Chuyện ít người biết về một bức tranh!

Bùi Mai Hương
(Mai Hương)

Thành viên danh dự
Có lẽ, bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của cố danh họa Tô Ngọc Vân đã quen thuộc với rất nhiều người nhưng mấy ai biết đó chỉ là một trong những phiên bản của tuyệt tác này, còn bức tranh gốc thì có một số phận chìm nổi đầy kỳ thú.
Tác phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ (TNBHH) được họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ năm 1943 (2 năm trước khi ông tham gia kháng chiến). Ở thời điểm này, bức tranh chưa hề được xem là một tác phẩm quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ, vì thế khi rời Hà Nội đi tản cư (tháng 12-1946), ông chỉ mang theo một số ít những ký họa, phác thảo, còn tất cả để lại ở xưởng vẽ Yết Kiêu, Hà Nội (trong đó có bưc TNBHH). Ai ngờ, "một đi không trở lại", người họa sĩ - chiến sĩ Tô Ngọc Vân đã hy sinh ở đèo Lũng Lô, trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), do vậy tranh của ông bị phát tán khá nhiều. Riêng bức TNBHH, theo họa sĩ Tô Ngọc Thành (con trai của cố danh họa) thì bức tranh này được một người thân trong gia đình xin đem về nhà treo để "tưởng nhớ" họa sĩ, sau đó người này đã đem bán cho nhà sưu tập Đức Minh.
Năm 1958, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) đã mượn bức tranh TNBHH từ bộ sưu tập của Đức Minh để cùng với một số tranh khác tham gia "Triển lãm mỹ thuật 12 nước XHCN" tổ chức tại Liên Xô, Hungary, Ba Lan... (Hungary có chụp hình bản gốc TNBHH để in vào catalogue). Sau khi triển lãm kết thúc, BTMTVN có nhờ họa sĩ Nguyễn Văn Thiện chép lại bức tranh này và treo ở BTMTVN nhưng không ghi chú là tranh chép (cũng cần nói thêm rằng những bức TNBHH đã được in trong những cuốn sách mỹ thuật trong nước đều in từ "bức tranh chép" này và cũng không ghi chú là tranh chép).
Họa sĩ Lưu Công Nhân (học trò của cố họa sĩ Tô Ngọc Vân) đã nhiều lần được ngắm bức TNBHH tại nhà ông Đức Minh và nhân thấy Tô Ngọc Vân đã vẽ TNBHH bằng dao (cuto), tài năng của ông bộc lộ qua từng nét dao làm nên vẻ mềm mỏng thanh thoát ở tà áo dài, cái mềm mại gợi cảmở đường cong trên đùi thiếu nữ và nhất là cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên dưới tạo nên sắc ửng hồng trên má thiếu nữ, quả là "Nhân diện, đào hoa tương ánh hồng". Khi chép lại, họa sĩ Nguyễn Văn Thiện đã không thể diễn đạt được hết những nét điêu luyện này. Năm 1970, một họa sĩ Hungary đã tỏ ý nghi ngờ khi xem bức TNBHH ở BTMTVN (bản chép), nhưng sau khi được xem bản gốc ở nhà ông Đức Minh đã phải thốt lên: "Đúng là bậc thầy!".
Sau lần tham gia vào triển lãm mỹ thuật 12 nước XHCN kể trên (1958), bức TNBHH (gốc) không còn thấy xuất hiện ở đâu nữa cho đến lúc nó được xác nhận là đã về tay nhà sưu tập Việt kiều Hà Thúc Cần và ông này đã đem bức tranh ra khỏi Việt Nam (ông Tô Ngọc Thành cũng đã xác nhận như thế). Trong tập 100 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam do Gallery Đông Sơn của ông Hà Thúc Cần in tại Singapore có in ảnh bức TNBHH nhưng ghi là Thiếu nữ và hoa huệ.
Đầu tháng 3-2003, giới mỹ thuật và sưu tầm đồ cổ ở TP Hồ Chí Minh xôn xao cái tin ông Hà Thúc Cần đã bán lại bức TNBHH cho một gallery ở đường Đông Du với cái giá chóng mặt: 75.000 USD. Nếu đúng như vậy thì chuyện "châu về hợp phố" quả là hiếm có và giá tranh cũng là một kỷ lục mới cho tranh Việt Nam (kỷ lục cũ là bức sơn mài Vườn xuân Trung-Nam-Bắc của cố họa sĩ Nguyễn Gia Trí được UBND TP Hồ Chí Minh mua với giá 600 triệu đồng).
(Theo báo Thanh Niên)
 
Bức này hiện giờ bị nhiều nguời chép lại quá cẩu thả rồi bày bán đầy rẫy trong các gallery Hn,một lần em ngồi trên hàng Trống,tận mắt nghe hai người Pháp xem đi xem lại một bức như thế,rồi cười nhạt và lắc đầu,nói mấy câu tỏ vẻ xem thường.Thật là bôi bác nguyên tác

bác nào tìm được pic chụp bản gốc của "Thiếu nữ bên hoa huệ " thì post lên đây nhé :eek: em tìm rồi nhưng đang còn nghi ..
 
Back
Bên trên