Cuộc đời các nhà khoa học nổi tiếng

Hoàng Lê Vĩnh Hưng
(hungmk)

Thành viên danh dự
Học tập board kinh tế mình định thử post vài bài về các nhà khoa học để chúng ta hiểu thêm về họ
1.GS. Tôn Thất Tùng
1912-1982
Tthtung.gif



GS. Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 và lớn lên tại Huế, một miền đất với truyền thống hiếu học nhưng từ chối học để làm quan, người thanh niên Tôn Thất Tùng đã học trường Bưởi và lựa chọn ngành y mà theo ông, là nghề "tự do" không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân. Trong thời gian học tại trường y, cũng như suốt thời gian nội trú tại bệnh viện Phủ Doãn và sau đó là quá trình tham gia cách mạng, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, GS. Tôn Thất Tùng cũng để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí nhân dân cũng như toàn thể ngành y tế Việt Nam.

Trước Cách mạng, cả Đông Dương chỉ có một trường thuốc duy nhất tại Hà Nội mà người bản xứ không được dự các kỳ thi "nội trú", GS. Tùng là người đầu tiên đấu tranh bắt buộc chính quyền thực dân phải tổ chức thi nội trú cho các bệnh viện Hà Nội. Ông đã sớm say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới.

Cuộc đời ông là một điển hình của người trí thức Việt Nam sớm hăng say lao động khoa học, được cách mạng giác ngộ. Nói đến ông, phải nghĩ đến một người thầy, một nhà khoa học chân chính. Trong kháng chiến chống Pháp, cùng với những cán bộ y tế, các thầy và các sinh viên trường y, ông đã tận tình cứu chữa thương bệnh binh, vừa xây dựng các tuyến mổ xẻ như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng BS. Nguyễn Hữu Trí, BS. Hoàng Đình Cầu..., vừa đào tạo các sinh viên. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, di chuyển nhiều lần, ở nhiều địa bàn như Ngòi Quãng, Chiêm Hóa, chiến khu Việt Bắc... ở đâu ông cũng gắn điều trị với nghiên cứu khoa học, với đào tạo sinh viên, phát triển ngành y tế. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng trường y ngay từ sau cách mạng tháng Tám.

Trở về từ chiến khu Việt Bắc, ông đã cùng những học trò của mình xây dựng lại bệnh viện Việt Đức, trung tâm ngoại khoa lớn nhất miền Bắc. Được Nhà nước cử giữ cương vị Thứ trưởng Bộ y tế, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, ông luôn dành tâm sức cho sự nghiệp đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phát triển ngành y tế Việt Nam.

GS. Tôn Thất Tùng là một tấm gương về tinh thần lao động khoa học miệt mài, lòng yêu thương bệnh nhân.Trong khi học tập tại Trường Đại học Y, ông đã sớm say mê khoa học. Trong khoảng thời gian từ năm 1935-1939 ông đã miệt mài phẫu tích trên 200 lá gan, ông đã có một công trình về cách phân chia mạch máu trong gan, công trình được đánh giá cao và được gửi về Viện hàn lâm Pháp thời đó. Cũng trong thời gian chiến tranh khốc liệt, nhiều công trình nghiên cứu của ông được thai nghén và tiến hành, tổng kết các kinh nghiệm bệnh tật của riêng người Việt Nam, của đồng bào các dân tộc. Cùng với GS. Đặng Văn Ngữ, ông đã góp phần sản xuất penicilline phục vụ thương bệnh binh trong chiến tranh chống Pháp.

Gia đình ông có 5 người, thì 4 người chọn nghề y mà trong đó điển hình là GS. Tôn Thất Bách, con trai ông, ngày nay đang là Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội.

GS. Tôn Thất Tùng mất ngày 7/5/1982.

GS. Tôn Thất Tùng đã để lại cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam những bài học vô cùng quý giá:

GS. là một nhà khoa học chân chính với tinh thần lao động khoa học hăng say, miệt mài. Trong cuộc đời mình, giáo sư đã để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông. Ông cũng là người đầu tiên mổ tim ở Việt Nam năm 1958, là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu tác hại của chất độc hóa học dioxin đến con người và môi trường tại Việt Nam, phương pháp điều trị ung thư gan bằng phẫu thuật kết hợp dùng miễn dịch và rất nhiều công trình khoa học khác. Giáo sư luôn coi trọng việc tiếp thụ y học phương Tây để xây dựng và phát triển nền y học của Việt Nam, nghiên cứu bệnh tật và chữa trị cho người Việt Nam, đi đầu trong việc áp dụng các kỹ thuật phát triển ngành ngoại khoa Việt Nam.

GS. là một thầy thuốc chân chính, ông luôn đòi hỏi mọi người làm việc trung thực, thương yêu người bệnh, ông luôn sẵn sàng giúp đỡ bệnh nhân, các bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, sinh viên. Mặc dù luôn bận rộn nhưng ông rất quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của bệnh viện. Gần 30 nǎm làm giám đốc bệnh viện, ông đã có công lao to lớn xây dựng lề lối làm việc trong khám bệnh, mổ xẻ, chǎm sóc bệnh nhân.

GS. là một người thầy, hết lòng đào tạo các thế hệ sinh viên ngành y. Từ nǎm 1947 cùng với giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội và gắn hơn nửa cuộc đời mình với công tác đào tạo. Các cán bộ y tế đã có thời gian học tập, thực tập tại trường và bệnh viện Việt Đức đều nhớ tới ông với những buổi giao ban sống động, với những bài giảng nghiêm khắc, bổ ích. Là Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại của Đại học Y, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò mà nay đã trưởng thành như GS. Tôn Thất Bách, GS. Đặng Hanh Đệ, GS. Đỗ Kim Sơn, GS. Đỗ Đức Vân... Những quan điểm "học và hành thống nhất" của ông cho đến giờ vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt hơn, ông còn luôn quan tâm đến cả đời sống của sinh viên mà ông cho là "những người thiệt thòi nhất".

Là người thầy thuốc được Đảng, Bác Hồ sớm giác ngộ, giáo dục, ông là tấm gương của tinh thần tranh đấu không mệt mỏi, đấu tranh cho sự bình đẳng của sinh viên y khoa Việt Nam khi còn trong chế độ thực dân Pháp cai trị; kiên cường phục vụ nhân dân, phục vụ bộ đội qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc; kiên trì tranh đấu cho phong trào bảo vệ quyền con người bằng những nỗ lực nghiên cứu về tác hại của hóa chất diệt cỏ - chất độc màu da cam (chứa dioxin), là người có công lớn trong việc thành lập và điều hành ủy ban Quốc gia điều tra về hậu quả chiến tranh hóa học ở Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời mình, Giáo sư đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giáo dục, tin tưởng, giao nhiệm vụ với một tình cảm chân thật, gần gũi. Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp phát triển nền y học nước nhà, giải thưởng Hồ Chí Minh mà Nhà nước trao tặng cho Giáo sư là sự ghi nhận của Tổ quốc với một người thầy thuốc cao quý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
2.Luis Pasteur (1822-1895)
pasteur2.gif


Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole, một vùng của Jura, Pháp. Khám phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm bệnh, mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại.

Tóm tắt những đóng góp to lớn của Pasteur cho vi sinh và y học: Thứ nhất, ông đấu tranh đòi thay đổi thực hành trong bệnh viện để giảm thiểu lây lan bệnh do vi khuẩn. Thứ hai, ông phát hiện ra rằng có thể dùng dạng vi khuẩn đã làm yếu để chủng ngừa chống lại dạng vi khuẩn độc. Thứ ba, Pasteur thấy rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân rất nhỏ không nhìn thấy dưới kính hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới các virus. Kết quả là ông đã triển khai được kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị người bị chó dại cắn. Và thứ tư, Pasteur đã phát triển phương pháp "tiệt trùng kiểu Pasteur", một quy trình dùng sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong các loại thực phẩm dễ thiu thối mà không làm hỏng thực phẩm.

Sự nghiệp của Pasteur

Mỗi khám phá trong sự nghiệp của Pasteur đều là những mắt xích của một chuỗi không tách rời bắt đầu bằng tính bất đối xứng phân tử và kết thúc bằng phòng bệnh dại, theo con đường nghiên cứu trên men, tằm, bệnh của rượu và bia, vô trùng và vaccin.

Từ tinh thể học tới phân tử bất đối xứng

Năm 1847 ở tuổi 26, Pasteur tiến hành công trình đầu tiên về tính bất đối xứng phân tử, nêu lên cùng một lúc các nguyên lý của tinh thể học, hóa học và quang học. Ông đã đề ra định luật cơ bản: tính bất đối xứng phân chia thế giới hữu cơ với thế giới vô cơ. Nói một cách khác, các phân tử bất đối xứng luôn là sản phẩm của sinh thể sống. Công trình của ông trở thành cơ sở cho một ngành khoa học mới - ngành hóa học lập thể.

Nghiên cứu sự lên men và sự tự sinh

Theo yêu cầu của một nhà sản xuất rượu tên là Bigo ở miền bắc nước Pháp, Pasteur bắt đầu nghiên cứu xem tại sao rượu lại bị nhiễm những chất ngoài ý muốn trong quá trình lên men. Ông đã sớm chứng minh được rằng mỗi giai đoạn của quá trình lên men đều liên quan với sự tồn tại của một loại vi sinh vật đặc thù hay con men - một sinh vật mà người ta có thể nghiên cứu bằng cách nuôi cấy trong một môi trường vô trùng thích hợp. Nhận định sáng suốt này là cơ sở của ngành vi sinh.

Pasteur đã giáng một đòn quyết định vào thuyết tự sinh, học thuyết đã từng tồn tại trong 20 thế kỷ cho rằng cuộc sống có thể tự này sinh từ những chất liệu hữu cơ. Ông cũng phát triển lý thuyết mầm bệnh. Cùng thời gian này, ông khám phá ra sự tồn tại của sự sống trong điều kiện không có oxy: "Lên men là hậu quả của sự sống không có không khí". Khám phá về sự sống yếm khí đã mở ra con đường nghiên cứu những mầm bệnh gây nhiễm trùng huyết và bệnh hoại thư, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nhờ Pasteur, người ta có thể phát minh ra những kỹ thuật tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát ô nhiễm.

Kỹ thuật "tiệt trùng kiểu Pasteur"

Hoàng đế Napoleon III đã đề nghị Pasteur nghiên cứu những bệnh ảnh hưởng đến rượu đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu. Năm 1864, Pasteur tới khu vườn nho ở Arbois để nghiên cứu vấn đề này. Ông đã chứng minh rằng bệnh của rượu là do vi sinh vật gây ra, những vi sinh vật này có thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng rượu đến nhiệt độ 55oC trong vài phút. áp dụng cho bia và sữa, cách xử lý này, được đặt tên là "tiệt trùng kiểu Pasteur" đã nhanh chóng thông dụng trên khắp thế giới.

Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng ở người và động vật

Năm 1865, Pasteur bắt đầu nghiên cứu những bệnh của tằm đang làm lụn bại ngành tằm tơ ở Pháp. Ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cách lan truyền những tác nhân này - theo qui luật lây và di truyền - và cách ngăn ngừa bệnh. Bổ sung thêm nghiên cứu về sự lên men, giờ đây ông có thể khẳng định mỗi bệnh là do một vi khuẩn đặc trưng gây ra và những vi khuẩn này là những yếu tố ngoại lai. Với hiểu biết này, Pasteur có thể đặt ra những qui tắc cơ bản của tiệt trùng. Ngăn ngừa được lây nhiễm, phương pháp tiệt trùng của ông đã cách mạng hóa ngành ngoại khoa và sản khoa.

Từ năm 1877-1887, Pasteur vận dụng cơ sở vi sinh học vào cuộc chiến chống các bệnh nhiễm trùng. Ông tiếp tục tìm ra ba vi khuẩn gây bệnh cho người: tụ cầu, liên cầu và phế cầu.

Điều trị và phòng ngừa bệnh dại

Louis Pasteur đã tìm ra phương pháp làm yếu các vi sinh vật độc là cơ sở cho chủng ngừa. Ông đã phát triển các vaccin chống bệnh tả ở gà, bệnh than và bệnh lợn đóng dấu. Sau khi nắm vững phương pháp chủng ngừa, ông đã áp dụng khái niệm này vào bệnh dại. Ngày 6/7/1885, lần đầu tiên Pasteur đã thử phương pháp điều trị bệnh dại của mình cho người: bé Joseph Meister đã được cứu sống.

Thành lập Viện Pasteur

Ngày 1/3/1886, Pasteur trình bày kết quả phương pháp điều trị bệnh dại của ông trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và kêu gọi thành lập một trung tâm vaccin dại. Đông đảo dân chúng và cộng đồng quốc tế đã vận động tài trợ cho việc xây dựng Viện Pasteur, một viện nghiên cứu tư đầu tiên được Tổng thống pháp Jules Gresvy công nhận năm 1887 và được người kế nhiệm ông là Sadi Carnot khánh thành năm 1888. Theo mong ước của Pasteur, Viện được xây dựng thành một cơ sở điều trị bệnh dại, một trung tâm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng và một trung tâm giảng dạy.

Nhà khoa học 66 tuổi đã dành trọn 7 năm cuối cùng của cuộc đời cho Viện nghiên cứu vẫn mang tên ông. Trong thời gian này, Pasteur cũng được hưởng niềm vui của danh tiếng và được tôn vinh khắp thế giới bằng những huân huy chương có uy tín.

Sự nghiệp của ông được tiếp tục và được mở rộng trên kháp thế giới nhờ lớp lớp học trò.

Con người của tự do và nghiêm ngặt

Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học. Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm"

Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân văn, luôn luôn làm việc theo hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn thường cho rằng chúng sẽ thất bại.

Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Năm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.

Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.

Sự tiến bộ của nhân loại

"Tôi cầu khẩn các bạn dành sự quan tâm cho những lãnh địa thiêng liêng rất nhạy cảm có tên là các phòng thí nghiệm. Mong sao những lãnh địa này sẽ nhiều hơn và chúng sẽ được tô điểm để trở thành những ngôi đền của tương lai, của thịnh vượng và sức khỏe. Đây là nơi nhân loại sẽ lớn lên, vững mạnh và hoàn thiện. ở đây, loài người sẽ học cách đọc được sự phát triển và sự hài hòa cá nhân trong những công việc của tự nhiên, trong khi công việc của chính loài người lại thường man rợ, cuồng tín và phá hoại" - Louis Pasteur
 
Chỉnh sửa lần cuối:
3. Thomas A. Edison 1847-1931
edcemtport.jpg


Đây là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử với hơn 2500 phát minh lớn nhỏ, 1368 phát minh được cấp bằng sáng chế. Những phát minh nổi tiếng có thể kể tới: bóng đèn điện, máy thu âm-máy đĩa nghe nhạc, ắc qui, máy chữ, máy trợ thính, phim ảnh động(movie)....
Tiểu sử của ông rất dài, nên chỉ trích ra vài câu chuyện lí thú trong đời ông vậy:

1.Một trong những bí quyết thành công của nhà phát minh vĩ đại Hoa Kỳ -Thomas Edison- chính là sự kiên trì mà không có bất cứ một thất bại hay trở ngại nào có thể bẻ gãy.

Người viết tiểu sử của ông có thuật lại rằng: Một đêm trong tháng 12 năm1912, phòng thí nghiệm của ông phát hoả, thiệt hại ước tính lên đến 2 triệu đô la. Nhưng vì nghĩ rằng tòa nhà được xây cất bằng xi măng cốt sắt không thể bị hỏa hoạn, cho nên Thomas Edison chỉ bảo hiểm trên 200 ngàn đô la. Như vậy, hầu như toàn bộ tài sản của ông bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn đó.

Trong cơn hốt hoảng, người con trai 24 tuổi của ông là Charles Edison tưởng cha mình đã bị hỏa táng và thiêu rụi trong đống tro tàn. Cuối cùng, anh cũng tìm được người cha đang bình tĩnh đứng nhìn ngọn lửa, gương mặt chìm đắm trong suy tư. Charles cho biết như sau: Tim tôi như se thắt lại, cha tôi đã 67 tuổi chứ không còn là một người trai trẻ nữa, tất cả sự nghiệp của người như tan thành mây khói. Vừa thấy tôi, người kêu lên:

- Charles ơi, mẹ con đâu?

Khi tôi thưa với người rằng tôi không biết, thì người nói với tôi :

- Hãy đi tìm mẹ và đưa mẹ con tới đây, bao lâu còn sống mẹ con sẽ không bao giờ thấy một điều như thế.

Sáng hôm sau, Thomas Edison nhìn vào đống tro tàn và thốt lên:

- Trong tai họa có một giá trị cao cả, tất cả mọi sai lầm của chúng ta đã bị đốt cháy. Cám ơn Chúa, chúng ta sẽ bắt đầu lại.

Ba tuần sau cuộc hỏa hoạn, Thomas Edison đã cho ra đời chiếc bình ắc-quy đầu tiên trên thế giới .

2. Trí thông minh của Edison
Edison cần tính dung tích một bóng đèn hình quả lê, ông giao nhiệm vụ đó cho trợ lý Chapton. Hơn một tiếng đồng hồ, Chapton loay hoay mãi với các công thức dày đặc mà vẫn chưa ra. Edison đi qua, nói: “Có gì phức tạp lắm đâu!” Ông mang chiếc bóng ra vòi, hứng đầy nước và nói với Chapton: “Anh đổ vào ống đo, xem dung tích là bao nhiêu. Đó là dung tích của bóng đèn”.

Chapton vỗ trán: “Chà, thật đơn giản, có thế mà mình nghĩ mãi không ra". Chapton đã tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Princeton, lại tu nghiệp một năm ở Đức, còn Edison mới chỉ học 3 tháng tiểu học, sau đó tự học với mẹ mình.
Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu đại khái thế nào là “trí thông minh”. Nó không ngang bằng với trí thức. Rõ ràng Chapton có tri thức chuyên môn cao hơn Edison nhiều. Ông ta căn cứ vào các công thức toán học để tính dung tích bóng đèn, nhưng không nghĩ ra được cách đơn giản như Edison. Phản ứng nhạy bén của Edison phản ánh trí thông minh của ông, được xây dựng trên cơ sở tri thức rộng. Sự thông minh đó có thể gọi là trí thông minh mạnh.
 
Albertt Einstein (1879-1955)- Nhân vật của thế kỷ 20
einstein-s.gif


1. Tiêu chuẩn của sự chọn lựa danh nhân số một của thế kỷ.

Năm cuối cùng của thế kỷ 20, tạp chí Times của Hoa Kỳ xuất bản một số đặc biệt trong đó tạp chí này chọn lựa những người lừng danh nhân loại trong thế kỷ 20 về 5 lãnh vực: lãnh tụ và làm cách mạng, nghệ thuật và trình diễn, xây dựng và canh tân, khoa hoc và tư tưởng, anh hùng và thần tượng, và quang trọng, danh dự hơn cả là : “danh nhân của thề kỷ.”

Sự lựa chọn một người để vinh danh là “danh nhân của thề kỷ” hẳn phải dựa trên một tiêu chuẩn thuận lý nào đó. Cái tiêu chuẩn ấy báo Times nêu lên nguyên văn như sau: “Person of the Century is that person who, for better or worse, most influenced the course of history over the past 100 years – Người của thế kỷ là kẻ, tốt hoặc xấu hơn, ảnh hưởng lớn nhất tới dòng lịch sử của 100 năm qua .” Người ta không phải mất nhiều thì giờ cũng đã tìm ra con người ấy, và không ai ngoài Albert Einstein!

Mặc dù tên tuổi ông đã được ngưỡng mộ trong giới khoa học trong hai thập niên đầu của thế kỷ 20, và ông đã được trao giải Nobel về Vật Lý học năm 1921, nhưng phải tới năm 1945, sau khi 2 quả bom nguyện tử của Hoa Kỳ nổ ở Hirosima và Nagasaki, tên tuổi ông mới trở thành lừng lẫy khắp nơi, dường như không nơi nào trên thế giới là không biết đến cái tên Einstein, và người ta đã xưng tụng ông là cha đẻ của kỷ nguyên Nguyên Tử.

Đa số con người trên trái đất biết đến tên ông, và nhiều người cũng “biết” đến ba trong những công trình lừng lẫy nhất của ông – nhưng kỳ dị thay, người ta lại hiểu lờ mờ nhất, hoặc ... chẳng hiểu gì cả, về những điều mà người ta “biết!” Biết mà không hiểu, không thể hiểu, không bao giờ có thể hiểu, dù bỏ bao nhiêu thời giờ ra để tìm hiểu,!

Ba công trình đó là: thuyết Tương Đối hạn chế liên quan đến vấn đề tốc lực cực nhanh, thuyết Tương Đối tổng quát liên quan đến hấp lực của vật thể trong vũ trụ, và công thức liên quan tới năng lượng, vật chất và tốc độ của ánh sáng E=m*c*c (năng lượng bằng trọng khối nhân với bình phương vận tốc của ánh sáng).

Thật ra những công trình nghiên cứu và khám phá của ông về khoa học trải rộng nhiều, rất nhiều, lãnh vực quan trọng đến độ chúng trở thành nền tảng cho một số ngành khoa học. Ít người biết rằng giải thưởng Nobel về vật lý ông được trao năm 1921 không phải do 3 khám phá lẫy lừng nói trên mà do sự giải thích của ông về “hiệu ứng của quang điện”(photoelectric effect), và vào thời điểm đó nhiều người đã coi ông như một trong những nhà sáng tạo thông minh nhất của nhân loại.

Amazone, nhà sách đầu tiên và lớn nhất trên internet cho biết là có hơn một trăm cuốn sách viết về Einstein, con số này là chỉ nói tới các sách viết bằng những ngôn ngữ có nhiều người đọc như Anh, Pháp,Tây Ban Nha, Ý, Nga, Đức, Do Thái, có thể có Hoa, Nhật và Ấn ngữ, và chắc còn thiếu một số sách viết bằng các ngôn ngữ khác nữa. Dĩ nhiên người ta chưa nói đến hàng trăm tác phẩm của chính Einstein về khoa học và toán học. Với sự bùng phát của các website trên internet cũng có hàng trăm website chỉ chuyên đề cập tới Enstein.

Nhưng tất cả những công trình khám phá, những hào quang nói trên chưa đủ để người ta quyết định chọn Einstein là nhân vật số một của thế kỷ, căn cứ trên cái tiêu chuẩn: “most influenced the course of history over the past 100 years – ảnh hưởng nhất trong dòng lịch sử của 100 năm qua.” Để có những dữ kiện đầy đủ hơn, chúng ta hãy lược qua đôi dòng tiểu sử, công nghiệp, ảnh hưởng của những khám phá, và đặc biệt là những tư tưởng của ông, bao trùm và làm lay chuyển nhiều nền tảng, trên hầu hết mọi lãnh vực khoa học, tư tưởng đời sống, tâm lý, tôn giáo, chính trị, kinh tế, v.v..



2. Gia thế và những năm tháng đầu về nghề nghiệp của Einstein.



Einstein sinh năm 1879 trong một gia đình Đức nhưng gốc Do Thái. Năm 1980 cha ông, Hermann Einstein , và chú ông, Jakob Einstein, di chuyển từ Ulm tới Munich để mở một cơ sở kinh doanh về nghề điện. Tại Munich ông được cho theo học một trường rất chặt chẽ về kỷ luật, và trong thời gian đó ông chưa có gì tỏ lộ là người có khả năng siêu việt cả. Còn mẹ ông thì lại muốn ông phải học về vĩ cầm. Dù về sau ông cũng trở thành một tay vĩ cầm có hạng, nhưng suốt đời ông chỉ chơi vĩ cầm hoàn toàn với mục đích giải trí mà thôi. Hai người chú của ông lại chính là hai kẻ đã khơi động cho ông những thiên năng mà ông sẽ trở thành khoa học gia bất tử về sau: Jakob kích thích sự ham mê về toán học, và người chú khác, Casar Koch, thì kích thích trí tò mò của ông về khoa học.

Năm 12 tuổi Einstein quyết định dùng tài năng của mình để thiên hẳn về sự giải quyết những kỳ lạ của vũ trụ. Ba năm sau, vì có điểm rất xoàng về 3 bộ môn sư ký, địa lý và ngôn ngữ, ông rời trường học, không có bằng cấp, và đến Milan đoàn tụ với gia đình, lúc đó cha ông đã di chuyển gia đình ông sang Milan sau khi công việc thương mại ở Đức thất bại. Einstein tiếp tục theo học 4 năm ở Thụy Sĩ, đặc biệt chú trọng về toán học và vật lý ở “Hàn Lâm Viện Bách Khoa Liên Bang” tại Zurich. Sau khi tốt nghiệp vào mùa xuân năm 1900 ông trở thành công dân Thụy Sĩ, làm nghề dạy toán (2 tháng) rồi làm nhân viên khảo sát bằng sáng chế cho văn phòng của viện này ở Bern. Năm 1903 ông lập gia đình với người bạn cùng học và cũng là người yêu của ông, ở đại học đó, là Mileva Maric.

Đầu năm 1905 ông cho in luận án “Một xác định mới về kích thước của phân tử” trên nguyệt san chuyên về khoa vật lý nổi danh bằng Đức ngữ “Annalen der Physik” và ông đã nhận được bằng tiến sĩ của đại học Zurich. Cùng trong năm ấy, thêm 4 tác phẩm khác nữa của ông đăng trên tờ Annalen, và chính 4 tác phẩm này đã làm thay đổi vĩnh viễn cái nhìn của con người về vũ trụ.

Trong khoảng thời gian làm việc cho cơ quan khảo sát bằng sáng chế, và sau đó là dậy ở trường Bách Khoa ở Zurich, ông có những tháng năm sống hạnh phúc với gia đình và hai người con là Hans và Edward Einstein .

Tháng 4 năm 1914, gia đình ông di chuyển tới Berlin, tại đó ông nhận chức vụ trong Hàn Lâm Viện của nước Phổ. Vợ ông và 2 người con đi nghỉ mát ở Thụy Sĩ rồi vì đệ nhật thế chiến nên bị kẹt lại, chuyện này ít năm sau dẫn đến việc ông ly dị với bà vợ. Trong thời gian này ông khám phá ra nhiều thuyết mới , quan trong nhất là thuyết Tương Đối tổng quát , trong đó ông làm đảo lộn một quan điểm đã được chấp nhận từ lâu của Newton cho rằng “gravity” là một hấp lực. Ông lập định rằng: “gravity: không phải là một hấp lực mà là một “trường hình cung” trong một khung cảnh “không gian–thời gian” tạo nên bởi sự hiện diện của trọng khối.

Lý thuyết này của ông , tháng 11 năm 1919 một nhóm khoa học gia của hội Khoa học gia thuộc Hoàng Gia Anh Quốc ở Luân Đôn đã nhân vụ nhật thực ngày 29 tháng 5 năm đó, ở Vịnh Guinea, tính toán, và kiểm chứng hoàn toàn cẩn thận những điều chính Einstein đã phát biểu trước qua lý thuyết Tương Đối tổng quát của ông. Kết quả của thí nghiệm kiểm chứng đó khiến người ta đã thán phục, coi ông như là thiên tài vĩ đại nhất của thế giới vào lúc đó. Cùng năm đó ông lấy Elsa, người vợ thứ hai của ông.

Ông cũng bắt đầu dùng uy tín của mình để tranh đấu cho ý niệm về hòa bình, ông chỉ trích thái độ mang tính quốc gia cực đoan ở Đức. Trong suốt 3 năm, ông di chuyển không ngừng, đi hầu hết khắp nơi, từ thủ đô các nước ở Âu hâu, tới Á châu, Trung Đông, và Nam Phi để vận động cho vấn đề này. Năm 1921 trong khi đang ở Thượng Hải, ông được thông báo là đã được trao giải Nobel về vật lý qua căn cứ vào “thuyết quang điện và những tác phẩm của ông trong lãnh vực vật lý lý thuyết.”

Từ năm 1920 ông có cao vọng khám phá một lý thuyết bao hàm tính phổ quát của vật chất và năng lượng vào một phương trình hay một công thức giản dị mà ông gọi là thuyết Thống Nhất (Unified Field Theory). Thuyết này, cho tới khi ông mất, ngày 18 tháng 4 năm 1955, vẫn còn là một thuyết chưa có kết quả cụ thể.



3. Nhân vật số một của thế kỷ.



Là khoa học gia ưu việt số một của thế kỷ, những tiêu chuẩn của thời đại – bom nguyên tử, thuyết “big bang,” vật lý về hạt nhân, và điện tử – tất cả đều mang những dấu ấn sâu đậm của ông. Điều khiến người ta lạ lùng là về tính giản dị của con người siêu việt đó. Tỉ dụ như ông tham dự vào những vụ dùng cà vạt và bí tất để trao đổi áo lót hay quần lót bị nhậy cắn. Hoặc nói những câu như “khoa học sẽ tuyệt vời nếu người ta không phải bám vào nó mà kiếm sống.”

Những tư tưởng của Einstein, cũng như của Darwin, vượt quá lãnh vực khoa học, mà ảnh hưởng cả tới những lãnh vực văn hóa, như hội họa và thi ca. Lúc đầu, ngay cả nhiều khoa học gia cũng không hiểu thuyết Tương Đối, người ta hỏi Arthur Edington, một vật lý gia thiên thể học (astrophysics) , người có tinh thần dí dỏm cao độ: “người ta nói là lúc đầu chỉ có 3 người hiểu được thuyết Tương Đối của Einstein thôi, có đúng vậy không?” Ông Edington đã trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi đáp: “tôi đang suy nghĩ không biết ai là người thứ 3 đây!”.

Khi đảng Quốc Xã lên cầm quyền ỡ Đức, Einstein bị buộc phải rời Đức, và nhận một chức vụ dạy ở viện Khảo Cứu Cao Cấp thuộc đại học Princeton, tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. Khi hỏi về lương bổng thì Einstein, một người rất ngây thơ về tài chính, chỉ đòi số lương $3000, trong số đó ông lại phải trao $1600 cho Elsa (người vợ sau của ông và cũng đã ly dị).

Khi được khoa học gia người Hungary, Leo Szilard, thông báo là người Đức có thể tìm cách chế tạo bom Nguyên Tử, Einstein đã viết cho tổng thống F.D. Rosevelt một lá thư đề cập tới chuyện này, dù rằng ông chẳng biết gì về sự mới phát triển của khoa vật lý nguyên tử .

Sau này, khi biết sự tàn phá của bom nguyên tử đối với hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật ông đã hết sức ngậm ngùi, đau khổ. Sau đệ nhị thế chiến Einstein càng trở nên mạnh mẽ vận động cho việc cấm sử dụng võ khí nguyên tử.

Về vấn đề võ khí nguyên tử, nhiều người thường gán cho ông là cha đẻ ra bom nguyên tử, nhưng thực ra ông chỉ là cha đẻ ra công thức lừng danh E=m*c2 mà căn cứ vào đó các nhà khoa học khác, như Openhomer, đã làm ra bom nguyên tử. Về vấn đề này, trước sau cả thảy ông gửi cho tổng thống Hoa Kỳ DFR 4 lá thư.

Sau Thế Chiến thứ hai ông trở nên người vận động và tuyên bố mãnh liệt về việc cấm làm võ khí dùng nguyên tử năng. Ngoài sự vận động cấm thực hiện vũ khí nguyên tử, ông còn lên án kịch liệt chính sách chống Cộng quá khích ở Hoa Kỳ (McCarthyism) và hỗ trợ vận động chấm dứt sự tin tưởng mù quáng vào vấn đề chủng tộc.

Khi chiến tranh lạnh đạt tới mức cao độ, những phát biểu của vị giáo sư lừng danh dường như có ý nghĩa rất nhiều, tuy đôi khi có vẻ chất phác. Tạp chí “Life” thời gian đó đã liệt kê tên ông vào danh sách 50 vị lừng danh “du hành và bị lừa bịp.”

Cassidy viết: “ Ông ta có một ý niệm đạo đức thẳng băng mà những người khác không thể thấy, ngay cả những nhà đạo đức khác.” Gerald Holton, nhà vật lý kiêm sử gia, thêm vào: “Nếu những ý niệm của Einstein là thô thiển thì thế giới ngày nay thực tình sẽ ở trong một hình trạng tồi tệ.” Thực ra, Holton cho rằng những thiên khiếu về dân chủ và bản năng của Einstein là “một mẫu mực chính trị lý tưởng cho thế kỷ thứ 21,” sự biểu hiện tốt nhất của thế kỷ này cũng như những hy vọng cao nhất cho thế kỷ tới, chúng ta còn có thể đòi hỏi gì hơn nơi một người là hiện thân của 100 năm qua?

Kết luận, và kết quả, thì chúng ta đều đã biết rồi: “ trong những vĩ nhân của thế kỷ 20, ai là người xứng đáng hơn Einstein để được tuyên dương là NHÂN VẬT của THẾ KỶ 20?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo VN Express-dịch theo Encarta(tạp chí thì phải).
darwin%201.jpg


Ai là người đã đi một chuyến thám hiểm ly kỳ chẳng kém Magellan, và sau đó công bố một học thuyết gây chấn động thế giới, thách thức tất cả những quan niệm tồn tại hàng nghìn năm? Ai là người đã nói câu nổi tiếng: “Khi tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết” và chỉ thực sự ngừng nghiên cứu 2 ngày trước khi qua đời?


Đó là nhà tự nhiên học người Anh, Charles Robert Darwin (1809-1882). Ông là tác giả của thuyết tiến hoá hiện đại ở sinh vật, học thuyết đã có một ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khoa học về trái đất và sự sống, cũng như đối với tư tưởng của nhân loại.
Sinh tại Shrewsbury, Shroshire, Anh, vào ngày 12/2/1809, Darwin là con thứ 5 trong một gia đình giàu có. Ông nội của ông là nhà vật lý nổi tiếng của thế kỷ 18, Eramus Darwin. Năm 16 tuổi Charles R. Darwin theo học y khoa ở Edinburgh, nhưng 2 năm sau đó ông chuyển sang học làm thư ký cho nhà thờ. Sau khi kết thúc quá trình học tập vào năm 1831, chàng trai Darwin 22 tuổi được giới thiệu lên con tàu khảo sát Beagle, với tư cách “nhà tự nhiên học” thực tập, bắt đầu một chuyến thám hiểm khoa học vòng quanh thế giới.

5 năm trên tàu Beagle, Darwin đã có cơ hội quan sát những cấu tạo địa lý, hoá thạch và sinh vật sống khác nhau trên tất cả các châu lục và hải đảo. Vấn đề ám ảnh ông nhiều nhất là ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên đối với sự hình thành bề mặt trái đất. Vào thời Darwin, các nhà khoa học vẫn còn tin vào thuyết tai ương. Thuyết này diễn giải rằng các sinh vật trên trái đất đã được tạo ra theo thứ tự kế tiếp nhau, và rồi mỗi loài đã bị một tai ương nào đó huỷ diệt. Cơn đại hồng thuỷ, thảm họa cuối cùng trên trái đất, đã quét đi tất cả sự sống, trừ những sinh vật được đưa lên con thuyền của Nô ê.

Sau nhiều quan sát, Darwin nhận thấy có một số hoá thạch rất giống với những sinh vật đang còn hiện hữu trên cùng địa điểm. Ngoài ra khi đến quần đảo Galaspagos (Ecuador), ông cũng để ý rằng mỗi hòn đảo ở đây có những loài rùa, chim họ sẻ… riêng, không hoàn toàn giống nhau. Từ những quan sát này, Darwin đi đến kết luận rằng có một mối liên hệ nào đó giữa các loài khác nhau nhưng có nét tương tự nhau.
Trở về nước Anh năm 1836, đến năm 1859, Darwin công bố học thuyết của mình trong cuốn “Nguồn gốc các loài", cuốn “sách làm rung chuyển thế giới”, theo cách gọi của người thời đó. Ngay trong ngày đầu tiên, sách đã được bán hết sạch và sau đó còn được tái bản thêm 6 lần liên tiếp.

Về cơ bản, thuyết tiến hóa của Darwin cho rằng do nguồn thức ăn trên thế giới quá hạn hẹp nên tất cả các loài ngay từ khi còn nhỏ đã phải cạnh tranh gay gắt để sinh tồn. Những loài nào sống sót được để tiếp tục sinh con đẻ cái có xu hướng biến hoá ít nhiều về diện mạo cơ thể, quá trình chọn lọc tự nhiên, và sau đó những biến thể này sẽ được truyền cho thế hệ con cháu. Mỗi loài sẽ phát triển theo hướng thích nghi với môi trường, và quá trình này diễn ra dần dần, liên tục, là nguồn gốc tiến hoá của sinh vật.

Darwin còn cho rằng tất cả các loài sinh vật có liên quan đều xuất phát từ một tổ tiên chung. Ông góp phần ủng hộ ý tưởng đã có từ trước, rằng trái đất không tĩnh mà trái lại, luôn trong trạng thái động - tiến hoá không ngừng.

Học thuyết của Darwin bị phản đối dữ dội. Nhiều nhà sinh vật học cho rằng ông đã không chứng minh được giả thuyết của mình, không giải thích nguồn gốc của các biến thể cũng như tại sao chúng lại được truyền qua các thế hệ liên tiếp nhau (mãi đến khi ngành di truyền học hiện đại ra đời, vấn đề này mới được giải thích). Nhưng ý kiến phản đối mãnh liệt nhất là từ nhà thờ. Tư tưởng của Darwin quá mới mẻ, sinh vật tiến hoá qua các quá trình tự nhiên, phủ nhận câu chuyện Chúa tạo ra loài người và dường như đã đặt loài người ngang với động vật. Điều đó mâu thuẫn kịch liệt với thần học chính thống.

Bất chấp những lời công kích, Darwin vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu của mình. Ông đã từng nói: “Nếu tôi ngừng làm việc, tôi sẽ chết”. Nhà tự nhiên học vĩ đại qua đời vào tháng 4/1882, để lại học thuyết nổi tiếng đến tận ngày nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bây giờ xin cố gắng post theo yêu cầu vậy ai muốn biết tới ai thì cứ đặt hàng đi. Nhanh lên không đến lúc mình vào học thì chờ dài cổ đấy.
 
Back
Bên trên