Chuyện của chúng ta
Khi họ sống chung hoà thuận
Mối quan hệ giữa A3 và lớp Toán có thể nói là một mối quan hệ "tuy xa mà gần, tuy gần mà xa". Mặc dù ngồi chung dưới một mái nhà (đó là "gần") nhưng hai lớp chưa hề có một chút gì gọi là "đi lại" (đó là "xa"). Nhưng phải nói rằng A3 cảm ơn lớp Toán rất nhiều. Số là thế này, từ khi nhà trường ra quyết định các lớp phải tự lo tổng vệ sinh hàng ngày, A3 (mặc dù rất đông con gái) vẫn chưa hề một lần dùng đến phiếu mượn dụng cụ lao động. Không những thế, A3 phải rất thật thà mà thú nhận rằng: A3 rất hay ăn quà + xả rác… không bừa bãi (A3 xả rác rất có tổ chức, ví dụ: gom thành đống trong ngăn bàn giáo viên - nơi tôn nghiêm, ít bị nhòm ngó nhất). Thế nhưng hình như phòng học của A3 chưa một lần bị chê là không sạch sẽ. Phải chăng đó là kết quả của những buổi sáng lao động miệt mài mệt nhọc của các bạn lớp Toán? Cứ hình dung đến cảnh mấy "tràng chai" lớp Toán khom lưng cặm cụ quét từng ô gạch là A3 lại cảm động không nhịn được cảm động. A3 cứ băn khoăn mãi không biết làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn, may thay có "Chuyện của chúng ta" ra đời. Qua đây, chúng tôi muốn gửi đến lớp Toán lời nhắn gửi chân thành: xin cảm ơn và hãy phát huy!!!
Bốn chàng ngự lâm pháo thủ
Chung số phận của những lớp xã hội, con trai lớp Pháp chỉ dăm ba bảy mống, không đủ đếm trên mười đầu ngón tay. Năm lớp 10 có cả thảy 5 mống, sang năm lớp 11 dân số sụt đi 1/4 chỉ còn lại trơ trọi 4 chàng ngự lâm pháo thủ. 4 chàng ngự lâm giữa 23 công nương. Họ luôn bị chị em đẩy xuống cuối mỗi khi xếp hàng. Thực tế đã chứng minh rắng nếu không biết liên kết với nhau thì khó mà tồn tại được. Bởi thế, 4 chàng ngự lâm luôn sát cánh bên nhau mọi lúc mọi nơi. Họ đi ăn phở với nhau, chơi bóng đá với nhau và thậm chí khi ra cổng mua bỏng ngô cũng phải đủ 4 mặt. Nhìn vào họ, người ta liên tưởng tới những chàng hiệp sĩ thế kỉ 17, luôn sống vì lí tưởng "All for one, one for all". Ấy vậy mà đã có lần 3 trong số 4 chàng hiệp sĩ ấy đứng bên ngoài giương mắt ếch nhìn người bạn đồng hành của mình nhảy vào lửa. Lần ấy, khối 11 rộ lên phong trào thể dục thể thao. Dẫn đầu phong trào là những bạn gái lớp Anh. Hết ủn đẩy, đá cầu, cầu lông họ lại chuyển qua bóng đá. Thường thường các đấng nam nhi 11 Anh thay nhau giơ mặt ra đỡ bóng cho chị em tập. Cầu môn của họ không giống bất kỳ hình ảnh nào người ta thường thấy trên sân cỏ. Ðó là bức tường cao 3m nằm cuối hành lang mà từ đó anh em có thể tha hồ quan sát kĩ lưỡng cung cấm của các tiên nữ. Là những người ham mê chạy nhảy, các chàng Ðăctanhăng không chịu đứng ngoài vòng xoáy. Họ cũng mang bóng đến trường bất chấp lời răn đe của thầy hiệu trưởng, cũng tập bóng say sưa chẳng kém ai. Nhưng có điều họ luôn biết giữ một khoảng cách khiêm tốn chừng 1,2m với con gái lớp Anh, chắc cũng vì biết tiếng lũ vịt giời lắm mồm, đáo để. Mà đúng thế thật. Vút! Trái bóng tròn không hiểu xuất phát từ mũi giầy chàng Ðăctanhăng nào bay thẳng về bức tường cao 3m với vận tốc tối đa của một con chim bìm bịp và hạ cánh xuống trước đôi cân nhỏ nhắn, xinh xắn của bạn Chi Chi. Ngay lập tức như để chứng tỏ ta đây không thua kém, bạn Chi Chi nhảy lên một cái và tung một cú sút chết người. Trái bóng đã nằm gọn trong cung cấm của các tiên nữ. Tức thì, các chàng ngự lâm phi đến xem xét hiện trường. Họ hướng cả 8 con mắt vừa trách móc vừa cầu cứu về phía các bạn gái xinh xắn đáng yêu. Nhưng nhất định không, một trăm lần không, một ngàn lần không. Vô vọng! Biết làm sao bây giờ? Cổ nhân đã dạy rằng khi không ai cứu ta thì cách tốt nhất là ta phải tự cứu lấy ta. Trong khi 3 đồng minh còn đang luống cuống như gà mắc tóc, chàng hiệp sĩ duy nhất có chiếc kính cận rất đẹp (bạn Tô Huy Vũ) dã hiên ngang bước vào cung cấm với tư thế của một người hùng và đúng 30 giây sau bước ra trong khúc ca khải hoàn của kẻ chiến thắng ôm gọn trong tay trái bóng 125 nghìn đồng. Cũng may lúc ấy không có ai, chứ nếu bỗng từ đâu xuất hiện thêm một bóng hồng thì... eo ôi... (không dám nghĩ tiếp nữa).
Khi họ sống chung hoà thuận
Mối quan hệ giữa A3 và lớp Toán có thể nói là một mối quan hệ "tuy xa mà gần, tuy gần mà xa". Mặc dù ngồi chung dưới một mái nhà (đó là "gần") nhưng hai lớp chưa hề có một chút gì gọi là "đi lại" (đó là "xa"). Nhưng phải nói rằng A3 cảm ơn lớp Toán rất nhiều. Số là thế này, từ khi nhà trường ra quyết định các lớp phải tự lo tổng vệ sinh hàng ngày, A3 (mặc dù rất đông con gái) vẫn chưa hề một lần dùng đến phiếu mượn dụng cụ lao động. Không những thế, A3 phải rất thật thà mà thú nhận rằng: A3 rất hay ăn quà + xả rác… không bừa bãi (A3 xả rác rất có tổ chức, ví dụ: gom thành đống trong ngăn bàn giáo viên - nơi tôn nghiêm, ít bị nhòm ngó nhất). Thế nhưng hình như phòng học của A3 chưa một lần bị chê là không sạch sẽ. Phải chăng đó là kết quả của những buổi sáng lao động miệt mài mệt nhọc của các bạn lớp Toán? Cứ hình dung đến cảnh mấy "tràng chai" lớp Toán khom lưng cặm cụ quét từng ô gạch là A3 lại cảm động không nhịn được cảm động. A3 cứ băn khoăn mãi không biết làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn, may thay có "Chuyện của chúng ta" ra đời. Qua đây, chúng tôi muốn gửi đến lớp Toán lời nhắn gửi chân thành: xin cảm ơn và hãy phát huy!!!
Bốn chàng ngự lâm pháo thủ
Chung số phận của những lớp xã hội, con trai lớp Pháp chỉ dăm ba bảy mống, không đủ đếm trên mười đầu ngón tay. Năm lớp 10 có cả thảy 5 mống, sang năm lớp 11 dân số sụt đi 1/4 chỉ còn lại trơ trọi 4 chàng ngự lâm pháo thủ. 4 chàng ngự lâm giữa 23 công nương. Họ luôn bị chị em đẩy xuống cuối mỗi khi xếp hàng. Thực tế đã chứng minh rắng nếu không biết liên kết với nhau thì khó mà tồn tại được. Bởi thế, 4 chàng ngự lâm luôn sát cánh bên nhau mọi lúc mọi nơi. Họ đi ăn phở với nhau, chơi bóng đá với nhau và thậm chí khi ra cổng mua bỏng ngô cũng phải đủ 4 mặt. Nhìn vào họ, người ta liên tưởng tới những chàng hiệp sĩ thế kỉ 17, luôn sống vì lí tưởng "All for one, one for all". Ấy vậy mà đã có lần 3 trong số 4 chàng hiệp sĩ ấy đứng bên ngoài giương mắt ếch nhìn người bạn đồng hành của mình nhảy vào lửa. Lần ấy, khối 11 rộ lên phong trào thể dục thể thao. Dẫn đầu phong trào là những bạn gái lớp Anh. Hết ủn đẩy, đá cầu, cầu lông họ lại chuyển qua bóng đá. Thường thường các đấng nam nhi 11 Anh thay nhau giơ mặt ra đỡ bóng cho chị em tập. Cầu môn của họ không giống bất kỳ hình ảnh nào người ta thường thấy trên sân cỏ. Ðó là bức tường cao 3m nằm cuối hành lang mà từ đó anh em có thể tha hồ quan sát kĩ lưỡng cung cấm của các tiên nữ. Là những người ham mê chạy nhảy, các chàng Ðăctanhăng không chịu đứng ngoài vòng xoáy. Họ cũng mang bóng đến trường bất chấp lời răn đe của thầy hiệu trưởng, cũng tập bóng say sưa chẳng kém ai. Nhưng có điều họ luôn biết giữ một khoảng cách khiêm tốn chừng 1,2m với con gái lớp Anh, chắc cũng vì biết tiếng lũ vịt giời lắm mồm, đáo để. Mà đúng thế thật. Vút! Trái bóng tròn không hiểu xuất phát từ mũi giầy chàng Ðăctanhăng nào bay thẳng về bức tường cao 3m với vận tốc tối đa của một con chim bìm bịp và hạ cánh xuống trước đôi cân nhỏ nhắn, xinh xắn của bạn Chi Chi. Ngay lập tức như để chứng tỏ ta đây không thua kém, bạn Chi Chi nhảy lên một cái và tung một cú sút chết người. Trái bóng đã nằm gọn trong cung cấm của các tiên nữ. Tức thì, các chàng ngự lâm phi đến xem xét hiện trường. Họ hướng cả 8 con mắt vừa trách móc vừa cầu cứu về phía các bạn gái xinh xắn đáng yêu. Nhưng nhất định không, một trăm lần không, một ngàn lần không. Vô vọng! Biết làm sao bây giờ? Cổ nhân đã dạy rằng khi không ai cứu ta thì cách tốt nhất là ta phải tự cứu lấy ta. Trong khi 3 đồng minh còn đang luống cuống như gà mắc tóc, chàng hiệp sĩ duy nhất có chiếc kính cận rất đẹp (bạn Tô Huy Vũ) dã hiên ngang bước vào cung cấm với tư thế của một người hùng và đúng 30 giây sau bước ra trong khúc ca khải hoàn của kẻ chiến thắng ôm gọn trong tay trái bóng 125 nghìn đồng. Cũng may lúc ấy không có ai, chứ nếu bỗng từ đâu xuất hiện thêm một bóng hồng thì... eo ôi... (không dám nghĩ tiếp nữa).