Lê Anh Tú
(gilardino)
New Member
Re: Chuyện làng HAO
T là kẻ tha phương chuyên nghiệp. Gần một nửa tuổi đời lang bạt xứ người. Gần đây, do chạy chọt, T mới xin được việc gần nhà. Âu cũng là có dịp chăm sóc cha già, mẹ yếu, các cháu nhỏ dại.
Vừa đặt chân tới Hà Nội, kỷ niệm một thuở lại ồ ạt dạt về. Tuổi thơ dãy giụa, tuổi xuân quằn quoại, níu kéo. T quyết định tìm lại những người bạn học cũ để hâm lại quá khứ, đánh bóng tương lai. Ai còn, ai mất?
Cạy cục mãi mới nhờ được cái miệng gang, lưỡi thép của H lớp trưởng. Vốn xuất thân từ dòng giõi làm quan (bố H cũng đôi lần suýt trúng chức tổ trưởng tổ dân phố, nghe đâu chỉ còn thiếu có vài chục phần trăm phiếu bầu thôi. Suýt xuỳn suỵt! Tiếc quá!) nên cái uy của H sắc lắm. Chỉ cần H hô “hiện!” một cái là chẳng biết từ đâu, các bạn cứ ùn ùn dắt díu nhau về một bãi. Đông như chợ lao động! Lần này, vì nể T, H lại ra đòn, xuất chiêu.
Suốt vài tuần, H thảm thiết email cho mọi người, bàn đi, tính lại, người bận, kẻ rỗi, nhàu nát cả hộp thư. Lời qua, tiếng lại, thậm chí còn tạt nhau mấy phát qua meo, cuối cùng thì cũng ấn định được cái ngày đoàn tụ đẫm tình, ướt nghĩa ấy.
Đúng giờ, T rụt rè lên đường đến chỗ hẹn. Tâm trạng xốn xang pha chút thèn thẹn như lần đầu vụng dại. Suốt dọc đường đi, T loay hoay với hàng trăm câu hỏi rồi lại tự trả lời với vốn kiến thức hẹp hòi của hơn chục năm trước. Đầu óc thấp thỏm, tò mò như đi làm trinh thám. T cứ hình dung rằng cả một bầy người sẽ chờ đợi, trông ngóng. Hoa răng kín phố, cờ bay khắp đường. Rồi chỉ khi T vù đến, các bạn sẽ ùa ra, kẻ nắn tay, kẻ bóp chân, ai đó sờ soạng khắp toàn thân xem có chỗ nào của T tự dưng biến đổi không?! Càng nghĩ, đầu óc tôi càng bấn loạn với những hình ảnh cảm động chồng chéo. Cũng mười mấy năm rồi còn gì!
Tới nơi, người đông nghẹt. Tim T đập nháo nhác vì xúc động. Hoành tráng quá! H thật khéo léo và chu đáo! Có lẽ, cả trường tụ họp ở đây để đón tôi mất. Mắt tôi hoa cả lên. Tôi lau lại kính để nhìn cho rõ, chỉ sợ không nhận ra các bạn, nhất là trong thời buổi ai cũng thay da, đổi thịt. T nở một nụ cười rõ to, cố gắng bành mồm cho thật rạng rỡ. Hai tay hu hươ trong không khí như khỉ leo cây. Đám bạn vội ào ào ra ôm chầm lấy tôi nghiến ngấu. T sướng đến độ nở hết toàn thân. Các bạn dồn dập: “S hả? Cậu thay đổi và trông khác quá! Khác hẳn hồi tong teo ngày xưa!” Tôi giật mình: “Không, mình tên là T cơ mà”. Đám đông lại chồm chồm lên: “Khiếp, đi Tây về lại đổi cả tên nữa à?” T vội nhìn lại họ và nhận ra chẳng ai quen cả. Họ nhầm, T cũng nhầm. Những câu xin lỗi, thanh minh lại rối rít. T đi lòng vòng quanh điểm hẹn. Hóa ra T lại là người đến đầu tiên.
Chỉ lát sau, một khuôn mặt quen quen lò dò xuất hiện. S, phải S rồi. Nhưng sao lại đến nông nỗi này? Đầu trọc, mặt lổn nhổn xương, dáng người tiều tụy, tay xách một túi quần áo bẩn, gói ghém như tay nải của mấy bà dưới quê. Một ý nghĩ thoáng lướt qua đầu T: chẳng lẽ S vừa ở trại ra rồi đi ngay đến điểm hẹn? Thôi, đấy là đoán thế, tế nhị một chút, cứ để S sẽ tự khai. T cười rạng rỡ, xoắn xuýt lấy S. S cũng mừng ra mặt, người ngợm đong đưa như đuổi muỗi. Bá vai T, S bộc bạch: “Vừa đi ăn cưới con người yêu cũ ở Hải Phòng về!”À, thì ra vậy. Hồi sinh viên, S có tiếng là ít khi ăn vụng đồ của bọn cùng phòng. Lương thiện thế, làm sao mà tù được? Tôi nhẹ lòng. Thấy thú vị quá, T liền buôn: “Vui không? Em ấy khóc đỏ mắt vì tiếc cho cậu chứ?”. “Vui ***** gì?”- S tiếp -“Tiếc công quá! Đêm qua phải nhẩy xe từ Cao Bằng về, sáng lại lao xuống Hải Phòng sớm. Thế mà về đến nơi, bụng nó đã ễnh ra cả rổ rồi. Tớ nghe phong phanh là nó cưới, định về làm quả bất ngờ cho vợ chồng nó lác mắt, ai dè nó đã cưới được mấy tháng rồi. Mắn thật! Ngày xưa với mình, chọc nhau như ngoé, nhưng có “sưng” như vậy bao giờ đâu?” Mặt S buồn, mắt nhìn xa xăm trông như ảnh chụp dự thi Mầm non Điện Ảnh. Thấy có vẻ bi kịch quá, T lảng sang chuyện khác: “Dạo này gái gú thế nào?” S cười: “Cũng tà tà. Trên tớ, thịt người rẻ hơn thịt gà. Thích con nào, chọc tiết con ấy, chán, lại đá ra khỏi giường. À, cậu có tiền lẻ không?” T hơi ngạc nhiên: “Để làm gì?” S giải thích: “Trên tớ, boa cho gái toàn bằng phong bì. Tớ cứ để vài chục tiền lẻ vào cho nó cộm lên. Con nào nhận cũng cám ơn đại ca rối rít. Về nhà chắc ngồi đếm tiền đỏ đít.” Nói xong, S ngửa cổ cười ằng ặc đầy vẻ giễu cợt trên thân xác phụ nữ. Thấy thằng bạn có vẻ đế vương quá, tôi mon men: “Hôm nào lên miền ngược, cậu đạo diễn cho ít phỏm, nhỉ?” S vung tay: “Chuyện nhỏ như con thỏ đang nằm xiên con thỏ. Nhưng với cậu thì hơi chát một chút đấy vì phải thuê thêm phiên dịch.” T không hiểu: “Bọn nó không nói được tiếng mình à?” S ra vẻ thông thái: “Cậu hỏi lạ? Nói được thì tớ đã có vợ lâu rồi!” S ngậm ngừng một lát rồi cảnh giác: “Ơ, nhưng thôi, ***** khai với cậu nữa đâu không cậu lại viết truyện về tớ.” Thế là từ đấy, S “xịt lốp”. T nói gì, hỏi gì, S cũng chỉ gật với lắc như đang diễn phim câm.
Hai thằng đang ngọ nguậy “Xã Đàn” với nhau thì Q tới. Cái cảm giác đầu tiên của T thật mát rượi: Q bắt mắt hơn rất nhiều so với thời xuân sắc, khác hẳn cô khối phó nhem nhuốc, móp mép thưở nào. Cô nhào vào giữa hai thằng và dẹp đi cái khoẳng lặng đang u ám bằng một nụ cười rất tươi. Nụ cười của Q thật hiếm! Nó như món cocktail được pha trộn bởi sự hơ hớ của con mẹ hàng phở, sự cởi mở của cô nàng bán hoa, sự chua ngoa của hàng tôm, hàng cá, sự ố á của mấy bà bán rau, sự lau tau của mấy em, mấy bé, sự re ré của đứa trẻ lên ba, sự lu loa của bà bô bà xã, sự ... Thôi, nói tóm lại, kiểu cười đó, mình vẫn thường nói, là cười như Liên Xô! Nhìn bộ dạng của Q, T đoán ngay là gái có con vì các thớ thịt trên người cô đã có chiều hướng “chẩy đi sông ơi” rồi. Chính xác mà nói thì Q rất khéo léo trong việc vun vén lại các lớp mỡ. Nếu nhỡ xổ ra một cái thì không biết hót đến lúc nào mới xong! T nhẹ nhàng hỏi: “Mấy nhóc rồi?” Q tủm tỉm: “Một gái. Được 21 tháng rồi. Trộm vía, cháu nó thông minh lắm, chú ạ. Bảo cai sữa là cai ngay. Không như thằng bố nó, nói mãi không được!” T bật cười: “Hóa ra các chú ở đây là chậm tiến hết à? Hỏi xem có chú nào rời được “cái ấy” không?” Rồi T kể cho Q nghe chuyện ông hàng xóm nhà T. Ông lấy vợ rất trẻ, gần bằng nửa tuổi ông. Hôm vợ chồng cãi nhau, ông quát: “Cô đừng láo. Cô chỉ đáng tuổi con tôi thôi!”. Cô vợ lý lẽ: “Đứa nào bú tôi, đứa ấy mới là làm con.” Đứa con gái 3 tuổi đứng gần đấy chen ngang: “Bố là em của con vì con cai được sữa rồi, bố thì vẫn còn bú!” Chưa nghe hết câu cuối, Q đã cười ngặt nghẽo, rồi vật vã như uống nhầm thuốc lắc. S lườm lườm cô bạn và đe: “Cười ít thôi, không lại bị đưa vào truyện bây giờ!” Q vội bịt miệng rồi lại phèo qua kẽ tay: “Ừ đúng rồi, ấy đừng cho tớ làm nhân vật chính nhé!” Nói đoạn, cô lại giấu mặt vào hai bàn tay ùng ục cười.
Đấy, “Hắn” ra đời, ai cũng hả hê, ai cũng phớ lớ nhưng lại rất sợ nối gót theo Chéc đi vào câu chuyện. Nhưng có phải ai cũng dị dạng như Chéc đâu? Bói cả một thế hệ, mới tìm ra “Hắn” đấy!
Q đang sóng sánh bên hai thằng thì đột nhiên xuất hiện một cặp đùi thon dài, trắng muốt, mát lạnh cắm vào chiếc juúp ngắn cũn cỡn, vén lên cao một chút là chiếc áo hai dây (thực ra là bốn dây vì tính cả dây của “phụ kiện” thòi lòi ra ngoài nữa) làm hở toang, hở toác một khoảng ngực tẹt hơi. Đúng là cổ thông, đùi thoáng! Mọi người ngỡ ngàng, hơi bị choáng, rồi vỡ òa khi “cô người mẫu” tháo chiếc kính đen rất thời thượng ra. H, H lớp trưởng! Ôi, Hạnh! Hạnh thay đổi đến nhức mắt! Nếu chỉ chát chít với nhau qua email thì chẳng ai hình dung H ngày nay lại “thơm, ngon, bổ, rẻ”, à “khỏe” đến thế. Chiếc Spacy trắng càng tôn lên những nét kiêu sa của cô. Để chào, cô hôn chùn chụt lên má từng người một. Kỹ thuật nhuần nhuyễn đầy tính chuyên nghiệp! Đúng là làm ở công ty nước ngoài có khác. Rất văn minh nước bọt! Nhanh nhẹn và khẩn trương như một nhà lãnh đạo, H rút ra một danh sách dài loẵng ngoẵng. Dễ đến cả trăm người! Rồi cô bắt đầu “di động” lần lượt theo danh sách đó. T nhìn đồng hồ. Đã chậm so với giờ quy định 45 phút nhưng mới chỉ có 4 người. Chắc những bạn khác vẫn quen thói đi làm nhà nước!
Thêm vài phút trôi qua, bỗng Q hét toáng lên: “Bác Phạm Bằng kìa bọn cậu ơi! Hên quá, được gặp nghệ sỹ ngoài đời!”. Bọn tôi quay hết cả ra đường. Đúng rồi, cái dáng người khô, mỏng, đặc biệt là cái đầu hói không trệch đi đâu được. T rút máy ảnh ra định xin nghệ sỹ một pô, bỗng H cười: “Bọn cậu quáng hết cả lượt. Thằng K phò chứ ai!” T dụi mắt và vẫn không tin. Làm sao có thể tin được? Thằng bạn mình mới ngoài ba sập mà đã vội khoác lên mình dáng vẻ lá vàng mùa thu thế kia ư? Lạ nhất vẫn là cái đầu. Nói không ngoa, trán của K rộng mênh mông, lan xuống tận gáy, trông như lãnh tụ.
Như một người đàn ông điềm tĩnh, K lặng lẽ lê bước về chỗ chúng. Cái dáng người mới khổ hạnh làm sao chứ? T có cảm giác đôi chân khẳng khiu kia không vác nỗi tấm thân toàn xương lẫn sụn của anh. Yếu lắm rồi! Mỗi một bước đi là cả một sự cố gắng. Không một nụ cười, không một chút biểu lộ tình cảm! K tài thật, rất khéo giấu những cảm xúc nội tâm! Anh khác hẳn vẻ láo nháo rất trẻ thơ của T, cũng khác xa vẻ ố á rất đàn bà của Q. Anh quả là một người đàn ông đã chín! Tôi thầm cảm phục. K bắt tay T, hơi thở rời rạc: “Chỉ có thế này thôi à?”, rồi đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn khắp lượt. Ai cũng cố giướn cao người lên để mắt K dừng lại đôi chút, làm yên lòng anh. Đời người ngắn ngủi lắm!
Tiếng H vẫn xa xả bên điện thoại: “Sao? Có đến không? Chồng lại đòi tòm tem à? Cho hắn năm chục đi xông hơi, có gì tối về nộp mạng sau”...., lại bấm tí tách: “Mày ở đâu rồi? Đang cho bú à? Đứa nào, chồng hay con? Mang cả chúng nó đến đây... Nhanh lên nhé...”... lại tích tích: “Đi chưa? Sếp chưa cho về à? Cho hắn “phang” một cái rồi tới đi. Mất gì của bọ. Hớ!!! Hớ!!! Nhanh chân lên! Cả hội đang chờ...” Sau rất nhiều phút, H ngẩng lên than: “Bọn nó đứa nào cũng bận. Phận đàn bà, không vướng phải chồng thì víu phải con!”
Tiếng thở dài thườn thượt của H vừa dứt cũng là lúc chiếc FX mầu boóc đô phi vụt đến. Tay thanh niên nhỏ xíu nằm rạp trên xe làm một đường cua rất ngoạn mục trước khi phanh cháy lốp. Lúc anh chàng loay hoay tụt từ trên xe xuống, chúng tôi cũng đã kịp nhận ra đó là “Hắn”. Đầu cắt cao, vuốt ngược, keo bóng lộn như Tano trong phim “Bạch tuộc”, áo sơ mi cổ cồn trắng toát, cáu ly, quần kaki cháo lòng, điện thoại di động dắt nhì nhằng quanh đít, “Hắn” xuất hiện và toát lên như một trọc phú mới lên. Chéc là ai, lòng dạ thế nào thì đã có hẳn 3 phần “Hắn” mô tả chi tiết như bách khoa toàn thư rồi. Nhưng đó là Chéc của nhiều năm trước, còn Chéc ngày nay đã khác hẳn. Khác từ dáng đi, giọng nói. T phải thừa nhận rằng, trong 7 thằng con trai của khoa thì Chéc là anh chàng nhanh nhẹn và thức thời nhất. Trong khi K Phò và Hung phải giả vờ sang Nga du học, nhưng thực chất là bươn bả kiếm miếng cơm, manh áo, trong khi bác Ân già chỉ nghĩ được mỗi mẹo là học tiếng Đức cho khác người, thì Chéc đã nghĩ đến việc phát triển du lịch cho Việt Nam. Đầu tiên, Chéc xin vào làm chân chạy vặt cho một công ty du lịch. Việc gì vào tay Chéc cũng nhoáng một cái là xong. Nhiều khi sếp chưa kịp duyệt đã thấy dấu má các phòng ban dập chi chít rồi. Tiếng lành đồn nông, tiếng dữ đồn xa, bà giám đốc cũng phát hiện ra mầm mống một tài năng lớn mới nhú trong con người bé xíu này. Chéc được cử ngay làm Tour Guide – bộ mặt của công ty. Và chỉ nửa năm sau, giới du lịch toàn quốc đã đồn đại về một thần đồng làm Guide. Và hàng loạt các giai thoại về “Thánh Gióng Hải Chéc” được ghi hẳn vào cẩm nang du lịch, chuyên mục “Các bạn đi du lịch xin lưu ý!” T xin trích dẫn một ví dụ.
Những năm 94-95, khi đó trên Sapa còn ít khách sạn lắm, lên muộn một chút là hết phòng. Nắm được điểm yếu này, từ Hà Nội, Chéc cho xe Tour đi thật chậm, ngắm cảnh, chụp ảnh, quay phim, ăn trưa mệt nghỉ và xe “chỉ được phép” vào địa phận Sapa khi trời đã tối. Rồi Chéc làm bộ hớt hải đi thuê phòng. Một lúc lâu sau, mồ hôi nhễ nhại, Chéc soạn ra một bản mặt rất thảm để giải thích về sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng ở đây kèm theo mấy câu chửi tục rất thương cảm. Liền sau đó, toàn bộ mấy chục ông Tây bà đầm đều bị Chéc tống vào hội trường của UBND gần đấy. Muỗi đốt. Kệ! Rệp cắn. Kệ! Chuột bò quanh mặt. Cũng kệ nốt! Thế nên mới có chuyện, đang đêm một thằng Tây phải ôm mặt, ngửa cổ lên trời xanh và khóc than ai oán: “Oh, my God, we are human being, we are not animals!” Chéc nằm bên cười khẩy và đếm tiền chênh lệch. Lần khác, dẫn đoàn đi Cát Bà. Theo chương trình, đoàn sẽ đi tham quan Vườn Quốc Gia. Đến Cát Bà, Chéc dẫn gần 50 chục con người ra bãi biển và ngon ngọt rằng đây là bãi biển đẹp nhất Đông Dương, nếu các vị không tận hưởng hết cái thơ mộng của nó, coi như vất cả chuyến đi. Rồi Chéc nhân từ ném cho họ một quả bóng. Già trẻ, gái trai lao hết vào quả bóng tròn trên cát. Trong khi đó, Chéc lại vểnh cần câu, ngồi chễm chệ trên bụng một em, vừa nhâm nhi bia, vừa đút túi khoản tiền đáng ra phải chi cho việc thăm quan Vườn Quốc Gia. Buồn cười nhất là có những hôm trời mưa, kịch bản trên vẫn cứ thế tái diễn. Các bạn nước ngoài ngậm ngùi, sụt sùi đá bóng dưới mưa trên bãi biển nghe nói là đẹp nhất Đông Dương!
Cũng may, sau này Chéc chán nghề Guide và chuyển sang làm việc khác, không thì ngành du lịch nước ta đã bị SARS từ lâu rồi!
Đấy là Chéc của thời mới lập nghiệp. Còn Chéc ngày nay đàng hoàng hơn nhiều. Chéc đang là sếp bự của một dự án trên Cao Bằng. Xe hơi phóng vù vù, đi động gọi chíu chit, gái theo đuổi đi không hết. Sự tinh quái của Chéc cũng theo năm tháng mà đột biến theo. Bây giờ, cứ mở mồm là Chéc nói về tennis. Chéc am hiểu tennis như một giáo sư. Ông Phụng mà còn sống đến thời nay, cõ lẽ sẽ có thêm nhân vật Chéc râu xanh, tóc đỏ để đánh dấu cho nghiệp văn chương của mình. Cũng như anh Xuân của thời đại trước, Chéc chạy chọt để xin vào chân nhặt bóng ở một trung tâm tennis có tiếng là nơi hay lui tới của các sếp đầu ngành. Nhanh như một con sóc, Chéc lượm bóng nhoay nhoáy và không quên nở những nụ cười động viên kịp thời. Các quan chức vô cùng ngạc nhiên và rất có cảm tình với cậu bé lượm bóng thông minh, nói vèo vèo dăm ba ngoại ngữ (kể cả thổ ngữ của dân tộc thiểu số). Tiến thêm một bước nữa, Chéc lân la xin được tâng bóng, hầu các sếp trong lúc khởi động nóng gân. Quan hệ ngày một ấm, tình cảm ngày một nóng. Chéc trở thành một người nhặt bóng, một người hầu chơi không thể thiếu được trong các buổi tennis cấp cao. Chéc đã có thể được phép bê nước, mời thuốc cho các sếp, đấm lưng mát-xa cho các sếp, thậm chí đôi khi Chéc còn tự cho phép mình lườm yêu các sếp mỗi khi ai đó đánh hỏng một đường bóng. Uy danh của Chéc ở ngoài xã hội bỗng nổi như cồn. Gì thì gì, người ta cứ thấy chiều nào Chéc cũng tung tẩy vợt tennis, hỉ hả với toàn các cán bộ chóp bu, cốt cán là khiếp vía rồi. Có một nhà thương gia sẵn sàng trả cho Chéc dăm chục triệu chỉ để đổi lấy vị trí của Chéc trong một ngày mà Chéc không thèm đấy. Kể cả là mõ triều đình nhá, cũng đâu dễ bán – mua?
“A, BT con đến rồi kìa! Thế thì đi ăn luôn thôi. Ai đến muộn sẽ tự tìm bọn mình sau”- tiếng H lớp trưởng cắt ngang dòng suy tư của T. Cả mấy đứa chúng liền đứng dậy bước theo cô. Chỉ ít phút nữa thôi, một đêm đầy rượu bia và tiếng cười đang hứa hẹn. Đời thế mà vui!
T là kẻ tha phương chuyên nghiệp. Gần một nửa tuổi đời lang bạt xứ người. Gần đây, do chạy chọt, T mới xin được việc gần nhà. Âu cũng là có dịp chăm sóc cha già, mẹ yếu, các cháu nhỏ dại.
Vừa đặt chân tới Hà Nội, kỷ niệm một thuở lại ồ ạt dạt về. Tuổi thơ dãy giụa, tuổi xuân quằn quoại, níu kéo. T quyết định tìm lại những người bạn học cũ để hâm lại quá khứ, đánh bóng tương lai. Ai còn, ai mất?
Cạy cục mãi mới nhờ được cái miệng gang, lưỡi thép của H lớp trưởng. Vốn xuất thân từ dòng giõi làm quan (bố H cũng đôi lần suýt trúng chức tổ trưởng tổ dân phố, nghe đâu chỉ còn thiếu có vài chục phần trăm phiếu bầu thôi. Suýt xuỳn suỵt! Tiếc quá!) nên cái uy của H sắc lắm. Chỉ cần H hô “hiện!” một cái là chẳng biết từ đâu, các bạn cứ ùn ùn dắt díu nhau về một bãi. Đông như chợ lao động! Lần này, vì nể T, H lại ra đòn, xuất chiêu.
Suốt vài tuần, H thảm thiết email cho mọi người, bàn đi, tính lại, người bận, kẻ rỗi, nhàu nát cả hộp thư. Lời qua, tiếng lại, thậm chí còn tạt nhau mấy phát qua meo, cuối cùng thì cũng ấn định được cái ngày đoàn tụ đẫm tình, ướt nghĩa ấy.
Đúng giờ, T rụt rè lên đường đến chỗ hẹn. Tâm trạng xốn xang pha chút thèn thẹn như lần đầu vụng dại. Suốt dọc đường đi, T loay hoay với hàng trăm câu hỏi rồi lại tự trả lời với vốn kiến thức hẹp hòi của hơn chục năm trước. Đầu óc thấp thỏm, tò mò như đi làm trinh thám. T cứ hình dung rằng cả một bầy người sẽ chờ đợi, trông ngóng. Hoa răng kín phố, cờ bay khắp đường. Rồi chỉ khi T vù đến, các bạn sẽ ùa ra, kẻ nắn tay, kẻ bóp chân, ai đó sờ soạng khắp toàn thân xem có chỗ nào của T tự dưng biến đổi không?! Càng nghĩ, đầu óc tôi càng bấn loạn với những hình ảnh cảm động chồng chéo. Cũng mười mấy năm rồi còn gì!
Tới nơi, người đông nghẹt. Tim T đập nháo nhác vì xúc động. Hoành tráng quá! H thật khéo léo và chu đáo! Có lẽ, cả trường tụ họp ở đây để đón tôi mất. Mắt tôi hoa cả lên. Tôi lau lại kính để nhìn cho rõ, chỉ sợ không nhận ra các bạn, nhất là trong thời buổi ai cũng thay da, đổi thịt. T nở một nụ cười rõ to, cố gắng bành mồm cho thật rạng rỡ. Hai tay hu hươ trong không khí như khỉ leo cây. Đám bạn vội ào ào ra ôm chầm lấy tôi nghiến ngấu. T sướng đến độ nở hết toàn thân. Các bạn dồn dập: “S hả? Cậu thay đổi và trông khác quá! Khác hẳn hồi tong teo ngày xưa!” Tôi giật mình: “Không, mình tên là T cơ mà”. Đám đông lại chồm chồm lên: “Khiếp, đi Tây về lại đổi cả tên nữa à?” T vội nhìn lại họ và nhận ra chẳng ai quen cả. Họ nhầm, T cũng nhầm. Những câu xin lỗi, thanh minh lại rối rít. T đi lòng vòng quanh điểm hẹn. Hóa ra T lại là người đến đầu tiên.
Chỉ lát sau, một khuôn mặt quen quen lò dò xuất hiện. S, phải S rồi. Nhưng sao lại đến nông nỗi này? Đầu trọc, mặt lổn nhổn xương, dáng người tiều tụy, tay xách một túi quần áo bẩn, gói ghém như tay nải của mấy bà dưới quê. Một ý nghĩ thoáng lướt qua đầu T: chẳng lẽ S vừa ở trại ra rồi đi ngay đến điểm hẹn? Thôi, đấy là đoán thế, tế nhị một chút, cứ để S sẽ tự khai. T cười rạng rỡ, xoắn xuýt lấy S. S cũng mừng ra mặt, người ngợm đong đưa như đuổi muỗi. Bá vai T, S bộc bạch: “Vừa đi ăn cưới con người yêu cũ ở Hải Phòng về!”À, thì ra vậy. Hồi sinh viên, S có tiếng là ít khi ăn vụng đồ của bọn cùng phòng. Lương thiện thế, làm sao mà tù được? Tôi nhẹ lòng. Thấy thú vị quá, T liền buôn: “Vui không? Em ấy khóc đỏ mắt vì tiếc cho cậu chứ?”. “Vui ***** gì?”- S tiếp -“Tiếc công quá! Đêm qua phải nhẩy xe từ Cao Bằng về, sáng lại lao xuống Hải Phòng sớm. Thế mà về đến nơi, bụng nó đã ễnh ra cả rổ rồi. Tớ nghe phong phanh là nó cưới, định về làm quả bất ngờ cho vợ chồng nó lác mắt, ai dè nó đã cưới được mấy tháng rồi. Mắn thật! Ngày xưa với mình, chọc nhau như ngoé, nhưng có “sưng” như vậy bao giờ đâu?” Mặt S buồn, mắt nhìn xa xăm trông như ảnh chụp dự thi Mầm non Điện Ảnh. Thấy có vẻ bi kịch quá, T lảng sang chuyện khác: “Dạo này gái gú thế nào?” S cười: “Cũng tà tà. Trên tớ, thịt người rẻ hơn thịt gà. Thích con nào, chọc tiết con ấy, chán, lại đá ra khỏi giường. À, cậu có tiền lẻ không?” T hơi ngạc nhiên: “Để làm gì?” S giải thích: “Trên tớ, boa cho gái toàn bằng phong bì. Tớ cứ để vài chục tiền lẻ vào cho nó cộm lên. Con nào nhận cũng cám ơn đại ca rối rít. Về nhà chắc ngồi đếm tiền đỏ đít.” Nói xong, S ngửa cổ cười ằng ặc đầy vẻ giễu cợt trên thân xác phụ nữ. Thấy thằng bạn có vẻ đế vương quá, tôi mon men: “Hôm nào lên miền ngược, cậu đạo diễn cho ít phỏm, nhỉ?” S vung tay: “Chuyện nhỏ như con thỏ đang nằm xiên con thỏ. Nhưng với cậu thì hơi chát một chút đấy vì phải thuê thêm phiên dịch.” T không hiểu: “Bọn nó không nói được tiếng mình à?” S ra vẻ thông thái: “Cậu hỏi lạ? Nói được thì tớ đã có vợ lâu rồi!” S ngậm ngừng một lát rồi cảnh giác: “Ơ, nhưng thôi, ***** khai với cậu nữa đâu không cậu lại viết truyện về tớ.” Thế là từ đấy, S “xịt lốp”. T nói gì, hỏi gì, S cũng chỉ gật với lắc như đang diễn phim câm.
Hai thằng đang ngọ nguậy “Xã Đàn” với nhau thì Q tới. Cái cảm giác đầu tiên của T thật mát rượi: Q bắt mắt hơn rất nhiều so với thời xuân sắc, khác hẳn cô khối phó nhem nhuốc, móp mép thưở nào. Cô nhào vào giữa hai thằng và dẹp đi cái khoẳng lặng đang u ám bằng một nụ cười rất tươi. Nụ cười của Q thật hiếm! Nó như món cocktail được pha trộn bởi sự hơ hớ của con mẹ hàng phở, sự cởi mở của cô nàng bán hoa, sự chua ngoa của hàng tôm, hàng cá, sự ố á của mấy bà bán rau, sự lau tau của mấy em, mấy bé, sự re ré của đứa trẻ lên ba, sự lu loa của bà bô bà xã, sự ... Thôi, nói tóm lại, kiểu cười đó, mình vẫn thường nói, là cười như Liên Xô! Nhìn bộ dạng của Q, T đoán ngay là gái có con vì các thớ thịt trên người cô đã có chiều hướng “chẩy đi sông ơi” rồi. Chính xác mà nói thì Q rất khéo léo trong việc vun vén lại các lớp mỡ. Nếu nhỡ xổ ra một cái thì không biết hót đến lúc nào mới xong! T nhẹ nhàng hỏi: “Mấy nhóc rồi?” Q tủm tỉm: “Một gái. Được 21 tháng rồi. Trộm vía, cháu nó thông minh lắm, chú ạ. Bảo cai sữa là cai ngay. Không như thằng bố nó, nói mãi không được!” T bật cười: “Hóa ra các chú ở đây là chậm tiến hết à? Hỏi xem có chú nào rời được “cái ấy” không?” Rồi T kể cho Q nghe chuyện ông hàng xóm nhà T. Ông lấy vợ rất trẻ, gần bằng nửa tuổi ông. Hôm vợ chồng cãi nhau, ông quát: “Cô đừng láo. Cô chỉ đáng tuổi con tôi thôi!”. Cô vợ lý lẽ: “Đứa nào bú tôi, đứa ấy mới là làm con.” Đứa con gái 3 tuổi đứng gần đấy chen ngang: “Bố là em của con vì con cai được sữa rồi, bố thì vẫn còn bú!” Chưa nghe hết câu cuối, Q đã cười ngặt nghẽo, rồi vật vã như uống nhầm thuốc lắc. S lườm lườm cô bạn và đe: “Cười ít thôi, không lại bị đưa vào truyện bây giờ!” Q vội bịt miệng rồi lại phèo qua kẽ tay: “Ừ đúng rồi, ấy đừng cho tớ làm nhân vật chính nhé!” Nói đoạn, cô lại giấu mặt vào hai bàn tay ùng ục cười.
Đấy, “Hắn” ra đời, ai cũng hả hê, ai cũng phớ lớ nhưng lại rất sợ nối gót theo Chéc đi vào câu chuyện. Nhưng có phải ai cũng dị dạng như Chéc đâu? Bói cả một thế hệ, mới tìm ra “Hắn” đấy!
Q đang sóng sánh bên hai thằng thì đột nhiên xuất hiện một cặp đùi thon dài, trắng muốt, mát lạnh cắm vào chiếc juúp ngắn cũn cỡn, vén lên cao một chút là chiếc áo hai dây (thực ra là bốn dây vì tính cả dây của “phụ kiện” thòi lòi ra ngoài nữa) làm hở toang, hở toác một khoảng ngực tẹt hơi. Đúng là cổ thông, đùi thoáng! Mọi người ngỡ ngàng, hơi bị choáng, rồi vỡ òa khi “cô người mẫu” tháo chiếc kính đen rất thời thượng ra. H, H lớp trưởng! Ôi, Hạnh! Hạnh thay đổi đến nhức mắt! Nếu chỉ chát chít với nhau qua email thì chẳng ai hình dung H ngày nay lại “thơm, ngon, bổ, rẻ”, à “khỏe” đến thế. Chiếc Spacy trắng càng tôn lên những nét kiêu sa của cô. Để chào, cô hôn chùn chụt lên má từng người một. Kỹ thuật nhuần nhuyễn đầy tính chuyên nghiệp! Đúng là làm ở công ty nước ngoài có khác. Rất văn minh nước bọt! Nhanh nhẹn và khẩn trương như một nhà lãnh đạo, H rút ra một danh sách dài loẵng ngoẵng. Dễ đến cả trăm người! Rồi cô bắt đầu “di động” lần lượt theo danh sách đó. T nhìn đồng hồ. Đã chậm so với giờ quy định 45 phút nhưng mới chỉ có 4 người. Chắc những bạn khác vẫn quen thói đi làm nhà nước!
Thêm vài phút trôi qua, bỗng Q hét toáng lên: “Bác Phạm Bằng kìa bọn cậu ơi! Hên quá, được gặp nghệ sỹ ngoài đời!”. Bọn tôi quay hết cả ra đường. Đúng rồi, cái dáng người khô, mỏng, đặc biệt là cái đầu hói không trệch đi đâu được. T rút máy ảnh ra định xin nghệ sỹ một pô, bỗng H cười: “Bọn cậu quáng hết cả lượt. Thằng K phò chứ ai!” T dụi mắt và vẫn không tin. Làm sao có thể tin được? Thằng bạn mình mới ngoài ba sập mà đã vội khoác lên mình dáng vẻ lá vàng mùa thu thế kia ư? Lạ nhất vẫn là cái đầu. Nói không ngoa, trán của K rộng mênh mông, lan xuống tận gáy, trông như lãnh tụ.
Như một người đàn ông điềm tĩnh, K lặng lẽ lê bước về chỗ chúng. Cái dáng người mới khổ hạnh làm sao chứ? T có cảm giác đôi chân khẳng khiu kia không vác nỗi tấm thân toàn xương lẫn sụn của anh. Yếu lắm rồi! Mỗi một bước đi là cả một sự cố gắng. Không một nụ cười, không một chút biểu lộ tình cảm! K tài thật, rất khéo giấu những cảm xúc nội tâm! Anh khác hẳn vẻ láo nháo rất trẻ thơ của T, cũng khác xa vẻ ố á rất đàn bà của Q. Anh quả là một người đàn ông đã chín! Tôi thầm cảm phục. K bắt tay T, hơi thở rời rạc: “Chỉ có thế này thôi à?”, rồi đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn khắp lượt. Ai cũng cố giướn cao người lên để mắt K dừng lại đôi chút, làm yên lòng anh. Đời người ngắn ngủi lắm!
Tiếng H vẫn xa xả bên điện thoại: “Sao? Có đến không? Chồng lại đòi tòm tem à? Cho hắn năm chục đi xông hơi, có gì tối về nộp mạng sau”...., lại bấm tí tách: “Mày ở đâu rồi? Đang cho bú à? Đứa nào, chồng hay con? Mang cả chúng nó đến đây... Nhanh lên nhé...”... lại tích tích: “Đi chưa? Sếp chưa cho về à? Cho hắn “phang” một cái rồi tới đi. Mất gì của bọ. Hớ!!! Hớ!!! Nhanh chân lên! Cả hội đang chờ...” Sau rất nhiều phút, H ngẩng lên than: “Bọn nó đứa nào cũng bận. Phận đàn bà, không vướng phải chồng thì víu phải con!”
Tiếng thở dài thườn thượt của H vừa dứt cũng là lúc chiếc FX mầu boóc đô phi vụt đến. Tay thanh niên nhỏ xíu nằm rạp trên xe làm một đường cua rất ngoạn mục trước khi phanh cháy lốp. Lúc anh chàng loay hoay tụt từ trên xe xuống, chúng tôi cũng đã kịp nhận ra đó là “Hắn”. Đầu cắt cao, vuốt ngược, keo bóng lộn như Tano trong phim “Bạch tuộc”, áo sơ mi cổ cồn trắng toát, cáu ly, quần kaki cháo lòng, điện thoại di động dắt nhì nhằng quanh đít, “Hắn” xuất hiện và toát lên như một trọc phú mới lên. Chéc là ai, lòng dạ thế nào thì đã có hẳn 3 phần “Hắn” mô tả chi tiết như bách khoa toàn thư rồi. Nhưng đó là Chéc của nhiều năm trước, còn Chéc ngày nay đã khác hẳn. Khác từ dáng đi, giọng nói. T phải thừa nhận rằng, trong 7 thằng con trai của khoa thì Chéc là anh chàng nhanh nhẹn và thức thời nhất. Trong khi K Phò và Hung phải giả vờ sang Nga du học, nhưng thực chất là bươn bả kiếm miếng cơm, manh áo, trong khi bác Ân già chỉ nghĩ được mỗi mẹo là học tiếng Đức cho khác người, thì Chéc đã nghĩ đến việc phát triển du lịch cho Việt Nam. Đầu tiên, Chéc xin vào làm chân chạy vặt cho một công ty du lịch. Việc gì vào tay Chéc cũng nhoáng một cái là xong. Nhiều khi sếp chưa kịp duyệt đã thấy dấu má các phòng ban dập chi chít rồi. Tiếng lành đồn nông, tiếng dữ đồn xa, bà giám đốc cũng phát hiện ra mầm mống một tài năng lớn mới nhú trong con người bé xíu này. Chéc được cử ngay làm Tour Guide – bộ mặt của công ty. Và chỉ nửa năm sau, giới du lịch toàn quốc đã đồn đại về một thần đồng làm Guide. Và hàng loạt các giai thoại về “Thánh Gióng Hải Chéc” được ghi hẳn vào cẩm nang du lịch, chuyên mục “Các bạn đi du lịch xin lưu ý!” T xin trích dẫn một ví dụ.
Những năm 94-95, khi đó trên Sapa còn ít khách sạn lắm, lên muộn một chút là hết phòng. Nắm được điểm yếu này, từ Hà Nội, Chéc cho xe Tour đi thật chậm, ngắm cảnh, chụp ảnh, quay phim, ăn trưa mệt nghỉ và xe “chỉ được phép” vào địa phận Sapa khi trời đã tối. Rồi Chéc làm bộ hớt hải đi thuê phòng. Một lúc lâu sau, mồ hôi nhễ nhại, Chéc soạn ra một bản mặt rất thảm để giải thích về sự thiếu thốn cơ sở hạ tầng ở đây kèm theo mấy câu chửi tục rất thương cảm. Liền sau đó, toàn bộ mấy chục ông Tây bà đầm đều bị Chéc tống vào hội trường của UBND gần đấy. Muỗi đốt. Kệ! Rệp cắn. Kệ! Chuột bò quanh mặt. Cũng kệ nốt! Thế nên mới có chuyện, đang đêm một thằng Tây phải ôm mặt, ngửa cổ lên trời xanh và khóc than ai oán: “Oh, my God, we are human being, we are not animals!” Chéc nằm bên cười khẩy và đếm tiền chênh lệch. Lần khác, dẫn đoàn đi Cát Bà. Theo chương trình, đoàn sẽ đi tham quan Vườn Quốc Gia. Đến Cát Bà, Chéc dẫn gần 50 chục con người ra bãi biển và ngon ngọt rằng đây là bãi biển đẹp nhất Đông Dương, nếu các vị không tận hưởng hết cái thơ mộng của nó, coi như vất cả chuyến đi. Rồi Chéc nhân từ ném cho họ một quả bóng. Già trẻ, gái trai lao hết vào quả bóng tròn trên cát. Trong khi đó, Chéc lại vểnh cần câu, ngồi chễm chệ trên bụng một em, vừa nhâm nhi bia, vừa đút túi khoản tiền đáng ra phải chi cho việc thăm quan Vườn Quốc Gia. Buồn cười nhất là có những hôm trời mưa, kịch bản trên vẫn cứ thế tái diễn. Các bạn nước ngoài ngậm ngùi, sụt sùi đá bóng dưới mưa trên bãi biển nghe nói là đẹp nhất Đông Dương!
Cũng may, sau này Chéc chán nghề Guide và chuyển sang làm việc khác, không thì ngành du lịch nước ta đã bị SARS từ lâu rồi!
Đấy là Chéc của thời mới lập nghiệp. Còn Chéc ngày nay đàng hoàng hơn nhiều. Chéc đang là sếp bự của một dự án trên Cao Bằng. Xe hơi phóng vù vù, đi động gọi chíu chit, gái theo đuổi đi không hết. Sự tinh quái của Chéc cũng theo năm tháng mà đột biến theo. Bây giờ, cứ mở mồm là Chéc nói về tennis. Chéc am hiểu tennis như một giáo sư. Ông Phụng mà còn sống đến thời nay, cõ lẽ sẽ có thêm nhân vật Chéc râu xanh, tóc đỏ để đánh dấu cho nghiệp văn chương của mình. Cũng như anh Xuân của thời đại trước, Chéc chạy chọt để xin vào chân nhặt bóng ở một trung tâm tennis có tiếng là nơi hay lui tới của các sếp đầu ngành. Nhanh như một con sóc, Chéc lượm bóng nhoay nhoáy và không quên nở những nụ cười động viên kịp thời. Các quan chức vô cùng ngạc nhiên và rất có cảm tình với cậu bé lượm bóng thông minh, nói vèo vèo dăm ba ngoại ngữ (kể cả thổ ngữ của dân tộc thiểu số). Tiến thêm một bước nữa, Chéc lân la xin được tâng bóng, hầu các sếp trong lúc khởi động nóng gân. Quan hệ ngày một ấm, tình cảm ngày một nóng. Chéc trở thành một người nhặt bóng, một người hầu chơi không thể thiếu được trong các buổi tennis cấp cao. Chéc đã có thể được phép bê nước, mời thuốc cho các sếp, đấm lưng mát-xa cho các sếp, thậm chí đôi khi Chéc còn tự cho phép mình lườm yêu các sếp mỗi khi ai đó đánh hỏng một đường bóng. Uy danh của Chéc ở ngoài xã hội bỗng nổi như cồn. Gì thì gì, người ta cứ thấy chiều nào Chéc cũng tung tẩy vợt tennis, hỉ hả với toàn các cán bộ chóp bu, cốt cán là khiếp vía rồi. Có một nhà thương gia sẵn sàng trả cho Chéc dăm chục triệu chỉ để đổi lấy vị trí của Chéc trong một ngày mà Chéc không thèm đấy. Kể cả là mõ triều đình nhá, cũng đâu dễ bán – mua?
“A, BT con đến rồi kìa! Thế thì đi ăn luôn thôi. Ai đến muộn sẽ tự tìm bọn mình sau”- tiếng H lớp trưởng cắt ngang dòng suy tư của T. Cả mấy đứa chúng liền đứng dậy bước theo cô. Chỉ ít phút nữa thôi, một đêm đầy rượu bia và tiếng cười đang hứa hẹn. Đời thế mà vui!
Chỉnh sửa lần cuối: