chống phá nhà nước

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Trần Thùy Liên
(Chick)

New Member
Hôm nay, chị/em/tớ treo cờ trong blog, vì hum nay là 30/4 mà,thấy có 1 nik lạ vào sub.chị/em/tớ cũng vào lại xem là ai, và thật sự shock khi trong blog của cái thằng mang nik là chó con ý toàn là những bài viết chống phá nhà nước... và có vẻ như những ai để ava là cờ VN đều đc tên điên loạn này ghé thăm...
đây là rik toàn văn entry của nó , đọc mà điên:


Thursday, April 26, 2007
Ngô Nhân Dụng

Cuối tuần này có nhiều sinh hoạt tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư, nhiều hơn hẳn mấy năm gần đây. Tại sao người Việt tị nạn năm nay nhớ đến ngày lịch sử đó hơn trước? Rõ ràng nhất, là vì đồng bào ta ở nước ngoài đang phấn khởi trước các tin tức và hình a?nh những cuộc đấu tranh đòi dân chu? tự do ở trong nước. Hầu như mọi người đều đã được khích động vì những vụ bắt bớ, giam cầm các nhà tranh đấu cho tự do dân chu?, gần đây nhất là các Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, nhà văn Trần Khải Thanh Thu?y, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, vân vân. Người Việt nào không ca?m thấy phẫn nộ trước hình a?nh công an bịt miệng một ông linh mục giữa phiên tòa? Ai không thấy xấu hổ lây trước ca?nh công an cấm ca?n, ngăn đường, lôi kéo các bà Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, trước ống kính thu hình cu?a báo chí quốc tế? Mọi người đều nghĩ: Chúng ta pha?i chứng to? mình quan tâm, pha?i tiếp tay những người tranh đấu cho tự do dân chu? ở trong nước. Kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư là một cơ hội biểu lộ tấm lòng cu?a đồng bào hải ngoại.

Vì thế, những buổi lễ tưởng niệm ngày 30 Tháng Tư năm nay không phải chỉ là những cuộc gặp gỡ để nghĩ về quá khứ. Thực chất, đó là một cách biểu hiện tình đoàn kết và sự ủng hộ của đồng bào hải ngoại đối với cuộc đấu tranh đang diễn ra ở trong nước. Chúng ta đang chứng kiến trong nước Việt Nam một cuộc đấu trí giữa một bên là những người dân khát khao tự do dân chủ, bên kia là một chế độ dối trá, tham nhũng, lạm quyền thủ lợi của đảng Cộng Sản Việt Nam, chi? muốn kéo dài ách cai trị độc tài hu? lậu của họ.

Nhìn vào lịch sinh hoạt cuối tuần này, quý vị cũng thấy nhiều đoàn thể trẻ đứng ra tổ chức những buổi lễ. Họ thuộc một thế hệ mới. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa trẻ nhất tham dự những ngày cuối cùng của cuộc chiến quốc cộng năm 1975 thì năm nay cũng trên 50 tuổi cả rồi. Nhưng lớp người trẻ bây giờ trong tuổi 20 cho tới 40 vẫn không quên hướng về đất nước. Họ muốn thắp nến suy ngẫm về ngày miền Nam sụp đổ để xác định phương hướng đấu tranh sắp tới đòi cho đồng bào cả nước sống trong tự do. Ðó là một điều đáng mừng. Ðáng mừng không phải vì có một thế hệ trẻ đang tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh đã chấm dứt 32 năm trước đây. Ðáng mừng vì các bạn trẻ đang dấn thân tham dự một cuộc đấu tranh mới đang diễn ra, để tiếp tay, hỗ trợ những nhà dân chủ trong nước xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho dân tộc.

Hơn một tháng trước đây, tôi có dịp gặp gỡ một nhóm bạn trẻ để nói một câu chuyện về Việt Nam, do họ yêu cầu. Ðó là những người ở lớp tuổi mới ngoài 30, tất cả đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc, trừ một sinh viên Ph.D. Một điều các bạn trẻ thắc mắc là họ muốn biết những gì đã xảy ra khiến cho nước Việt Nam bị chia đôi năm 1954, rồi vì thế sinh ra cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Nhiều bạn trong lớp tuổi đó đã sinh ra hoặc lớn lên ở Việt Nam sau năm 1975, họ đã được học lịch sử theo lối nhìn và cách xếp đặt của đảng Cộng Sản. Và họ không tin, họ muốn biết rõ hơn.

Cuối tuần này là một dịp để chúng ta ôn lại những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh kết thúc vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Vì thực ra cuộc tranh đấu của các nhà dân chủ trong nước bây giờ cũng chỉ là tiếp tục cuộc vận động đòi “độc lập, tự do, hạnh phúc” của dân Việt từ thế kỷ trước. Từ những năm 1930 cái mầm chia rẽ quốc cộng đã phát sinh rồi. Nếu không có một đảng Cộng Sản ra đời hơn 70 năm trước thì chắc lịch sử Việt Nam đã đi theo một hướng khác, và bây giờ nước ta có thể đã là một quốc gia dân chủ, phú cường không kém gì Nam Hàn, Ðài Loan, những nước cũng sống trong một vùng văn hóa Á Ðông.

Tính ra, biến cố 30 Tháng Tư 1975 chấm dứt một cuộc chiến, sau hơn 300 năm kể từ khi một cuộc phân tranh khác chấm dứt, năm 1672. Vào thế kỷ 17, sau khi họ Mạc ở Cao Bằng chịu thần phục, quân Trịnh bắt đầu tấn công vào Nam năm 1627, lấy cớ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên không đóng thuế. Trong chiến dịch đầu tiên này Trịnh Tráng dùng 5,000 quân. Sau nhiều trận đánh không kết quả trong vòng nửa thế kỷ, đến năm 1672 là trận tấn công chót, vài chục ngàn quân Trịnh không phá được lũy Trấn Ninh, phải rút về. Sau đó dân được yên vì hai bên ngưng chiến, lấy sông Gianh làm biên giới. Một thế kỷ sau, đến năm 1774 quân Trịnh mới vào chiếm Phú Xuân sau khi họ Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ, nhưng rút cục cơ nghiệp họ Trịnh cũng tàn.

Cuộc nội chiến Việt Nam trong thế kỷ 20 ngắn hơn, chỉ có 15 năm kể từ khi đảng Cộng Sản thực hiện chính sách đánh chiếm miền Nam vào năm 1959. Nhưng trong 15 năm đó số quân tham dự và số người chết lớn gấp bội so với thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

Lý do cuộc chiến Trịnh Nguyễn khá đơn giản. Hai họ giành nhau quyền hành, cả hai đều muốn lợi dụng danh nghĩa nhà Lê, một triều đại đã được lòng dân từ khi đánh đuổi giặc Minh vào đầu thế kỷ 15. Họ Trịnh được lợi thế có vua nhà Lê bên cạnh, họ có thể dùng vua Lê làm lợi khí tuyên truyền “chính nghĩa.” Cho nên các chúa Trịnh đều nhân danh việc thống nhất quốc gia làm chiêu bài gây chiến, trong khi họ Nguyễn bị tố cáo là chống lại một triều vua chính thống. Nhưng trong thực chất, cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn chỉ là do hai dòng họ tranh giành quyền lực, vua Lê chỉ là một chiêu bài được họ Trịnh sử dụng.

Ðó là lịch sử xa xưa. Trong cuộc nội chiến trong thế kỷ 20 thì đảng Cộng Sản Việt Nam cũng sử dụng chiêu bài “Ðộc lập, Thống nhất” để gây ra cuộc chiến tương tàn, không khác gì họ Trịnh dùng chiêu bài nhà Lê ba thế kỷ trước. Nhưng thực chất của cuộc chiến tranh 1959-1975 là một cuộc tranh chấp giữa hai khuynh hướng, cộng sản và không cộng sản, hai loại chủ nghĩa quốc tế và quốc gia ở trên thế giới. Vì thế biến thành một bộ phận trong cuộc đối đầu giữa hai khối tư bản và cộng sản quốc tế kể từ sau Ðại Chiến Thứ Hai. Nếu Việt Nam không có một đảng Cộng Sản, hoặc nếu đảng Cộng Sản đó không đàn áp giết hại các đảng phái quốc gia, thì chắc chắn nước Việt Nam cũng đạt được độc lập, thống nhất mà không đến nỗi gây ra cảnh huynh đệ tương tàn.

Tìm về tận gốc thì nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc nội chiến lớn thứ nhì trong lịch sử dân tộc Việt là sự phát triển của kinh tế tư bản trên thế giới từ mấy thế kỷ trước. Biến cố hoàn cầu đó đưa tới một phản ứng là các học thuyết xã hội, trong đó có lý thuyết Mác xít, dẫn tới cuộc cách mạng ở Nga năm 1917 thiết lập một chế độ cộng sản. Từ đó, thế giới chia hai, nhiều quốc gia cũng bị chia thành hai phe theo hai ý thức hệ.

Nhưng không phải bất cứ quốc gia nào, không phải nước thuộc địa nào trong nửa sau thế kỷ 20 cũng trở thành bãi chiến trường cho hai khối cộng sản và tư bản tranh hùng làm chết hàng triệu người. Ấn Ðộ không, Indonesia không, Thái Lan, Phi Luật Tân cũng không lâm vào cảnh nội chiến bi thảm như thế. Những nước này cũng có các đảng Cộng Sản không khác gì nước ta, nhưng họ không đủ mạnh để giết các người khác ý kiến, chiếm độc quyền đuổi thực dân như Cộng Sản Việt Nam. Tuy các đảng phái quốc gia ở những nước đó không mạnh, nhưng họ vẫn đòi được độc lập, tự do. Một nước rộng lớn và phức tạp như Ấn Ðộ cũng thiết lập được thể chế dân chủ từ năm 1947, đến nay đã kéo dài 60 năm! Ngay trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Ấn Ðộ năm 1951, ông Nehru đã đi vận động khắp nước để giành phần thắng cho đảng ông, chứ không dùng các thủ đoạn khủng bố, ám sát những người đối lập theo lối các đảng Cộng Sản.

Cho nên một nguyên nhân sâu xa đưa tới cuộc nội chiến ở 59-75, đó là việc ông Hồ Chí Minh, theo đường lối bành trướng của ông Stalin bên Maskva, thành lập đảng Cộng Sản với mục đích đưa dân Việt Nam ta “tiến tới xã hội chủ nghĩa,” muốn đảng Cộng Sản của ông được đứng hàng tiên phong trong phong trào Ðệ Tam Quốc Tế.

Nhưng các nước bị chia đôi hai phe quốc cộng như Ðức, Trung Quốc, và Hàn quốc sau năm 1954, họ cũng không dại dột gây đổ máu vì nội chiến. Có phải các quốc gia này tình cờ, gặp may mắn hay chăng? Hay là giới trí thức, lãnh đạo ở các nước đó khôn khéo hơn người Việt Nam? Việt Nam là một trường hợp đặc biệt, và rất đáng thương.

Ông Hồ Chí Minh tin rằng hành động xâm chiếm miền Nam là để giúp cho cả dân tộc Việt được giải phóng, để cộng sản hóa cả hai miền, như ở Liên Xô đã được ông Stalin xây dựng. Xã hội Liên Xô là một mô hình vẫn được đám văn công mô tả như cõi thiên đường, “Dân Liên Xô vui hát trong đồng hoa!” Ông Hồ từng ca ngợi “Ðồng chí Stalin đã nói đúng ngàn lần...” Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chỉ vì tin tưởng ở Stalin nên ông Hồ đã phạm một lầm lẫn rất lớn, đã làm hại cả dân tộc Việt, cho tới sau năm 1975 vẫn chưa hết tai hại. Cũng giống như ông Stalin đã làm hại dân Nga từ 1925, cho đến năm 1991 mới ngưng, hay ông Kim Nhật Thành đã làm hại dân Bắc Hàn, đến đầu thế kỷ 21 vẫn chưa hết.

Cuộc chiến tranh gọi là “Chống Mỹ cứu nước” của đảng Cộng Sản khi kết thúc đã mang cảnh đói kém từ miền Bắc vào miền Nam, hàng triệu người đã phải vượt biển tìm tự do, mấy trăm ngàn người đã chết oan. Nếu chủ nghĩa Cộng Sản không suy sụp ở chính “thiên đường Liên Xô” thì chắc bây giờ dân Việt Nam cũng phải sống như dân Bắc Hàn. Và chỉ 20 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, đảng Cộng Sản đã phải quay ngược chiều, làm kinh tế theo lối tư bản, kết thân với Mỹ, và một giấc mộng của thanh niên Việt Nam bây giờ là được du học ở những nước tư bản như nước Mỹ.

Nhiều người vẫn biện hộ cho Hồ Chí Minh rằng chính ông Hồ, vào năm 1945. Do đó, người ta đổ tội cho chính phủ Mỹ đã gạt bo? thiện chí của ông Hồ. Quả thật, ông Hồ đã từng làm gián điệp cho Ðệ Tam Quốc Tế của Stalin, vào đầu thập niên 1940 đã được dùng như gián điệp cho OSS, tổ chức tình báo của quân đội Mỹ. Nhưng chắc chắn không một tổ chức tình báo nào trên thế giới lúc đó không có đủ hồ sơ về vai trò cán bộ cộng sản Ðệ Tam của ông Hồ. Liệu có chính phủ Mỹ nào lúc đó dại dột chấp nhận một cán bộ của Stalin làm đồng minh hay không? Ai tin được một gián điệp hai mang, ba bốn mang như ông Hồ? Ngay một lãnh tụ cộng sản chống Stalin ra mặt là Thống Chế Tito ở Nam Tư, cũng không bao giờ trở thành đồng minh của Mỹ. Khi chọn con đường cộng sản, ông Hồ đã đưa cả dân tộc vào một cuộc tranh hùng quốc tế, không cách nào thoát được. Ðó là nguyên nhân chính đã gây ra cuộc nội chiến chấm dứt ngày 30 Tháng Tư năm 1975.

Ðảng Cộng Sản Việt Nam cho tới bây giờ vẫn che giấu không cho dân biết những hoạt động cứu nước của các đảng phái quốc gia không cộng sản trước ngày đất nước bị phân chia. Họ thường nói như thể là nếu không có đảng Cộng Sản thì người Việt Nam không giành được độc lập. Nhưng chúng ta biết tất cả các nước thuộc địa đều đã vùng lên đòi độc lập sau Ðại Chiến Thứ Hai. Và họ đều đã độc lập, mà không hao tổn xương máu như dân Việt. Ngay từ trước thập niên 1930, Việt Nam Quốc Dân Ðảng do Phan Bội Châu thành lập đã ra đời. Quốc Dân Ðảng đã đổ máu để đòi độc lập. Năm 1938, chính Phan Bội Châu đã kịch liệt chống lại chủ trương đấu tranh giai cấp của đảng Cộng Sản. Cụ Phan mất sớm, nếu không năm 1945 tình trạng Việt Nam đã khác. Nước Việt Nam sẽ độc lập, tự do, và xây dựng một chế độ dân chủ tự do từ nửa thế kỷ trước, chứ không đến nỗi đến bây giờ những người đòi dân chủ tự do còn bị bắt bớ, tù đầy. Ðó là điều mà các bạn thanh niên có thể suy ngẫm trong những ngày kỷ niệm 30 Tháng Tư này.
 
Không thích thì còn post làm gì em ? Xóa luôn đi cho cả nước ăn mừng 30/4 được thoải mái.
 
mấy cái này lên các trang nước ngoài, nhất là của việt kiều thì nhan nhản ra ấy mà. :-j mình cứ có suy nghĩ của mình thôi :-j :-j chứ chính phủ nào mà chẳng có phe đối lập :D
 
mấy cái người kiểu này ở đây nhiều lắm em ạ..
Có cái áo nào cờ Việt Nam mặc ra ngoài là cứ nơm nớp lo sợ có đứa bắn chết. Mấy cái người bảo thủ phản động như thế thôi, để dẹp sang 1 bên đã để 2 ngày lễ được vui vẻ em ạ.. Chị đọc mấy cái Việt Báo bên này, ko có lúc nào là bọn họ ko nhắc tới chính phủ VN là thế này thế kia. Tức lắm chứ.. Có những chuyện nhỏ như con kiến, có những chuyện chẳng liên quan, cũng có những chuyện lâu lắm rồi thì bọn họ lại lôi lại, lấy bé xé ra to chỉ để có cớ để nói xấu Việt Nam mình.
Nào là ngày quốc hận gì đó. Thực sự mà nghĩ ra, mình cũng chẳng phải sống cái thời chiến tranh ấy. Tất cả kiến thức là đọc qua sách vở và người lớn kể lại. Tình yêu nước cũng từ đó cộng với quãng thời gian sống gắn bó mà ra. Khi ở nhà thì còn ko sao tại lâu lâu mới phải nghe 1 chuyện gì đó chướng tai về nước. Chứ khi sang bên này rồi, đọc báo và nghe kể thì mọi chuyện lại bị đảo ngược hoàn toàn 180 độ. Chỉ có những đứa du học là có thể nói chuyện với nhau thoải mái về những chuyện như thế.
Có lần đọc đựoc 1 bài báo trong quyển Báo Việt Xuân ở đây nói về chúc mừng Tết Nguyên đán. Mới đọc thấy hay lắm vì nói về bản sắc dân tộc mới cả thói quen của người Việt mình trong những ngày Tết. Thế nhưng rồi đến cuối bài, cũng như các bài báo Việt kiều khác, vẫn phải có 1 đoạn ngắn để nói những điều ko tốt về VN mình. Ví dụ như chuyện nhà nước mình cấm pháo vì để bảo vệ an toàn cho người dân, cũng bị họ nói là đó là vì nhà nước mình muốn xóa bỏ bản sắc dân tộc.. Thực sự chẳng biết đường nào mà lần. Thất vọng vì cái suy nghĩ bảo thủ của những người Việt viết báo ở đây, cảm tưởng như họ đang cố gắng để nhồi nhét vào những giới trẻ Việt ở đây cái suy nghĩ bảo thủ của họ.
Một lần có dip đến Little Saigon ở CA, thích lắm vì sau 1 thời gian dài chẳng bao giờ thấy người Việt với cả nghe tiếng Việt. Thế mà đến lúc vào mua đồ ăn, lúc cất tiếng lên hỏi giá tiền, đã bị nhiều ng` xung quanh soi mói chỉ vì mình nói giọng Hanoi. Tức, thất vọng và buồn.
Thế nhưng mà cái gì đã xảy ra nó đã xảy ra rồi. Đến những người Mỹ họ còn quên đi chuyện quá khứ, hoặc ít ra là cố gắng để hòa nhập với những thứ tốt đẹp đang diễn ra. Trong khi cùng là người Việt với nhau mà lại vẫn nhìn nhau bằng những con mắt như thế. Thật sự là quá buồn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chó cứ sủa đoàn người cứ đi.
Bọn đấy thì có còn là người VN đâu.
Cứ coi như không thấy là xong.
Nghĩ làm j cho mệt óc. :-j
 
^^ em mới đọc cái đoạn đầu của cái bài chị Liên quote ra thôi nhưng mà chị Liên đã bao h thử tìm hiểu về cái đấy chưa?
Theo quan điểm cuả em thì ko có lửa thì làm sao có khói? Chẳng phải tự dưng vô cớ mà cái người viết entry đấy lại viết như thế. Vụ công an bịt mồm mục sư Lý trong phiên toà là có thật đấy. http://www.youtube.com/watch?v=Dzk1WmmHoBI&mode=related&search=
em chưa quan tâm vội ông mục sư kia làm j` đúng làm j` sai nhưng mà công an có quyền bịt mồm bị cáo ko cho bị cáo kháng cáo ko? :-?
thực ra 1 vấn đề có thể được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, em ko nghĩ là tất cả những người việt nam ở hải ngoại khi viết blog bình phẩm về chính phủ đều là có mục đích xấu. Đơn giản là họ sống trong một xã hội democracy quen rồi, họ cảm thấy democracy là 1 cái alternative tốt hơn và communism là độc đoán chuyên quyền blah blah. Em ko có ý định nói sâu nhưng mà mỗi người có 1 ý kiến riêng, em nghĩ nên tôn trọng ý kiến của họ.
Tiếp theo nữa là em ko nghĩ nên gộp yêu nước với yêu Đảng lại làm 1 =D yêu nước là yêu dân tộc, yêu những người xung quanh, yêu văn hoá truyền thống yêu phố phường làng xóm nơi mình sinh ra. Còn đảng thì chỉ là cái tổ chức lãnh đạo thôi màh? Thế nên là nếu người nào đó viết phê phán đảng thì em nghĩ cũng chưa chắc đã là người đó ko yêu nước?
Túm tụm tán gẫu, có j` mọi người bỏ quá ^^
 
em ko biết về vụ bịt mồm đấy. ai biết nói cho em với :D
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên