Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)
Điều hành viên
Chắc hẳn bạn đã từng nghe dân ca Việt nam, những giai điệu thiết tha của dân tộc. Tôi có vài lần chăm chú xem một dàn nhạc dân tộc chơi hẳn hoi, và thấy hay quá. Bạn chưa thích dân ca hẳn một phần cũng là vì bạn chưa thực sự chăm chú lắng nghe, chưa chú ý tới nét tinh tế của từng nét nhạc, chưa được nghe một giọng ca quan họ chính hiệu cất lên những tiếng hát đằm thắm ấm áp bằng cả tâm hồn mình. Dân ca Việt nam đằm thắm mà giản dị, nhẹ nhàng mà đẹp đẽ. Bạn hẳn sẽ ngây ngất bởi tiếng sáo trúc, tiếng đàn tranh hoà quện vào nhau trong giai điệu “người ơi người ở đừng về”. Nghe kĩ giai điệu bài này từ một anh dạy nhạc người quan họ chính gốc, tôi mới chợt khâm phục về cách “cưa cẩm” của các cụ nhà ta, tại sao các cụ ngày xưa có thể tỏ tình bằng những làn điệu đằm thắm chết người đến thế được, như thế ai nghe mà chẳng ngất ngây, ai mà chẳng đổ .
..người về anh vẫn.. í i ì í a…
có mấy a .. khóc í a thầm
đôi í a bên .. là… bên sóng như vạt áo
mà này cũng có a ướt đầm
ướt đầm như ….mưa
Người ơi người ở đừng về..
Nghe bình thường đã hay, đã ngây ngất, nghe bằng đúng cái giọng trầm trầm ngọt ngào của anh “khăn xếp” nọ, rồi nghe cách anh ấy nói về sự khác nhau giữa cách hát bài này theo kiểu nhạc nhẹ và theo kiểu quan họ Bắc Ninh như thế nào. mới thấy hết được cái tinh tuý của dân tộc, cái hay của các cụ mà con cháu có thể vẫn thờ ơ mà không chú ý tới..
..người về anh vẫn.. í i ì í a…
có mấy a .. trông í a theo
trông í a theo mà tình trong í như nước chảy
mà này cũng có a trông bèo
trông bèo là bèo …trôi
Người ơi người ở đừng về..
Cái chứ “trông bèo.. là bèo trôi”, chữ ‘là” của quan họ hát thấp xuống một tí, thì hiệu quả rất chất, rất Bắc Ninh, rất tinh tế mà phải nghe dân chính gốc hát mới ra được.
Đó là dân ca Bắc bộ, dân ca Bắc bộ bao giờ cũng đằm thắm đượm chất giản dị. mộc mạc, ta nghe mà luôn thấy hình bóng của luỹ tre làng, của trai gái ngày mùa đi hát đối. Nói đến dân ca là phải nói đến quan họ, nói đến hát chèo. Mà nói đến quan họ là phải nhắc tới Bắc Ninh, nhắc tới hội lim, nhắc tới chèo là phải nhắc tới chèo tứ chiếu, chèo Thái Bình. Nhạc dân ca không có một người sáng tác cụ thể, nó được sản sinh ra trong lao động sản xuất, trong đời sống thường ngày của xã hội, từ nỗi nhớ của người con xa mẹ, người vợ xa chồng
..một tin trông
hai tin đợi, ba bốn tin chờ
sao chẳng thấy anh… (bèo dạt mây trôi)
……
hay
ớ hoa.. đây là đoá hoa thơm
ố tình là con bướm lượn, ố tình là con cá lặn
Ơ ..bớ cái duyên có a ru hời
Bướm lượn là bướm í a nó bay
Cá lặn là cá í a nó bới (hoa thơm bướm lượn)
Bạn đã nghe và thích dân ca Việt nam chưa
(còn nữa)
..người về anh vẫn.. í i ì í a…
có mấy a .. khóc í a thầm
đôi í a bên .. là… bên sóng như vạt áo
mà này cũng có a ướt đầm
ướt đầm như ….mưa
Người ơi người ở đừng về..
Nghe bình thường đã hay, đã ngây ngất, nghe bằng đúng cái giọng trầm trầm ngọt ngào của anh “khăn xếp” nọ, rồi nghe cách anh ấy nói về sự khác nhau giữa cách hát bài này theo kiểu nhạc nhẹ và theo kiểu quan họ Bắc Ninh như thế nào. mới thấy hết được cái tinh tuý của dân tộc, cái hay của các cụ mà con cháu có thể vẫn thờ ơ mà không chú ý tới..
..người về anh vẫn.. í i ì í a…
có mấy a .. trông í a theo
trông í a theo mà tình trong í như nước chảy
mà này cũng có a trông bèo
trông bèo là bèo …trôi
Người ơi người ở đừng về..
Cái chứ “trông bèo.. là bèo trôi”, chữ ‘là” của quan họ hát thấp xuống một tí, thì hiệu quả rất chất, rất Bắc Ninh, rất tinh tế mà phải nghe dân chính gốc hát mới ra được.
Đó là dân ca Bắc bộ, dân ca Bắc bộ bao giờ cũng đằm thắm đượm chất giản dị. mộc mạc, ta nghe mà luôn thấy hình bóng của luỹ tre làng, của trai gái ngày mùa đi hát đối. Nói đến dân ca là phải nói đến quan họ, nói đến hát chèo. Mà nói đến quan họ là phải nhắc tới Bắc Ninh, nhắc tới hội lim, nhắc tới chèo là phải nhắc tới chèo tứ chiếu, chèo Thái Bình. Nhạc dân ca không có một người sáng tác cụ thể, nó được sản sinh ra trong lao động sản xuất, trong đời sống thường ngày của xã hội, từ nỗi nhớ của người con xa mẹ, người vợ xa chồng
..một tin trông
hai tin đợi, ba bốn tin chờ
sao chẳng thấy anh… (bèo dạt mây trôi)
……
hay
ớ hoa.. đây là đoá hoa thơm
ố tình là con bướm lượn, ố tình là con cá lặn
Ơ ..bớ cái duyên có a ru hời
Bướm lượn là bướm í a nó bay
Cá lặn là cá í a nó bới (hoa thơm bướm lượn)
Bạn đã nghe và thích dân ca Việt nam chưa
(còn nữa)