Cuộc thi Robocon Châu Á Thái Bình Dương

Dương Đình Hiệp
(kimcuongnguyenthuy)

New Member
Nhật Bản vô địch Robocon châu Á - Thái Bình Dương


TTO - Chiều nay 27-8, tại sân thi đấu trường ĐH Beihang (Bắc Kinh), đội tuyển RoboTech của trường ĐH Tokyo, Nhật Bản đã vượt qua đội tuyển Trung Quốc 1 trong trận chung kết, đăng quang ngôi vô địch cuộc thi Robocon châu Á - Thái Bình Dương.

Trận chung kết diễn ra khá gay cấn giữa một bên là “cường quốc chế tạo robot” và một bên là chủ nhà đang hừng hực khí thế cùng khát khao chiến thắng. Với chiến thuật gần giống nhau, cả hai đội đã cống hiến cho các cổ động viên và khán giả một màn trình diễn khá đẹp mắt.

Tuy nhiên, với ưu thế kỹ thuật, Nhật Bản đã nhanh chóng áp đảo được TQ khi dẫn điểm trước. Robot điều khiển bằng tay của Nhật Bản tỏ ra hiệu quả hơn, robot tự động của họ cũng nhanh hơn, hoạt động ổn định hơn. Tỷ số nhích dần lên cho Nhật Bản. Các CĐV đội chủ nhà trên sân thi đấu trường ĐH Beihang (Bắc Kinh) gần như nghẹt thở khi đồng hồ báo kết thúc trận đấu. “Một trận đấu gay cấn và hấp dẫn”, một du học sinh của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tại Hàn Quốc cho biết.

Ngoài đội chủ nhà đoạt cúp vô địch, Ban tổ chức còn trao các giải phụ như Giải kỹ thuật tốt nhất (Thái Lan), Giải thiết kế đẹp nhất (Indonesia), Giải ý tưởng tốt nhất (Malaysia)…

Đại diện cho VN tham dự Robocon châu Á - Thái Bình Dương năm nay là đội BKCBG1 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Trên trang web của BTC cuộc thi, các thành viên của BKCBG1 cho biết: “Chúng tôi tôn trọng tinh thần chơi đẹp để giành chiến thắng thuyết phục. Chúng tôi tin tưởng rằng tham gia vào cuộc thi Robocon sẽ mang lại tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước tham gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ''.

Tuy nhiên, đội tuyển VN đã có một kỳ thi không may mắn khi ở vòng đấu bảng, họ gặp ngay đội chủ nhà TQ trong trận đầu tiên. Thêm vào đó là những "sự cố" khó hiểu liên tiếp xảy ra. Đội phó Cao Thế Phong cho biết: "Tinh thần của đội hiện vẫn rất tốt, "thắng không kiêu, bại không nản". Điều quan trọng nhất là đội đã thực hiện được điều mà đội đặt ra từ đầu, đó là để lại hình ảnh thật đẹp về VN trong mắt bạn bè quốc tế".

KIM NHUNG
theo tuoitreonline
 
chú em co thêm thông tin gì về diễn biến cuộc thi không ??? hình anh anh clip các trận đấu trảng hạn ... về chiến thuật cũng như kĩ thuật của các đội :D
 
CBG và ước mơ "đấu giá Robot trung tâm" không thành
8:09, 30/08/2005
Phương Anh

BKCBG1 trở về từ Bắc Kinh. Không cờ rong trống mở, không báo chí ầm ĩ... Đơn giản vì họ đã không tiếp tục được thành công của Robocon Việt Nam trong những kỳ thi quốc tế lần trước. Trừ số ít được theo dõi diễn biến các trận đấu trên truyền hình vệ tinh, những gì khán giả biết về BKCBG1 chỉ là kết quả 2 trận đấu bảng và một sự thật: Chúng ta bị loại ngay từ vòng đầu. Nhưng sự thực CBG đã làm được nhiều hơn thế. Và đôi khi chiến thắng lại ít quan trọng hơn những ấn tượng đẹp họ đã để lại trong lòng bạn bè.

4 ngày ở Bắc Kinh, thời gian biểu kín đặc từ 6h30 sáng đến 23h khuya làm các thành viên CBG kiệt sức. Về Việt Nam 24h đêm 29/8, việc duy nhất họ có thể làm được là tắt tất cả điện thoại di động và... ngủ. Gặp đội trưởng Đặng Văn Bằng còn đang trong trạng thái "mơ màng" tại "đại bản doanh" của CBG ở phố Minh Khai, chúng tôi được nghe tường thuật gần như đầy đủ về diễn biến các trận đấu và 4 ngày CBG sống bên nước bạn.

"Đem chuông đi đánh xứ người"

Trong buổi giao lưu cùng các thành viên của đội Ai Cập, CBG copy các file mạch tặng đội bạn và hết sức bất ngờ khi thấy hình ảnh tất cả các trận đấu có mặt mình trong USB. Thậm chí ca khúc được trình bày trong vòng chung kết Robocon Việt Nam cũng được các đội bạn thuộc lòng... Trên sàn đấu, hầu như không ai không biết mặt, chỉ tên Cao Thế Phong và Đặng Văn Bằng... Không có gì phải nghi ngờ, Robot nhân sư và đội hình ra sân của Việt Nam đã được các đội bạn nghiên cứu đến từng chi tiết. Trong khi đó, CBG mỏi mắt trên các trang web điện tử, Robot của nước bạn mà không thấy bất cứ thông tin gì về Robocon, dù chỉ là một dòng link... Chúng ta đã thiếu sót về phương diện chuẩn bị nếu xét theo quan điểm "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng".



Trưa ngày 26/8, bốc thăm chia bảng, Việt Nam gặp ngay đối thủ đáng gờm: Trung Quốc 1 ở bảng C. Điều bất ngờ hơn nữa, đội này có tới 5 Robot trung tâm, 5 Robot xung quanh, 5 Robot cản phá và 2 Robot chạy bằng tay... Thậm chí, họ có hẳn một bộ Robot thiết kế riêng chỉ để "chiến đấu" với Việt Nam.

Luật BTC đưa ra có quá nhiều thay đổi. Chỉ trước khi thi 1h, CBG mới được biết, sau mỗi trận đấu, các đội có quyền thay đổi tất cả Robot mà chỉ cần đảm bảo đủ cân nặng. Và các biện pháp cản phá được sử dụng không hạn chế...

Trong khi ấy, tất cả những gì CBG mang đến "xứ người" chỉ là 2 bộ Robot tự chế tạo, không có tham khảo, không có thời gian thử nghiệm, không cản phá... và một tinh thần thi đấu rất "Việt Nam".

Những giây phút nghẹt thở

Đội trưởng Đặng Văn Bằng cho biết, trước đấu trận đầu tiên, đội đã xác định, khả năng thất bại trước đối thủ như Trung Quốc là có thể xảy ra nên chiến đấu trong tâm lý hết sức thoải mái. Tuy nhiên 3 phút của trận đấu vẫn là những giây phút nghẹt thở...

Trung Quốc 1 cho xuất trận một Robot trung tâm giống hệt Robot Dragon của BK Fire, từ việc sử dụng khí nén cho đến tách đế, chỉ khác ở chỗ Robot này không mang bóng, với mục đích chính nhằm khống chế Robot trung tâm của CBG. Mặc dù tốc độ không nhanh hơn, nhưng Robot này có kết cấu nhẹ, lại được trang bị thêm 6 giác hút bám chặt vào đuốc chính... Kết quả là con nhân sư từng ghi tới 20 điểm bị vô hiệu hoá hoàn toàn.

Robot tự động phụ của Trung Quốc được trang bị 2 ống khí nén, phụt dài tới 7,5m sang phần sân Việt Nam và làm văng đổ các Robot phụ còn lại. "Chiến trường" của Việt Nam lúc này chỉ là Thế Phong và con Robot bằng tay... Ghi vào đĩa nhiên liệu 8 quả thì bị đội bạn thổi mất 3... 2 phút cuối cùng của trận đấu, Thế Phong không thể làm gì ngoài việc đi che chắn cho những trái bóng ít ỏi nằm trên các đĩa nhiên liệu bên ngoài, bởi Robot tay của Trung Quốc chỉ có 2 chức năng là bắn bóng vào đuốc và phá bóng trong đĩa nhiên liệu. 9 - 13 với CBG là một kết quả không mong đợi. Theo Thế Trung, thành viên của đội, từ vòng loại tới giờ, chưa bao giờ CBG dừng điểm ở con số 9...

Việt Nam có một cơ hội duy nhất để vào vòng trong nếu trở thành đội nhì bảng có số điểm cao nhất. Nhưng kết quả thi đấu bảng B đã chấm dứt hy vọng ấy khi Nhật Bản thắng tuyệt đối Iran nhưng lại thua trước Ai Cập. Và trận đấu cuối cùng trong khuôn khổ bảng C giữa Việt Nam - Brunei, CBG đã chơi theo kiểu trình diễn, cống hiến cho khán giả những pha bỏ bóng cực đẹp... Kết quả 30 - 17 làm khán giả khâm phục, nhưng không đủ để đưa CBG đến với vòng trong...

"Quan trọng là chúng ta đã thể hiện những gì..."

Mặc dù không được vào vòng trong nhưng mỗi khi xuất hiện, Việt Nam luôn là đội được chú ý nhiều nhất. Ý tưởng thiết kế Robot độc đáo và khả năng chế tạo gần như hoàn hảo của CBG làm cho nhiều đội nghi ngờ, không biết có thực sự Robot nhân sư được làm bằng tay hay không... Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến những động cơ "second hand" CBG sử dụng, đội bạn mới "tâm phục khẩu phục". Nhưng không chỉ vậy, suốt 4 ngày ở Bắc Kinh, trong số 20 đội của 19 nước tham gia, Việt Nam luôn được bình chọn là đội "nghịch nhất", "cười nhiều nhất", "hát nhiều nhất", và... "ăn nhiều nhất"... Ở đâu có Việt Nam là ở đó có tiếng cười. Việt Nam khởi xướng chụp hình kỷ niệm, Việt Nam khởi xướng các cuộc giao lưu...

Hỏi về cảm giác của CBG, Thế Trung tâm sự: "Thời gian thi đấu quá ngắn nên không khiến CBG căng thẳng, chỉ thấy mệt một chút vì lịch quá dày, buồn một chút vì đã thua, nhưng cảm giác bao trùm vẫn là niềm vui vì được giao lưu cùng các đội"...

CBG đã mang theo hành trang về Việt Nam của mình những tình cảm quý mến của sinh viên Ai Cập từ buổi giao lưu "tranh thủ" lúc 2h sáng, từ những buổi lắp ráp Robot chung với sinh viên Hàn, từ cô tình nguyện viên Chu Lâm sáng sáng điện thoại đến từng phòng thức cả đội dậy...

CBG đã thiếu 10% may mắn để giành chiến thắng như mong muốn, nhưng điều quan trọng, họ đã được thể hiện hết mình và trung thành tuyệt đối với phương châm "Chơi đẹp, thắng thuyết phục" được đưa ra ngay từ khi bắt đầu làm Robot. Điều duy nhất CBG cảm thấy tiếc là mong ước của cả đội "đem Robot trung tâm đi đấu giá để ủng hộ quỹ Vì người nghèo Việt Nam" đã không thành. Con Robot ấy giờ đây sẽ là sản phẩm để những sinh viên tham gia Robocon Việt Nam được học hỏi và tiếp tục phát triển trong những lần thi đấu sau...

Trở về từ Bắc Kinh, CBG cũng trở lại với những công việc bình thường của những sinh viên K47 ĐH Bách khoa Hà Nội... Trả những môn đã nợ khi thi Robot, học tập ở giảng đường, và tiếp tục theo đuổi những niềm đam mê mà họ hằng ấp ủ. Một mùa Robocon không hẳn là trọn vẹn nhưng cũng sẽ là những dấu ấn không thể quên, vì họ đã cống hiến hết mình.

Theo vtv.vn
-----------------------------------
 
Back
Bên trên