Country Music Club

Trần Thanh Tùng
(Trần Thanh Tùng)

New Member
Lang thang thấy có HARC, nhạc cổ điển và nhiều những con người yêu nhạc, nhưng chưa có topic nào dành cho country nên em xin phép mod được lập topic này để giới thiệu cowboy music ạ ! (em mơ ngày nào đó rồi trường Ams sẽ có HACC - Country Club !).

Country music ở đây chính là 'Nhạc Đồng Quê' đó !
Nhưng nhạc đồng quê này là nhạc đồng quê của Mỹ !

Đầu tiên là điểm qua một chút về nhạc country nhé :D ! Có thể ở Việt Nam mình country music không được quen thuộc cho lắm với khán giả, nhưng bên Mỹ thì nó là một phần không thể thiếu được của người Mỹ - đặc biệt người Mỹ ở vùng Tây, Nam Hoa Kỳ: năm 2006 có 36 triệu album country được xuất bản và bán. Như vậy country có vị thế khá cao trong làng nhạc.

Và country ở đây không chỉ là loại nhạc 'country' 'nguyên chất' mà dân di cư từ châu Âu mang đến châu Mỹ vào thế kỷ 19, mà là một dòng nhạc cũng đa dạng, đầy màu sắc như rock. Bluegrass, Oldtime, Outlaw, Country, New Country,... mọi thể loại từ cổ chí kim hợp với đôi tai người nghe. Country cũng có guitars, drums, keyboards đầy đủ, thậm chí có thêm âm thanh độc nhất vô nhị của guitar sắt, của fiddle, của mandolin, của banjo... Điều đó tạo đặc trưng cho nhạc country.

Nhạc country sẽ vô cùng, vô cùng hợp với đầu óc của người Việt Nam. Nét nhạc của nó đơn giản nhưng cuốn hút lòng người. Không những thế, như Ray Charles đã nói: 'The interesting thing about Country is the story, man', một bài nhạc country bao giờ cũng là một câu chuyện về tình người. Ví dụ: 'One Boy, One Girl', 'Love, Me' do Collin Raye trình bày (ai cũng biết) nói về tình yêu lứa đôi - chủ đề muôn thưở, trong khi 'Georgia On My Mind' của Ray Charles chan chứa tình cảm của ông dành cho quê hương, và 'Class Reunion' của Lonestar có chủ đề rất lạ (họp lớp) nhưng đảm bảo ai nghe cũng thích.

Hơn nữa, theo cảm nhận của riêng em: nếu như cứ một buổi liên hoan trường lớp nào đó lại chơi một bài country cho mọi người nhảy nhót (như 'It's Five O'Clock Somewhere') thì tuyệt biết nhường nào !!!!!!!!!!!!!

Vậy, vì sao mọi người nên nghe nhạc country:

+ Country là một dòng nhạc lớn, sẽ không làm người nghe thất vọng;
+ Country nghe đơn giản, nhẹ đầu (a perfect retreat from the sometimes-stressful sound of other musics);
+ After all, it's worth a taste of honey, ain't it ?



Sau đây xin giới thiệu một số bài với mọi người:
(Guaranteed: make your heart wanna explode)

Highly Recommended:

Non-sentimentals:
Class Reunion (Lonestar) ******
http://www.youtube.com/watch?v=XkpH53yf6YU
It's Five O'Clock Somewhere (Alan Jackson) ******
http://www.youtube.com/watch?v=ib8nH4kHjxk

Kiss This (Aaron Tippin) *****
http://www.youtube.com/watch?v=eNnHua-tvrQ
When The Stars Go Blue (Tim McGraw) *****
http://www.youtube.com/watch?v=UAzZlunoe2g&feature=related

I Can Still Feel You (Collin Raye) ****
http://www.youtube.com/watch?v=kCNXAwl4bd0
Achy Breaky Heart (Billy Ray Cyrus) ****
http://www.youtube.com/watch?v=3EebObs-vC0

Sentimentals:
Not A Day Goes By (Lonestar) ******
http://www.youtube.com/watch?v=I3YAWruBZPg
To Make You Feel My Love (Garth Brooks) ******
http://www.youtube.com/watch?v=kqfZICZk-dU
A Few Questions (Clay Walker) *****
http://www.youtube.com/watch?v=AXyf4OfrdgA



Also recommended:

Love, Me (Collin Raye) ***
One Boy, One Girl (Collin Raye) ***
Please Remember Me (Tim McGraw) ****
Don't (Shania Twain) ***
Tequila Talking (Lonestar) *****
Strawberry Wine (Deana Carter) ***
Crying (K. D. Lang) ****
Ain't That Lonely Yet (Dwight Yoakam) ***
It Keeps Right On A Hurting (Johnny Tillotson) ***
 
Country mình vẫn khoái nhất John Denver :x Cũ rồi nhưng nghe mãi vẫn ko chán
 
Oooh ban này khá trẻ anh Chiêm nhỉ :D , thông tin ít quá.

Ban này thuộc pop-country thì đúng hơn là country-pop. Typical, modern-female voice, nghe cũng được. Rất giống Avril Lavigne hồi trước (em nghĩ vậy).

Em nghĩ anh nên nghe thử Deana Carter ('Strawberry Wine', 'Did I Shave My Leg For This') và Dixie Chicks.

Band này là của Michelle Branch và bạn của chị ấy, vì thế nên chất pop có nhiều là chuyện dễ hiểu :D.

Avril Lavigne thì chưa bao giờ hát country-pop hay là pop-country nhé :)).

Dixie Chicks cũng hay. Bài Wide Open Spaces mình kết nhất :x.
 
Ý em là giọng rất giống Avril Lavigne mà.

Em thích bài 'Not ready to make nice' của Dixie Chicks.

Nhưng nói đến country bao giờ cũng phải nói đến Garth Brooks đầu tiên.
 
Nói đến nhạc country (đặc biệt là New Country - dòng nhạc country chủ yếu hiện nay) bao giờ cũng phải kể đến Garth Brooks. :D



Garth Brooks


Âm nhạc có nhiều tượng đài, những đỉnh cao này bao gồm Mozart, Beethoven, Elvis, Beatles, Rolling Stones,... Garth Brooks là một trong số đó. Garth Brooks xứng đáng với một vị trí trọng vọng trong làng nhạc bởi những đóng góp của ông đối với nhạc country là vô giá: từ khi ra đĩa đơn đầu tiên năm 1989 đến nay, Brooks đã có 70 bài hit, 15 albums được xếp hạng, đã bán được hơn 128 triệu đĩa khắp toàn cầu. Điều quan trọng hơn cả là: nhờ Garth Brooks mà nhạc country thay da đổi thịt, trở nên dễ tiếp nhận hơn đối với cộng đồng lớn những người yêu nhạc.

Garth Brooks sinh năm 1962 ngày mồng 07 tháng 02 tại Tulsa, bang Oklahoma, tên khai sinh là Troyal Garth Brooks. Cha ông làm việc cho một công ty dầu mỏ, mẹ Colleen Caroll là ca sĩ nhạc country. Gia đình Garth Brooks có niềm đam mê lớn dành cho âm nhạc, bản thân Garth Brooks chơi guitar và em gái ông 'có thể chơi bất kỳ thứ gì với dây và phím'.

Garth Brooks không chỉ có khiếu âm nhạc: thời trẻ ông còn tham gia vào một số môn thể thao như bóng đá, bóng bầu dục, điền kinh, ném lao... Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1984, Garth bắt đầu biểu diễn tại các quán rượu vùng Oklahoma. Năm 1985, ông bị từ chối bởi một hãng thu âm tại Nashville - vùng đất của nhạc country.

Phải đến năm 1986 sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của Garth Brooks mới thực sự bắt đầu. Năm 1989, Garth Brooks chính thức bước vào nền công nghiệp âm nhạc với album mang tên mình - 'Garth Brooks' - cùng 3 bài hit: 'If Tomorrow Never Comes', 'The Dance' và 'Much Too Young (To Feel This Damn Old)'. Sau đó, Garth Brooks tiếp tục làm điên đảo người hâm mộ với hàng loạt những album có chất lượng cùng những buổi diễn live hừng hực - những tác phẩm đáng chú ý bao gồm album 'No Fences', 'Ropin' The Wind', 'The Chase', bài hát 'We Shall Be Free', 'Friends in Low Places',... Tên ông được dân country thuộc nằm lòng.

Tháng 07 năm 1997, Garth Brooks biểu diễn (miễn phí) tại Công viên Trung tâm New York, cùng một số khách mời như Billy Joel, Don McLean (biết đến với bài 'American Pie')... Đám đông khán giả có số lượng vào khoảng 250.000 đến 750.000 (có thể hơn) trong khi 14.600.000 người khác thưởng thức buổi hòa nhạc này trên kênh truyền hình HBO. Brooks đoạt giải 'Nghệ sĩ của năm' ('Entertainer of The Year' - nguyên văn) ngay năm sau.

Ngày 26 tháng 10 năm 2000, Garth Brooks chính thức tuyên bố rút khỏi sự nghiệp ca hát-biểu diễn, do ông cảm thấy cần dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Việc Garth Brooks 'về hưu' lúc bấy giờ lập tức làm dấy lên câu hỏi trong làng nhạc: liệu nhạc country có thể phát triển... mà không có Brooks ?



Chính Garth Brooks cũng ngạc nhiên về những thành quả ông đã đạt được. Nhờ chúng mà Garth Brooks được ví như một hiện tượng trong giới country. Em nghĩ: chính nhờ thay đổi nhạc country mà Brooks đã làm được những điều này.

Garth Brooks chịu ảnh hưởng của George Jones, James Taylor, Billy Joel, Dan Fogelberg, và cả những nghệ sĩ không chơi nhạc country như Bruce Springteen, KISS. Garth Brooks ước mơ trở thành nghệ sĩ nhờ sức rock mãnh liệt của Queen, tuy nhiên chọn nhạc country sau khi xem George Straits biểu diễn. Ông cũng nhận ra: nhạc country không phổ biến vì những buổi diễn live của nó thường không đáp ứng được nhu cầu 'nổi loạn' của đám đông khán giả đương thời. Thế nên Brooks thường ra sân khấu một cách hoành tráng: ánh sáng, âm thanh, khói lửa, một chàng cao bồi chính hiệu ôm một chiếc guitar gỗ, với phong cách biểu diễn sống động của một ngôi sao nhạc rock. Garth Brooks nói phong cách này đến từ Dwight Yoakam: 'Anh ta không đứng yên, anh ta ở mọi chỗ, vậy chúng tôi sẽ làm một rock show, nhưng thứ đi ra từ loa sẽ là country' (tạm dịch).

Hãy thử so sánh nhạc Garth Brooks với Don Williams, Kenny Rogers, Dwight Yoakam... Rõ ràng nhạc của Brooks có nét gì đó mới hơn, nhưng vẫn giữ nguyên những nét cơ bản của nhạc country. Cũ trong tiết tấu - những loại nhịp nhanh hay gặp (ví dụ: 'Much Too Young' sánh với 'Country Roads') - trong âm thanh fiddle (loại đàn hay dùng khi chơi nhạc country), tiếng harmonica, tiếng banjo... Mới ở nét nhạc mang chất rock, pop (tiếng piano trong bài 'The Dance'), chất giọng rền vang mà gọn, trữ tình như đang kể một câu chuyện. Điển hình là bài 'To Make You Feel My Love' (cover, do Bob Dylan sáng tác), ở đây nhạc Garth Brooks thể hiện tất cả những nét đẹp của nó: piano du dương, đàn guitar gợi nhớ đến James Taylor lãng mạn, và khúc tình ca này đủ sức làm rung động trái tim bất kỳ nào đang yêu - yêu nhau hoặc yêu đơn phương... Nhạc country hiện đại là sự kết thừa xuất sắc những gì Brooks đã xây dựng. Nói cách khác: Brooks đã khai sinh Nhạc Country Mới - New Country.



To nhỏ mãi cũng chán, sao mọi người không thử thưởng thức một vài tác phẩm của 'huyền thoại sống' Garth Brooks để có cảm nhận của riêng mình ? :D

1. To Make You Feel My Love (Garth Brooks)
http://www.youtube.com/watch?v=kqfZICZk-dU
2. The Dance (Garth Brooks)
http://www.youtube.com/watch?v=ZFh7rIEzUqk&feature=related
3. Friends in Low Places (Garth Brooks)
http://www.youtube.com/watch?v=bdMM89hIu9U
4. We Shall Be Free (Garth Brooks)
http://www.youtube.com/watch?v=NSaL-mLA-IY
5. If Tomorrow Never Comes (Garth Brooks)
http://www.youtube.com/watch?v=GGAu8D0zQnk&feature=related

Và vài ba video live:
http://www.youtube.com/watch?v=qIle8imSCWA&feature=related
(live from Central Park, New York)
http://www.youtube.com/watch?v=t1bztXMrMic&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=vlshvITvCqc&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=Arx05OaPIZo



(thông tin lấy từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, PlanetGarth (http://www.planetgarth.com/) và trang chủ của Garth Brooks (http://www.garthbrooks.com/); tất cả tranh ảnh lấy từ website CMT (http://www.cmt.com/) - Country Music Television)
----------
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Country thích nhất là lão Harry Chapin, rồi đến bà Joni Mitchell. Cả lão Twitty Conway nữa.
 
Em Tùng đóng góp tốt lắm =D> ;) Phát huy phát huy <:p
 
từ hồi nghe carrie underwood cả taylor swift em cũng bắt đầu thik country :D
 
sặc,lạc đề quá.Đây là topic rock,sao lại có country.
 
Dwight Yoakam
định nghĩa lại nhạc đồng quê

2764135435_38e6f94c94_o.jpg

Dwight Yoakam trong Lễ trao giải CMA (tổ chức uy tín Country Music Association) năm 2008.

Ca sĩ nhạc đồng quê kiêm diễn viên điện ảnh người Mỹ Dwight Yoakam không chỉ được biết đến như là giọng ca ưa thích của huyền thoại Johnny Cash mà còn nổi tiếng vì đã đưa được nhạc đồng quê trở về với chính nó vào những năm 80 của thế kỷ trước.

Cùng với Pete Anderson, tay lead guitar kiêm nhà sản xuất, Dwight đã thu âm hơn 20 album, bán hơn 23 triệu đĩa, giành 2 giải Grammy và làm sống lại dòng nhạc hillbilly cổ điển mộc mạc, vốn bị coi là 'đã chết' tại chính "thánh địa" của nhạc đồng quê Nashville.

2764979690_ce3b009bd1_o.jpg

Dwight Yoakam năm 1993.

Dwight David Yoakam sinh ngày 23 tháng 10 năm 1956 tại thị trấn mỏ Pikeville, Kentucky và lớn lên tại Columbus, Ohio. Sống giữa miền quê lao động, nơi mà nhạc đồng quê là tiếng nói tinh thần của người dân, ngay từ nhỏ Dwight đã được tiếp xúc với hàng loạt tác phẩm bất hủ của Buck Owens, Merle Haggard, Hank Williams, Johnny Cash... Anh tự học chơi guitar từ năm lên 6 và đến tuổi thiếu niên thường qua lại với các ban nhạc nhỏ quanh vùng.

Năm 1977, Dwight bỏ truờng đại học và chuyển đến Nashville để theo đuổi nghề ca hát. Vạn sự khởi đầu nan. Dwight và kiểu nhạc hillbilly cũ kỹ của anh bị tẩy chay vì không hợp với trào lưu pop-hóa nhạc đồng quê, vốn rất thịnh hành vào thời điểm đó. Đang lúc thất vọng và chán nản, Dwight gặp Pete Anderson. Nếu như trong nhạc rock, người ta không thể nói đến Mick Jagger mà không đề cập đến Keith Richards thì trong nhạc đồng quê, người ta cũng không thể nói đến Dwight Yoakam mà không nhắc tới Pete Anderson. Pete là một bậc thầy về guitar với độc chiêu làm giả tiếng guitar sắt (pedal steel guitar) trên đàn guitar điện. Anh có nhiều điểm tương đồng với Dwight về gia đình, về sở thích, về gu nhạc... khiến 2 người trở thành một cặp đôi tuyệt vời. Trong khi Dwight chủ yếu sáng tác thì Pete đảm nhiệm việc gọt giũa những sản phẩm của Dwight và chăm lo các khâu kỹ thuật. Thực ra, Pete còn làm hơn thế. Anh đã thêm vào âm nhạc của Dwight chất rock và blues, góp công lớn trong việc hình thành nên sắc thái đồng quê mạnh mẽ của Dwight ngày nay.

2764134679_e5e81139f6_o.jpg


Thành công đến với Dwight và Pete khi 2 anh quyết định rời Nashville để qua Los Angeles, nơi mà những nét độc đáo của loại nhạc hillbilly mới được người nghe tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Dwight qui tụ được một lượng fan lớn tại các tụ điểm nhạc đồng quê, các hộp đêm rock'n'roll và punk rock khắp Los Angeles. Sau đó, nhờ sự trợ giúp tài chính của chị gái và một số nguồn khác, Dwight và Pete đã sản xuất được những đĩa nhạc có chất lượng cao đầu tiên, đáng chú ý nhất là hợp tuyển 20 ca khúc của 20 nghệ sĩ đồng quê "A Town South Of Bakersfield" (1984), trong đó cái tên Dwight Yoakam lần đầu tiên xuất hiện trên bìa album. Từ đây, Dwight lọt vào mắt xanh của nhiều hãng thu âm lớn và chỉ hai năm sau, đĩa "Guitars, Cadillacs, Etc., Etc." (1986) ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt trên con đường ca hát của anh. Album này chứa 2 bài hit ra mắt. Một trong hai bài, ca khúc "Honky Tonk Man" (hát lại của Johnny Horton) đã gắn bó với Dwight Yoakam đến mức giờ đây ai cũng nghĩ anh là tác giả. Bài còn lại, "Guitars, Cadillacs," được xây dựng trên nhịp 2/2 hào hứng, với chất giọng mượt mà của Dwight nổi bật lên trên nền guitar bóng bẩy của Pete và 2, 3 tiếng vĩ cầm ngân nga. Một ca khúc thấm đẫm chất đồng quê cổ điển nhưng cũng mang đầy hơi thở trẻ trung của thời hiện đại.

Làng nhạc đồng quê từ nay biết đến một ngôi sao mới. Cả 3 album đầu tay của Dwight đều nhảy lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng nhạc đồng quê của tạp chí Billboard. Nếu "Guitars, Cadillacs, Etc., Etc." và "Hillbilly Deluxe" (1987) là những khúc khải hoàn ca của dòng nhạc hillbilly thì "Buenas Noches from a Lonely Room" (1988) là tuyệt phẩm cho thấy một Dwight Yoakam buồn đến não lòng bởi sự chia cắt và những xung đột trong tình yêu.

2764135095_005877aa82_o.jpg


Trong thập niên 90, khi mà Garth Brooks đã thống trị, Dwight vẫn tiếp tục tỏa sáng với "If There Was a Way" (1990), "Dwight Live" (1995), "Gone" (1995), "Under the Covers" (1997), "Come On Christmas" (1997), "A Long Way Home" (1998), "Tomorrow's Sounds Today" (2000) và "Population Me" (2003). Tuy nhiên, những album này đều không gây được tiếng vang như thời kỳ 1986 - 1988. Nếu có thì chỉ duy nhất một album, đó là "This Time" (1993). "This Time" là kết quả lao động công phu sau 3 năm Dwight tạm rút khỏi bảng xếp hạng. Nó hội tụ nhiều tinh hoa của Dwight từ những album trước và có thể coi là album xuất sắc nhất mà Dwight từng thu âm.

"This Time" đã giúp Dwight dành được một giải Grammy trong năm đó, cụ thể là nhờ giọng hát mượt mà, da diết trong hai ca khúc "A Thousand Miles From Nowhere" và "Ain't That Lonely Yet". Hai ca khúc này, về sau, cũng dần dần trở thành thương hiệu của Dwight giống như "Honky Tonk Man" vào những năm 80.

2764135299_2e19dce96a_o.jpg


Là ca sĩ đồng quê nhưng Dwight Yoakam thỉnh thoảng cũng thử sức với những dòng nhạc khác. Bản hát lại tác phẩm "Crazy Little Thing Called Love" của Queen được làng nhạc tiếp nhận một cách mặn mà cũng như "Suspicious Mind" của Elvis Presley và "Train in Vain" của The Clash. Dwight cũng có duyên với điện ảnh. Ngay từ những năm trung học, Dwight đã thường xuyên giữ vai chính trong các vở kịch của nhà trường, thỉnh thoảng còn diễn hề, diễn nhại các nhân vật nổi tiếng để mua vui cho bạn bè. Khi đã ở đỉnh cao của sự nghiệp ca hát, anh hiện thực hóa 'giấc mơ màn bạc' ngày trẻ bằng hai vai diễn: gã nghiện rượu Doyle trong phim "Sling Blade" (1996) và tên tội phạm Raoul trong "Panic Room" (2002). Giờ đây, người hâm mộ đang chờ đợi sự xuất hiện của anh trong hai bộ phim của Hollywood: "Two: Thirteen" và "Four Christmases" dự kiến sẽ được công chiếu vào cuối năm 2008.

Dwight Yoakam trong những năm gần đây đã đổi khác nhiều so với hồi ra mắt bằng "Guitars, Cadillacs", nhất là về chất giọng, trầm lắng hơn và truyền cảm hơn. Nhìn chung, lúc này có thể coi Dwight Yoakam là một nghệ sĩ của dòng nhạc đồng quê mới (New Country). Âm hưởng hillbilly năm xưa đã được kết hợp hài hòa với sự mạnh mẽ và tính hiện đại của alternative rock để tạo nên album "Blame the Vain" (2005). Cũng với phong cách country rock mới mẻ nói trên, 2 năm sau, Dwight trở lại với "Dwight Sings Buck" (2007), trong đó anh hát lại những tác phẩm kinh điển của Buck Owens để tưởng nhớ người bạn vong niên đồng thời là nguồn cảm hứng dồi dào cho những sáng tác của anh.

2764979928_4e93b913fb_o.jpg


Với bạn đọc vừa mới biết đến Dwight Yoakam, xin mạnh dạn giới thiệu 3 ca khúc "The Streets of Bakersfield", "Ain't That Lonely Yet" và "Fast as You".

--------------------
Video clip và mp3 có thể lấy ở Last.fm, imeem, GAC (website Great American Country) và Yahoo! Music.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế các bạn cho hỏi mấy bài nhạc trên radio trong mấy bộ film Mĩ ý đó là nhạc gì vậy.
Ở đây bạn nào có bài "Sweet baby James" của Jame Taylor không.
bác Tùng có thể tìm cho tôi mấy bài trên của bác Post ở dạng Mp3 được không.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên