Con cầu Phật...

Trần Quốc Thịnh
(thaihabooks)

New Member
[Thaihabooks] " ... phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con măi măi được khỏe mạnh và hạnh phúc."

- Phật nói: "Chỉ cho 4 ngày thôi".
- Chú Tiểu: "Thế th́i` xin Phật cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông".
- Phật nói: "Chỉ cho 3 ngày thôi".
- Chú Tiểu: " Nếu chỉ được 3 ngày th́i` con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai".

- Phật nói: "Chỉ cho 2 ngày thôi".
- Chú Tiểu: "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày hôm nay và ngày mai".
- Phật nói: "Chỉ cho 1 ngày thôi".
- Chú Tiểu: "Vâng, cũng được".

- Phật thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".
- Chú Tiểu đáp : "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".
- Phật mỉm cười nói: "Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con bao gồm những người nào đọc được những dòng chữ này sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày".
 
Re: Con cầu Phật .....

Trích từ sách nào thế Thịnh? :D
 
[Thaihabooks] " ... phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con măi măi được khỏe mạnh và hạnh phúc."

- Phật nói: "Chỉ cho 4 ngày thôi".
- Chú Tiểu: "Thế th́i` xin Phật cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông".
- Phật nói: "Chỉ cho 3 ngày thôi".
- Chú Tiểu: " Nếu chỉ được 3 ngày th́i` con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai".

- Phật nói: "Chỉ cho 2 ngày thôi".
- Chú Tiểu: "Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày hôm nay và ngày mai".
- Phật nói: "Chỉ cho 1 ngày thôi".
- Chú Tiểu: "Vâng, cũng được".

- Phật thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".
- Chú Tiểu đáp : "con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày".
- Phật mỉm cười nói: "Tốt lắm. Những người thân và bạn hữu của con bao gồm những người nào đọc được những dòng chữ này sẽ được khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày".

Em cũng đọc cái tương tự. Khác mỗi cái 2 ngày là ngày chẵn và ngày lẻ:p
 
Một góc chia sẻ của http://www.thaihabooks.com anh ạ.
Em là người có niềm tin vào phật giáo . ^^
Em đưa sách lên diễn đàn với cả 2 mục đích mà anh đã nói. Em tin vào phật giáo và muốn chia sẻ nó với mọi người.

----------

@Thảo: ngày chẵn ngày lẻ cũng không có gì sai nhưng nghe không được trọn vẹn và đầy đủ như ngày hôm nay và ngày mai, đúng không em? Cái này là anh cảm nhận thôi.

----------
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay thật :) cái này em cũng đã đọc một lần rồi, mà giờ đọc lại vẫn thích :)
 
Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
Mỗi ngày cầu nguyện một lần thôi....
Nam mô a di đà...
 
Mỗi ngày gặp gỡ nhiều niềm vui, nhưng ngày hôm sau lại phải tìm ra nhiều niềm vui khác.
Mỗi ngày cầu nguyện nhiều lần cho nhiều người, mà dường như vẫn còn chưa đủ!

~o)
 
Mình phải để dành cho Phật nghe lời những người khác cầu nguyện nữa chứ anh.
Mình cầu nhiều có khi bị cho là tham lam cũng nên.
 
Em đang nói đến vị Phật nào? :D
Cầu nguyện bằng tâm chính niệm tức là không ỷ vào tha lực, sao lại coi là "tham"? :p
 
Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, cứ ông bà nào linh thì mình cầu. Không cần biết là cầu thế nào, cứ cầu cho mình thì gọi là tham. Nhưng mà cầu Phật hoài thì cũng chán. Chi bằng tự mình biết mình là Phật khỏi phải cầu ai. Cho nên người xưa mới nói:

Nghĩ đến thân thể đừng cầu không bệnh tật, vì không bệnh tật thì dục vọng dễ nảy sinh.
Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
Cứu xét tâm tình thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
Việc làm đừng mong dễ thành, vì dễ thành thì lòng khinh thường kiêu ngạo.
.....
 
Phân tích xem "ông bà nào linh" rồi mới cầu, tức là chấp vào lí trí rồi :p

Cũng là cầu cho mình, nhưng cầu mình có thêm sức mạnh để giúp ích cho xã hội, thì cầu mấy cũng đâu phải là tham? Cầu nguyện không phải là tham, chấp vào cầu nguyện mới sinh ra tham hay không tham.

Để ai cũng biết mình là Phật, thì Phật tính trong người ta phải vốn có từ trước khi nhận thức được bằng sự biết ấy rồi. Như thế thì mọi con người đều là Phật, dù họ có biết hay không. Trong xã hội thì không ai sống một mình, cho nên cứ kêu gọi hiệp lực thì cũng chính là kết nối với các vị Phật trên thế gian, làm sao có thể nói là "không cầu ai"?
Ai không kêu gọi hiệp lực trong cuộc sống thì cũng không thể đóng góp sức mình vào sự hiệp lực với người khác. Sống như thế sẽ là ích kỉ, không mang lại lợi lộc gì.

Coi cầu nguyện là hành động để hướng sự tập trung chính đáng vào đối tượng cụ thể, thì sẽ vừa phát huy được Phật tính, vừa không ỷ lại vào sự may rủi trong cuộc đời.
 
Em nói đúng lắm, mọi người đều là Phật cả, chỉ khác nhau mỗi chỗ là người ta có tự biết hay không mà thôi. Nếu như xã hội ai cũng biết mình là Phật thì chẳng có gì phải cầu nữa. Bởi vì có nhiều người chưa biết chưa biết mình là Phật nên mới có bản ngã, có chia cắt, rồi mới phải cầu nguyện để hợp lực với nhau. Có một câu chuyện vui như thế này : Có ông này bị bệnh tâm thần lúc nào cũng tưởng mình là chuột nên ông phải vào viện điều trị. Ông bác sĩ mới bảo, ông phải biết ông là người không phải là chuột, cho nên gặp mèo ông không phải sợ sệt chi cả. Ông này ông mới trả lời, tôi biết, tôi biết, tôi biết rõ ràng tôi là người mà, nhưng lỡ rủi ro con mèo kia nó không biết thì sao ?
 
Ý anh là vì chúng sinh tức các vị Phật vô ngã thì không chia cắt, nên không có ý niệm hợp lực ạ?
 
Chúng sinh cũng là Phật, Phật cũng là chúng sinh. Chúng sinh thì noí rằng "Những ngày tôi lang thang tôi mới hiểu tâm hồn người Hà Nội ... vẫn mong một ngày trở về quê hương". Phật thì nói rằng "Ta và Cha ta là một". Chúng sinh thì noí rằng "Ta chỉ cần lộn 1 vòng là bay xa 1800 dặm". Phật thì nói rằng "Cũng không thể ra khỏi bàn tay ta". Chia cắt và hợp lực vốn là một. Nếu chưa từng chia ly thì đâu cần phải hợp lực.
 
Nếu anh chỉ nói dựa vào điều anh trải nghiệm và biết thì em cứ nghe thôi, nhưng anh trích dẫn hơi nhiều nên em trả lời :p

Phật thì nói rằng "Ta và Cha ta là một".
Đây là lời của Jesus, không phải của Thích-ca. Và Jesus nói thế không có ý bảo "ta và chúng sinh cũng là một", chỉ có Chúa 3 ngôi hợp nhất thôi.
Cũng đâu có thiếu gì ông cha đạo vớ vẩn nói với tín đồ rằng "Chúa nhập vào ta" hay "ta là Chúa" để sai khiến tín đồ.
Thích-ca thì chỉ cho rằng mình đã thành Phật được thì mọi con người đều có thể thành Phật. Thành Phật là để chung sức phổ độ chúng sinh (những chúng sinh chưa chứng ngộ, chưa nhận ra mình là Phật), chứ đâu phải để ngồi xếp bằng thiền tịnh một mình, không biết đến thế gian nữa.

Chúng sinh thì noí rằng "Ta chỉ cần lộn 1 vòng là bay xa 1800 dặm". Phật thì nói rằng "Cũng không thể ra khỏi bàn tay ta".
Tôn Ngộ Không đại diện cho mọi chúng sinh à anh?

Chia cắt và hợp lực vốn là một. Nếu chưa từng chia ly thì đâu cần phải hợp lực.
Vâng, nếu cứ là thái cực, không sinh lưỡng nghi thì chẳng có âm, chẳng có dương. Nhưng hiểu gốc thái cực là để triệt tiêu lòng chấp về âm về dương, chứ không phải để coi như âm dương không tồn tại. Cố coi như thế thì lại thành một kiểu chấp khác. Như thế thì chẳng khác nào coi rằng toàn thể vũ trụ này không tồn tại (hữu sinh từ vô), mà không tồn tại thì việc gì phải sống, cần gì phải xây dựng...
 
Bó tay e Việt. Nên hiểu ý mà quên lời. Anh biết "Ta và Cha ta là một" là của Jesus mà em. Ý anh là Phật và Chúa đều cùng 1 cảnh giới nên cũng nói giống nhau mà thôi. 5 thày trò Đường Tăng đại diên cho 5 khía canh khác nhau của 1 chúng sinh, Tôn Ngộ Không đại diện cho bản ngã.
Cái chữ vô ở đây không phải là không làm gì cả. Mặt trời không cần phải có ý niệm chiếu sáng thì mới có thể chiếu sáng. Vì bản chất của mặt trời đã chiếu sáng. Phật cũng như vậy, tự bản chất đã bao trùm vũ trụ cho nên không cần phải có ý niệm độ chúng sinh mới có thể độ được chúng sinh.
 
Back
Bên trên