Có người sẽ đặt câu hỏi: TTCK Viet nam ảm đảm ---> nền kinh tế VN đang thực sự lo lắng?
Thực ra thị trường chứng khoán Việt nam chả phản ánh được cái gì hết. Ta không thể nhìn vào tình hình ảm đạm của nó mà kết luận được điều gì
Thứ nhất, nói về thị trường chứng khoán, ở một số nơi người ta thường coi đó là phong vũ biểu của nền ktế. Nhưng ở Việt nam thì khác, có một số lý do sau đây:
Do những công ty tham gia niêm yết không thể đại diện cho nền kinh tế việt nam: Trong 18 công ty niêm yết không hề thấy xuất hiện các đại gia như: Công ty điện lực, hàng không, bưu điện, xây dựng, năng lượng...Chính sự thay đổi về tình hình kinh doanh trong các cty này mới ảnh hưởng đến nền kinh tế việt nam (ví dụ như chỉ số DowJon của Mỹ là chỉ số trung bình đo chỉ số chứng khoán chung của các cty công nghiệp lớn nhất của Mỹ). Tổng giá trị các công ty niêm yết chiếm chưa được 10% giá trị của các đại gia trên, nên sự thay đổi trên TTCK, tức là trên 10% giá trị này, không hề ảnh huởng mấy đến tình hình ktế Việt nam.
Để giải quyết vấn đề này, và làm cho TTCK việt nam thực sự giống như những gì ta thấy ở các TTCK trên thế giới, Việt nam cần phải giải quyết được cái gốc của vấn đề, đó là vấn đề Sở Hữu
Vâng, thực sự là như vậy, để có thể có các cty lớn niêm yết trên TTCK, các cty đó phải được cổ phần hóa (CPH). Cổ phần hóa hiểu đơn giản là việc chia nhỏ tài sản của công ty và thay vì chỉ có một sở hữu thì nay nó có nhiều nguời sở hữu. Nhưng Cty CPH không có nghĩa là cty đó có cổ phiếu trên thị trường, nhưng nếu cty đã có CP trên thị trường thì chắc chắn cty đó phải đựoc CPH. Việc các Cty nhà nước ở Vn chuyển sang CPH có nghĩa là Tài sản trước đây của nhà nước nay được bán lại cho một số nguời nắm giữ và trở thành chủ sở hữu (thường là giám đốc cũ, kế toán trưởng, các trưởng phòng mua lại). Tại sao chúng ta lại khuyến khích CPH vì lý do thường thì các Cty CPH khi tài sản thuộc về sở hữu cá nhân thì họ sẽ quản lý tài sản mình có hiệu quả hơn (cha chung thường không ai khóc mà). Hiện Vn có khoảng hơn 800 doanh nghiệp đã được CPH, nhưng chủ yếu là cty nhỏ, các đại gia như anh kể trên thì hoàn toàn chưa (thấy ngành Bưu điện hứa là đến năm 2005 sẽ được CPH hết). Khi CPH xong thì nhiều doanh nghiệp bỗng nhiên thấy họ cần phải huy động thêm vốn nữa, thế là họ gán cho mỗi phần tài sản đã bị chia nhỏ ra đó (cổ phần) thành một cổ phiếu chẳng hạn, và bảo rằng cái cổ phiếu đó có giá trị bằng cái phần mà họ đã chia nhỏ, rồi đem bán trên thị truờng, bảo là ai mà mua sẽ coi như chủ sơ hữu của cái phần đó. Khi chúng ta bỗng nhiên cảm thấy thích mua đưa tiền cho họ tức là họ có thêm tiền kinh doanh đầu tư thêm rồi, còn ta bỗng dưng được mặc nhiên là chủ sở hữu công ty, và được gắn cái mác lên mình là một “cổ đông”, oai phết.
Việc khuyếch trương vốn thông qua buôn bán cổ phiếu chỉ được thực hiện lần đầu (thị truờng sơ cấp), còn sau đó là việc mua đi bán lại (thị truờng thứ cấp). Giá cả của loại thứ cấp này phụ thuộc vào tình hình tài chính cty, nhưng cũng phụ thuộc vào tâm lý con nguời. Cty nào xịn xịn đủ mạnh thì làm cái đăng ký và thế là nhảy lên sàn giao dịch (được niêm yết, thị trường tập trung) và hoạt động theo quy tắc của sở giao dịch (Vn có 18 chú). Còn các cty nhỏ hơn thì tự ông phát hành cổ phiếu rồi buôn bán lấy với nhau thông qua môi giới trên thị trường phi tập trung OTC (chân tay loằng ngoằng khi mua bán)
Việc đầu tư vào CK việt nam hiện nay nói đúng chả khác nào đánh đề, may rủi hết. Nó gần như chẳng phụ thuộc vào tình hình các cty thì chớ, nó lại còn lên xuống chẳng theo một nguyên tắc nào cả. Hơn nữa, nó chưa có tính thị trường mạnh, vì các nhà quản lý hiện đang hạn chế biên độ thay đổi trong một phiên là 3% (ở các nước không có hạn chế), hồi truớc thì cũng để cho dao động là 7%, nhưng thấy lúc đó thị trường nóng quá, sợ bọn đầu cơ làm lũng đoạn thị trường và để làm nguội lại, nên hạn chế xuống còn 2%, và bây giờ là 3%. Về mặt hạn chế, các nhà quản lý đã đạt được mục đích của mình, thị trường đã không còn nóng nữanhưng còn thị trường, nhưng để hâm nóng nó lại thì còn khó hơn nhiều, nó đã ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư.
Nếu ai đó nhìn vào biểu đồ diễn biến của chỉ số CK viêtnam sẽ thấy rõ một điều là, nó hay biến động mạnh theo những thay đổi chính sách của nhà quản lý, phần lớn thay đổi là ở đây, chứ không phải theo tình hình công ty. Ngay cả đối với thị trường xe máy ở Vn cũng vậy, các bạn có thấy là quyết định mới chỉ ở trên bàn giấy thôi mà giá xe máy đã tăng vòn vọt lên mấy triệu rồi, thật là loạn, loạn quá. Thực ra cái này rất hại vì nó là hại ngầm, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, gây nên nhũng rủi ro không xác định.
Tạm thời như thế đã lúc khác rảnh vào post tiếp, các em tranh luận máu lên nhé