Danh và Thực
Họ hạnh phúc được sống gần dân, và biết sớm trở về với dân. Nhưng hạnh phúc và con đường tiến thân của một số người, kể cả chuyên gia, chưa phải là giỏi nghề, giỏi chuyên môn, mà chỉ là giỏi ứng xử, giỏi tìm sự chở che...
Ngày nay, khi đất nước đã chuyển vào cơ chế thị trường, thì cái tiêu chí về Danh và Thực (tài) đã có những chuyển biến đáng mừng. Nhưng chung quanh câu chuyện Danh và Thực này, xã hội vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề căng thẳng, các tiêu chuẩn đánh giá con người vẫn còn bị chi phối bởi nhiều quan niệm cũ. Nhìn vào xã hội, từ bộ máy hành chính nhà nước đến các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp vẫn còn bao bất ổn, khiến cho việc định ra các chế độ, đặt ra các chức danh, xác định các tiêu chí luôn luôn là một mối bận tâm chung. Và những cảnh bi hài vẫn tiếp tục diễn ra trên việc chạy đuổi (và mua bán) bằng cấp, trên những căng thẳng (mất đoàn kết hoặc loại bỏ nhau, vô hiệu hóa nhau) để giành và giữ một chức quyền, trên sự lạnh lùng (hoặc băng giá) của các mối quan hệ...
Mỗi người sinh ra trên đời đều phải có một nghề. Xã hội cũ trong sự đơn giản của phân công nghề nghiệp đã có câu: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". ấy là một kinh nghiệm thực tiễn để chống tâm lý sùng chuộng hư danh. Xã hội mới ở trình độ cao của phân công xã hội và phát triển khoa học - công nghệ đòi hỏi một sự chuyên môn hóa thật sâu, thật cao trên tất cả mọi nghề, từ người hoạt động chính trị đến nghề lao công, từ nhà bác học đến nhân viên thí nghiệm, từ người viết văn làm báo đến người chữa bông in... Tất cả, không trừ ai, đều cần được đào tạo chu đáo, quy củ, để có một chuẩn bị vững vàng cho nghề. Và nếu khả năng hành nghề là tinh thông, nếu Danh là khớp với Thực, là đi đôi với Thực, thì đó chính là cái bảo đảm cho xã hội một sự phát triển hài hòa, và cho mỗi con người sự yên tâm trong cống hiến và hưởng thụ.
Cố nhiên, xã hội còn được phát triển trên nguyên tắc: ai có khả năng, có tài cần được tự do phát triển. Và đó là mục tiêu cao nhất của một xã hội dựa trên những nền tảng công bằng và nhân đạo. Tài năng của con người và con người tài năng - đó là cái vốn quý mà nhân loại lúc nào cũng cần. Ðó là lực lượng đem lại khả năng làm nên bộ mặt mới của xã hội. Những tài năng như vậy xứng đáng hưởng một cái Danh to; mặc dầu trong đời có người chịu một cái Phận không xứng; thế nhưng sớm muộn họ vẫn là danh nhân, được cuộc đời nhớ ơn.
Trở lại với cuộc đời thường nhật. Quả còn nhiều điều đáng suy ngẫm, nhiều vướng ngại còn đặt ra trên con đường hướng tới một quan niệm và cách xử lý thật phù hợp và đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước, trên mối quan hệ danh và thực. Ðó là tâm lý chưa thật sự coi trọng người tài, chưa thấy sự phát triển tinh thông mọi nghề nghiệp mới chính là nền tảng của sự phát triển xã hội. Nhìn vào các lực lượng đích thực là chuyên gia trên nhiều loại ngành nghề, thấy không ít người trong họ còn phải vất vả với sự mưu sinh, họ còn phải làm nhiều việc, mà đâu dễ được chuyên tâm với nghề, "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", thậm chí phải gắn với một chức danh nào đó, một chức quyền nào đó mới mong tồn tại. Con đường tiến thân của số đông, kể cả chuyên gia, thật ra chưa phải là giỏi nghề, giỏi chuyên môn, mà giỏi ứng xử, giỏi tìm sự chở che... Sự cập kênh Danh và Thực, sự truy cầu Danh và khó khăn với Phận, vẫn cứ còn là câu chuyện làm hao tổn năng lượng sống, và gây nên nhiều khúc mắc trong đời.
Mong sao chúng ta sớm và vững vàng tạo được một nền tảng xã hội và tâm lý cho con người lúc nào cũng thật sự được yên tâm chuyên sâu vào nghề và nghiệp, vào tư cách chuyên gia, cả Thầy và Thợ, chứ không phải vì một cái Danh suông, Danh hão.
Theo Khoa học và Tổ quốc
Họ hạnh phúc được sống gần dân, và biết sớm trở về với dân. Nhưng hạnh phúc và con đường tiến thân của một số người, kể cả chuyên gia, chưa phải là giỏi nghề, giỏi chuyên môn, mà chỉ là giỏi ứng xử, giỏi tìm sự chở che...
Ngày nay, khi đất nước đã chuyển vào cơ chế thị trường, thì cái tiêu chí về Danh và Thực (tài) đã có những chuyển biến đáng mừng. Nhưng chung quanh câu chuyện Danh và Thực này, xã hội vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề căng thẳng, các tiêu chuẩn đánh giá con người vẫn còn bị chi phối bởi nhiều quan niệm cũ. Nhìn vào xã hội, từ bộ máy hành chính nhà nước đến các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp vẫn còn bao bất ổn, khiến cho việc định ra các chế độ, đặt ra các chức danh, xác định các tiêu chí luôn luôn là một mối bận tâm chung. Và những cảnh bi hài vẫn tiếp tục diễn ra trên việc chạy đuổi (và mua bán) bằng cấp, trên những căng thẳng (mất đoàn kết hoặc loại bỏ nhau, vô hiệu hóa nhau) để giành và giữ một chức quyền, trên sự lạnh lùng (hoặc băng giá) của các mối quan hệ...
Mỗi người sinh ra trên đời đều phải có một nghề. Xã hội cũ trong sự đơn giản của phân công nghề nghiệp đã có câu: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". ấy là một kinh nghiệm thực tiễn để chống tâm lý sùng chuộng hư danh. Xã hội mới ở trình độ cao của phân công xã hội và phát triển khoa học - công nghệ đòi hỏi một sự chuyên môn hóa thật sâu, thật cao trên tất cả mọi nghề, từ người hoạt động chính trị đến nghề lao công, từ nhà bác học đến nhân viên thí nghiệm, từ người viết văn làm báo đến người chữa bông in... Tất cả, không trừ ai, đều cần được đào tạo chu đáo, quy củ, để có một chuẩn bị vững vàng cho nghề. Và nếu khả năng hành nghề là tinh thông, nếu Danh là khớp với Thực, là đi đôi với Thực, thì đó chính là cái bảo đảm cho xã hội một sự phát triển hài hòa, và cho mỗi con người sự yên tâm trong cống hiến và hưởng thụ.
Cố nhiên, xã hội còn được phát triển trên nguyên tắc: ai có khả năng, có tài cần được tự do phát triển. Và đó là mục tiêu cao nhất của một xã hội dựa trên những nền tảng công bằng và nhân đạo. Tài năng của con người và con người tài năng - đó là cái vốn quý mà nhân loại lúc nào cũng cần. Ðó là lực lượng đem lại khả năng làm nên bộ mặt mới của xã hội. Những tài năng như vậy xứng đáng hưởng một cái Danh to; mặc dầu trong đời có người chịu một cái Phận không xứng; thế nhưng sớm muộn họ vẫn là danh nhân, được cuộc đời nhớ ơn.
Trở lại với cuộc đời thường nhật. Quả còn nhiều điều đáng suy ngẫm, nhiều vướng ngại còn đặt ra trên con đường hướng tới một quan niệm và cách xử lý thật phù hợp và đáp ứng cho nhu cầu phát triển đất nước, trên mối quan hệ danh và thực. Ðó là tâm lý chưa thật sự coi trọng người tài, chưa thấy sự phát triển tinh thông mọi nghề nghiệp mới chính là nền tảng của sự phát triển xã hội. Nhìn vào các lực lượng đích thực là chuyên gia trên nhiều loại ngành nghề, thấy không ít người trong họ còn phải vất vả với sự mưu sinh, họ còn phải làm nhiều việc, mà đâu dễ được chuyên tâm với nghề, "sinh ư nghệ, tử ư nghệ", thậm chí phải gắn với một chức danh nào đó, một chức quyền nào đó mới mong tồn tại. Con đường tiến thân của số đông, kể cả chuyên gia, thật ra chưa phải là giỏi nghề, giỏi chuyên môn, mà giỏi ứng xử, giỏi tìm sự chở che... Sự cập kênh Danh và Thực, sự truy cầu Danh và khó khăn với Phận, vẫn cứ còn là câu chuyện làm hao tổn năng lượng sống, và gây nên nhiều khúc mắc trong đời.
Mong sao chúng ta sớm và vững vàng tạo được một nền tảng xã hội và tâm lý cho con người lúc nào cũng thật sự được yên tâm chuyên sâu vào nghề và nghiệp, vào tư cách chuyên gia, cả Thầy và Thợ, chứ không phải vì một cái Danh suông, Danh hão.
Theo Khoa học và Tổ quốc