Chuyên mục mới: Phổ biến kiến thức

Hoàng Lê Vĩnh Hưng
(hungmk)

Thành viên danh dự
Sau 1 thời gian ngủ đông, hiện nay tôi lại có thể tiếp tục đóng góp được cho forum của HAO.

Tôi muốn xây dựng board Khoa học để nó phát triển thành 1 điểm mạnh của forum. Chính vì vậy tôi xin mở chuyên mục Phổ Biến Kiến Thức với mục đích giúp các bạn có thêm hiểu biết và kiến thức về khoa học trong đời sống. Mỗi tuần tôi sẽ cố gắng đăng từ 2-5 bài(tùy theo thời gian cho phép).

Các bạn có thể đóng góp bài viết hoặc chủ đề cho tôi bằng cách gửi qua PM. Với 1 chủ đề mới, hấp dẫn, tôi sẽ cần từ 1 tới 2 tuần để chuẩn bị bài viết. Thời gian và kiến thức của tôi là có hạn nên không thể viết về tất cả các chủ đề bạn gửi cho tôi được, do vậy tôi sẽ có sự chọn lọc.

Tuần này tôi sẽ bắt đâu chủ đề về chữa bệnh ung thư. Nếu nhanh thì trong tuần này sẽ xong, nếu chậm thì phải tới tuần sau.
Đây là một căn bệnh đã trở nên phổ biến ở nước ta. Bạn nên biết thêm thông tin về nó. Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang đổ hàng tỉ đô la hàng năm vào các thí nghiệm hòng tìm cách chữa trị tuyệt đối cho căn bệnh này.

Chủ đề sau tôi sẽ cố gắng giải thích cho các bạn về 1 giải Nobel và ứng dụng(giải nobel vật lí năm ngóai 2002-bằng ngôn ngữ dễ hiểu) (giải năm nay tôi mới đọc nên chưa hiểu kĩ)
Giải này liên quan tới hạt nơ tri nô từ vũ trụ chiếu vào quả đất(chủ yếu từ mặt trời). 1/2 giải được trao cho nhà khoa hoc Nhật và 1/2 cho nhóm khoa học ở Mĩ.
2 nơi này đã "đếm" số hạt nơ tri nô bắn vào quả đất để tìm cách chứng minh mô hình mặt trời. Trong quá trình thí nghiệm họ đã phát hiện ra 1 điều:hạt nơ tri nô vừa có năng lượng vừa có khối lượng (không như phô tông- không có khối lượng). Điều này khiến vật lí hiện đại bị đảo lộn hoàn toàn và rất nhiều lý thuyết trở thành đồ bỏ đi. Trước năm 2002 vật lí hiện đại tính toán dựa trên sự hiểu biết là hạt nơ tri nô khong có khối lượng.(bạn có thể kiểm chứng lời nói của tôi bằng cách giở sách giáo khoa vật lí 12 ra. Trong đó chắc chắn họ sẽ nói rằng hạt nơ tri nô không có khối lượng-nhưng đừng vứt quyển sách đi nhé, có rất nhiều điều bổ ích trong đó đấy)


Chủ đề thứ 3 có lẽ tôi xin được trình bày về tia laser (nguồn gốc, chức năng, ứng dụng). Với các thí nghiệm khoa học hiện nay trên thế giới thì tới 90% là có sử dụng tia laser. Tại sao vậy? bạn hay chờ xem
Sau đó có lẽ tôi xin nghỉ 1 thời gian để thi học kì.
Trong kì nghỉ đông 1 tháng tôi sẽ chỉ viết thêm 1 chủ đề thôi(vì đây là tháng ăn chơi mà trong đầu tôi kiến thức sẽ bay đi gần hết, khó long mà có hứng viết được).
 
Thấy mọi người không khoái bổ sung kiến thức, chán qua. Khi nào số người đọc bài ung thư lên tới 50+ thì sẽ viết tiếp vậy.
 
Hưng hâm quá. :) Bài mình viết, mình cảm thấy có ích thì cứ viết, đâu cần phải chờ có hơn bao nhiêu người xem thì mới viết đâu.
 
Hẹ hẹ sau gần 1 tháng kể từ ngày trao giải Nobel vật lí 2003, Hôm nay em mới hiểu 1 tí mô tê của của nó. Nay xin viết vài dòng để cả nhà HAO ta được biết. Tuy em hơi chậm nhưng có còn hơn không

Em xin viết để giải thích tại sao 3 ông già khọm lại được nhận giải Nobel, các nguyên lý liên quan và ứng dụng. Để hiểu được bài em viết thì các cô các bác phải có trình độ vật lí từ lớp 11 trở lên(vì nếu em mà giải thích cả từ trường với điện trường vào đây thì dài quá).

3 ông già được nhận giải lần này là vì những khám phá và đóng góp cho nguyên lý siêu dẫn (superconductor) và siêu chất lỏng (superfluid).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay lắm! Chú HLV Hưng hãy viết cho khỏe vào, ít nhất 2 bài phổ biến khoa học hàng tuần, thả cửa tán láo nhưng phải đảm bảo chất lượng, bằng không thì dễ phản tác dụng lằm. Viết cả những vấn đề chú 0 hiểu, sai đâu sẽ được sửa không lo.
 
Bây giờ tác giả đang gặp nạn về thời gian vì bị bạn bè lôi kéo vào con đường chát chít. Ngoài ra còn phải viết mấy cái report cho các lớp khoa học. Có lẽ xin tạm chậm lai quá trình viết 1 thời gian. Khi nào có thời giân tôi sẽ dich vài bài report của tôi cho các bạn.
1-Tại sao cắt hành tây lại làm ta cay mắt va ứng dụng trong cuôc sống(vấn đề khá nóng hổi-mới được tìm ra vào tháng 10 năm ngoái bởi 1 nhóm khoa học Nhật và lập tức ngay sau đó đã được đại học Liverpool ung dung cho ra doi loai hành tây khong làm chảy nước mắt)
2-Tai sao con thạch sùng, tắc kè... lại có thể đị được trên tường, những loại lực nào giúp nó dính vào tường? Câu hỏi này chưa được trả lời đầy đủ, vẫn còn đang được nghiên cứu. Thông báo gần đây nhất mà tôi đọc được là ở đầu năm 2003.
3-Tại sao da lại bị nhăn khi xuống nước lâu? Sao da nhăn ở lòng bàn chân, bàn tay nhiều hơn so vơi các nơi khác trên cơ thể.
4-Tại sao có tiếng lục khục khi bạn xoay khớp. Làm sao lai có được âm thanh như thế?
5- Rất nhiều điều bổ ích khác từ thế giới động vật-tôi đang phải "nghiên cứu" để thi học kì.
 
Không biết cái topic này được lập lâu chưa nữa nhưng đến giờ em mới mò mẫm vào đây :D . Em thấy ý tưởng này rất hay, có tiềm năng phát triển đấy (anh Hưng đừng chán vội nhớ ;) , cái gì khởi đầu cũng cần kiên nhẫn mà :p em hủng hộ hai tay :D )
 
Báo cáo tình hình với mọi người là mình đang quá bận. Trăm công ngàn việc đổ lên đầu, chuyện đi học, đi làm, đi chơi chiếm hết cả quĩ thời gian phải gỉam thời gian net 1 cách tối thiểu. Mong mọi người thông cảm.
 
Back
Bên trên