de nghi giup do gap

tran thi tra giang
(giangtran)

New Member
Co ai biet trang web nao noi ve thanh tich the thao viet nam qua cac ki sea games khong . Giup minh tim hieu ve thanh tich cac van dong vien va tahn htich cua ho voi .Thu 7 nay co nuon gdi thi roi ma hong biet gi. Tim mai cha co. Xin hau ta truoc
 
(Phần 1)LỊCH SỬ SEA GAMES:
Năm 1958, tại Á vận hội lần thứ III tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản), ngài Laung Sukhumanaipradit , sau này là phó chủ tịch uỷ ban Olimpic Thái Lan đã đề xuất ý tưởng thành lập một đại hội thể thao cho các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á Ngày 22/05/1958, đại diện các quốc gia Thái Lan, Myanmar, Lào và Malaysia đã họp tại Thái Lan bàn bạc về vấn đề này. Ý tưởng trên có nhiều điểm hợp lý. Những nước trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ có nhiều điểm tương đồng.Trình độ phát triển kinh tế, thể thao, dân trí nói chung như nhau. Một sự kiện thể thao cho khu vực này sẽ như viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển thể thao, tạo thuận lợi cho nền thể thao khu vực khi thi đấu tại những đấu trường lớn hơn như Asiad và Olimpic.
Tháng 06/1959, Liên đoàn thể thao bán đảo Đông Nam Á ra đời. Các thành viên sáng lập gồm có Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Logo của Đại hội có 6 vòng tròn đan nhau bắt nguồn từ điều này. Ban lãnh đạo đầu tiên của Liên đoàn là ngài Prabhas Charusatiara (Thái Lan), phó chủ tịch Luang Mayapradit, phó chủ tịch danh dự Kalya Israsena. Ngoài ra còn có Bà U Paing (Miến Điện), Hoàng thân Sisowath Essaro (Campuchia), ngài Nakkhla Souvannong (Lào), Thong Poh Nyen (Malaysia) và Nguyen Phuoc Vong (Việt Nam).
Năm 1959, Thái Lan vinh dự được tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEAP) đầu tiên. Lễ khai mạc được tổ chức trọng thể tại Sân vận động quốc gia Bangkok, Đức vua Thái lan Bhumibol Adulyadej đọc diễn văn khai mạc. Gần 800 vận động viên và quan chức tham gia thi đấu 12 môn thi: Điền kinh , Cầu lông, Bóng rổ, Quyền Anh, Xe đạp, Bóng đá, Quần vợt, Bắn súng, Bơi lội, Bóng bàn, Bóng chuyền và Cử tạ.
- Liên đoàn đã quyết định các quốc gia thành viên sẽ thay nhau tổ chức Đại hội theo vần chữ cái.
Năm 1961, Miến Điện (Burma) là nước chủ nhà của SEAP lần thứ hai tổ chức tại Rangoon. Campuchia lần đầu tiên tham dự Đại hội (Đại hội lần thứ nhất không tham gia). Đây là Đại hội đầu tiên có sự tham gia của 7 nước thành viên.
Năm 1963, do tình hình trong nước không ổn định và bất đồng quan điểm với Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư thế giới, Campuchia không thể tổ chức SEAP lần thứ ba. Liên đoàn chỉ định Lào là nước chủ nhà nhưng Lào xin khất đến năm 1965 do khó khăn tài chính. May mắn là Malaysia đã đứng ra đăng cai SEAP Games III. Khoảng 1300 vận động viên và quan chức tham gia Đại hội thể thao tổ chức tại Kuala Lumpur. Cũng trong năm này, Liên đoàn thể thao SEAP đón nhận thêm thành viên Singapore khi quốc đảo này tách ra khỏi Liên bang Malaysia.
Việt Nam, Lào và Campuchia là các nước không có khả năng tổ chức SEAP khiến những quốc gia thành viên lo ngại về những kỳ Đại hội tiếp theo.
Năm 1967, Campuchia một lần nữa từ chối tổ chức Đại hội, Thái Lan nhận đăng cai SEAP Games IV. Kỳ SEAP tiếp theo đến lượt Việt Nam là chủ nhà nhưng do chiến tranh nên cũng không thể tổ chức được.
Năm 1969, Kỳ SEAP Games V được tổ chức tại Rangoon - Singapore lần đầu tiên tham dự đã đạt thành tích thứ ba trong bảng tổng sắp huy chương. Cũng tại kỳ Đại hội này, ý tưởng đổi tên Đại hội thành SEA Games được đề xuất.
Sự gia nhập của Singapore dẫn đến suy nghĩ rằng SEAP cần kết nạp thêm thành viên như Indonesia và Phillipin để nâng cao trình độ của Đại hội. Vào thời gian đó, hai nước này đã đạt được trình độ nhất định trong làng thể thao quốc tế mà những nước sáng lập ra SEAP chưa đạt đến.Thái Lan lại cho rằng SEAP chỉ nên giữ ở quy mô nhỏ, nếu kết nạp thêm thành viên sẽ phá vỡ mục tiêu ban đầu và tinh thần thực sự của Đại hội là sân chơi cho các quốc gia thuôc bán đảo Đông Nam Á.
Năm 1971, Malaysia tổ chức SEAP Games VI (lần thứ hai đăng cai trong vòng 6 năm). Malaysia và Singapore một lần nữa đề nghị đổi tên Đại hội thành SEA Games và một lần nữa họ lại thất bại.
Đại hội vẫn tiếp tục được tổ chức nhưng những môn thi quan trọng chỉ có sự tham gia của Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore.
Năm 1973, Singapore tổ chức SEAP Games VII tại Sân vận động quốc gia mới và hiện đại.
Năm 1975, Thái Lan tổ chức SEAP Games VIII với 4 nước tham gia. Campuchia, Lào và Việt Nam vắng mặt do chiến tranh.
Năm 1977, Malaysia đề xuất ý tưởng - mở rộng Liên đoàn bao gồm các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Để củng cố cho đề xuất này, Malaysia sẵn sàng đăng cai chủ nhà của Đại hội với điều kiện là mời Brunei, Indonesia và Phillippine tham dự. Đề nghị trên của Malaysia được chấp thuận. Ngày 5/2/1977, 3 thành viên mới này chính thức được mời vào Liên đoàn. Đến tận thời điểm đó, sự việc cũng chưa thực sự suôn sẻ do việc thuyết phục thay đổi tên của Đại hội không được Thái Lan chấp thuận.
Năm 1977, SEAP Games chính thức được đổi tên thành SEA Games khi Malaysia đăng cai tổ chức SEA Games IX. Đại hội lần này có 7 nước tham gia. Cũng từ giải này Indonesia và Philippine cũng đã chính thức tham gia thi đấu từ khi trở thành thành viên của Liên đoàn.
Năm 1979, Với tư cách là thành viên mới, SEA Games X được tổ chức tại Indonesia.
Năm 1981, Phillipine đang cai SEA Games XI. Đại hội thể thao lần này có gần 2000 vận động viên và quan chức tham gia.
Năm 1983, SEA Games XII đáng lẽ được tổ chức ở Brunei khi lại bắt đầu vòng nước đăng cai mới theo vần chữ cái. Tuy nhiên, Singapore đã xin đăng cai kỳ Đại hội này để chào mừng nền độc lập của nước mình sau nhiều năm là thuộc địa của vương quốc Anh.
Kể từ đó, Đại hội thể thao của khu vực liên tục phát triển.
Năm 1985, SEA Games XIII được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan)
Năm 1987, SEA Games XIV tại Jakarta (Indonesia)Năm 1989, SEA Games XV tại Kuala Lumpur (Malaysia)Năm 1991, SEA Games XVI được tổ chức tại Manila (Philippine).
Năm 1993, SEA Games XVII tại Singapore với 4.611 vận động viên và quan chức tham dự.
Năm 1995, SEA Games XVIII tại Chiang Mai (Thái Lan), là Đại hội thể thao đầu tiên tổ chức bên ngoài thủ đô của nước chủ nhà. Đây là Đại hội đầu tiên có đầy đủ 10 quốc gia của khu vực tham dự.
Năm 1997, SEA Games XIX tại Jakarta (Indonesia)
Năm 1999, SEA Games XX tại Brunei
Năm 2001, SEA Games XXI tại Kualar Lumpur (Malaysia)
CÁC QUỐC GIA ĐÃ ĐĂNG CAI TỔ CHỨC SEA GAMES:
1. Thái Lan 5 lần
2. Malaysia 5 lần
3. Indonesia 3 lần
4. Singapo 3 lần
5. Myanmar 2 lần
6. Philippin 2 lần
7. Bruney 1 lần
 
(Phần 2)
Những quy định về lễ khai mạc và bế mạc:
Căn cứ các quy định về nghi thức khai mạc, bế mạc môn thi của Thế vận hội Olympic, ASIAD và SEA Games, các lễ khai mạc và bế mạc cần được tiến hành đúng trình tự sau:
A- Lễ khai mạc:
1. Diễu hành:
- Âm nhạc diễu hành (do Tiểu ban tuyên truyền cung cấp băng nhạc).
- Các đoàn tiến ra sàn đấu theo thứ tự ABC.
- Đoàn chủ nhà đi cuối.
- Đoàn trọng tài.
Các đoàn đi sau người cầm biển dẫn đường do Ban tổ chức quy định.

2. Chào cờ và quốc ca nước chủ nhà (băng nhạc quốc ca do Tiểu ban tuyên truyền cung cấp).

3. Người dẫn chương trình giới thiệu đại biểu quan khách (phía chủ nhà 1 –2 quan chức quan trọng nhất, phía nước ngoài 1 –2 quan chức quan trọng nhất như Chủ tịch, Tổng thư kí Châu á, Đông Nam á…)

Sau đó người dẫn chương trình nói “Tôi trân trọng kính mời Ông Nguyễn Văn A – Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Điền kinh lên đọc diễn văn khai mạc.”

4. Trưởng Ban tổ chức cuộc thi đọc diễn văn và tuyên bố khai mạc, diễn văn khai mạc không kéo dài quá 3 phút và kết thúc bằng câu: “Tôi tuyên bố khai mạc cuộc thi đấu môn Điền kinh trong chương trình Đại hội Thể thao Đông Nam á - SEA Games 22 tại Việt Nam”.

5. Vào thời điểm trang nghiêm nhất trong lễ khai mạc, người dẫn chương trình nói “Ban tổ chức mời vận động viên Nguyễn Văn B lên đọc lời hứa VĐV”. Vận động viên tiêu biểu đại diện các vận động viên tham gia thi đấu bước lên bục tay phải dơ cao ngang vai, bàn tay nắm chặt bắt đầu đọc lời hứa: “Thay mặt toàn thể vận động viên tôi xin hứa: chúng tôi tham gia thi đấu tại Đại hội Thể thao Đông Nam á với tinh thần tôn trọng và tuân thủ các luật lệ đã quy định, vì vinh quang của thể thao và vì danh dự của đất nước, xin hứa”.

6. Ngay sau đó, sau lời giới thiệu của Ban tổ chức một trọng tài của nước chủ nhà bước lên bục cũng theo cách đó đọc lời hứa như sau:
“Thay mặt tất cả các trọng tài và nhân viên kĩ thuật tôi xin hứa: chúng tôi sẽ thực hiện những nhiệm vụ của chúng tôi trong Đại hội Thể thao Đông Nam á với thái độ khách quan vô tư, tôn trọng và bảo vệ các luật lệ đã được quy định với tinh thần thể thao chân chính và cao thượng. Xin hứa”.

7. Sau các nghi thức trên các cuộc thi đấu được bắt đầu ngay, một số cuộc thi khác có thể tiến hành một số hoạt động khác như:
- Ban tổ chức mời đại diện quan chức của Ban tổ chức, Liên đoàn, nhà tài trợ xuống tặng hoa, cờ lưu niệm cho các đoàn tham gia thi đấu.
- Có thể có biểu diễn thể thao hoặc văn hoá, chương trình này cần được xây dựng chặt chẽ và đắc sắc không nên kéo dài (yêu cầu này không bắt buộc).

B- Lễ bế mạc:
1. Lễ bế mạc được tổ chức ngay sau khi nội dung thi cuối cùng của cuộc thi đã kết thúc. Những người cầm biển tên các nước đi trước, vận động viên theo sau diễu hành qua lễ đài theo hàng một như lễ khai mạc tiến vào sàn đấu trước lễ đài theo âm nhạc hành khúc.

2. Người dẫn chương trình mời Trưởng ban tổ chức hoặc người đại diện lên đọc diễn văn bế mạc Đại hội và kết thúc bằng những câu sau đây:
“Tôi xin tuyên bố bế mạc cuộc thi môn Điền kinh trong chương trình Đại hội Thể thao Đông Nam á - SEA Games 22 năm 2003 tổ chức tại Việt Nam và theo truyền thống tôi kêu gọi tuổi trẻ các nước Đông Nam á sau hai năm nữa hãy tập hợp lại ở SEA Games lần thứ 23 tổ chức tại Philippin năm 2005. Chúc các bạn với niềm vui và sự hợp tác chặt chẽ hãy tiếp tục dương cao ngọn đuốc thể thao chân chính vì hoà bình hữu nghị hợp tác và phát triển”.

3. Sau đó tiếng kèn vang lên, âm nhạc hoặc bài ca chính thức của SEA Games “Vì một thế giới ngày mai” hoà nhịp với niềm vui tiếng hát, cờ, hoa tại khu vực thi đấu.

Những quy định về trang trí địa điểm thi đấu:

1. Địa điểm thi đấu bao gồm sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi, trường bắn…
- Phải có 14 cột cờ (treo cờ Uỷ ban Olympic, cờ liên đoàn thể thao Đông Nam á, cờ Fair Play) + cờ quốc gia thành viên.
- Cột cờ cao 8m(trong nhà)-12m(Sân vận động) làm bằng kim loại mạ bóng.
- Vị trí dựng cột cờ trước cửa chính vào khu A của địa điểm thi đấu.

2. Ban tổ chức SEA Games 22 sẽ cung cấp cho mỗi địa điểm tổ chức thi đấu các loại cờ và mẫu các Pano biểu tượng, biểu tượng vui, tranh cổ động SEA Games 22 để thống nhất hình thức trang trí.

Mặt trước cửa chính của địa điểm thi đấu trang trí như sau:
- Pano lớn biểu tượng SEA Games 22.
- Các khẩu hiệu bằng 2 thứ tiếng Việt – Anh.
+ SEA Games 22 đoàn kết – hợp tác – vì hoà bình và phát triển.
+ Thể thao - Đoàn kết – Trung thực.
+ Welcome to 22nd SEA Games – Vietnam.
- Có nhiều Pano biểu tượng, tranh cổ động treo quanh địa điểm thi đấu.

3. Trong địa điểm thi đấu:
- Đối diện với khán đài A (phía khán đài B) có pano lớn lớn biểu tượng của SEA Games 22. Ban tổ chức sẽ quy định mẫu Pano cho các môn thi.
- Dưới pano có dòng chữ tiếng Anh của môn thể thao thi đấu (ví dụ: Karatedo – Taekwondo – Gymnastics…)
- Trên Pano có logo của liên đoàn thể thao quốc tế và liên đoàn thể thao Việt Nam. Phần dưới Pano có logo của nhà tài trợ.
- Có bục phát thưởng. Kích thước của bục phát thưởng được quy định như sau, có 2 loại kích thước khác nhau:

Loại thứ 1: dùng cho các nội dung cá nhân và đồng đội có đến 3 người, có kích thước:
Bục số 1: cao 50cm, rộng 40cm, dài 1,2m.
Bục số 2: cao 35cm, rộng 40cm, dài 1,2m.
Bục số 3: cao 25cm, rộng 40cm, dài 1,2m.

Loại thứ 2: dùng cho các nội dung đồng đội từ 6 người trở lên. Chiều cao và độ rộng của bục như loại thứ 1 nhưng chiều dài tối thiểu là 2m.

- Treo cờ của các quốc gia thành viên + cờ Uỷ ban Olympic, Liên đoàn thể thao Đông Nam á và cờ Fair play. Kích thước của cờ tuỳ thuộc vào địa điểm thi đấu (kích cỡ ở nhà thi đấu khác so với sân vận động), về nguyên tắc cờ có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Có thể treo nối tiếp nhau vòng quanh địa điểm thi đấu.

- Vị trí dựng giá treo cờ để kéo cờ khi làm lễ trao tặng huy chương ở góc số 3 khán đài C bên phải
Vị trí dựng giá treo cờ để kéo cờ khi làm lễ trao tặng huy chương ở góc số 3 khán đài C bên phải

- Kích thước của giá treo cờ, cột cao 8m (trong nhà) và 12m (sân vận động).
- Cờ có kích thước chiều rộng bằng 2/3 chiều dài.
- Mỗi ô treo cờ có độ rộng có thể treo dọc được 2 cờ (trong trường hợp có VĐV xếp đồng hạng).

Kết cấu giá treo cờ
- Bình thường treo cờ ngang.
- Cần phải có ống kim loại xuyên qua phía trên và phía dưới của cờ để đảm bảo cờ được căng, phẳng khi kéo lên
- Phải có đầu máy thiết bị điện tử để dùng cho việc chào cờ, cử quốc ca (Đầu CD, VCD, Băng...)
- Nếu có điều kiện có thể có quân nhạc phục vụ.
 
(Phần 3)
Quy định về lễ trao giải thuởng:
Kèn lệnh chính thức (15 giây):
Kèn lệnh chính thức cho lễ trao thưởng báo hiệu bắt đầu lễ trao thưởng (bằng kèn lệnh do Ban tổ chức cung cấp).

Sự thông báo bắt đầu lễ trao thưởng (15 giây):
- Phát thanh viên sẽ thông báo bắt đầu lễ trao thưởng như sau:
Thông báo 1:
Kính thưa quý vị đại biểu: Lể trao thưởng cho (tên của nội dung thi) bắt đầu. Thông báo sẽ được nói bằng tiếng Việt, sau đó là tiếng Anh.
-Các thành viên tham gia dự lễ trao thưởng tiến vào (20-30 giây):
- Ngay sau khi thông báo, các thành viên có mặt tại buổi lễ sẽ được dẫn theo lối đi đã được chỉ rõ trên sân.
- Các thành viên tiến vào theo thứ tự như sau:
- Người dẫn đường VĐV.
- Vận động viên (thứ ba, nhất, nhì). *
- Người mang khay đựng huy chương và biểu tượng vui SG 22.
- Người dẫn đường cho quan chức trao huy chương.
- Người trao huy chương và biểu tượng vui.
- Những người kéo cờ.
- Vận động viên lên bục nhận huy chương mặc quần áo Suverment, một số môn mặc trang phục thi đấu (TDDC, TDNT, Sport aerobic, Thể hình, Cử tạ,…)
Huy chương sẽ được trao bởi Chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam á hoặc các thành viên của Ban tổ chức SEA Games, Chủ tịch Liên đoàn thể thao quốc tế các môn hoặc Liên đoàn Thể thao Việt Nam. Các khách VIP đại diện Ban tổ chức trong giới hạn 5% có thể trao huy chương.
Chủ tịch (hoặc đại diện của Chủ tịch như là Phó Chủ tịch hoặc Tổng thư ký) của liên đoàn thể thao Đông Nam á sẽ được yêu cầu tham gia lễ trao huy chương và biểu tượng vui cho người thắng cuộc ở những môn thể thao tương ứng.
Trong khi các thành viên tham dự lễ trao thưởng tiến về bục danh dự, nhạc nền sẽ được bật lên (băng nhạc nền do Ban tổ chức cung cấp).
- Giới thiệu về người trao huy chương, biểu tượng vui SEA Games (20 giây).
- Khi các thành viên đã vào đến vị trí của mình xung quanh bục phát thưởng, phát thanh viên sẽ giới thiệu với khán giả về người trao huy chương, hoa và biểu tượng vui.

Thông báo 2
Kính thưa quý vị đại biểu. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời Ngài Nguyễn Danh Thái – Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn thể thao Đông Nam á và Ngài Nicolas – Chủ tịch Hiệp hội Điền kinh nghiệp dư Châu á lên trao huy chương cho các vận động viên.
- Giới thiệu về VĐV đạt huy chương và quốc tịch:
Phát thanh viên giới thiệu về VĐV đạt huy chương bằng cách đọc tên và quốc tịch của họ.

Thông báo 3
- Huy chương đồng (tên VĐV vị trí thứ 3) đại diện (quốc tịch).
- Huy chương bạc (tên VĐV vị trí thứ 2) đại diện (quốc tịch).
- Huy chương vàng (tên VĐV vị trí thứ 1) đại diện (quốc tịch).
Trao huy chương, hoa và biểu tượng vui:
- Ngay sau khi giới thiệu VĐV đạt huy chương đồng, VĐV bước lên bục danh dự, Chủ tịch Liên đoàn thể thao Đông Nam á (thành viên BTC SEA Games) và Chủ tịch hoặc Tổng thư ký Hiệp hội Điền kinh Đông Nam á trao huy chương và biểu tượng vui cho VĐV.
- VĐV có thể đáp lễ với khán giả bằng cách vẫy tay ở trên cao.
- Sau khi trao huy chương và biểu tượng vui, hai đại biểu đi theo người dẫn đường (1 người trao huy chương, 1 người trao biểu tượng vui) trở về vị trí cũ.
- Sau khi giới thiệu VĐV đạt huy chương bạc, quá trình trao huy chương và biểu tượng vui cũng diễn ra giống thủ tục trao huy chương đồng.(Hình 3)
- Sau khi giới thiệu VĐV đạt huy chương vàng, quá trình trao huy chương và biểu tượng vui cũng diễn ra giống thủ tục trao huy chương đồng.(Hình 4)

Thông báo 4: Lễ kéo cờ và quốc ca:
Kính thưa quý vị đại biểu. Sau đây là lễ cử hành quốc ca (nước VĐV đạt HCV). Xin mời quý vị đứng dậy và hướng mặt về quốc kỳ.
Quốc ca sẽ được cử hành trong khi lá cờ từ từ kéo lên (băng nhạc quốc ca do Ban tổ chức cung cấp).
Đối với môn thể thao đồng đội như Bóng đá hoặc Bóng chuyền, Cầu mây… có thể nên có một ban nhạc kèn đồng cử chơi Quốc ca trong lễ trao huy chương.

Thông báo 5 Thông báo kết thúc lễ trao thưởng:
Kính thưa quý vị đại biểu. Lễ trao thưởng nội dung (tên nội dung) đến đây kết thúc. Xin trân trọng cám ơn Ngài ...và Ngài….và cám ơn quý vị.

Các thành viên tham dự lễ trao thưởng rút ra ngoài:
- Các VĐV có thể đứng lại để chụp ảnh nếu được phóng viên yêu cầu hoặc đáp lễ sự tán thành của khán giả sau lễ trao thưởng.
- Các thành viên tham gia trao thưởng bao gồm người trao huy chương và hoa, người dẫn đường và người mang khay đựng huy chương có thể rời khu vực trao thưởng sau khi trao thưởng, trong khi đó người dẫn VĐV vẫn ở vị trí đó cùng VĐV.
 
Vài thông tin như thế ko biết đã đủ chưa nhỉ?
 
Back
Bên trên