Chocolat, những gì bạn cần biết, ;)

Tran Ngoc Hoa
(oohoui)

New Member
Trời, điên quá, đã sửa xong bài này, thì lại bị out. :D Bài này mình đã xin tác quyền để đem về đây post coi như mở hàng cho chiến dịch thu hút nhân sự về cái rum 93-96 này. :D :)

Từ trước đến giờ chocolat vẫn được coi là món quà cực kỳ có ý nghĩa để bày tỏ tình cảm . Tuy vậy, nhiều người vẫn còn nghi ngờ những ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ và đặc biệt là sắc đẹp của các bạn gái. Vậy thì chắc bạn vẫn chưa hiểu hết về chocolat đâu nhỉ. Vậy, tớ xin chia sẻ với bạn một chút thông tin bổ ích này về loại đồ ăn bổ dưỡng và có ý nghĩa này. Bạn hãy tin rằng, nếu trong món quà ngày 14/02, kèm với phong chocolat, là bài viết này, thì sẽ không còn lý do gì để có thể ngăn cản người bạn yêu quý từ chối thưởng thức trọn vẹn món quà hấp dẫn đó. :x :x :x :claphappy: :loveyou:

Chocolate.jpg


Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đi tìm hiểu một chút về lịch sử của chocolat nhé.

1. Lịch sử của chocolat

Có nguồn gốc từ những rừng cây nhiệt đới ở Trung Mỹ, cây cacao được trồng nhiều ở Mayas và Aztèques. Người dân ở đây rất thích dùng loại thực phẩm này dưới dạng một loại đồ uống có tên là “chocolalt” (nghĩa là “nước đắng”). Đồ uống này được chế biến từ hạt cacao (cacahualt) rang và nghiền nhờ bằng đá được nung nóng. Bột thu được sẽ được đun với nước, rồi thêm vào đó vanille, hạt tiêu, quế... Loại đồ uống này được coi là rất bổ dưỡng và kích thích tình dục.
Người Mayas và Aztèques đã sử dụng cacao như một loại tiền tệ trong buôn bán. Đặc biệt là để giả thuế và mua nô lệ nhờ sử dụng loại tiền tệ là hạt cacao.
01.chocolate.jpg

Vào năm 1502, Christophe Colomb là người Châu Âu đầu tiên khám phá ra cacao tại hòn đảo Guanaja (ngày nay là Honduras) nhưng ông không chú ý tới loại thực vật này lắm.
Đến năm 1519, Hernán Cortès đổ bộ lên Mêxico. Hoàng đế Montezuma đã mời ông một loại đồ uống chế biến từ cacao, khiến ông này sau đó đã mô tả đó là một loại đồ uống mà khiến người ta không cảm thấy mệt mỏi và không cần ăn uống gì thêm. Vào năm 1524, Cortès đã gửi cho Charles Quint một chuyến hàng toàn hạt cacao. Hoàng đế Tây Ban Nha và quần thần của ngài đã thưởng thức chúng với mật ong. Vào lúc đó, TBN chiếm độc quyền về cacao. Sau đó, đến năm 1594, cacao xuất hiện ở Ý nhờ Francesco Carletti.
Và nhờ Naples, cacao được mang về Đức vào năm 1641. Nước Pháp khám phá ra cacao nhờ cuộc hôn nhân của Louis XIII và công chúa Ann d’Autriche, con gái vua nước TBN Philippe III năm 1615.
Đến tận năm 1957, cacao mới đặt chân tới Anh, rồi từ 1660, người Anh đem cacao tới thuộc địa Jamaica để trồng. Cũng trong thời gian đó, người Hà Lan phát hiện ra lợi ích của hạt cacao và tiến hành vận chuyển từ Châu Mỹ về Châu Âu.
Năm 1693, David Chaillou đã tạo ra thế độc quyền nhờ sản xuất ra một số loại chocolat. Kỹ thuật chế biến trước đây là gần giống với cách của người Mêxicô. Nhân công phải quỳ và tiến hành nghiền chocolat thủ công nhờ một ống trên mặt một phiến đó được nung nóng. Vào năm 1732m Dubuisson đã hoàn thiện được một bàn nghiền nằm ngang mà người công nhân có thể đứng để thao tác.
Sau đó, quá trình sản xuất được cải thiện rất nhiều nhờ sự ra đời của máy thuỷ lực do một người tên là Doret sáng chế ra.

2. Nguồn gốc từ cacao và chocolat

Nguồn gốc của từ “cacao” và “chocolat” được tranh luận rất nhiều. Theo một số người, chocolat là tập hợp của “choco” nghĩa là tiếng ồn và “alte” là nước, ở đây muốn nói đến tiếng ồn phát ra khi đánh, đảo trộn chocolat bằng máy xay. Đối với một số người khác, cacao là từ có nguồn gốc từ mêxicô:
- cacahualt: cacao
- cacahuaquahuilt: cây cacao
- cacahuazinlte: quả cacao;
còn từ chocolat là đi từ từ : xocoalt.
Theo tiếng Latin, cây cacao được gọi là “amygdala pecunaria” nghĩa là “hạt tiền”, ý muốn nói tới việc sử dụng hạt cacao để làm phương tiện trao đổi buôn bán trước đây.

3. Một số mốc đáng chú ý của ngành công nghiệp chocolat

1728: ở Bistrol, nhà máy sản xuất chocolat đầu tiên ra đời với máy thuỷ lực.
1815: nhà máy sản xuất chocolat đầu tiên ở Hà Lan do Van Houten xây dựng nên, sau đó là Cailler ở Thuỵ Sĩ (1819), rồi Kohler ở Lausanna và Lindt và Tobler.
1819: Chocolat thanh lần đầu tiên được sản xuất.
1830: Kohler phát triển chocolat hạnh nhân.
1847: chính thức thương mại hoá chocolat tấm.
1848: Auguste POULAIN thành lập xưởng chocolat ở ngoại ô Blois.
1856: Jaques KLAUS sáng chế ra xưởng sản xuất chocolat “KLAUS” ở Locle (Thuỵ Sĩ).
1868: Lắp đặt nhà máy sản xuất chocolat TOBLER đầu tiên ở Thuỵ Sĩ.
1869: Nhà máy Menier sản xuất được 3 850 tấn chocolat.
1870: kỹ thuật sản xuất chocolat sữa được tập trung phát triển bởi Jean Tobler (TS).
1875: Daniel PETER (TS) dùng quy trình cô đặc sữa của NESTLE.
1879: Rodolphe LINDT thành lập ở Berne xưởng sản xuất chocolat, phát triển kỹ thuật nấu và làm chocolat tan.
1883: Lắp đặt nhà máy chocolat COTE D’OR đầu tiên ở Bỉ.
1901: Suchard tung ra chocolat sữa hiệu Milka.
1908: TOBLER sáng chế ra Toblerone.
1911: Franck Mars lấy tên mình đặt cho thanh chocolat.
1912: Tại Bỉ, NEUHAUS phát triển chocolat nhồi đầu tiên: praline.
1923: MARS (Chicago), tung ra chocolat dạng thanh Milky Way.
1930: NUTS tung ra thanh chocolat hạnh nhân và chocolat chứa malt (Hà lan).
1932: Mars đến Châu Âu.
Từ giữa thế kỷ 19, công nghiệp chocolat bắt đầu phát triển mạnh trên toàn thế giới. Ngày nay, ta có thể thấy trong số rất nhiều nhà máy công nghiệp sản xuất chocolat nổi tiếng là những người tiên phong trong lĩnh vực này.

4. Các loại chocolat

Thực ra từ chocolat không phải chỉ dành để cho loại kẹo mà ta hay nói đến, mà nó còn dùng để chỉ các loại đồ uống hay bất kỳ loại thức ăn nào mà trong nguyên liệu ban đầu có chứa, như bánh bích quy hay gatô.
Trong sản xuất, người ta đã chế biến được rất nhiều loại với những tính chất, đặc điểm sản phẩm vô cùng đa dạng. Nhưng người ta thường chia các sản phẩm chocolat thành 5 nhóm chính:
· Chocolat dạng phong (Tablettes): loại này chiếm tới 34% tổng sản lượng. Trong đó, người ta lại phân biệt thành :
- Chocolat đen với 3 loại khác nhau : chocolat nấu (là loại dành cho nấu ăn); chocolat thông thường (thường có tên là croquer) và chocolat cao cấp (supérieur hoặc extra). Nguyên tắc sản xuất ba loại này là giống nhau, điểm khác nhau duy nhất là hàm lượng cacao.
- Chocolat sữa.
- Chocolat trắng, có chứa bơ cacao, đường và sữa.
- Chocolat có bổ sung thêm các thành phần khác : chocolat hạnh nhân, chocolat sữa hạnh nhân, chocolat gạo...Có rất nhiều loại thành phần bổ sung khác nhau : nho, mật ong, nuga...
- Chocolat có nhân kẹp: là phần bên ngoài nhân làm bằng chocolat, chiếm ít nhất khoảng 25% trọng lượng sản phẩm. Ví dụ như : nhân hoa quả, nhân hạnh nhân, nhân nuga, nhân kem...

Đối với mỗi loại chocolat tấm đều có một tên gọi cụ thể theo luật định.
· Kẹo chocolat (Confiserie): là để chỉ tất cả các loại sản phẩm có chứa chocolat như là một thành phần chính hoặc phụ, cùng với các nguyên liệu khác như đường, và các thành phần khác (bột hạnh nhân, rượu, bơ, kem, đường ngào (sirô), quả khô, caramen, nuga...). Loại này chiếm khoảng 30% tổng lượng sản phẩm. Một số sản phẩm được sản xuất mang tính thời vụ: chúng chiếm khaỏng 55% tổng lượng kẹo chocolat được sản xuất, bao gồm kẹo bonbon (chứa ít nhất 25% chocolat, chủ yếu được sản xuất vào cuối năm, được đựng trong các hộp trang trí hay trong hộp hình bóng), kẹo đổ theo khuôn trong dịp Pâques (ngày lễ Tạ ơn) hay các hình ngộ nghĩnh (trứng, thỏ...). Các loại kẹo chocolat có nhân, viên, miếng, hình sò hay bọc đường đều được xếp vào loại này.

122398-Henriet%20Patisserie%20treasures.JPG


chocolate.jpg


· Chocolat dạng thanh (Barres): bên trong có thể chứa các thành phần khác như : đường ngào chảy, caramen, quả khô, gạo rang, ngũ cốc, dừa..., loại này chiếm khoảng 15% tổng lượng chocolat sản xuất. Lượng chocolat phải ít nhất là 28%.
· Bột cacao: chiếm 14,5% lượng sản xuất, được dùng để chế biến thành đồ uống. Trong loại này, có thể chia tiếp thành :
- cacao nguyên chất;
- cacao chứa đường hoặc chocolat bột, nhờ trộn lẫn cacao và đường theo tỷ lệ quy định sẵn (ít nhất là 32g cacao/100g sản phẩm cuối);
- bột chocolat, dùng để pha chế đồ uống nóng hay đồ uống lạnh loại tan ngay. Loại này có thể trộn với những sản phẩm phụ khác như sữa bột, malt... và cacao đã tách béo.
· Mứt phết (Pâte à tartiner): chiếm 6,5% tổng lượng sản phẩm, là một hỗn hợp bột nhão của bột hạnh nhân, đường, bột cacao và chất béo.
· Chocolat bọc: là loại sản phẩm được bọc chocolat bên ngoài vỏ với hàm lượng nhỏ so với toàn bộ sản phẩm cuối.

chocolate-big.gif


Choconuts.jpg


Ngoài những loại trên, hiện nay, người ta còn hay nói đến chocolat không đường và chocolat Bio.
- Chocolat không đường: trong đó người ta dùng đường maltiol (một loại đường đa phân) dùng nhiều trong sản xuất kẹo bánh thay cho đường saccharoza, vì loại này tránh được sự có mặt của glucoza trong máu nên rất thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường. Loại đường này cũng không gây ra sâu răng. Ngược lại, khi dùng nhiều đường này có thể có tác dụng nhuận tràng, vì thế lượng tối đa maltiol đối với người lớn là 50mg/ngày và trẻ con là 30g/ngày. Maltiol được chế biến nhờ hydro hoá đường maltoza và nó có vị ngọt tương đương với 90-95% so với đường saccaroza. Chính vì thế, loại chocolat này có các tính chất cảm quan tương đối giống với những loại chocolat thông thường. Người ta khuyến cáo nên sử dụng khoảng 100g chocolat không đường/ngày cho người lớn và 65g cho trẻ con để tránh bị nhuận tràng.
- Chocolat Bio: là sản phẩm mà trong quá trình trồng các loại nguyên liệu ban đầu người ta không sử dụng phân bón hay chất diệt côn trùng. Để sản xuất được chocolat Bio, phải tới 95% nguyên liệu sử dụng được sản xuất từ quá trình trồng trọt sinh học. Cách chế biến loại này cũng giống như chocolat thông thường nhưng trên nhãn mác sẽ ghi rõ các ký hiệu của nhà sản xuất theo quy định.

5. Một số hãng chocolat nổi tiếng

5.1. NESTLÉ

Người sáng lập ra là dược sĩ Henry Nestlé (Vevey, TS). Ban đầu, nhà máy của ông chỉ sản xuất bột sữa, sau đó, đến năm 1929, các sản phẩm chocolat của hãng Nestlé nổi tiếng trên toàn thế giới, và đây là nhà sản xuất chocolat đầu tiên ở TS.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về công ty này ở địa chỉ:

Smooth-%26-Creamy.jpg

http://www.chocolat.nestle.fr

5.2. MENIER

Bột chocolat Menier lần đầu tiên được tung ra vào năm 1825 bởi Jean-Antoine-Brutus Menier. Đến 1836 là sự ra đời của chocolat dạng phong. Trong những năm 1900-1930, rất nhiều sản phẩm chocolat được ra đời, đặc biệt là các dạng chocolat dùng trong nấu ăn.
Sau cái chết của Hubert- Jaques- Geogres Menier (1959), là thế hệ cuối cùng (sau 5 thế hệ), công ty này được mua lại bởi nhiều công ty khác nhau, nhưng cuối cùng là Nestlé mua lại vào năm 1988.

5.3. LINDT

Được bắt đầu từ năm 1845, khi hai bố con nhà Sprungli sở hữu một cửa hàng kẹo ở Zurich mở rộng sản xuất.
Từ sau thế chiến thứ 2, là sự mở rộng ra các nước Châu Âu của hãng này, trước hết là Ý vào năm 1947, rồi đến Đức vào năm 1950, và Pháp năm 1954. Ngày nay, công ty này có mặt ở Thuỵ Sĩ, Đức, Pháp, Ý, Áo và Mỹ. Ngoài ra còn có các đại lý ở Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha, Canada và các văn phòng đại diện tại Hông Kông, Dubai.

5.4. FERRERO

Được thành lập sau chiến tranh, Ferrero là tập hợp của một loạt các cửa hàng kẹo và các sản phẩm chocolat. Các sản phẩm chính là: Mon Chérie, Ferrero Rocher, Pocket Coffe, Kinder Surprise và cả Nutella (mứt cacao phết).
Ngoài ra, công ty còn sản xuất kẹo mác Tic Tac cũng rất được ưa chuộng.

5.5. CÔTE D’OR

Với biểu tượng hình con voi, Côte d’Or cũng là một hãng sản xuất chocolat có tiếng tăm, được thành lập năm 1883 bởi Charles Neuhaus. Tên hãng được lấy theo một địa danh ở Ghana, Côte de l’Or, là nơi mà nhà sản xuất thu mua một phần hạt cacao để sản xuất, nhưng thực ra mãi đến năm 1906, Côte d’Or mới chính thức trở thành tên hãng. Đầu thế kỷ 20, hãng bắt đầu bành trướng ra ngoài Bỉ.

5.6. KRAFTFOOD

Bao gồm ba loại mác sản phẩm lớn là : SUCHARD, MILKA, TOBLERONE, ngoài ra hãng còn nổi tiểng bởi cafe Jacobs. Toblerone được sinh ra năm 1908, đánh dấu một thời điểm quan trọng đối với hãng này, bởi hình dạng đặc biệt, dạng thanh hình tam giác (Toblerone là từ ghép của “Tobler” và “Torrone”, tiếng Ý là nuga mật ong và hạnh nhân).

5.7. CADBURYS

Năm 1824, John Cadbury mở cửa hàng đầu tiên tại phố Bull, Birmingham. Sau đó, đến năm 1847, ông mở nhà máy tại phố Bridge. Đến năm 1905, con trai ông là Geogre tung ra sản phẩm “Dairy Milk” và loại chocolat đen “Bournville Plain” (là tên của thành phố có nhà máy). Đến năm 1989, hãng này mua lại của hàng Poulain.

Cadbury-Dream.jpg
Cadbury-Fruit-%26-Nut.jpg


6. Các đặc tính của chocolat

Một điều đáng mừng là chocolat không phải là loại đồ ăn chứa nhiều năng lượng. Nếu tính 100g chocolat đen thì cũng chỉ tương ứng với 490Kcal và thành phần các khoáng chất cũng như các nguyên tố trung lượng có trong đó là:
- 400mg Kali
- 180-250mg Photpho
- 100-140mg Magie
- 40-60mg Canxi
- 11mg Natri
- 4-6mg Sắt
- 0,7-1,2mg đồng
- chứa cả vết flo
- 1,5% theobromin và cafein
- các vitamin : A, B1, B2, B3, B12 và D.

Chocolat là một chất bổ dưỡng và chống trầm cảm, nó chứa các chất hoá học mà trong đó có: theobromin, cafein, phenylethylamin, serontonin là những chất kích thích hệ thần kinh trung tâm, giúp cải thiện hoạt động cơ bắp và phản xạ, giúp chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi và trạng thái trầm cảm. Chocolat thực sự có vai trò kích hoạt và làm sảng khoái. Vì thế, chocolat cũng là một chất chống lại sự kiệt sức.
- Protein: cacao chứa 8 axit amin thiết yếu trong các thực phẩm mà con người cần sử dụng hàng ngày.
- Lipit: các axit béo cấu thành nên bơ cacao thúc đẩy quá trình giảm cholesterol trong cơ thể.
- Gluxit: là các đường nói chúng. Tất nhiên là nếu loại chocolat bạn ăn càng chứa nhiều cacao thì nó sẽ càng chứa ít đường.
- Chất xơ: giúp điều hoà quá trình liên vận trong ruột, 100g cacao và 100g bánh mì đều chứa một lượng chất xơ giống nhau.
- Kali: ảnh hưởng tới việc kích thích cơ bắp và chuyển hoá của tim.
- Magie: đảm bảo sự cân bằng trong hệ thần kinh và điều hoà sự kích thích cơ bắp. Nếu thiếu chất này, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, cảm giác bất an, lo lắng, mất ngủ và bị táo bón.
- Canxi: đóng vai trò cơ bản trong hoạt động của tế bào và trong sự hình thành xương và răng.
- Photpho: là thành phần của mạng lưới xương, đây là một loại chất khoáng rất quan trọng cần thiết cho cơ thể, cũng như canxi.
- Natri: trong chocolat sữa, có thể chứa khoảng 100mg.
Các bạn nữ cần đọc để có thể yên tâm ăn chocolat xả láng:
- Chocolat không gây béo (tất nhiên trừ trường hợp bạn ăn quá nhiều chocolat sữa ngọt). Bạn có thể ăn chocolat bất cứ lúc nào, trong một thời gian dài, vì thực chất chocolat không thể gây béo phì được. Nhưng tóm lại là bất kỳ loại chocolat nào cũng đều tốt cho sức khoẻ mà không ảnh hưởng gì tới vóc dáng của bạn. Tất nhiên, cách tốt nhất là ăn một cách đều đặn và hợp lý.
- Chocolat không gây ra mụn trứng cá như một số người nghĩ, điều này đã được y học chứng minh trong nhiều nghiên cứu.
- Chocolat cũng không gây ra chứng đau nửa đầu bởi nó chứa tyramin, là một axit amin đóng vai trò gián tiếp trong sự kích thích hệ thần kinh hoạt động điều hoà.
- Chocolat đen không chứa hoặc nếu chứa thì rất ít cholesterol. Vì thế những người bị bệnh liên quan tới vấn đề về cholesterol có thể ăn chocolat đen.
- Chocolat cũng không gây ra sâu răng, bởi trong thành phần của nó chứa 3 chất chống sâu răng:
. tanin của cacao chứa polyhydroxyphenol có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật.
. flo bảo vệ răng nhờ tăng cường men răng.
. photphat của cacao kết hợp với các axit tạo ra do đường.
- Còn về vấn đề dị ứng, thì thật ít thấy người nào bị dị ứng bởi chocolat, bởi trong những trường hợp bị dị ứng, có vẻ như đó là do protein có trong các sản phẩm thêm vào như sữa, đậu tương chứ không phải do protein của cacao.
Cực kỳ quan trọng nữa, đó là có thể coi chocola là một vị thuốc của tình yêu.
Khi ăn chocolat một cách đều đặn, đặc biệt ở phái nữ sẽ có một tác dụng kích thích về mặt tình cảm cụ thể là mang lại cảm giác thích thú mang tính chất hơi “cấm đoán”. Người ta lý giải chuyện này giống như “khi uống say, người ta sẽ mất ý thức và không thể dừng lại được. Và như thế, người ta sẵn sàng đi tới tận cùng trời cuối đất.”
Một số nhà phân tích tâm lý lại cho là khi cắn chocolat, người ta có cảm giác tìm thấy kỷ niệm về bầu vú mẹ. Chính vì thế đôi khi người ta tránh ăn chocolat ở chỗ công cộng, bởi đó như một thói quen xấu của người lớn vì nó giống như một dấu hiệu hồi tưởng về thời thơ ấu.
Sự kích thích về tình cảm là nhờ các tính chất chống stress và chống mệt mỏi, chocolat có thể được coi là một chất kích thích tình dục, nhất là do thành phần có chứa phenylethylamin. Chất này, kết hợp với cafein, theobromin và với các methylpyrasin (các axit amin) kích thích một số vùng của bộ não, mang lại khả năng “yêu đương”.

7. Những điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng của chocolat

- Thời gian: Đối với các sản phẩm chocolat, thời gian bảo quản càng ngắn, chất lượng càng cao.
- Nhiệt độ: nhiệt độ lý tưởng để bảo quản chocolat là 12-180C. Khi có sự thay đổi về nhiệt độ (nóng/lạnh), chocolat có thể bị “trắng”, nhưng điều đó không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng, trừ phi nhiệt độ thay đổi quá nhiều.
- Nơi bảo quản: cần để chocolat ở nơi không có các đồ có mùi, thoáng mát. Không nên hút thuốc lá ở gần chỗ để chocolat.
- Độ ẩm: độ ẩm tới 70% vẫn có thể chấp nhận được, nhưng không nên để chocolat dưới đất hay sát tường.
- Không khí và ánh sáng: chocolat sẽ bị oxy hóa rất nhanh dưới ảnh hưởng của không khí và ánh sáng. Do đó cần bảo quản trong một túi kín.
Các hiện tượng xảy ra khi bảo quản chocolat:
- Fat bloom (hiện tượng bị trắng do chất béo): Là do một lớp màng chất béo màu trắng xuất hiện trên bề mặt của chocolat. Vì thế, chocolat sẽ mất đi độ bóng và có thể bị mềm. Chú ý là không nên nhầm lẫn hiện tượng này với sự mọc mốc. Fat bloom là do sự tái kết tinh của chất béo, hay do điều kiện nhiệt độ không ổn định.
- Sugar bloom (hiện tượng bị trắng do đường): Hiện tượng này cũng do sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình bảo quản. Nhưng ngược với hiện tượng ở trên, sẽ xuất hiện một lớp thô xù xì và không đều trên bề mặt chocolat. Đó có thể là do khi ta cho chocolat vào tủ lạnh, do độ ẩm giảm, nước thoát ra sẽ ngưng tụ và hoà tan đường. Khi hơi nước bay đi, đường vẫn nằm lại trên bề mặt và tạo thành các tinh thể to và không đều.
Như vậy, tóm lại, khi mua chocolat, bạn hãy gói kỹ và để trong một hộp. Cất vào một nơi không có mùi vị khác, độ ẩm vừa phải, không có ánh sáng và nhiệt độ từ 15-180C. Khi ăn, có thể để ở nhiệt độ thường (20-220C) là nhiệt độ lý tưởng để cảm nhận được những tính chất cảm quan của chocolat.

8. Thưởng thức chocolat

Theo một số chuyên gia về ẩm thực, có thể ăn chocolat cùng với các đồ uống sau: nước, vang ngọt tự nhiên, vang trắng khô.
Do vị đắng của chocolat, nên thường người ta uống nước coi như một cách để tráng miệng.
Từ 15 năm trở lại đây, người ta càng ngày càng hay sử dụng vang khi ăn chocolat. Thường là loại vang ngọt tự nhiên, tức là loại vang bị ngừng quá trình lên men cưỡng bức nhờ bổ sung thêm cồn, ví dụ như: Banylus, Rivesaltes hay phần lớn các loại Porto. Các loại rượu này do ít bị oxy hoá trong quá trình tàng trữ nên có thể bổ sung hương thơm cho các món ăn kèm; vị rượu mạnh sẽ hỗ trợ cho vị cacao tạo nên cảm giác hài hoà.
Còn không nên bao giờ uống rượu sâm-panh khi ăn chocolat bởi lẽ vị chua của sâm-panh là rất kỵ vị ngọt và đắng của chocolat. Sâm-panh và vang bọt là hai loại đồ uống không hợp với chocolat.

Rouge_et_Blanc.jpg
Sugar_Daddy.jpg


Một số quy định về kết hợp uống rượu vang và ăn chocolat như sau:
- Chocolat sữa: dùng kèm với vang trắng ngọt, và có thể một số loại vang đỏ khô. Sẽ cực kỳ dở nếu dùng kèm với vang đỏ ngọt tự nhiên (một số loại porto, Maury).
- Chocolat đen (60% cacao): loại này thích hợp nhất là kết hợp với vang đỏ ngọt tự nhiên (loại tàng trữ lâu năm một chút và ít nhiều bị oxy hoá). Một số loại vang trắng có độ cồn cao cũng thích hợp.
- Chocolat đen đắng: là dễ kết hợp nhất. Ở nhiệt độ bình thường, có thể dùng với vang đỏ ngọt tự nhiên chưa bị oxy hoá nhiều, Ví dụ như rượu cognac có bổ sung hương. Không nên uống với vang trắng, trừ một số trường hợp khi chocolat ở dạng bánh ngọt.

Trên đây là một vài tóm tắt về chocolat, hy vọng các bạn sẽ thích thú và hài lòng khi thưởng thức món ăn này. Dù sao điều này cũng giải thích được phần nào tại sao chocolat lại có vị trí quan trọng như vậy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Và như thế, có lẽ không cần băn khoăn quá nhiều khi đi tặng hay nhận được chocolat như quà tặng trong bất kỳ dịp nào bạn nhỉ. :delicious: :x :x

:drummer: :guitarist: :kissyou: :loveyou: :wave:


Celebrate_.jpg
 
Thèm quá! Thêm một chi tiết nữa là chocolate rất addictive. Em dứt mãi không được!!
 
V.N Hà Anh đã viết:
Thèm quá! Thêm một chi tiết nữa là chocolate rất addictive. Em dứt mãi không được!!

Ôi... anh cũng thế, anh em mình có cùng sở thích đấy em ạ, Hợp nhau quá ...:rolleyes:
 
Bổ sung thêm tý : :

Áo ngực làm bằng chocolate


Áo ngực chocolate - quà tặng độc đáo.
Những chiếc áo lót đầu tiên làm hoàn toàn bằng chocolate sẽ được bán ở Áo. Nhà thiết kế Reinlinde Trummer đặt giá mỗi chiếc 100 USD. Trang phục “ăn được” này làm từ một loại chocolate đặc biệt không tan chảy nên không làm người mặc bị bối rối.

Người ta cần đến 3 tuần để làm xong mỗi bộ phận của chiếc áo, nhưng chỉ mất 2 ngày để ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh. Thời gian còn lại là để sấy khô và làm chocolate cứng lại. Nguyên liệu của món ăn này bao gồm 2 kg chocolate trộn với các loại gia vị như tiêu, ớt và rượu vang để tăng thêm mùi vị.

Nhà thiết kế nói: “Mỗi tuần tôi nhận được hàng tá đơn đặt hàng từ các cửa hàng cho những chiếc áo ngọt ngào này, nhưng thường làm không kịp vì mất quá nhiều thời gian”. Hầu hết, người ta mua chúng để làm quà tặng, đặc biệt là dành cho các đôi uyên ương trong ngày cưới với lời cầu chúc: một tuần trăng mật ngọt ngào.

aonguc.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Re: Re: Chocolat, những gì bạn cần biết, ;)

Thêm tý nữa :


Người dân London thích côn trùng bọc chocolate

Trong danh sách đồ ăn khoái khẩu của người dân thủ đô Vương quốc Anh hiện nay có thêm một loại đồ ăn lạ: chocolate nhân côn trùng. Nhiều người “sành điệu” nước này cho rằng những món bọc chocolate này mang đậm “hương vị thiên nhiên”.

Một số người Anh nghĩ rằng kiến, dế và bọ cạp rang chín được bao chocolate là loại thức ăn nhẹ có nhiều protein. Todd Dalton, người sáng tạo ra món kẹo độc đáo này, cho biết anh đã bán được tới 5 nghìn “con bọ ngọt” kể từ khi bắt đầu tiếp thị tháng 12 năm ngoái. Anh nói: “Chúng rất ít mỡ, thậm chí còn có nhiều protein hơn là những loại thịt và cá”. Các sản phẩm này sẽ được bán sang Đức và Thuỵ Sĩ.
 
Re: Re: Re: Chocolat, những gì bạn cần biết, ;)

Tý nữa...


Biểu tượng của tình yêu

Không có gì ngạc nhiên khi chocolate được coi là biểu tượng của tình yêu vì phenylethylamine (một hoóc môn làm tăng cảm giác hưng phấn trong tình yêu) được tìm thấy ở chocolate. Có lẽ chính vì vậy mà vào thế kỷ 18, các bác sĩ người Pháp đã kê đơn chocolate cho những bệnh nhân nữ bị thất tình. Người ta tin rằng Casanova (một nhân vật gần giống như Don Juan) coi chocolate nóng là “thần dược của tình yêu” thế nên thường uống thay cho champange. Chính vì niềm tin này mà có một thời các bà sơ bị cấm ăn chocolate vì hình ảnh của nó bị gắn với tình dục.
Một điều rất thú vị là ngày nay, phụ nữ là những khách hàng mua chocolate nhiều nhất, nhưng trong ngày Valentine họ lại chờ đợi những người thân tặng mình món quà dễ thương đó.
Sự đa dạng của chocolate thì không thể kể hết, nhưng có 3 loại chính:
chocolate đen hay còn gọi là chocolate nguyên chất thường dùng để làm món tráng miệng, chocolate sữa thường làm thành từng thanh, chocolate trắng có chứa ca cao béo. Khi thưởng thức chocolate bạn chỉ đơn giản đặt lên lưỡi, để nó tan chảy trong miệng. Nếu không ăn hết thanh chocolate, hãy để chỗ còn lại vào nơi râm mát, không nên cho vào tủ lạnh, và tốt nhất là cho vào hộp kín.


Chocolate bảo vệ tim mạch

Tin vui cho những người “mê” chocolate: Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng loại kẹo này có chứa một chất hóa học chống lại bệnh tim mạch.
Chất được nói đến là procyanidin. Chúng có rất nhiều trong hoa quả, rau và có tác dụng chống lại bệnh mạch vành. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu trên 10 người khỏe mạnh. Người ta cho những người này ăn các mẫu chocolate có nồng độ procyanidin khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Kết quả là: Sau 2 giờ, tỷ lệ procyanidin trong máu cao hơn 20 lần ở nhóm ăn chocolate nồng độ cao (so với nhóm ăn chocolate nồng độ thấp).
Ngoài ra, hàm lượng leukotrine (một hóa chất làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông trong mạch máu) giảm đáng kể.
Các tác giả cho rằng việc sử dụng procyanidin thường xuyên có thể giúp tránh các bệnh tim mạch.

:rolleyes: :rolleyes: :rolleyes: :rolleyes: :rolleyes: :rolleyes:
 
Back
Bên trên