thành lập từ lâu, thuộc sự quản lý của Sở Giáo dục đào tạo, còn Công ty ở Cao Bá Quát mới thành lập và hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch đầu tư. Hai tên gọi bằng tiếng Việt của họ đã vậy, đến tên giao dịch bằng tiếng Anh, đôi bên cũng tranh chấp: “Hanoi International School”. Sau thời gian dài tranh cãi, khiếu kiện, kể cả mời các chuyên gia về sở hữu công nghiệp tư vấn, mà không đi đến đâu, mới đây hai bên đã tự dàn hòa: tên tiếng Việt cùng chung phần Trường quốc tế Hà Nội, với đơn vị ở Cao Bá Quát thì gắn thêm phần đầu là Công ty TNHH; còn tên tiếng Anh, phía doanh nghiệp chấp nhận gọi lái là “Hanoi International College”.
Đây chỉ là một trường hợp điển hình của việc trùng tên doanh nghiệp trên cùng địa bàn một thành phố. Cách đây vài tháng, một công ty liên doanh sản xuất cần trục ở phía Nam đã có đơn khiếu nại Công ty TNHH NMC Hà Nội về việc trùng tên viết tắt. Có dấu hiệu cho thấy đây là việc trùng lặp cố ý, bởi bà giám đốc doanh nghiệp mới lập ngoài Bắc trước là cán bộ chủ chốt của đơn vị liên doanh kia.
Tình trạng lộn xộn trên đây một phần là do Điều 24 Luật Doanh nghiệp đã ra đời từ 3 năm nay nhưng chưa có hướng dẫn. Điều luật quy định: Tên của doanh nghiệp phải bằng tiếng Việt và có đăng ký; không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Trao đổi với VnExpress, ông Cao Bá Khoát, Vụ Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nội dung Điều 24 quá chung chung, ước lệ. “Tên ca sĩ Siu Black có phải là tiếng Việt? Ai đó muốn lấy chữ này đặt cho công ty của mình thì có được không?". Hay như cách hiểu ngầm lâu nay, tên đặt không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, cũng có thể gây suy diễn. Ở TP HCM đã có trường hợp một thương nhân đăng ký thành lập công ty có tên là An Nam. Ngay lập tức, một cán bộ lão thành cách mạng đã có ý kiến phản đối, cho rằng như vậy là “phạm húy". Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải có công văn hỏi Bộ Văn hóa thông tin về vấn đề này, và kết luận chung là: không thể cấm được.
Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh mới dừng lại ở việc hướng dẫn thương nhân chọn tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đơn vị khác đăng ký trước trên địa bàn tỉnh. Quy định như vậy đã không còn phù hợp, bởi hoạt động của doanh nghiệp đâu chỉ hạn chế ở một địa phương. Thế nên ở trường hợp tranh chấp tên viết tắt NMC, ông Đặng Minh Tuấn, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Hà Nội đã phải "vượt thẩm quyền" thuyết phục bà giám đốc công ty phía Bắc đổi tên. "Cũng may mà người ta thông cảm, thay đổi tên cho. Còn gặp phải đối tượng khó tính thì tôi chịu, bởi luật hiện có cấm đặt tên trùng với đơn vị ở địa phương khác đâu", ông Tuấn nói.
Tên doanh nghiệp là một vấn đề lớn, không thể dùng văn bản của một bộ để hướng dẫn trên toàn quốc. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin, Cục Sở hữu Công nghiệp nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành một nghị định hướng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp. Có thể, văn bản này sẽ phải liệt kê những từ “phạm húy” không được dùng khi đăng ký kinh doanh (như Thái Lan đã làm), hoặc yêu cầu chủ doanh nghiệp đăng ký tên trước một thời gian (như ở Trung Quốc) để rà soát, hạn chế việc trùng lắp với các công ty đã đăng ký trước đó.
Nghĩa Nhân