Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)
Điều hành viên
Thuở còn bé, có lẽ đa số chúng ta, ai cũng từng có dịp đọc qua và say mê cuốn sách "Những tấm lòng cao thượng" của một nhà văn Ý. Với những mẩu chuyện nhẹ nhàng, dễ hiểu mà cảm động, đậm tính giáo dục, sách đã cho giới trẻ thấy được cái đẹp của con người chân chính, biết tôn trọng và hòa đồng với mọi người, sẵn sàng hy sinh bản thân để làm việc thiện. Không phải ngẫu nhiên mà sách đã được đưa vào thư mục các tác phẩm dùng trong nhà trường ở nhiều nước trên thế giới.
Khi trưởng thành, đắm mình trong cái tất bật, bươn chải của cuộc đời thường nhật, lắm lúc chúng ta đã quên đi những ấn tượng trong trẻo ấy của tuổi thơ. Nhìn đâu, chúng ta cũng hay có thiên hướng chỉ thấy mặt trái, sự đen tối của vấn đề, mà quên đi rằng để khiến mình và người khác hạnh phúc, nhiều khi chỉ cần một nghĩa cử thật nhỏ, mà có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được, như trong câu chuyện đầy ý nghĩa sau đây, của tác giả Bret Stephens, đăng trên tờ tạp chí "Reader's Digest".
Người xưa có câu "cứu một người phúc đẳng hà sa", nhưng như câu chuyện cho thấy, không cần phải "cứu" ai, mà chỉ cần với lòng trung thực và thiện ý, chúng ta cũng có thể khiến bao người quanh ta hạnh phúc!
Cuốn hộ chiếu bị thất lạc
Tôi đi theo một xe taxi từ sân bay John F. Kennedy (New York) vào thành phố. Khi xuống xe, tôi không nhận ra là mình đã để quên chiếc cặp giấy trên nòc xe. Trong đó, có hộ chiếu, thẻ báo chí dùng ở Bỉ, vé máy bay, lịch công tác và điện thoại cầm tay. Nhưng dường như vào ngày hôm ấy, đồ đạc của tôi đã "tỉnh táo" hơn tôi: khi người tài xế nhận một khách mới cách chỗ tôi xuống xe 22 dãy phố, chiếc cặp vẫn nằm nguyên trên nóc xe.
*
Chiều hôm đó, tôi đáp máy bay từ Bruxelles vì muốn gây cho mẹ tôi một bất ngờ vào dịp sinh nhật lần thứ 60 của bà; ngày này gần như trùng với kỷ niệm ngày bà đặt chân lên đất Mỹ. Mẹ và bà tôi là những người "vô tổ quốc", họ phải lẩn trốn khỏi Nga và Đức, và khi cập bến Hoa Kỳ, trong túi họ chỉ vỏn vẹn 7 đô-la.
Có điều, buổi gặp mặt gia đình chẳng mấy chốc đã bị mất vui khi tôi nhận ra đã đánh mất chiếc cặp. Để nhận được thẻ nhà báo, tôi đã phải vật lộn 8 tháng trời với những kẻ quan liêu, và có lẽ cũng phải mất ngần ấy thời gian, nếu tôi muốn thu thập lại mọi tên tuổi và địa chỉ trong sổ công tác của tôi.
Đang là cuối tuần nên tôi không thể xin phép Bộ Ngoại giao cấp khẩn cho tôi cuốn hộ chiếu, và điều này có nghĩa là tôi không thể bay về Bỉ trong ngày Chủ nhật. Vé thì không trả lại được, nên dường như sự lơ đãng trong giây lát đã khiến tôi mất toi hơn ngàn đô-la.
Đến sáng Chủ nhật, tình thế có vẻ hoàn toàn vô vọng. Tôi đã hỏi vô số đồn cảnh sát, nhưng không đâu nhận lại được chiếc cặp của tôi. Tôi đã phải gửi điện thư xin lỗi ông sếp, và cho ổng biết lý do tại sao sáng thứ Hai tôi sẽ không thể đến sở được.
Rồi, bỗng chị gái tôi gọi điện. Thì ra theo lệ thường, chị đã gọi lại máy nhắn nơi làm việc, và được biết là có một người đàn ông tên là Abubakar Mustafar đã gọi cho chị nhiều lần. Đó chính là người lái taxi và anh đang giữ chiếc cặp của tôi!
Lập tức, tôi gọi lại cho Abubakar. Hóa ra anh đã tìm tôi suốt hai ngày cuối tuần. Cuối cùng, anh đến lại tiệm ăn nơi anh đã thả tôi xuống. Ở đó, dựa vào phiếu đặt chỗ, bộ phận lễ tân đã cho anh biết tên chị gái tôi, và qua dịch vụ giải đáp số điện thoại, Abubakar biết số điện của chị tôi. Chúng tôi thỏa thuận: tốt nhất là anh qua nhà tôi, đưa lại tôi chiếc cặp và đưa tôi ra sân bay.
*
Thứ Sáu, tôi quá mỏi mệt và thờ ơ nên không có ý bắt chuyện với người lái taxi, nói gì đến chuyện nhớ tên anh hoặc gương mặt anh. Nhưng giờ đây, tôi muốn tìm hiểu cả cuộc đời anh. Và tôi đã không thất vọng!
Năm 1984, người đàn ông gốc Ethiopia ấy đã rời quê hương khi đang còn đi học. Lúc đó, đất nước anh đang lâm vào nạn đói kinh hoàng dưới thể chế độc tài của đại tá Mengistu Hailé Mariam. Abubakar xin và được nhận quy chế tị nạn, trước ở Pháp rồi ở Mỹ. Về sau, tám người anh em cũng theo anh qua Hoa Kỳ.
Thời gian này, Abubakar và vợ anh, chị Lula, đang chuẩn bị chuyển nhà đến thành phố Alexandria (gần tiểu bang Washington), vì cậu con út của họ được nhận học bổng ở một trường tư thục tại đó. "New York là một thành phố tuyệt vời - anh nói -, nhưng không thật thích hợp cho việc dạy dỗ con cái chúng tôi".
Tôi hỏi anh: anh muốn một tương lai ra sao cho lũ trẻ?
- Tôi muốn không đứa nào phải đi lái taxi cả - anh đáp.
Tại phi trường, tôi trả tiền taxi và biếu anh thêm 100 đô-la, chúng tôi bắt tay và từ giã nhau. Về sau, một nhân viên Bộ Ngoại giao ở Washington cho tôi hay: thông thường, có thể bán những cuốn hộ chiếu Mỹ bị đánh cắp với giá 2 ngàn đô-la cho những kẻ môi giới, rồi bọn này có thể bỏ túi đến 50 ngàn đô-la sau khi nhượng lại cho dân nhập cư bất hợp pháp!
Cho dù cái trò mua đi bán lại này thật đáng nguyền rủa, nhưng nó chứng tỏ rõ ràng, rằng, trên toàn thế giới, người ta đánh giá cao biết chừng nào cuốn hô chiếu mà tôi, với sự đãng trí của dân Mỹ "chính gốc", đã bỏ quên trên nóc một xe taxi. may thay, một người nhập cư tên là Abubakar Mustafar đã hiểu rằng đó là một thứ giấy tờ không bao giờ được rời tay chủ nhân của nó.
(HL dịch)
Khi trưởng thành, đắm mình trong cái tất bật, bươn chải của cuộc đời thường nhật, lắm lúc chúng ta đã quên đi những ấn tượng trong trẻo ấy của tuổi thơ. Nhìn đâu, chúng ta cũng hay có thiên hướng chỉ thấy mặt trái, sự đen tối của vấn đề, mà quên đi rằng để khiến mình và người khác hạnh phúc, nhiều khi chỉ cần một nghĩa cử thật nhỏ, mà có lẽ bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được, như trong câu chuyện đầy ý nghĩa sau đây, của tác giả Bret Stephens, đăng trên tờ tạp chí "Reader's Digest".
Người xưa có câu "cứu một người phúc đẳng hà sa", nhưng như câu chuyện cho thấy, không cần phải "cứu" ai, mà chỉ cần với lòng trung thực và thiện ý, chúng ta cũng có thể khiến bao người quanh ta hạnh phúc!
Cuốn hộ chiếu bị thất lạc
Tôi đi theo một xe taxi từ sân bay John F. Kennedy (New York) vào thành phố. Khi xuống xe, tôi không nhận ra là mình đã để quên chiếc cặp giấy trên nòc xe. Trong đó, có hộ chiếu, thẻ báo chí dùng ở Bỉ, vé máy bay, lịch công tác và điện thoại cầm tay. Nhưng dường như vào ngày hôm ấy, đồ đạc của tôi đã "tỉnh táo" hơn tôi: khi người tài xế nhận một khách mới cách chỗ tôi xuống xe 22 dãy phố, chiếc cặp vẫn nằm nguyên trên nóc xe.
*
Chiều hôm đó, tôi đáp máy bay từ Bruxelles vì muốn gây cho mẹ tôi một bất ngờ vào dịp sinh nhật lần thứ 60 của bà; ngày này gần như trùng với kỷ niệm ngày bà đặt chân lên đất Mỹ. Mẹ và bà tôi là những người "vô tổ quốc", họ phải lẩn trốn khỏi Nga và Đức, và khi cập bến Hoa Kỳ, trong túi họ chỉ vỏn vẹn 7 đô-la.
Có điều, buổi gặp mặt gia đình chẳng mấy chốc đã bị mất vui khi tôi nhận ra đã đánh mất chiếc cặp. Để nhận được thẻ nhà báo, tôi đã phải vật lộn 8 tháng trời với những kẻ quan liêu, và có lẽ cũng phải mất ngần ấy thời gian, nếu tôi muốn thu thập lại mọi tên tuổi và địa chỉ trong sổ công tác của tôi.
Đang là cuối tuần nên tôi không thể xin phép Bộ Ngoại giao cấp khẩn cho tôi cuốn hộ chiếu, và điều này có nghĩa là tôi không thể bay về Bỉ trong ngày Chủ nhật. Vé thì không trả lại được, nên dường như sự lơ đãng trong giây lát đã khiến tôi mất toi hơn ngàn đô-la.
Đến sáng Chủ nhật, tình thế có vẻ hoàn toàn vô vọng. Tôi đã hỏi vô số đồn cảnh sát, nhưng không đâu nhận lại được chiếc cặp của tôi. Tôi đã phải gửi điện thư xin lỗi ông sếp, và cho ổng biết lý do tại sao sáng thứ Hai tôi sẽ không thể đến sở được.
Rồi, bỗng chị gái tôi gọi điện. Thì ra theo lệ thường, chị đã gọi lại máy nhắn nơi làm việc, và được biết là có một người đàn ông tên là Abubakar Mustafar đã gọi cho chị nhiều lần. Đó chính là người lái taxi và anh đang giữ chiếc cặp của tôi!
Lập tức, tôi gọi lại cho Abubakar. Hóa ra anh đã tìm tôi suốt hai ngày cuối tuần. Cuối cùng, anh đến lại tiệm ăn nơi anh đã thả tôi xuống. Ở đó, dựa vào phiếu đặt chỗ, bộ phận lễ tân đã cho anh biết tên chị gái tôi, và qua dịch vụ giải đáp số điện thoại, Abubakar biết số điện của chị tôi. Chúng tôi thỏa thuận: tốt nhất là anh qua nhà tôi, đưa lại tôi chiếc cặp và đưa tôi ra sân bay.
*
Thứ Sáu, tôi quá mỏi mệt và thờ ơ nên không có ý bắt chuyện với người lái taxi, nói gì đến chuyện nhớ tên anh hoặc gương mặt anh. Nhưng giờ đây, tôi muốn tìm hiểu cả cuộc đời anh. Và tôi đã không thất vọng!
Năm 1984, người đàn ông gốc Ethiopia ấy đã rời quê hương khi đang còn đi học. Lúc đó, đất nước anh đang lâm vào nạn đói kinh hoàng dưới thể chế độc tài của đại tá Mengistu Hailé Mariam. Abubakar xin và được nhận quy chế tị nạn, trước ở Pháp rồi ở Mỹ. Về sau, tám người anh em cũng theo anh qua Hoa Kỳ.
Thời gian này, Abubakar và vợ anh, chị Lula, đang chuẩn bị chuyển nhà đến thành phố Alexandria (gần tiểu bang Washington), vì cậu con út của họ được nhận học bổng ở một trường tư thục tại đó. "New York là một thành phố tuyệt vời - anh nói -, nhưng không thật thích hợp cho việc dạy dỗ con cái chúng tôi".
Tôi hỏi anh: anh muốn một tương lai ra sao cho lũ trẻ?
- Tôi muốn không đứa nào phải đi lái taxi cả - anh đáp.
Tại phi trường, tôi trả tiền taxi và biếu anh thêm 100 đô-la, chúng tôi bắt tay và từ giã nhau. Về sau, một nhân viên Bộ Ngoại giao ở Washington cho tôi hay: thông thường, có thể bán những cuốn hộ chiếu Mỹ bị đánh cắp với giá 2 ngàn đô-la cho những kẻ môi giới, rồi bọn này có thể bỏ túi đến 50 ngàn đô-la sau khi nhượng lại cho dân nhập cư bất hợp pháp!
Cho dù cái trò mua đi bán lại này thật đáng nguyền rủa, nhưng nó chứng tỏ rõ ràng, rằng, trên toàn thế giới, người ta đánh giá cao biết chừng nào cuốn hô chiếu mà tôi, với sự đãng trí của dân Mỹ "chính gốc", đã bỏ quên trên nóc một xe taxi. may thay, một người nhập cư tên là Abubakar Mustafar đã hiểu rằng đó là một thứ giấy tờ không bao giờ được rời tay chủ nhân của nó.
(HL dịch)
Chỉnh sửa lần cuối: