"Dạy tiếng Anh quan trọng như mở cánh cửa hội nhập"

Tô Thùy Linh
(tothuylinh)

New Member
"Dạy tiếng Anh quan trọng như mở cánh cửa hội nhập"


Bộ sách giáo khoa thí điểm tiếng Anh lớp 10
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Vọng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong Hội nghị quốc gia về đào tạo giáo viên tiếng Anh do Hội đồng Anh tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Đổi mới phương pháp dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông là nội dung chính của hơn 50 bản tham luận.

"Ở Việt Nam, một thời gian dài, việc dạy và học ngoại ngữ chưa đúng hướng, chủ yếu phục vụ cho việc đọc sách. Chúng ta cần thay đổi phương pháp này, sao cho việc tiếp cận với một ngoại ngữ giống như việc học về một nền văn hóa, nhằm mục đích hội nhập, hợp tác và phát triển trên nhiều lĩnh vực", ông Nguyễn Văn Vọng nói.

Cùng quan điểm trên, ông Simon Macartney, hiệu trưởng trường Bell Languege Centre (Thái Lan) nhận xét: "Thay đổi thói quen học tập và sử dụng ngôn ngữ là vấn đề khó khăn nhất đối với những giảng viên châu Á. Học sinh châu Á rất rụt rè, thích chép bài, thích nghe và thích dùng những mẫu câu. Đó là một cách học còn phổ biến và không mang lại hiệu quả.

Chúng tôi hy vọng sẽ hướng đào tạo giáo viên theo cách khiến cho các em hiểu và yêu thích việc nói, nghe, viết và sử dụng những câu nói tiếng Anh trong đời sống thường nhật".

Nhiều ý kiến, giải pháp mới được đề xuất. Bà Vũ Thị Lợi, chuyên viên vụ Giáo dục Trung học, phụ trách môn tiếng Anh, cho biết, gần đây đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy ngoại ngữ, thể hiện cụ thể trong việc đổi mới sách giáo khoa tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 9 và đang thử nghiệm với sách lớp 10.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của Mạng lưới các giáo viên và giảng viên tiếng Anh (VTTN) đến các tỉnh thành trong cả nước, nhiều phương pháp mới sẽ được áp dụng nhanh chóng để hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ cao hơn.


Trong 4 năm hoạt động, Mạng lưới các giáo viên và giảng viên tiếng Anh (VTTN) đã tạo nên một diễn đàn dành cho các giáo viên tiếng Anh bậc trung học phổ thông, có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả môn học.

Năm 2003, Hội đồng Anh đầu tư 1,2 tỷ đồng cho việc đào tạo giáo viên.

Ông Brian Stott, Quản lý chương trình VTTN, nói: "Tôi cảm thấy rất phấn chấn với sự quan tâm nhiệt thành của cộng đồng những người giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam và hài lòng với những kết quả đạt được".


Theo Vnexpress

------------------------------

Mọi người có ý kiến như thế nào về bài báo này? Thực tại việc dạy và học tiếng Anh trong trường học ở Việt Nam đã thật sự đổi mới và hiệu quả hơn không? Cách học tiếng Anh như thế nào là hiệu quả và phù hợp với thực tế hơn cả?
 
Um, bổ sung thêm là bài này nằm trong Box English nên thảo luận chủ yếu xung quanh phương pháp học tiếng Anh trong và ngoài trường, không bàn nhiều đến hệ thống giáo dục Việt Nam, vv.
 
chính xác là học sinh bi giờ học mẫu câu nhiều ghế, đặc biệt là dân chuyên Anh. Em biết rất nhiều bạn học Tiếng anh ở lớp giỏi lắm nhưng giao tiếp bằng TA thì siêu tệ. hehe, còn ai giỏi cả hai thì chả nói làm gì.

trong 3 cái " perceiving, pocessing va producing" thì những người học TA o Vn mà giỏi thì cũng chỉ là giỏi perceiving là chủ yếu.
Ví như, rất nhiều người, (chuyên anh hẳn hoi nhé), mà thi thành phố có giải hẳn hoi, chưa viết một bài thơ hay 1 câu chuyện nào bằng tiếng anh cả. thế thì em nghĩ, học TA đâu còn gì thú vị nhỉ? ( vì producing phase là coolest mừ). Tuy nhiên, học theo kiểu VN thì mới mong được giải ở vn, em chưa thi mấy cái giải thành phố bao giờ, nhưng mà nhìn đề bọn nó thì tưởng dễ, đến lúc làm thì phải đúng đáp án mới chấm điểm, hic, đến hóa học mà chả strict thế, TA mà như vậy thì vái, nhờ? hủy hoại hết những con người trẻ tuổi, hic.

Nhưng nếu có vài biện pháp tích cực từ phía nhà trường thì cũng tốt, nhưng hơn hết vẫn là ở bản thân. Nhiều người cho rằng học càng nhiều từ mới, biết càng nhiều mẫu câu là càng giỏi, cái đấy thì chưa chắc, vì tiếng anh chỉ là một công cụ thôi, perceive được thì phải produce được, đó mới là hay chứ. ( mà produce ở đây ý của em là writing and speaking )
 
thực ra việc viết thơ hay truyện = TA cũng ko phải là thước đo trình độ. Nhiều người rất hứng thú trong việc này và cũng có nhiều người ko, vì ko phải ai cũng có cảm xúc và cảm hứng như nhau...
Mỗi người có cách học riêng phù hợp với mình, nhưng nói chung theo kiểu VN cứ trâu bò là được, vì thế học sinh thường thụ động và thiếu sáng tạo... Có điều gần đây phương pháp dạy TA ở VN đang được cải tiến rất nhiều, vì thế em tin rằng sẽ có nhiều tiến bộ trong thời gian ko xa...
 
Back
Bên trên