Hà Anh Tú
(tu l2)
New Member
Phần 1. Các Tiêu Chuẩn Khi Chọn Mua Máy Ảnh Số
Nhãn hiệu?
Độ phân giải (resolution) bao nhiêu?
Menu dễ sử dụng không?
Sử dụng loại thẻ nhớ nào?
Có thêm bao nhiêu chức năng phụ? (quay phim, ghi âm, chú thích bằng lời, webcam…)
Thời gian lưu ảnh có lâu không?
Màn hình LCD có lớn không?
Giá cả hợp lý không?
Có bảo hành không?
Có hỗ trợ kỹ thuật không?
Phần 2. Kiến thức cơ bản về máy ảnh số
Cấu tạo cơ bản của một máy ảnh số gồm: Ống kính (Lens), CCD (Charged Couple Device) và Thẻ nhớ (Memory Card)
Tìm hiểu về ống kính: nên chọn loại ống kính có chức năng “zoom quang học” (optical zoom) hơn là loại có chức năng “zoom điện tử” (digital zoom)
Zoom quang học (optical zoom): zoom quang học là zoom “thật”, hình ảnh được phóng to/thu nhỏ thông qua sự thay đổi khoảng cách giữa các thấu kính
Zoom điện tử (digital zoom): được thiết kế trên cơ sở các thuật toán nội suy trong lĩnh vực hình ảnh. Khuyết điểm: kết quả làm biến dạng (distort) ảnh, giảm độ phân giải, và làm cho ảnh không có chiều sâu thị trường (Depth Of Field)
zoom quang học luôn đắt tiền và tốt hơn zoom điện tử
Tìm hiểu về CCD & Super CCD:
Supper CCD:
Độ phân giải ánh cao hơn, 12 mega pixels
Độ nhạy sáng (ISO) cao hơn, ISO 1600
Quay phim ở độ phân giải cao hơn, 640x480
Các loại thẻ nhớ, lịch sử phát triển và kích thước
Năm
Sản Phẩm
Nhà Sản Xuất
K.Năng Lưu Trữ
Kich thuoc
Kich thuoc
1994
CompactFlash CF I/II
SanDisk
4GB
36.4mm x 42.8mm
1995
SmartMedia SM
Toshiba
128MB
45.0mm x 37.0mm
1997
MultiMedia Card MMC
ScanDisk
128MB
24.0mm x 32.0mm
1998
SecureDigital SD
Toshiba Matsushita
1GB
24.0mm x 32.0mm
1998
MemoryStick MS
Sony
256MB
21.5mm x 50.0mm
1998
MicroDrive MD
IBM
3GB
36.4mm x 42.8mm
2002
xD Picture Card DPC
Fujifilm - Olympus
256MB
20.0mm x 25.0mm
2003
MemoryStick Pro
Sony
1GB
21.5mm x 50.0mm
2003 MemoryStick DUO Sony - SanDisk 512M
*CF I dày 3mm, CF II dày 5mm
Độ Phân Giải Ảnh
Là số lượng tế bào thông tin có trong một bức ảnh. Ví dụ: một bức ảnh có độ phân giải 640 x 480 có nghĩa là bức ảnh đó có 307,200 pixel
Số pixel càng nhiều thì độ phân giải ảnh càng cao
Độ phân giải càng cao thì file ảnh càng lớn, càng tốn thẻ nhớ nhưng ảnh in ra càng đẹp
Độ phân giải càng cao thì màu sắc thể hiện càng rõ
Trước khi chụp ảnh, bạn phải quyết định xem sẽ dùng ảnh vào việc gì để có thể điều chỉnh độ phân giải hợp lý
Làm Thế Nào Để Biết Được In Khổ Ảnh Bao Nhiêu Là Đẹp?
Công thức tính khổ ảnh in
a pixels
300 ppi
x 2,54 cm = A cm
b pixels
300 ppi
x 2,54 cm = B cm
Pixel = picture element
DPI = dots per inch
PPI = pixels per inch
Độ Phân Giải Ảnh
Khổ Ảnh In Đẹp
640x480
0,3 mega pixels
4cm x 6cm
1280x960
1,2 mega pixels
9cm x 12cm
1440x960
1,4 mega pixels
1600x1200
1,9 mega pixels
10cm x 15cm
2048x1536
3,1 mega pixels
13cm x 18cm
2304x1536
3,5 mega pixels
2832x2128
6,0 mega pixels
20cm x 25cm
3024x2016
6,1 mega pixels
3040x2016
6,1 mega pixels
4256x2848
12,1 mega pixels
25cm x 38cm
Nguồn Pin
Các máy ảnh số ngốn pin với tốc độ đáng sợ khi sử dụng LCD và đèn flash. Nhiều máy ảnh sử dụng bốn pin AA. Một bộ pin alkaline bình thường có thể bị “hút kiệt” sau 15 - 20 phút.
Để giới hạn chi phí, điều quan trọng là tìm một máy ảnh có thể dùng pin sạc lại được. Có ba loại pin khác nhau trên thị trường là Nickel Cadmium ( NiCad), Nickel-Metal Hydride ( NiMH) và Lithium-Ion ( Li-Ion hoặc LiOn). Một máy ảnh có thể chấp nhận hai loại pin vì vậy xem kỹ đó là những loại nào.
Pin có gốc Nickel rẻ hơn Lithium đáng kể, nhưng pin Nickel hao điện nhanh nhiều hơn khi không sử dụng. Pin sạc thịnh hành nhất là NiCad. Một bộ pin NiCad dùng tốt trong nửa giờ của hoạt động cật lực. Chúng sạc lại nhanh chóng và có thể sạc lại khoảng 700 lần.
Đáng tiếc là pin NiCad bị " hiệu ứng nhớ ". Nguồn pin lưu được ngày càng ít hơn mỗi lần sử dụng nếu bạn sạc quá tải. Để tránh hiệu ứng nhớ, xả hết điện hoàn toàn pin trước khi sạc lại hoặc kiếm một chiếc xạc có chức năng tự ngắt khi sạc đủ.
Ngày nay, pin NiCad đang dần được thay thế bằng pin NiMH không bị những hiệu ứng nhớ và dùng lâu hơn 30% mỗi lần xạc. Bạn có thể dùng một giờ với một bộ pin NiMH, nhưng chúng cần nhiều thời gian hơn để nạp lại so với pin NiCad, lên đến trên 4 giờ. Pin Lithium dùng lâu hơn gấp đôi mỗi lần sạc so với pin NiMH, không có những hiệu ứng thẻ nhớ và ít hao điện khi không sử dụng. Cả pin NiMH lẫn những LiOn có thể dùng với khoảng 400 lần sạc.
Cách khác để tiết kiệm pin là tìm một máy ảnh có thể sử dụng bộ nắn dòng AC. Một máy ảnh tiêu thụ nhiều năng lượng khi nó tải ảnh xuống máy tính của bạn hoặc hiển thị những bức ảnh trên TV, vậy tốt nhất là cấp điện cho nó từ ổ cắm tường. Bạn có thể cũng chụp ảnh với máy ảnh cắm nguồn điện ngoài, nếu bạn không cần phạm vi chuyển động rộng.
Những Tính Năng Bổ Sung
Giao Diện
Dù bạn tải xuống những hình ảnh trực tiếp từ máy ảnh số của bạn xuống máy tính hay sử dụng một đầu đọc thẻ ngoài, thì kiểu giao diện cũng rất quan trọng. Phần lớn của những máy ảnh số dùng cáp nối qua cổng USB; vài kiểu cũng hỗ trợ cổng COM. Đầu đọc thẻ và những bộ chuyển đổi cũng có thể cắm vào cổng song song, cổng SCSI hoặc khe PC-card và có xu hướng tải xuống nhanh hơn.
Có hai tùy chọn tải xuống khác ít phổ biến hơn. Bạn có thể sử dụng cổng IR (hồng ngoại) để chuyển thông tin từ máy tính của bạn đến máy in mà không cần kết nối vật lý qua một sợi cáp. Giống như vậy, vài máy ảnh có khả năng tải không dây xuống máy tính của bạn nếu nó cũng có một cổng IR. Đây là một kiểu kết nối khá chậm, nhưng bù lại bạn sẽ không cần cắm thêm cáp.
Những người dùng quan tâm về tốc độ tối đa nên để mắt đến những bộ đọc thẻ và máy ảnh hỗ trợ kết nối FireWire (còn gọi là IEEE 1394). Kiểu cáp này như USB nhưng tốc độ truyền dữ liệu còn nhanh hơn. Hiện nay, giá thành FireWire vẫn còn hơi cao nên sẽ cần một thời gian nữa để các máy ảnh dưới dòng chuyên nghiệp hỗ trợ nó. Công nghệ này đã phổ biến ở các máy quay video kỹ thuật số.
Đường Ra TV (Video-out hay TV-out)
Một tính năng hữu ích cho mục đích trình diễn là đường ra TV. Nó cho phép bạn trình diễn những bức ảnh của bạn trên một TV hoặc máy chiếu. Tuỳ vào máy ảnh, bạn có thể tua các bức ảnh bằng tay, hoặc máy ảnh sẽ tự động trình diễn những bức ảnh đã chụp. Tuy nhiên, một khi những bức ảnh bị xoá khỏi thẻ nhớ của máy ảnh thì bạn không thể xem chúng trên TV nữa, trừ phi máy ảnh có phần mềm cho phép bạn tải những bức ảnh đó từ máy tính lên máy ảnh. Với khả năng này bạn có thể chú thích những bức ảnh của bạn trên máy tính của bạn rồi tải lại chúng vào trong máy ảnh để làm một slide-show chuyên nghiệp. Bạn có thể cũng ghi lại slide-show này với một VCR và thêm lời thuyết minh.
Chế Độ Cận Cảnh (Macro-mode)
Để chụp những bức ảnh đặc biệt cận cảnh như chụp ảnh một con tem hoặc bộ sưu tập tiền xu, bạn sẽ cần một máy ảnh với một chế độ cận cảnh. Một ống kính cận cảnh có thể hoạt động như một ống kính bình thường nhưng cũng cho phép bạn chụp một đối tượng gần đến 3cm. Chế độ cận cảnh làm việc tốt nhất ở khoảng cách 10-50cm.
Đèn Flash Gắn Sẵn
Đèn flash gắn sẵn là một đặc tính chung của các máy ảnh số và có phạm vi hoạt động từ 3-4.5m. Cho người dùng trung bình, autoflash cũng khá tốt. Nhưng có những chế độ flash khác có thể thuận lợi hơn trong những tình huống khác nhau. Hai chế độ flash hữu dụng làm chống mắt đỏ (red-eye reduction) và bù sáng (fill).
Chế độ mắt-đỏ giúp giảm bớt đôi mắt đỏ rực sáng vốn làm cho những bức ảnh gia đình trông giống như một đêm hội ngộ của những bóng ma. Nguyên nhân là do tròng mắt của chúng ta - mở rất lớn khi trời tối – phản xạ lại đèn flash.
Hai tia sáng được phát ra; lần đầu làm cho tròng mắt co bớt lại và tiếp theo là chụp. Chế độ bù sáng chỉ sử dụng đèn flash để bù vào những khoảng bóng đổ khi chụp ảnh vào những ngày nắng to. Chế độ tắt flash rất hữu ích để chụp ảnh trong những chỗ như nhà bảo tàng hoặc những buổi hòa nhạc, nơi không được phép dùnh đèn flash.
Tính Thuận Tiện
Không giống những máy ảnh phim truyền thống, máy ảnh số có thể thay đổi hình dạng một cách thoải mái. Có cái thì nhìn tương tự những máy ảnh truyền thống, cái khác được thiết kế giống máy quay video hơn. Kích thước của chúng có thể nhỏ tới mức bạn có thể bỏ vào trong cái túi áo bạn cho tới những thứ mà phải là treo trên cổ của bạn hoặc cần phải cầm bằng hai tay.
Nói chung, càng nhiều tính năng, máy ảnh càng cồng kềnh hơn và lớn hơn. Đó là tại sao những máy ảnh loại nhỏ chỉ nặng khoảng 300g còn những máy chuyên nghiệp có thể nặng hơn 1kg. Cũng nên cân nhắc các nút điều khiển của máy ảnh có dễ bấm không. Cuối cùng, kiểu thiết kế là điều đáng lưu tâm với những gì mà bạn cảm nhận từ nó trong tay của bạn.
Tính Tương Thích
Đa số các máy ảnh tương thích với cả Windows lẫn Mac. Nhưng phần mềm đi kèm với máy ảnh có thể hỗ trợ một hệ điều hành này tốt hơn cái khác. Cũng kiểm tra xem thấy máy tính của bạn hỗ trợ kiểu kết nối nào. Nếu một máy ảnh lưu những bức ảnh trên một PC-card, thì ví dụ, bạn có thể phải mua một bộ chuyển đổi cho máy tính của bạn.
Phần Mềm
Phần mềm cơ bản mà đi cùng một máy ảnh số cho phép bạn tải ảnh từ máy ảnh xuống máy tính của bạn. Đây thường là phần mềm độc quyền nên bạn không thể tải xuống máy tính của bất cứ ai khác. Phụ thuộc vào chương trình, bạn có thể xem những bức ảnh thu nhỏ trước và sau đó quyết định những bức ảnh nào bạn muốn tải xuống trong số đó. Cũng nên tìm hiểu bạn có thể tải xuống tất cả ảnh cùng một lúc hay phải tải từng cái một. Xu hướng hiện nay là các máy ảnh số cho phép máy tính sử dụng Windows2000 hoặc WindowsXP có thể tải ảnh vào máy tính mà không cần phần mềm (chỉ cài trình điều khiển USB - nếu cần). Khi đó máy ảnh sẽ được coi như một thiết bị lưu trữ di động (removable disk).
Những bộ phần mềm tốt cũng bao gồm phần mềm sửa ảnh. Những chương trình này thường bị giới hạn hoặc là phiên bản thu gọn của những chương trình đồ hoạ như Adobe PhotoDeluxe. Nếu bạn muốn can thiệp sâu vào bức ảnh, bạn có thể phải nâng cấp lên một phiên bản đầy đủ tính năng, nhưng những phiên bản giới hạn thường cũng đủ cho những chỉnh sửa thông thường.
Sẽ tốt hơn nếu máy ảnh của bạn đi với phần mềm tạo album ảnh, vì máy ảnh thường đặt tên file cho những bức ảnh của bạn chẳng liên quan gì đến nội dung mà bức ảnh miêu tả. Những chương trình này thường rất đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tiện theo dõi những bức ảnh của bạn.
Những Tính Năng Cao Cấp
Thời Gian Trễ
Nhiếp ảnh số yêu cần kiên nhẫn nhiều hơn nhiếp ảnh truyền thống. Khi bạn nhấn nút chụp, máy ảnh không “chớp” lấy bức ảnh ngay lập tức. Nó cần từ 1-2 giây để tích điện chip CCD và tối ưu hóa những thông số như tiêu cự, độ mở ống kính và cân bằng màu, hoặc nháy đèn flash để giảm hiện tượng mắt đỏ, sau đo bức ảnh mới được chụp.
Có một khoảng trể từ 2-30 giây giữa những lần chụp khi máy ảnh bận xử lý, nén và lưu bức ảnh. Những máy ảnh càng mới ra, thì thời gian trễ càng ngắn lại. Đa số các máy ảnh cũng tự động tắt máy sau 30 giây tới 5 phút để tiết kiệm pin. Một số máy cho phép bạn tắt chức năng này, nhưng bộ pin của ban sẽ nhanh chóng “ra đi”. Bạn cũng có thể phải đợi một số giây nữa khi máy ảnh bật lên lại để chụp tiếp.
Chế Độ Chụp Liên Tục (Continous-mode hay burst-mode)
Thời gian trễ cố hữu có thể làm động tác chụp nhanh gặt khó khăn. Bạn có thể kiếm máy ảnh với một chế độ chụp liên tục đặc biệt cho phép máy ảnh chụp vài bức ảnh trong một lúc bằng việc nhấn và giữ nút chụp xuống. Những bức ảnh có thể được chụp với tốc độ 1-3 ảnh /giây và lên tới 15 ảnh trong một lần bấm. Trong chế độ chụp liên tục, một máy ảnh hoặc ghi những hình ảnh ở thấp hơn hoặc tạm thời cất giữ những hình ảnh trong bộ nhớ trong của nó và đợi để làm tất cả việc xử lý, nén và lưu vào lúc cuối cùng. Phương pháp mới này không giảm bớt độ phân giải.
Độ Nhạy (Sensitivity)
Khi bạn mua phim, nó có những tốc độ khác nhau được định nghĩa bởi những số ISO ( VD: 100, 400). Những máy ảnh số cũng có ISO khác nhau. Tốc độ càng cao, phim càng nhạy với ánh sáng, bởi vậy phim tốc độ 100 thì tốt cho những chụp ngoài trời, còn phim 400 tốt hơn cho chụp trong nhà. Phim nhanh hơn cũng cần để chụp những chuyển động nhanh. Việc cân nhắc khi chọn ISO của một máy ảnh số cũng giống hệt như vậy. Nên lưu ý điều kiện ánh sáng và kiểu đề tài mà bạn định chụp và chọn một ISO tương ứng. ISO có phạm vi từ 100-3200, và vài máy ảnh có nhiều chế độ ISO, điển hình là 100, 200 và 400.
Điều Khiển Bằng Tay (Manual-mode)
Nếu bạn phụ trách một câu lạc bộ nhiếp ảnh trong trường trung học và muốn thể hiện máy ảnh số, bạn có thể phải tốn thêm một số tiền để có một máy với nhiều khả năng điều khiển bằng tay hơn. Đa số các máy ảnh tự động đặt tiêu cự, tốc độ khẩu độ và cửa trập, nhưng những thông số đó sẽ không phải luôn luôn cho bạn những hiệu ứng bạn muốn. Tiêu cự bằng tay cho phép bạn chọn cái gì sẽ sắc nét nhất trong tiêu cự.
Việc mở hoặc đóng khẩu độ điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy ảnh. Bạn có thể bù cho ánh sáng yếu bằng việc đặt khẩu độ lớn hơn hoặc f-stop. F-stop càng cao, khẩu độ càng nhỏ, ánh sáng vào càng ít. Một máy ảnh có phạm vi f-stop càng rộng thì bạn càng có khả năng điều khiển. Phạm vi f-stop tiêu biểu từ f2.8 tới f16.
Tốc độ cửa trập quyết định bộ cảm biến hình ảnh / phim được phơi sáng bao lâu. Để chớp được những chuyển động nhanh bạn có thể tăng tốc độ cửa trập. Giảm bớt tốc độ cửa trập có thể bù lại điều kiện ánh sáng thấp hoặc tạo ra hiệu ứng làm mờ sự chuyển động. Tốc độ cửa trập có thể từ 15 giây đến 1/10.000 của một giây, nhưng một phạm vi trung bình là 1/2 tới 1/500 của một giây.
Sự Bù Sáng (Exposure Compensation)
Bạn có thể dàn xếp giữa tự động và đặt bằng tay với một tính năng gọi là sự bù sáng, nó cho phép bạn làm tối đi hoặc sáng lên một bức ảnh trong khi vẫn trong chế độ tự động.
Sự bù sáng thường có phạm vi từ +2 đến -2 tương đương với đầy đủ, một nửa hoặc một phần ba theo hướng tăng dần. Những máy ảnh tự động có thể gặp khó khăn với những cảnh rất sáng, rất tối hoặc có độ tương phản cao.
Chụp Bấm Giờ (Self-Timer)
Nếu bạn muốn có đủ mặt mọi người trong các bức ảnh tập thể hoặc muốn chụp những bức ảnh của bản thân khi bạn chỉ có một mình, chụp bấm giờ thật sự cần thiết. Chức năng chụp bấm giờ có một khoảng trễ, thường là 10 giây trước khi cửa trập sập xuống, đủ để bạn chạy và đúng vào khung hình. Một món “đồ chơi” hấp dẫn khác là điều khiển từ xa. Bạn có thể đoàng hoàng vào trong vị trí rồi nhằm chiếc điều khiển từ xa nhỏ xíu vào máy ảnh để chụp.
Đèn Flash Ngoài
Nếu bạn cần nhiều năng lượng hơn một đèn flash gắn sẵn có thể cung cấp, thì máy ảnh của bạn phải có một đầu nối cho một đèn flash ngoài. Một đèn flash ngoài dùng pin có thể lắp lên thân máy ảnh qua một giá đỡ hình chữ U ở phía trên máy ảnh gọi là "hot-shoe". Những máy ảnh khác có những giắc cắm đặc biệt nơi bạn có thể nối một đèn flash ngoài qua một cáp nhỏ hoặc dây đồng bộ. Với kiểu này, đèn flash tuy cách biệt với máy ảnh nhưng vẫn dùng năng lượng từ máy ảnh. Với cả hai cách đèn flash đều được đồng bộ hóa với việc nhấn nút cửa trập.
Chú Thích
Để giúp đỡ bạn nhớ khi nào và nơi bạn chụp một đống những bức ảnh, một vài máy số cung cấp tính năng chú thích. Cách chung nhất là hiện ngày tháng và thời gian hoặc một câu gì đó trên bức ảnh hoặc được giấu trong file ảnh. Ở vài máy ảnh, màn ảnh LCD có thể viết được lên, cho phép bạn viết những ghi chú về những hình ảnh của bạn với một chiếc bút. Một cách nữa để chú thích những bức ảnh của bạn bằng âm thanh. Một máy ảnh với một microphone gắn sẵn có thể ghi lời bình luận của bạn và tạo ra file âm thanh mà bạn có thể bật lại và chỉnh sữa sau khi bạn tải xuống máy tính của bạn.
Các Ống Kính và Kính Lọc
Với những máy ảnh phim có khá nhiều phụ kiện như ống kính góc rộng hay ống tele, những ống kính có thể hoán đổi và các kính lọc. Vài máy ảnh số có thể sử dụng những phụ kiện đó, nhưng phải là loại prosumer hoặc chuyên nghiệp. Đặc tính thú vị khác là một ống kính xoay được. Máy ảnh có một khớp xoay ở giữa để nửa máy với thấu kính có thể quay được so với nửa có màn ảnh LCD. Chức năng này sẽ cho bạn nhìn thấy chính bạn trên LCD trước khi bạn tự chụp một bức ảnh của bản thân. Bạn có thể cũng xoay LCD để nó không bị loá khi bạn đang chụp ngoài trời.
Các Hiệu Ứng Hình Ảnh
Vài máy ảnh có thể tạo ra những hiệu ứng ảnh nghệ thuật khác nhau. Ví dụ: những bức ảnh có thể được chụp đơn sắc, nâu đỏ hoặc những âm bản. Những bức ảnh toàn cảnh có thể tạo ra bằng cách chụp nhiều kiểu liền nhau một cách cẩn thận. Vài máy ảnh có thể chia mảng CCD làm bốn và sử dụng mỗi phần tư để lưu một bức ảnh khác nhau. Kết quả là một bức ảnh với bốn hình ảnh riêng biệt. Tuy nhiên những hiệu quả này hiện đã được đa số các phần mềm sử lý ảnh gánh vác. Một số máy cho phép bạn chụp liên tiếp các bức ảnh liền nhau để tạo nên một bức ảnh toàn cảnh lên tới 3600. Phần mềm đi kèm có thể ghép các bức ảnh với nhau gần như hoàn hảo, bạn có thể không tìm thấy vạch ghép nối.
Chụp Ngắt Quãng và Quay Phim (Time-lapse)
Máy ảnh số cũng có khả năng chụp ngắt quãng. Máy ảnh làm một loạt những bức ảnh với một thời gian ngắt quãng nhất định giữa mỗi lần chụp. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong chụp ảnh thiên nhiên để ghi lại những sự kiện chậm như những bông hoa đang lớn lên. Nếu bạn định chụp ảnh ngắt quãng, bạn cần có một chân máy. Để ghi lại những sự kiện thời gian thực nhanh hơn, một số máy ảnh số có thể ghi một đoạn phim ngắn với độ phân giải thấp, thường là 320 x 240 với 15 khung hình / giây.
Nhãn hiệu?
Độ phân giải (resolution) bao nhiêu?
Menu dễ sử dụng không?
Sử dụng loại thẻ nhớ nào?
Có thêm bao nhiêu chức năng phụ? (quay phim, ghi âm, chú thích bằng lời, webcam…)
Thời gian lưu ảnh có lâu không?
Màn hình LCD có lớn không?
Giá cả hợp lý không?
Có bảo hành không?
Có hỗ trợ kỹ thuật không?
Phần 2. Kiến thức cơ bản về máy ảnh số
Cấu tạo cơ bản của một máy ảnh số gồm: Ống kính (Lens), CCD (Charged Couple Device) và Thẻ nhớ (Memory Card)
Tìm hiểu về ống kính: nên chọn loại ống kính có chức năng “zoom quang học” (optical zoom) hơn là loại có chức năng “zoom điện tử” (digital zoom)
Zoom quang học (optical zoom): zoom quang học là zoom “thật”, hình ảnh được phóng to/thu nhỏ thông qua sự thay đổi khoảng cách giữa các thấu kính
Zoom điện tử (digital zoom): được thiết kế trên cơ sở các thuật toán nội suy trong lĩnh vực hình ảnh. Khuyết điểm: kết quả làm biến dạng (distort) ảnh, giảm độ phân giải, và làm cho ảnh không có chiều sâu thị trường (Depth Of Field)
zoom quang học luôn đắt tiền và tốt hơn zoom điện tử
Tìm hiểu về CCD & Super CCD:
Supper CCD:
Độ phân giải ánh cao hơn, 12 mega pixels
Độ nhạy sáng (ISO) cao hơn, ISO 1600
Quay phim ở độ phân giải cao hơn, 640x480
Các loại thẻ nhớ, lịch sử phát triển và kích thước
Năm
Sản Phẩm
Nhà Sản Xuất
K.Năng Lưu Trữ
Kich thuoc
Kich thuoc
1994
CompactFlash CF I/II
SanDisk
4GB
36.4mm x 42.8mm
1995
SmartMedia SM
Toshiba
128MB
45.0mm x 37.0mm
1997
MultiMedia Card MMC
ScanDisk
128MB
24.0mm x 32.0mm
1998
SecureDigital SD
Toshiba Matsushita
1GB
24.0mm x 32.0mm
1998
MemoryStick MS
Sony
256MB
21.5mm x 50.0mm
1998
MicroDrive MD
IBM
3GB
36.4mm x 42.8mm
2002
xD Picture Card DPC
Fujifilm - Olympus
256MB
20.0mm x 25.0mm
2003
MemoryStick Pro
Sony
1GB
21.5mm x 50.0mm
2003 MemoryStick DUO Sony - SanDisk 512M
*CF I dày 3mm, CF II dày 5mm
Độ Phân Giải Ảnh
Là số lượng tế bào thông tin có trong một bức ảnh. Ví dụ: một bức ảnh có độ phân giải 640 x 480 có nghĩa là bức ảnh đó có 307,200 pixel
Số pixel càng nhiều thì độ phân giải ảnh càng cao
Độ phân giải càng cao thì file ảnh càng lớn, càng tốn thẻ nhớ nhưng ảnh in ra càng đẹp
Độ phân giải càng cao thì màu sắc thể hiện càng rõ
Trước khi chụp ảnh, bạn phải quyết định xem sẽ dùng ảnh vào việc gì để có thể điều chỉnh độ phân giải hợp lý
Làm Thế Nào Để Biết Được In Khổ Ảnh Bao Nhiêu Là Đẹp?
Công thức tính khổ ảnh in
a pixels
300 ppi
x 2,54 cm = A cm
b pixels
300 ppi
x 2,54 cm = B cm
Pixel = picture element
DPI = dots per inch
PPI = pixels per inch
Độ Phân Giải Ảnh
Khổ Ảnh In Đẹp
640x480
0,3 mega pixels
4cm x 6cm
1280x960
1,2 mega pixels
9cm x 12cm
1440x960
1,4 mega pixels
1600x1200
1,9 mega pixels
10cm x 15cm
2048x1536
3,1 mega pixels
13cm x 18cm
2304x1536
3,5 mega pixels
2832x2128
6,0 mega pixels
20cm x 25cm
3024x2016
6,1 mega pixels
3040x2016
6,1 mega pixels
4256x2848
12,1 mega pixels
25cm x 38cm
Nguồn Pin
Các máy ảnh số ngốn pin với tốc độ đáng sợ khi sử dụng LCD và đèn flash. Nhiều máy ảnh sử dụng bốn pin AA. Một bộ pin alkaline bình thường có thể bị “hút kiệt” sau 15 - 20 phút.
Để giới hạn chi phí, điều quan trọng là tìm một máy ảnh có thể dùng pin sạc lại được. Có ba loại pin khác nhau trên thị trường là Nickel Cadmium ( NiCad), Nickel-Metal Hydride ( NiMH) và Lithium-Ion ( Li-Ion hoặc LiOn). Một máy ảnh có thể chấp nhận hai loại pin vì vậy xem kỹ đó là những loại nào.
Pin có gốc Nickel rẻ hơn Lithium đáng kể, nhưng pin Nickel hao điện nhanh nhiều hơn khi không sử dụng. Pin sạc thịnh hành nhất là NiCad. Một bộ pin NiCad dùng tốt trong nửa giờ của hoạt động cật lực. Chúng sạc lại nhanh chóng và có thể sạc lại khoảng 700 lần.
Đáng tiếc là pin NiCad bị " hiệu ứng nhớ ". Nguồn pin lưu được ngày càng ít hơn mỗi lần sử dụng nếu bạn sạc quá tải. Để tránh hiệu ứng nhớ, xả hết điện hoàn toàn pin trước khi sạc lại hoặc kiếm một chiếc xạc có chức năng tự ngắt khi sạc đủ.
Ngày nay, pin NiCad đang dần được thay thế bằng pin NiMH không bị những hiệu ứng nhớ và dùng lâu hơn 30% mỗi lần xạc. Bạn có thể dùng một giờ với một bộ pin NiMH, nhưng chúng cần nhiều thời gian hơn để nạp lại so với pin NiCad, lên đến trên 4 giờ. Pin Lithium dùng lâu hơn gấp đôi mỗi lần sạc so với pin NiMH, không có những hiệu ứng thẻ nhớ và ít hao điện khi không sử dụng. Cả pin NiMH lẫn những LiOn có thể dùng với khoảng 400 lần sạc.
Cách khác để tiết kiệm pin là tìm một máy ảnh có thể sử dụng bộ nắn dòng AC. Một máy ảnh tiêu thụ nhiều năng lượng khi nó tải ảnh xuống máy tính của bạn hoặc hiển thị những bức ảnh trên TV, vậy tốt nhất là cấp điện cho nó từ ổ cắm tường. Bạn có thể cũng chụp ảnh với máy ảnh cắm nguồn điện ngoài, nếu bạn không cần phạm vi chuyển động rộng.
Những Tính Năng Bổ Sung
Giao Diện
Dù bạn tải xuống những hình ảnh trực tiếp từ máy ảnh số của bạn xuống máy tính hay sử dụng một đầu đọc thẻ ngoài, thì kiểu giao diện cũng rất quan trọng. Phần lớn của những máy ảnh số dùng cáp nối qua cổng USB; vài kiểu cũng hỗ trợ cổng COM. Đầu đọc thẻ và những bộ chuyển đổi cũng có thể cắm vào cổng song song, cổng SCSI hoặc khe PC-card và có xu hướng tải xuống nhanh hơn.
Có hai tùy chọn tải xuống khác ít phổ biến hơn. Bạn có thể sử dụng cổng IR (hồng ngoại) để chuyển thông tin từ máy tính của bạn đến máy in mà không cần kết nối vật lý qua một sợi cáp. Giống như vậy, vài máy ảnh có khả năng tải không dây xuống máy tính của bạn nếu nó cũng có một cổng IR. Đây là một kiểu kết nối khá chậm, nhưng bù lại bạn sẽ không cần cắm thêm cáp.
Những người dùng quan tâm về tốc độ tối đa nên để mắt đến những bộ đọc thẻ và máy ảnh hỗ trợ kết nối FireWire (còn gọi là IEEE 1394). Kiểu cáp này như USB nhưng tốc độ truyền dữ liệu còn nhanh hơn. Hiện nay, giá thành FireWire vẫn còn hơi cao nên sẽ cần một thời gian nữa để các máy ảnh dưới dòng chuyên nghiệp hỗ trợ nó. Công nghệ này đã phổ biến ở các máy quay video kỹ thuật số.
Đường Ra TV (Video-out hay TV-out)
Một tính năng hữu ích cho mục đích trình diễn là đường ra TV. Nó cho phép bạn trình diễn những bức ảnh của bạn trên một TV hoặc máy chiếu. Tuỳ vào máy ảnh, bạn có thể tua các bức ảnh bằng tay, hoặc máy ảnh sẽ tự động trình diễn những bức ảnh đã chụp. Tuy nhiên, một khi những bức ảnh bị xoá khỏi thẻ nhớ của máy ảnh thì bạn không thể xem chúng trên TV nữa, trừ phi máy ảnh có phần mềm cho phép bạn tải những bức ảnh đó từ máy tính lên máy ảnh. Với khả năng này bạn có thể chú thích những bức ảnh của bạn trên máy tính của bạn rồi tải lại chúng vào trong máy ảnh để làm một slide-show chuyên nghiệp. Bạn có thể cũng ghi lại slide-show này với một VCR và thêm lời thuyết minh.
Chế Độ Cận Cảnh (Macro-mode)
Để chụp những bức ảnh đặc biệt cận cảnh như chụp ảnh một con tem hoặc bộ sưu tập tiền xu, bạn sẽ cần một máy ảnh với một chế độ cận cảnh. Một ống kính cận cảnh có thể hoạt động như một ống kính bình thường nhưng cũng cho phép bạn chụp một đối tượng gần đến 3cm. Chế độ cận cảnh làm việc tốt nhất ở khoảng cách 10-50cm.
Đèn Flash Gắn Sẵn
Đèn flash gắn sẵn là một đặc tính chung của các máy ảnh số và có phạm vi hoạt động từ 3-4.5m. Cho người dùng trung bình, autoflash cũng khá tốt. Nhưng có những chế độ flash khác có thể thuận lợi hơn trong những tình huống khác nhau. Hai chế độ flash hữu dụng làm chống mắt đỏ (red-eye reduction) và bù sáng (fill).
Chế độ mắt-đỏ giúp giảm bớt đôi mắt đỏ rực sáng vốn làm cho những bức ảnh gia đình trông giống như một đêm hội ngộ của những bóng ma. Nguyên nhân là do tròng mắt của chúng ta - mở rất lớn khi trời tối – phản xạ lại đèn flash.
Hai tia sáng được phát ra; lần đầu làm cho tròng mắt co bớt lại và tiếp theo là chụp. Chế độ bù sáng chỉ sử dụng đèn flash để bù vào những khoảng bóng đổ khi chụp ảnh vào những ngày nắng to. Chế độ tắt flash rất hữu ích để chụp ảnh trong những chỗ như nhà bảo tàng hoặc những buổi hòa nhạc, nơi không được phép dùnh đèn flash.
Tính Thuận Tiện
Không giống những máy ảnh phim truyền thống, máy ảnh số có thể thay đổi hình dạng một cách thoải mái. Có cái thì nhìn tương tự những máy ảnh truyền thống, cái khác được thiết kế giống máy quay video hơn. Kích thước của chúng có thể nhỏ tới mức bạn có thể bỏ vào trong cái túi áo bạn cho tới những thứ mà phải là treo trên cổ của bạn hoặc cần phải cầm bằng hai tay.
Nói chung, càng nhiều tính năng, máy ảnh càng cồng kềnh hơn và lớn hơn. Đó là tại sao những máy ảnh loại nhỏ chỉ nặng khoảng 300g còn những máy chuyên nghiệp có thể nặng hơn 1kg. Cũng nên cân nhắc các nút điều khiển của máy ảnh có dễ bấm không. Cuối cùng, kiểu thiết kế là điều đáng lưu tâm với những gì mà bạn cảm nhận từ nó trong tay của bạn.
Tính Tương Thích
Đa số các máy ảnh tương thích với cả Windows lẫn Mac. Nhưng phần mềm đi kèm với máy ảnh có thể hỗ trợ một hệ điều hành này tốt hơn cái khác. Cũng kiểm tra xem thấy máy tính của bạn hỗ trợ kiểu kết nối nào. Nếu một máy ảnh lưu những bức ảnh trên một PC-card, thì ví dụ, bạn có thể phải mua một bộ chuyển đổi cho máy tính của bạn.
Phần Mềm
Phần mềm cơ bản mà đi cùng một máy ảnh số cho phép bạn tải ảnh từ máy ảnh xuống máy tính của bạn. Đây thường là phần mềm độc quyền nên bạn không thể tải xuống máy tính của bất cứ ai khác. Phụ thuộc vào chương trình, bạn có thể xem những bức ảnh thu nhỏ trước và sau đó quyết định những bức ảnh nào bạn muốn tải xuống trong số đó. Cũng nên tìm hiểu bạn có thể tải xuống tất cả ảnh cùng một lúc hay phải tải từng cái một. Xu hướng hiện nay là các máy ảnh số cho phép máy tính sử dụng Windows2000 hoặc WindowsXP có thể tải ảnh vào máy tính mà không cần phần mềm (chỉ cài trình điều khiển USB - nếu cần). Khi đó máy ảnh sẽ được coi như một thiết bị lưu trữ di động (removable disk).
Những bộ phần mềm tốt cũng bao gồm phần mềm sửa ảnh. Những chương trình này thường bị giới hạn hoặc là phiên bản thu gọn của những chương trình đồ hoạ như Adobe PhotoDeluxe. Nếu bạn muốn can thiệp sâu vào bức ảnh, bạn có thể phải nâng cấp lên một phiên bản đầy đủ tính năng, nhưng những phiên bản giới hạn thường cũng đủ cho những chỉnh sửa thông thường.
Sẽ tốt hơn nếu máy ảnh của bạn đi với phần mềm tạo album ảnh, vì máy ảnh thường đặt tên file cho những bức ảnh của bạn chẳng liên quan gì đến nội dung mà bức ảnh miêu tả. Những chương trình này thường rất đơn giản nhưng sẽ giúp bạn tiện theo dõi những bức ảnh của bạn.
Những Tính Năng Cao Cấp
Thời Gian Trễ
Nhiếp ảnh số yêu cần kiên nhẫn nhiều hơn nhiếp ảnh truyền thống. Khi bạn nhấn nút chụp, máy ảnh không “chớp” lấy bức ảnh ngay lập tức. Nó cần từ 1-2 giây để tích điện chip CCD và tối ưu hóa những thông số như tiêu cự, độ mở ống kính và cân bằng màu, hoặc nháy đèn flash để giảm hiện tượng mắt đỏ, sau đo bức ảnh mới được chụp.
Có một khoảng trể từ 2-30 giây giữa những lần chụp khi máy ảnh bận xử lý, nén và lưu bức ảnh. Những máy ảnh càng mới ra, thì thời gian trễ càng ngắn lại. Đa số các máy ảnh cũng tự động tắt máy sau 30 giây tới 5 phút để tiết kiệm pin. Một số máy cho phép bạn tắt chức năng này, nhưng bộ pin của ban sẽ nhanh chóng “ra đi”. Bạn cũng có thể phải đợi một số giây nữa khi máy ảnh bật lên lại để chụp tiếp.
Chế Độ Chụp Liên Tục (Continous-mode hay burst-mode)
Thời gian trễ cố hữu có thể làm động tác chụp nhanh gặt khó khăn. Bạn có thể kiếm máy ảnh với một chế độ chụp liên tục đặc biệt cho phép máy ảnh chụp vài bức ảnh trong một lúc bằng việc nhấn và giữ nút chụp xuống. Những bức ảnh có thể được chụp với tốc độ 1-3 ảnh /giây và lên tới 15 ảnh trong một lần bấm. Trong chế độ chụp liên tục, một máy ảnh hoặc ghi những hình ảnh ở thấp hơn hoặc tạm thời cất giữ những hình ảnh trong bộ nhớ trong của nó và đợi để làm tất cả việc xử lý, nén và lưu vào lúc cuối cùng. Phương pháp mới này không giảm bớt độ phân giải.
Độ Nhạy (Sensitivity)
Khi bạn mua phim, nó có những tốc độ khác nhau được định nghĩa bởi những số ISO ( VD: 100, 400). Những máy ảnh số cũng có ISO khác nhau. Tốc độ càng cao, phim càng nhạy với ánh sáng, bởi vậy phim tốc độ 100 thì tốt cho những chụp ngoài trời, còn phim 400 tốt hơn cho chụp trong nhà. Phim nhanh hơn cũng cần để chụp những chuyển động nhanh. Việc cân nhắc khi chọn ISO của một máy ảnh số cũng giống hệt như vậy. Nên lưu ý điều kiện ánh sáng và kiểu đề tài mà bạn định chụp và chọn một ISO tương ứng. ISO có phạm vi từ 100-3200, và vài máy ảnh có nhiều chế độ ISO, điển hình là 100, 200 và 400.
Điều Khiển Bằng Tay (Manual-mode)
Nếu bạn phụ trách một câu lạc bộ nhiếp ảnh trong trường trung học và muốn thể hiện máy ảnh số, bạn có thể phải tốn thêm một số tiền để có một máy với nhiều khả năng điều khiển bằng tay hơn. Đa số các máy ảnh tự động đặt tiêu cự, tốc độ khẩu độ và cửa trập, nhưng những thông số đó sẽ không phải luôn luôn cho bạn những hiệu ứng bạn muốn. Tiêu cự bằng tay cho phép bạn chọn cái gì sẽ sắc nét nhất trong tiêu cự.
Việc mở hoặc đóng khẩu độ điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy ảnh. Bạn có thể bù cho ánh sáng yếu bằng việc đặt khẩu độ lớn hơn hoặc f-stop. F-stop càng cao, khẩu độ càng nhỏ, ánh sáng vào càng ít. Một máy ảnh có phạm vi f-stop càng rộng thì bạn càng có khả năng điều khiển. Phạm vi f-stop tiêu biểu từ f2.8 tới f16.
Tốc độ cửa trập quyết định bộ cảm biến hình ảnh / phim được phơi sáng bao lâu. Để chớp được những chuyển động nhanh bạn có thể tăng tốc độ cửa trập. Giảm bớt tốc độ cửa trập có thể bù lại điều kiện ánh sáng thấp hoặc tạo ra hiệu ứng làm mờ sự chuyển động. Tốc độ cửa trập có thể từ 15 giây đến 1/10.000 của một giây, nhưng một phạm vi trung bình là 1/2 tới 1/500 của một giây.
Sự Bù Sáng (Exposure Compensation)
Bạn có thể dàn xếp giữa tự động và đặt bằng tay với một tính năng gọi là sự bù sáng, nó cho phép bạn làm tối đi hoặc sáng lên một bức ảnh trong khi vẫn trong chế độ tự động.
Sự bù sáng thường có phạm vi từ +2 đến -2 tương đương với đầy đủ, một nửa hoặc một phần ba theo hướng tăng dần. Những máy ảnh tự động có thể gặp khó khăn với những cảnh rất sáng, rất tối hoặc có độ tương phản cao.
Chụp Bấm Giờ (Self-Timer)
Nếu bạn muốn có đủ mặt mọi người trong các bức ảnh tập thể hoặc muốn chụp những bức ảnh của bản thân khi bạn chỉ có một mình, chụp bấm giờ thật sự cần thiết. Chức năng chụp bấm giờ có một khoảng trễ, thường là 10 giây trước khi cửa trập sập xuống, đủ để bạn chạy và đúng vào khung hình. Một món “đồ chơi” hấp dẫn khác là điều khiển từ xa. Bạn có thể đoàng hoàng vào trong vị trí rồi nhằm chiếc điều khiển từ xa nhỏ xíu vào máy ảnh để chụp.
Đèn Flash Ngoài
Nếu bạn cần nhiều năng lượng hơn một đèn flash gắn sẵn có thể cung cấp, thì máy ảnh của bạn phải có một đầu nối cho một đèn flash ngoài. Một đèn flash ngoài dùng pin có thể lắp lên thân máy ảnh qua một giá đỡ hình chữ U ở phía trên máy ảnh gọi là "hot-shoe". Những máy ảnh khác có những giắc cắm đặc biệt nơi bạn có thể nối một đèn flash ngoài qua một cáp nhỏ hoặc dây đồng bộ. Với kiểu này, đèn flash tuy cách biệt với máy ảnh nhưng vẫn dùng năng lượng từ máy ảnh. Với cả hai cách đèn flash đều được đồng bộ hóa với việc nhấn nút cửa trập.
Chú Thích
Để giúp đỡ bạn nhớ khi nào và nơi bạn chụp một đống những bức ảnh, một vài máy số cung cấp tính năng chú thích. Cách chung nhất là hiện ngày tháng và thời gian hoặc một câu gì đó trên bức ảnh hoặc được giấu trong file ảnh. Ở vài máy ảnh, màn ảnh LCD có thể viết được lên, cho phép bạn viết những ghi chú về những hình ảnh của bạn với một chiếc bút. Một cách nữa để chú thích những bức ảnh của bạn bằng âm thanh. Một máy ảnh với một microphone gắn sẵn có thể ghi lời bình luận của bạn và tạo ra file âm thanh mà bạn có thể bật lại và chỉnh sữa sau khi bạn tải xuống máy tính của bạn.
Các Ống Kính và Kính Lọc
Với những máy ảnh phim có khá nhiều phụ kiện như ống kính góc rộng hay ống tele, những ống kính có thể hoán đổi và các kính lọc. Vài máy ảnh số có thể sử dụng những phụ kiện đó, nhưng phải là loại prosumer hoặc chuyên nghiệp. Đặc tính thú vị khác là một ống kính xoay được. Máy ảnh có một khớp xoay ở giữa để nửa máy với thấu kính có thể quay được so với nửa có màn ảnh LCD. Chức năng này sẽ cho bạn nhìn thấy chính bạn trên LCD trước khi bạn tự chụp một bức ảnh của bản thân. Bạn có thể cũng xoay LCD để nó không bị loá khi bạn đang chụp ngoài trời.
Các Hiệu Ứng Hình Ảnh
Vài máy ảnh có thể tạo ra những hiệu ứng ảnh nghệ thuật khác nhau. Ví dụ: những bức ảnh có thể được chụp đơn sắc, nâu đỏ hoặc những âm bản. Những bức ảnh toàn cảnh có thể tạo ra bằng cách chụp nhiều kiểu liền nhau một cách cẩn thận. Vài máy ảnh có thể chia mảng CCD làm bốn và sử dụng mỗi phần tư để lưu một bức ảnh khác nhau. Kết quả là một bức ảnh với bốn hình ảnh riêng biệt. Tuy nhiên những hiệu quả này hiện đã được đa số các phần mềm sử lý ảnh gánh vác. Một số máy cho phép bạn chụp liên tiếp các bức ảnh liền nhau để tạo nên một bức ảnh toàn cảnh lên tới 3600. Phần mềm đi kèm có thể ghép các bức ảnh với nhau gần như hoàn hảo, bạn có thể không tìm thấy vạch ghép nối.
Chụp Ngắt Quãng và Quay Phim (Time-lapse)
Máy ảnh số cũng có khả năng chụp ngắt quãng. Máy ảnh làm một loạt những bức ảnh với một thời gian ngắt quãng nhất định giữa mỗi lần chụp. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong chụp ảnh thiên nhiên để ghi lại những sự kiện chậm như những bông hoa đang lớn lên. Nếu bạn định chụp ảnh ngắt quãng, bạn cần có một chân máy. Để ghi lại những sự kiện thời gian thực nhanh hơn, một số máy ảnh số có thể ghi một đoạn phim ngắn với độ phân giải thấp, thường là 320 x 240 với 15 khung hình / giây.