Nguyen Hoang Anh
(nectarinesun)
New Member
Ko ai trong chúng ta có thể quên mình đang ở đâu, làm gì, với ai vào giờ phút quân khủng bố tấn công trung tâm thương mại quốc tế (WTC). Tôi đang ở Munich, Đức, sẵn sàng cho buổi kí tặng sách khi một đại diện từ nhà xuất bản gõ cửa phòng khách sạn, hét lên:"Bật tivi, nhanh!".
Các kêch truyền hình chiếu những cảnh giống nhau. Đầu tiên một tòa cao ôc bốc cháy, cảnh máy bay đâm tòa nhà thứ hai, rồi cả hai tòa cao ốc cùng sụp đổ. Nhìn cảnh tượng kinh hoàng như trong film khoa học viễn tưởng, ngay lập tức hai cảm giác trợt đến với tôi: cảm giác bất lực, kinh sợ khi phải đối mặt với những gì đang diễn ra; và cảm nhận rằng thế giới sẽ không bao giờ lại như cũ.
Với đầy xúc cảm trong tim, tôi tắt Tivi và đến dự buổi kí tặng sách. Tôi không tin mọi người sẽ đến dự. Ai ai cũng sẽ đổ xô theo dõi tin thời sự, tìm kiếm lí do cho cuộc tấn công.
Tôi đi bộ dọc đường phố Munich. Mặc dù mới 4 h chiều, mọi người đều đã ngồi trong các quán bar theo dõi Tivi hay radio, cố gắng tự thuyết phục chính mình rằng vụ khủng bố chỉ là một ác mộng kinh hoàng.
Tôi thật sự bất ngờ khi hàng trăm người vẫn đến dự buổi kí tặng sách.
Họ đều im lặng, sự câm lặng đến từ tận sâu tâm hồn. Và tôi chợt hiểu tại sao họ lại ở đây. Vào giây phút kinh hoàng ấy, mọi người tìm đến với nhau để tìm sự sẻ chia. Và trong yên lặng vun đầy âm thanh nhân bản từ mỗi trái tim.
Cho dù thạt khó chấp nhận, nhưng thảm kịch, xét cho cùng, vẫn có mặt tốt.
Một năm trôi qua trong chúng ta vẫn hiện hữu cảm nhận về 11/9, về một thảm kịch kinh hoàng mà chỉ trong phút chôc hàng ngàn người phải hứng chịu.
Nhưng có phải tất cả những ai trong WTO đều chết trong tuyệt vọng? Liệu chúng ta có thể nhìn ra điều gì khác chăng ngoài chết chóc, cát bụi, sắt thép ngổn ngang trong đống hoang tàn? Ở một góc độ nào đó, loài người luôn phải đối mặt với thảm kịch: sự sụp đổ của một thành phố, cái chết của trẻ em, sự cáo buộc trần trụi hay một căn bệnh chết chóc xuất hiện bất ngờ.
Điều khó khăn là chúng ta luôn sợ hãi khi phải đối mặt với những nỗi đau. Chúng ta buộc tội kẻ khác, cố tự biện minh hay cố tự hình dung rằng cuộc sống sẽ khác đi siết bao nếu thảm kịch không diễn ra.
Nhưng tất cả đều chẳng có nghĩa lý gì.
Điều quan trọng là tiến lên phía trước, là dành thời gian để một lần nữa suy nghĩ về cuộc sống, vượt qua sợ hãi và xây dựng lại từ đầu.
NHiều năm trước tôi nghe được câu chuyện về một nhóm nghiên cứu Phật Giáo tại NHật. Cả đoàn được báo về một vụ hỏa hoạn gần nơi họ ở khiến một bà mẹ và đứa con gái trở nên vô gia cư. Ngay lập tức một nữ thành viên bắt đầu quên góp giúp đỡ gia đình nọ. TRong số thành viên có một nhà văn trong cảnh bần cùng nên cô gái quyết định ko yêu cầu anh quyên góp.
"Dừng lại", nhà văn lên tiếng khi cô gái đi ngang qua, "Tôi cũng muốn đóng góp chút gì".
Nói rồi anh dành vài phút viết lại câu chuyện, đút mảnh giấy vào hòm quyên góp.
"Tôi muốn gửi tặng mọi người tấm thảm kịch này để chúng ta luôn nhớ đến nó mỗi khi suy nghĩ về những đau buồn vụn vặt trong cuộc sống riêng."
Từ vụ khủng bố ngày 11/9, chúng ta có thể nhận ra nhiều điều hơn ngoài ý nghĩ rằng cho dù cuộc sông của chúng ta lạnh lẽo đến chừng nào, nó vẫn tốt đẹp hơn so với bao người.
Những khoảnh khắc kinh hoàng từ vụ khủng bố là cơ hội để mỗi người tự dũng cảm thay đổi suy nghĩ của chính mình.
Khi phải đối mặt với mất mát lớn lao dù vật chất hay tinh thần, sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu cố gắng tìm lại cái đã mất. Trái lại, mỗi người nên nhìn mất mát như một khoảng rộng lớn để mở rộng và vun đầy cuộc sống với những điều mới mẻ.
Trong khoảnh khắc đầy mất mát, sự trống trải khiến chúng ta suy nghĩ rộng và tự do hơn. Thay vì vun đầy khoảng trống với đau thương hay cay đắng, chúng ta có thể chú tâm vào những điều lạc quan hơn.
Vụ khủng bố khiến chúng ta nhìn nhận lại giá trị của cuộc sống. Vào sáng ngày 11/9 có thể vài người trong WTO dang theo đuổi một sự nghiệp ko phù hợp, làm những việc họ căm ghét. Tất cả chỉ vì một công việc ổn định để chi trả hóa đơn và đảm bảo lương hưu. Cuộc sống của họ sẽ khác biết bao nếu họ có đủ dũng cảm để thay đổi giấc mơ trong tim?
Đã đến lúc để xây dựng lại.
Không chỉ là tòa nhà, mà là chính chúng ta.
Chính thái độ hiện giờ của mọi người sẽ tạo nên điều khác biệt.
Có một câu chuyện về một người đàn ông nọ ở Dresen ngay sau cuộc ném bom vào thành phố của Đức trong thế Chiến II. Khi ngang qua một khu đất đổ nát, ông gặp ba người công nhân.
"Mọi người làm gì vậy?"-người đàn ông hỏi.
Người công nhân thứ nhất quay lại: "Ông ko thấy sao? Tôi đang khiêng đá."
Ko hài lòng với câu trả lời, ông quay sang người công nhân thứ hai.
"Ông ko thấy sao? Tôi đang kiếm tiền."
Vẫn đầy thắc mắc, người đàn ông quyết định thử lần cuối. Ông hỏi người công nhân thứ 3 cùng câu hỏi.
"Ông ko thấy à? Tôi đang xây dựng lại nhà thờ"
Mặc dù 3 người công nhân cùng làm một công việc, chỉ có một người thực sự hiểu ý nghĩa của nó.
Hãy cùng hi vọng rằng trong thế giới đang định hình, chúng ta có thể tự vượt qua cảm giác đổ vỡ để xây dựng nhà thờ chúng ta hằng mơ ước, nhưng chưa bao giờ đủ can đảm để thực hiện.
*******
Bài viết của Paulo Coelo, nhà văn hiện sống tại Rio de Janeiro, Brasil.
Dịch từ bản Tiếng Anh của MJ Costa.
The Age-Australia- 11/9/2002
Các kêch truyền hình chiếu những cảnh giống nhau. Đầu tiên một tòa cao ôc bốc cháy, cảnh máy bay đâm tòa nhà thứ hai, rồi cả hai tòa cao ốc cùng sụp đổ. Nhìn cảnh tượng kinh hoàng như trong film khoa học viễn tưởng, ngay lập tức hai cảm giác trợt đến với tôi: cảm giác bất lực, kinh sợ khi phải đối mặt với những gì đang diễn ra; và cảm nhận rằng thế giới sẽ không bao giờ lại như cũ.
Với đầy xúc cảm trong tim, tôi tắt Tivi và đến dự buổi kí tặng sách. Tôi không tin mọi người sẽ đến dự. Ai ai cũng sẽ đổ xô theo dõi tin thời sự, tìm kiếm lí do cho cuộc tấn công.
Tôi đi bộ dọc đường phố Munich. Mặc dù mới 4 h chiều, mọi người đều đã ngồi trong các quán bar theo dõi Tivi hay radio, cố gắng tự thuyết phục chính mình rằng vụ khủng bố chỉ là một ác mộng kinh hoàng.
Tôi thật sự bất ngờ khi hàng trăm người vẫn đến dự buổi kí tặng sách.
Họ đều im lặng, sự câm lặng đến từ tận sâu tâm hồn. Và tôi chợt hiểu tại sao họ lại ở đây. Vào giây phút kinh hoàng ấy, mọi người tìm đến với nhau để tìm sự sẻ chia. Và trong yên lặng vun đầy âm thanh nhân bản từ mỗi trái tim.
Cho dù thạt khó chấp nhận, nhưng thảm kịch, xét cho cùng, vẫn có mặt tốt.
Một năm trôi qua trong chúng ta vẫn hiện hữu cảm nhận về 11/9, về một thảm kịch kinh hoàng mà chỉ trong phút chôc hàng ngàn người phải hứng chịu.
Nhưng có phải tất cả những ai trong WTO đều chết trong tuyệt vọng? Liệu chúng ta có thể nhìn ra điều gì khác chăng ngoài chết chóc, cát bụi, sắt thép ngổn ngang trong đống hoang tàn? Ở một góc độ nào đó, loài người luôn phải đối mặt với thảm kịch: sự sụp đổ của một thành phố, cái chết của trẻ em, sự cáo buộc trần trụi hay một căn bệnh chết chóc xuất hiện bất ngờ.
Điều khó khăn là chúng ta luôn sợ hãi khi phải đối mặt với những nỗi đau. Chúng ta buộc tội kẻ khác, cố tự biện minh hay cố tự hình dung rằng cuộc sống sẽ khác đi siết bao nếu thảm kịch không diễn ra.
Nhưng tất cả đều chẳng có nghĩa lý gì.
Điều quan trọng là tiến lên phía trước, là dành thời gian để một lần nữa suy nghĩ về cuộc sống, vượt qua sợ hãi và xây dựng lại từ đầu.
NHiều năm trước tôi nghe được câu chuyện về một nhóm nghiên cứu Phật Giáo tại NHật. Cả đoàn được báo về một vụ hỏa hoạn gần nơi họ ở khiến một bà mẹ và đứa con gái trở nên vô gia cư. Ngay lập tức một nữ thành viên bắt đầu quên góp giúp đỡ gia đình nọ. TRong số thành viên có một nhà văn trong cảnh bần cùng nên cô gái quyết định ko yêu cầu anh quyên góp.
"Dừng lại", nhà văn lên tiếng khi cô gái đi ngang qua, "Tôi cũng muốn đóng góp chút gì".
Nói rồi anh dành vài phút viết lại câu chuyện, đút mảnh giấy vào hòm quyên góp.
"Tôi muốn gửi tặng mọi người tấm thảm kịch này để chúng ta luôn nhớ đến nó mỗi khi suy nghĩ về những đau buồn vụn vặt trong cuộc sống riêng."
Từ vụ khủng bố ngày 11/9, chúng ta có thể nhận ra nhiều điều hơn ngoài ý nghĩ rằng cho dù cuộc sông của chúng ta lạnh lẽo đến chừng nào, nó vẫn tốt đẹp hơn so với bao người.
Những khoảnh khắc kinh hoàng từ vụ khủng bố là cơ hội để mỗi người tự dũng cảm thay đổi suy nghĩ của chính mình.
Khi phải đối mặt với mất mát lớn lao dù vật chất hay tinh thần, sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu cố gắng tìm lại cái đã mất. Trái lại, mỗi người nên nhìn mất mát như một khoảng rộng lớn để mở rộng và vun đầy cuộc sống với những điều mới mẻ.
Trong khoảnh khắc đầy mất mát, sự trống trải khiến chúng ta suy nghĩ rộng và tự do hơn. Thay vì vun đầy khoảng trống với đau thương hay cay đắng, chúng ta có thể chú tâm vào những điều lạc quan hơn.
Vụ khủng bố khiến chúng ta nhìn nhận lại giá trị của cuộc sống. Vào sáng ngày 11/9 có thể vài người trong WTO dang theo đuổi một sự nghiệp ko phù hợp, làm những việc họ căm ghét. Tất cả chỉ vì một công việc ổn định để chi trả hóa đơn và đảm bảo lương hưu. Cuộc sống của họ sẽ khác biết bao nếu họ có đủ dũng cảm để thay đổi giấc mơ trong tim?
Đã đến lúc để xây dựng lại.
Không chỉ là tòa nhà, mà là chính chúng ta.
Chính thái độ hiện giờ của mọi người sẽ tạo nên điều khác biệt.
Có một câu chuyện về một người đàn ông nọ ở Dresen ngay sau cuộc ném bom vào thành phố của Đức trong thế Chiến II. Khi ngang qua một khu đất đổ nát, ông gặp ba người công nhân.
"Mọi người làm gì vậy?"-người đàn ông hỏi.
Người công nhân thứ nhất quay lại: "Ông ko thấy sao? Tôi đang khiêng đá."
Ko hài lòng với câu trả lời, ông quay sang người công nhân thứ hai.
"Ông ko thấy sao? Tôi đang kiếm tiền."
Vẫn đầy thắc mắc, người đàn ông quyết định thử lần cuối. Ông hỏi người công nhân thứ 3 cùng câu hỏi.
"Ông ko thấy à? Tôi đang xây dựng lại nhà thờ"
Mặc dù 3 người công nhân cùng làm một công việc, chỉ có một người thực sự hiểu ý nghĩa của nó.
Hãy cùng hi vọng rằng trong thế giới đang định hình, chúng ta có thể tự vượt qua cảm giác đổ vỡ để xây dựng nhà thờ chúng ta hằng mơ ước, nhưng chưa bao giờ đủ can đảm để thực hiện.
*******
Bài viết của Paulo Coelo, nhà văn hiện sống tại Rio de Janeiro, Brasil.
Dịch từ bản Tiếng Anh của MJ Costa.
The Age-Australia- 11/9/2002