Chuyện cá cược

Trịnh Đức Minh
(minhdaubua)

Điều hành viên
Em vừa đọc được cái này trên mạng, thấy cũng hay hay:

[Quote = tacke.tk]
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị yêu cầu cơ quan chức năng nghiên cứu tổ chức và hoạt động đặt cược của các nước.

Trong văn bản chỉ đạo số 349/TB-VPCP, ông Dũng giao cho Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm về quy định và tổ chức của các nước như Malaysia, Singapore... , vốn đã cho phép các hoạt động đặt cược.

Ông lưu ý bộ này "chú ý các quy định pháp luật để điều chỉnh đối với hoạt động cá cược, mô hình tổ chức hoạt động của công ty đặt cược thể thao".

Chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận định: "Hoạt động kinh doanh đặt cược là lĩnh vực nhạy cảm".

Văn bản này viết: " Hoạt động kinh doanh cá cược trái phép đang diễn biến khá sôi động, thực tế còn có sự lẫn lộn giữa các khái niệm đặt cược với trò chơi có thưởng. "

"Bởi vậy, rất cần có thiết chế để đưa hoạt động này vào khuôn khổ, bằng cách cho phép kinh doanh trong phạm vi nhất định và quan trọng là phải có sự quản lý của nhà nước."

Thủ tướng Dũng đã giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu để đưa quy định về các hoạt động đặt cược vào bố cục trong nội dung dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động casino ở Việt Nam, đệ trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội.

Mới đây Việt Nam cũng đã chấp thuận cho mở casino trên đảo Phú Quốc.

Trong một số năm nay, ở Việt Nam đã có nhiều cuộc thảo luận về việc hợp thức hóa hoạt động cá cược, mà theo các chuyên gia nước ngoài, có thể mang về một lượng ngoại tệ đáng kể.

Cho tới nay việc cá cược bóng đá vẫn bị cấm, nhưng dân Việt Nam vẫn cá độ các giải bóng đá quốc tế một cách bán công khai.

Đã có đánh giá mỗi năm nước này mất tới một tỷ đô la tiền cá cược ra nước ngoài.

Tiêu biểu có thể kể tới vụ cá cược bóng đá Anh tại Ban quản lý dự án PMU18 thuộc Bộ Giao thông Vận tải hồi năm 2006, liên quan tới các khoản tiền lên tới hàng triệu đôla.

Một số công ty đặt cược nổi tiếng thế giới như Ladbrokes của Anh đã tới Việt Nam khảo sát nhiều lần với ý muốn tham gia thị trường cá cược ở đây.

Tuy nhiên do tính chất "nhạy cảm" mà nhiều người cho là tệ nạn xã hội, thị trường cá cược rục rịch mấy năm nay vẫn chưa có bước chuyển.

Cuối năm 2006, Ủy ban Thể dục Thể thao Việt Nam đã đề xuất thành lập liên doanh tổ chức hoạt động này ở trong nước nhưng không thành.

(Theo BBC)

[/Quote]

Nếu như việc cá độ đã diễn ra công khai rõ ràng như thế, tại sao không cho phép nó hoạt động chính thức để dễ bề mà quản lý?
Nói là "tệ nạn xã hội" cũng chính vì nó diễn ra âm thầm phát sinh biến tướng mà không kiểm soát được đấy chứ?

Mọi người có ý kiến gì không :)
 
Cá độ thì chỉ có những người tổ chức cá độ được lợi
Còn những người tham gia kẻ thì bỗng dưng giàu có kẻ thì trắng tay.
 
Có một số lĩnh vực mà khi kinh doanh sẽ đem lại cả lợi nhuận và thiệt hại cho xã hội, ví như kinh doanh mại dâm, ma túy, đánh bạc, v...v... Những ngày này là những ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, nhưng bên cạnh lợi nhuận của nó là những vấn đề liên quan đến xã hội mà không thể đơn giản quy đổi thành giá trị tiền bạc.

Vậy, một trong những vấn đề lớn nhất của chính quyến là, so sánh cái lợi với cái hại, cái nào ảnh hưởng mạnh hơn đến xã hội, và những cái đó sẽ ảnh hưởng đến tầng lớp nào trong xã hội. Lấy ví dụ như hoạt động kinh doanh ma túy. Ai cũng biết kinh doanh ma túy là ngành sinh lời khủng khiếp, vậy tại sao chính phủ không hợp pháp hóa ngành kinh doanh này, rồi lấy lợi nhuận để xây dựng các mảng khác như giáo dục, quốc phòng, mà vẫn cấm? Kinh doanh ma túy tuy có lời, nhưng tác hại thì vô cùng nghiêm trọng. Nó làm suy hại không những sức khỏe của người dân mà còn phá hoại năng suất làm việc, hủy hoại hạnh phúc gia đình, những tác hại mà lợi nhuận của loại hình kinh doanh này không thể bù đắp nổi một phần. Hơn nữa, phần lớn những người tham gia hoạt động kinh doanh ma túy sẽ chịu thiệt, chỉ có một số rất ít là sinh lời.

Vấn đề thứ 2 của chính phủ khi xem xét có nên hợp pháp hóa các loại hình kinh doanh này hay không là damage control (giảm thiểu thiệt hại). Tuy biết rõ một số loại hình kinh doanh là có hại, nhưng nếu để loại hình kinh doanh đó tồn tại ngầm (black market) thì ảnh hưởng có thể nặng nề hơn nhiều. Vậy, một trong những lựa chọn của chính phủ là hợp pháp hóa loại hình kinh doanh ấy và quản lý sao cho tác hại của nó là tối thiểu. Đây là lí do chính mà Hà Lan hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh mại dâm và cần sa. Họ biết là sẽ luôn có yêu cầu cho hai thị trường này, và thay vì để nó rơi vào tay tội phạm (và kéo theo các vấn đề khác như bảo kê, má mì, bạo lực, v..v..v), thì tại sao họ không tạo nên một thị trường hợp pháp mà họ có thể quản lý được (vd như không cho trẻ em mua thuốc phiện). Nhưng một lần nữa thì bài toán này vẫn quay về: quản lý và cấm tiệt, biện pháp nào hữu hiệu và ít tốn kém hơn. Cần biết, để quản lý các loại hình kinh doanh này cần một hệ thống chính phủ hoạt động vô cùng hiệu quả, có thể enforce rules effectively. Hơn nữa, quản lý sẽ tốn kếm hơn là cấm hẳn. Ví dụ, cảnh sát đi lùa gái mại dâm trên đường sẽ ít tốn kém hơn việc tổ chức công đoàn, viết thêm luật, đi kiểm tra sức khỏe hàng tháng , v..v..v...

Vấn đề thứ 3 là thông điệp mà chính phủ gửi ra cho dân chúng. Điều này rất quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ mà còn ảnh hưởng đến nền văn hóa của người dân. Nếu như ở một nước mà nền văn hóa truyền thống vẫn còn rất mạnh thì chính phủ không thể khơi khơi hợp pháp hóa ngành mại dâm. Hoặc như ở những nước mà dân chúng có tư tưởng thoáng + có dân trí cao thì những ngành đó dễ được chấp nhận hơn. Lấy ví dụ ở Mỹ, ngay cả dù người dân có tư tưởng thoáng, nhưng Mỹ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đạo thiên chúa, và theo đạo thiên chúa thì "ăn phở" là sai, nên trong các bang, chỉ có 1, 2 bang là công nhận mại dâm là ngành kinh doanh hợp pháp.

Thế nên, việc có nên hợp pháp hóa một ngành công nghiệp như thế hay không không đơn giản chỉ phụ thuộc vào có quản lý nổi hay không, mà còn tùy xem truyền thống của nước đó thế nào, dân trí ra sao, chính phủ có khả năng không, v..v..v...
 
Back
Bên trên