Chỉ số IQ không hẳn là thước đo trí thông minh

Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)

New Member
Chỉ số IQ không hẳn là thước đo trí thông minh


IQ = Thông minh????
Từ lâu nay, không ít người vẫn cho rằng thước đo trí thông minh chính là chỉ số IQ. Trên thực tế, những bài trắc nghiệm chỉ số IQ chỉ có tác dụng kiểm tra khả năng tư duy logic và óc phân tích của mỗi người chứ không thể cho phép đánh giá một cách đầy đủ mức độ thông minh.


Trí thông minh là một khái niệm vô cùng phức tạp nên không thể chỉ kiểm chứng thông qua một vài bộ câu hỏi trắc nghiệm.



Chính vì vậy, có nhiều thiên tài toán học có thể nhanh chóng tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây nhưng lại loay hoay cả giờ đồng hồ trước một cái vòi nước đã vặn chặt mà vẫn rỉ nước ra hoặc không thể cảm nhận được ý nghĩa thực thụ của một câu thơ, thậm chí không thể tìm ra được một lời nào để an ủi một người bạn trong cơn hoạn nạn.



Mỗi con người là một thực thể kết hợp nhiều dạng biểu hiện khác nhau của trí thông minh mà tùy từng cá nhân sẽ có khả năng về mặt này nổi trội hơn so với mặt khác. Nói cách khác, trí thông minh của con người không chỉ là khả năng tư duy logic của một nhà khoa học mà còn có thể là khả năng thể hiện những cử chỉ, động tác điêu luyện của một vũ công, khả năng diễn đạt ngôn ngữ xuất thần của một nhà văn, nhà thơ hay khả năng hiểu thấu được tâm tư hoặc nỗi lòng của một người nào đó.



Tương tự như vậy, một nhạc công điêu luyện cũng là người rất thông minh trong việc cảm thụ âm nhạc hay một nhà hàng hải cũng được coi là một người có trí thông minh tuyệt vời trong việc xác định phương hướng. Cũng giống như cơ bắp, trí óc cũng cần được nuôi dưỡng và rèn luyện thường xuyên để nâng cao hiệu quả.



Tuy nhiên, rèn luyện và nâng cao trí thông minh không có nghĩa là cố gắng nhập tâm hàng mớ các dãy số hay ký tự phức tạp như các danh bạ điện thoại hay số biển đăng ký của các xe qua lại trên đường. Đó có thể chỉ đơn giản là việc đọc một cuốn sách, chơi một vài ván cờ hay thậm chí là tham gia một số hoạt động chân tay có đòi hỏi óc quan sát.



Nhưng tốt hơn hết là nên thử học cách làm hay chơi một thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, chẳng hạn như tập chơi một môn thể thao, học một ngoại ngữ, học vẽ hay tập chơi cờ. Những thử thách mới như vậy đối với bộ não sẽ giúp cho chất xám tạo ra những mối liên kết mới giữa các nơron và tránh được hiện tượng xơ cứng.



Báo Khoa học & Đời sống
 
Hiệp hội những người có chỉ số IQ cao tìm hội viên tại Việt Nam



Ông Suresh S.P., hội viên Hiệp hội những người có chỉ số thông minh IQ (intelligence quotient) cao Mensa cho biết, hiệp hội đang tích cực tìm kiếm những hội viên mới để có thể đứng ra tổ chức văn phòng đại diện của hội tại Việt Nam.


Văn phòng này sẽ có chức năng tổ chức các cuộc thi kiểm tra chỉ số IQ cho những người có nhu cầu và cấp bằng chứng nhận chỉ số IQ cao cho những người đạt được số điểm theo qui định.

Mensa được thành lập từ năm 1946 tại Anh và đến nay đã có văn phòng đại diện tại hơn 100 nước với khoảng 100.000 thành viên.

Người dự thi chỉ số IQ phải làm một bài kiểm tra trắc nghiệm với 36 câu hỏi trong vòng 40 phút do hiệp hội đưa ra. Điểm tối đa của một bài kiểm tra là 180, những người đạt từ 148 điểm trở lên được coi là người có chỉ số thông minh cao.

Theo Tuổi Trẻ
 
Trí thông minh có thể mua ở cửa hàng sữa?


Mở hộp sữa ra, IQ... ở đấy!?
"Đương nhiên là tớ rất muốn mình thành bác sĩ, kỹ sư... nhưng học môn nào tớ cũng thấy bế tắc, trí thông minh không có, đầu óc thì kém cỏi. Ôi, đó là bất hạnh quá lớn mà đời tớ phải gánh chịu...!??? Làm sao đây?".


Dường như mọi con đường của trí thông minh đều có tâm từ bộ não. Nhưng sự khác biệt giữa một người học 1 biết 10 và những người có tỉ lệ ngược lại nằm ở đâu? Trọng lượng, số nếp vân não, tốc độ truyền của các neuron hay vài đặc khu khác thường nào đó trên não?

Một thời gian dài người ta bằng lòng với việc chấm điểm trí tuệ bằng những bài trắc nghiệm tẻ nhạt và chỉ những người có IQ > 100 mới đáng mặt thông minh, và siêu thông minh khi ít nhất IQ > 150. Tuy nhiên sau đó, nhiều người trong số này ở độ chín nhất của cuộc đời lại chỉ "sáng vác ô đi, tối vác về".

Có cái gì đó chưa đủ, sau này người ta lại nói nhiều đến một trí thông minh khác: EQ - tạm gọi là trí thông minh xúc cảm, tùy biến, dự báo... Cái này không mong đợi nhiều ở một hồng phúc nào mà phụ thuộc phần lớn vào lượng mồ hôi đổ ra và một ít "giác quan thứ sáu".

Vẫn có vẻ thiêu thiếu, có quá nhiều bằng chứng thành công ngoài cái đầu, người ta lại bắt đầu tìm kiếm những trí thông minh "mở rộng" như trí thông minh cơ thể, trí thông minh biểu cảm, trí thông minh ngôn ngữ...

Quay lại với cái đầu "kém cỏi". Trước tiên, có lẽ chúng ta không nên bàn nhiều về chuyện công bằng của sự thông tuệ, bởi đó là kết quả của tạo hóa. Không ai trong chúng ta có quyền "giám sát" lẫn "chất vấn".

Vấn đề bây giờ là làm những việc tốt nhất với những gì mình đang có. Người thông tuệ đến đích thẳng bằng đường chim bay, ta kém hơn thì chọn cách đi bộ, bơi, nhảy rào hay marathon cũng có sao, miễn là đừng dừng lại. Chọn hướng đi tương lai không đúng thực lực của mình chẳng khác cố công gieo lúa nước lên đỉnh Phanxipăng.

Trước hết bằng mọi cách, mỗi học sinh nên cố gắng hoàn tất chương trình phổ thông vì đó là những bệ phóng căn bản, sau này hẵng tỉnh táo chọn cho mình một lối rẽ phù hợp. "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh", thay vì dành nhiều công lực và tài lực cho sở trường của mình, nhiều bạn lại rất sốt sắng "vũ trang" đủ loại kiến thức mà xét hiệu quả đôi khi chỉ có giá trị... trang trí.

Nên nhớ bộ não không phải là "chiếc nồi Thạch Sanh". Chúng rất sẵn lòng vứt bỏ những thứ bị ép uổng khi đã hết chỗ. Cách học kiểu văn mẫu, tầm chương trích cú hiện nay chắc chắn sẽ bóp chết mọi sáng tạo, đẩy một nhà phát minh tương lai đến lựa chọn tồn tại "học thuộc lòng hay là... rớt", mà sự thông minh cũng biết gỉ sét nếu không dùng đến.

Sau cùng, thông minh vốn sẵn tính trời, không ai có quyền chọn và càng không thể nhờ... uống sữa thông minh. Nhiều pha quảng cáo thực phẩm, sữa cho trẻ con hiện nay hay sính đính kèm sản phẩm của mình bên cạnh những từ như thiên tài, thần đồng, IQ... dễ gây hiểu nhầm trí thông minh có thể mua được ở các cửa hàng sữa.

Có nhiều chất rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của não bộ và hệ thần kinh, nhất là trong những giai đoạn đầu đời. Nhưng về mặt giá trị, chúng chỉ đóng vai trò góp thêm vài viên gạch để hoàn tất ngôi nhà trí tuệ tốt nhất đến mức có thể mà thôi. Không phải số phận thì cũng nhờ 99% mồ hôi chứ dứt khoát thần đồng, thiên tài không thể xuất hiện bằng cách mở một hộp sữa.

Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn
Theo Tuổi Trẻ
 
Con người thông minh hơn nhờ môi trường sống


Trẻ em được sinh hoạt, học tập trong môi trường tốt sẽ thông minh hơn.
Không giống như những quan điểm và nghiên cứu trước đây cho rằng, chỉ số IQ cao hay thấp do con cái được thừa hưởng gien di truyền từ bố mẹ. Một nghiên cứu mới đây được công bố trên nhật báo Washington Post của Mỹ hôm 2-9 đã chỉ ra một quan điểm khác hẳn.


Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quodient) biểu hiện khả năng trí tuệ của con người.

Từ nhiều năm nay, nhiều chính phủ, các cơ quan dân sự và lực lượng vũ trang đã áp dụng trắc nghiệm IQ và trắc nghiệm tâm lý để tìm ra những công việc thích hợp cho từng người, đồng thời cũng để phát hiện ra những người tài giỏi.

Năm 1994, cuốn sách The Bell Curve được xuất bản ở Mỹ nêu lên sự khác biệt về IQ giữa nhiều tầng lớp người là do gen chứ không phải do tác động của môi trường. Những học giả có tư tưởng phân biệt chủng tộc càng được dịp khoa trương rằng những giống người “hạ đẳng” thường có chỉ số IQ thấp vì gien di truyền của họ thấp kém.

Môi trường sống tác động lớn đến IQ



Các nhà khoa học thuộc Đại học Virginia (Mỹ) vừa công bố một nghiên cứu mới đảo lộn tận gốc quan niệm cũ kỹ trên. Dựa trên những số liệu về gen, môi trường và chỉ số IQ, họ cho rằng chính yếu tố môi trường chứ không phải gen đã tạo sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo.



Những đứa trẻ sống trong những gia đình khá giả cũng có đứa giỏi đứa dốt chứ không phải là giỏi cả. Phụ huynh những đứa trẻ nhà giàu không nên vội vã mua sắm những đồ đắt tiền hoặc nhà cửa sang trọng vì họ cho rằng những thứ đó có tác dụng tốt đến trí thông minh của chúng.



Giáo sư tâm lý học, ông Eric Turkheimer, chủ nhiệm đề tài trên, nhận xét: “Từ trước đến nay, nhiều cuốn sách ở Mỹ cũng như giáo viên chỉ chú trọng đến vấn đề của trẻ con nhà giàu, nhưng bây giờ quan trọng hơn là chúng ta phải quan tâm đến trẻ con nhà nghèo”. Công trình của giáo sư Turkheimer sẽ được đăng trên báo Psychological Science trong tháng 11 tới đây, tạo một cái nhìn “thoáng hơn” về mối quan hệ giữa môi trường, gen và chỉ số IQ.



Tác động của gen thông minh ở trẻ thay đổi theo hình thái kinh tế-xã hội (SES), bao gồm thu nhập của gia đình và những yếu tố về giai cấp và địa vị xã hội. Tính “kế thừa” của IQ hoàn toàn bị môi trường sống chi phối. Nếu đứa trẻ được quan tâm chăm sóc và được nuôi dưỡng tốt ngay từ nhỏ, trí thông minh của nó sẽ tăng lên đáng kể.



SES làm giảm chỉ số IQ trẻ nghèo nhiều gấp 4 lần



Từ trước đến nay người ta chỉ nghiên cứu IQ ở tầng lớp trung lưu và giàu có, nhưng nghiên cứu của giáo sư Turkheimer chủ yếu nhằm vào những người nghèo và trẻ em da đen.



Ông nhận thấy môi trường sống nghèo khổ làm suy giảm gen quy định chỉ số IQ một cách đáng kể. Gen di truyền IQ của những đứa trẻ nghèo chỉ đạt 0,10 (tính ở mức từ 0 đến 1) so với 0,72 ở trẻ có SES cao. Ngược lại, ảnh hưởng IQ do môi trường ở trẻ nhà nghèo cao gấp 4 lần ở trẻ nhà giàu.



Nhà sinh học Richard Lewontin đã có một phát hiện thú vị về vấn đề trên. Ông gieo hai hạt ngô có gen giống hệt nhau vào hai loại đất khác nhau là đất bạc màu và đất màu mỡ. Kết quả là cây ngô trồng trên đất bạc màu rất cằn cỗi, thấp hơn nhiều so với cây kia. Điều đó cho thấy những người ở địa vị thấp kém có chỉ số IQ thấp không phải do gen mà do môi trường sống thiếu thốn và tệ phân biệt chủng tộc đè nén.



Ngay từ cuối những năm 1960, giáo sư Turkheimer đã tiến hành nghiên cứu đối với 50.000 phụ nữ mang thai, đa số là người da đen và nghèo khổ tại một số thành phố của Mỹ. Ông đã lấy các dữ liệu về SES của gia đình họ cũng như tiến hành trắc nghiệm IQ cho những đứa con của họ 7 năm sau.



Trong số những đứa trẻ này có 623 cặp song sinh và 320 cặp đã được trắc nghiệm IQ vào những năm 1970. Đây là bản phân tích đầu tiên về vai trò của gen đối với người nghèo. Nghiên cứu về các cặp song sinh với hai loại song sinh, một loại có 100% gen giống nhau và một loại có 50% gen của người cha giúp các nhà khoa học nhận thức được những đứa trẻ có SES thấp không có gen IQ thấp.



Giáo sư Marcus Feldman, chuyên gia về gen tại Đại học Stanford, phát biểu: “Theo tôi, chúng ta không nên quá chú trọng đến gen mà nên nhấn mạnh tới tầm quan trọng của giáo dục và các ngành khoa học xã hội để tìm hiểu về IQ. Chính SES đã tạo ra sự khác biệt lớn giữa các tầng lớp trong xã hội”.





--------------------------------------------------------------------------------


Chỉ số IQ và môi trường



. Trẻ em bị bạo lực gia đình có chỉ số IQ thấp hơn trẻ em trong các gia đình bình thường 8 điểm.



. Trẻ sơ sinh cân nặng 4 kg có chỉ số IQ cao hơn 10 điểm so với trẻ cân nặng dưới 2,5 kg.



. Trẻ em cắn móng tay làm giảm chỉ số IQ, thường có khuynh hướng học ngành hóa học.



. Người Nhật tin rằng những người trưởng thành uống khoảng 0,5 lít rượu Sakê hoặc rượu vang mỗi ngày có thể có chỉ số IQ cao hơn người không uống rượu 3,3 điểm.



Theo Người lao động
 
Chúng ta đang thông minh lên từng ngày


100 năm nữa, con người bình thường sẽ có chỉ số IQ của thiên tài?
Có một câu châm ngôn từ lâu được khá nhiều người biết đến: "Tổng số trí tuệ trên Trái đất là một đại lượng không đổi, trong khi dân số đang tăng lên hàng ngày”. Không hiếm trường hợp các giáo viên đã phải thốt lên: “Học sinh đến trường hiện nay sao lại kém đến như vậy?”. Phải chăng trí tuệ của con người đang bị suy giảm cùng với đà tăng của dân số? Thực tế lại hoàn toàn ngược lại.


Nhà nghiên cứu chính trị học tại New Zealand là James Flinn đã khẳng định, chỉ số thông minh IQ (Inteligence Quotient) của lọai người đang tăng lên hàng năm. Trong vòng 75 năm vừa qua, IQ của một con người bình thường trên Trái đất đã tăng 20%.

Việc đo lường trí tuệ con người có từ bao giờ?

Việc đo trí tuệ con người thật ra đã được thực hiện từ rất lâu. Ai Cập cổ đại, người ta chỉ giảng dạy về nghệ thuật và khoa học cho những ai vượt qua được các thử nghiệm về khả năng nghe, nói và cả... biết im lặng đúng lúc.

Những người đầu tiên đã hệ thống hóa một cách khoa học và đưa vào nề nếp việc thử nghiệm trí thông minh phải kể đến Francis Galton (anh họ của Charles Dawin) vào cuối thể kỷ 19. Theo ý kiến của ông, trí tuệ của con người có thể đo được qua các chỉ số như tốc độ phản ứng hay số lượng kiến thức.

Galton còn nhận định, trí tuệ chung của loài người đang giảm dần. Theo đó, những người xuất thân từ gia đình quý tộc thường có trí thông minh bẩm sinh cao hơn những người da đen hay da màu, trong khi những người thuộc lớp thứ hai lại có tỷ lệ sinh đẻ cao hơn nhiều. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho Galton đưa ra những dự đoán khá bi quan về chỉ số trí tuệ chung của loài người.

Người đầu tiên đưa ra các phương pháp thử nghiệm trí tuệ là nhà tâm lý học Alfred Bine theo đơn đặt hàng của Bộ Giáo dục Pháp vào năm 1905. Sau một chiến dịch cải cách giáo dục, cánh cửa các trường phổ thông Pháp đã được mở rộng dành cho tất cả những người dân. Bine khi đó đã thành lập ra một cơ cấu lựa chọn những người cần phải được dạy thêm trước khi có thể vào trường học. Trên thực tế, đây là các bước thử nghiệm kiểm tra sự tương ứng giữa việc phát triển trí tụê với tầm vóc của đứa trẻ.

Mặc dù chính phủ Pháp công khai tài trợ cho dự án của Bine, nhưng kết quả nghiên cứu của ông lại không được thừa nhận tại đất nước này.

Sau đó, người Mỹ lại áp dung ý tưởng trên một cách hú họa khi đưa ra một phương pháp thử nghiệm mới có tên Stanford-Bine. Hàng trăm người tham gia vào việc xây dựng các phương tiện đo lường trí tuệ. Ví dụ nhà sáng chế Thomas Edison đã đưa ra một công trình thử nghiệm với các câu hỏi kiểu như: “Khối lượng không khí trong một căn phòng có kích thước 20foot*30 foot *10 foot (1 foot = 0,3048m) là bao nhiêu?”, “Thành phố nào sản xuất nhiều máy giặt nhất?”.

Nhà bác học này đã rất lấy làm ngạc nhiên khi hầu như không nhận được một câu trả lời đúng nào và lên tiếng phàn nàn về thực trạng giảm sút trí tuệ của người dân Mỹ..!

Cho dù gặp không ít thất bại, việc thử nghiệm trí thông minh cuối cùng cũng bắt đầu được sự công nhận trên toàn thế giới. Những cuốn sách nhỏ với nhan đề Đo IQ của bạn như thế nào? thậm chí có thể cạnh tranh được với sách kinh thánh về số lượng phát hành.

Căn bệnh dịch do IQ đã nhanh chóng lan ra khắp hành tinh. Không ít người trên thế giới cho rằng, đo trí thông minh chẳng khác gì việc cân đong nhân cách con người, rằng các biện pháp thử nghiệm thường là không tin cậy và thiếu chính xác. Ngay cho đến tận ngày nay, trong tâm lý học vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng nào về trí thông minh. Nhiều người còn mỉa mai bằng câu ngạn ngữ: Trí thông minh đó là cái đo được từ các bước thử nghiệm IQ.

Những dự báo khả quan

Bất chấp những quan điểm hoài nghi trên, các phương pháp áp dụng bảng câu hỏi thử nghiệm IQ vẫn được áp dụng tại hàng ngàn trường học, cơ quan và cả các điểm gọi nhập ngũ...

Thống kê cho thấy trong thế kỷ qua đã có hàng trăm triệu người được kiểm tra về trí thông minh. Chính từ những thông tin tích lũy số lượng lớn như trên, Flinn đã đưa ra kết luận lạc quan về sự phát triển trí tuệ của nhân loại.

Theo đó, những người được coi là có chỉ số thông minh cao nhất khỏang 100 năm trước đây sẽ chỉ được xếp trong 5% số cư dân trên trái đất có IQ thấp nhất hiện nay. Tất nhiên là mức tăng trưởng về trí tuệ trên trái đất diễn ra không đồng đều. Ví dụ như trong 30 năm cuối của thế kỷ 20, IQ trung bình của người dân Thụy Điển và Đan Mạch tăng lên 10 điểm, trong khi dân Israel và Bỉ tăng lên tới 20 điểm.

Hiện vẫn chưa có một lời giải thích chung cho câu hỏi, vì sao ở những dân tộc khác nhau lại có mức độ phát triển về trí tuệ khác nhau? Người ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân của sự phát triển trí tuệ. Nhưng có một điều dơn giản nhất dễ nhận thấy là sự tăng trưởng chung về IQ thường liên quan đến một nền giáo dục phổ cập và có chất lượng. IQ ngày càng tăng cùng với các chỉ số về thành tích học tập tại các trường phổ thông và đại học...

Một số khác thì cho rằng, sự phát triển này một phần nhờ vào sự phổ biến của truyền hình và Internet. Nhưng trong thực tế, IQ vẫn liên tục tăng kể từ những thời chưa hề có những điều kỳ diệu về khoa học kỹ thuật trên.

Ngày nay, sự phát triển của trí tuệ con người thường được dễ dàng ghi nhận hơn cả qua những biện pháp thử nghiệm gọi là Ma Trận Raven. Đặc điểm của những phương pháp này là độ chính xác của câu trả lời không phụ thuộc vào mức độ uyên bác hay trình độ văn hóa; người kiểm tra chỉ cần xác định được mối quan hệ logic giữa các khối hình học để tìm ra thành phần còn thiếu.

Cũng theo Flinn chẳng bao lâu nữa, sự phát triển của IQ sẽ liên quan đến một tập hợp của nhiều yếu tố khác nhau như giáo dục phổ thông, chế độ dinh dưỡng. Môi trường thông tin phong phú: “khi xã hội vận động trong một đẳng cấp trí tuệ cao hơn, nó sẽ cung cấp cho đứa trẻ có tính tò mò thêm nhiều thông tin, nhiều vấn đề phức tạp, nhiều ví dụ hơn bắt trước”.

Đến đây lại nảy sinh một vấn đề có lý do khác: điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong tương lai? Ta có thể tưởng tượng rằng: nếu việc tăng chỉ số thông minh của loài người vẫn tiếp tục như với tốc độ hiện nay, đến năm 2300, IQ của một người bình thường sẽ đạt tới mức 200 điểm, một mức độ mà hiện nay được đánh giá là thiên tài.

Bản thân của Flinn cũng không tin vào dự đoán này: “Rõ ràng là mức tăng của IQ đang giảm dần, đặc biệt là tại khu vực Skandynawia và mới chỉ bắt đầu từ những vùng như Kenia. Tôi không loại trừ sẽ có một thời điểm bắt đầu của việc suy giảm và chúng ta sẽ phải đương đầu với việc sụt giảm chỉ số thông minh”.

Nhưng dù sao, các kết quả thử nghiệm IQ nói chung vẫn đang theo một chiều hướng khả quan. Cho dù còn không ít ý kiến phê phán phương pháp đo lường chỉ số trí tuệ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng, chúng ta vẫn đang thông minh lên từng ngày.

Thế giới mới
 
Trí tuệ có đại diện cho nhân cách?



Trong sự phát triển tâm lý học ở cả phương Tây và phương Đông, một thời gian rất dài người ta xem tài trí như là cốt lõi của nhân cách. Các nhà tuyển dụng trước đây chỉ lấy IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) làm thước đo giá trị cá nhân. Với cách nhìn như thế, suốt hơn một thế kỷ qua, ngay các nước tự xưng là "văn minh" vẫn coi chỉ số IQ bậc cao là yếu tố duy nhất để thành nhân và thành công...




Không phải đằng sau sự thông minh cũng có một nhân cách cao cả


Sai lầm đó mãi đến cuối thế kỷ 20 mới được phản tỉnh, khi mà các mạng truyền thông Internet với những cấu trúc dữ liệu tối mật của nhiều quốc gia bị đánh cắp hoặc bị quấy rối bởi những "tin tặc" có chỉ số IQ siêu đẳng! Loài người còn phản tỉnh nhiều hơn (dù muộn màng) khi người ta thấy mạng lưới tội phạm quốc tế ngày càng đông, với những tên trùm mafia vừa cực kỳ thông minh lại cũng cực kỳ gian ác!

Thì ra nếu chỉ đo lường nhân cách theo chỉ số IQ, ta không thể rạch ròi được hai loại người: thiện - ác; tốt - xấu; hữu ích - có ích. Thật nguy hiểm nếu kẻ ác lại có chỉ số IQ bậc cao!

Thực tế đã chứng minh: nhiều người rất thông minh mà thuộc loại đục khoét, quấy nhiễu... có hại cho cộng đồng và xã hội. Ngạn ngữ Italia đã có câu: "Không phải đằng sau sự thông minh bao giờ cũng có một nhân cách cao cả". Giá trị bản thân/ giá trị cá nhân được xác định chủ yếu bằng một đại lượng khác, dùng một thước đo khác căn bản hơn, nhân bản hơn. Có ích - không có ích đối với công việc và đối với cộng đồng trước hết xuất phát từ hệ thống cảm xúc của cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng.

Chỉ số EQ & nhân cách

EQ là viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" - chỉ số cảm xúc. Những người có công trong nghiên cứu chẩn đoán và đưa ra chỉ số EQ là hai nhà tâm lý học: Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshine (Mỹ) năm 1996. Nhưng trước đó một năm (1995), trong cuốn sách của mình (với đề tựa Emotional Intelligence), nhà tâm lý học Daniel Goleman đã đề cập đến chỉ số cảm xúc trong lĩnh vực trí tuệ, còn gọi là sự thông minh của tâm hồn hoặc thông minh trong cảm xúc.

Trên thực tế, ta thấy có nhiều người không thông minh về chữ nghĩa, về khoa học nhưng họ ứng xử rất nhân bản, rất được lòng người. Họ không được rèn luyện nhiều về tư duy, nhưng họ đã tự rèn luyện nhiều về cảm xúc theo hướng chân - thiện - mỹ. Nhờ vậy họ vẫn thành công, ít nhất là thành công trong sự chinh phục nhân tâm, đó lại là sự thành công cơ bản nhất. Một sự rèn luyện mà được như thế có gốc gác từ giáo dục gia đình từ thuở ban sơ, từ thời còn nhỏ.

Hai nhà tâm lý học Peter Salovey và John Mayer đã bỏ ra 15 năm liên tục theo dõi một nhóm trẻ 10 em sống trong những môi trường giáo dục khác nhau (đặc biệt là môi trường gia đình). Thoạt đầu, lúc nhóm trẻ đó ở lứa tuổi lên 4, hai ông đưa từng em vào một căn phòng hấp dẫn với nhiều hoa quả tươi ngon và dặn: hãy ngồi chờ 20 phút sau mới cho ăn thả cửa, còn không thì sau 20 phút chỉ cho ăn một trái nhỏ mà thôi. Nói xong hai ông ra ngoài, để các em được tự do.

Ngay sau khi rời khỏi phòng, nhờ hệ thống camera gắn sẵn ở mỗi phòng, họ thấy 4/10 em luôn dán mắt vào trái cây, nuốt nước miếng liên tục, chỉ sau hơn 5 phút đã vội lấy 2-3 trái ăn ngấu nghiến. 3/10 em khác chỉ chờ được 10 phút cũng không nhịn nổi, ăn luôn. 1/10 em chờ đến phút thứ 17 rồi cũng ăn. Còn lại 2/10 em hoặc ngó lơ (không nhìn vào trái cây) rồi nghêu ngao vài câu hát, hoặc gục đầu xuống bàn rồi thiếp ngủ, không ăn.

Tiếp tục theo dõi sự lớn lên của 10 em đó sau 15 năm (đến tuổi 19), các nhà tâm lý học ấy thấy rằng chỉ có hai em nói trên trở thành những công dân vững vàng và chín chắn trong cảm xúc, tự tin và thành đạt trong học tâp. Những em khác, nhất là bốn em đã không tự kiềm chế nổi cảm xúc ngay từ đầu, trở nên "có nhiều khuyết tật" về tâm hồn: sống ích kỷ, giàu lòng tham, ngại thử thách, cứng đầu, thích nổi loại, mau chán nản, khó tự tin... đến mức khó thích ứng với công việc và khó hoà nhập với cuộc sống.

Cuộc khảo sát trên đây cho thấy những biến đổi tâm lý của mỗi cá nhân (và kéo theo là sự hình thành nhân cách) thường xoay quanh "trục" cảm xúc. Và trên thực tế, trục cảm xúc ấy ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến nhân cách và chất lượng sống của cá nhân đó. Nếu trục cảm xúc luôn được điều chỉnh và cải thiện để liên tục được "nâng cấp" theo hướng nhân bản, thì mọi cơ chế hoạt động của người đó sẽ được hoàn chỉnh dần trên con đường thành nhân và thành công. Chính sự "nâng cấp ấy đã làm tăng trưởng nhân cách, cũng góp phần tăng trưởng cả IQ và EQ.

Làm sao để nâng cao chỉ số EQ?

Khi đo (hay tự đo) chỉ số EQ, vấn đề đáng quan tâm không chỉ là xác định được chỉ số EQ của ai đó đang ở vị trí cao hay thấp, mà chủ yếu là tự bản thân mỗi người dần có một nhu cầu tự cải thiện và nâng cao chỉ số đó lên.

Dưới đây là tóm tắt những giải pháp tâm lý được tổng hợp thành "4 không":
1. Không chạy theo nhũng cảm xúc thấp kém.
2. Không lệ thuộc vào cảm xúc của người khác.
3. Không lấy nhận thức cảm tính làm cơ sở cho việc lựa chọn cảm xúc.
4. Không lấy thành tích danh nghĩa làm thước đo cho sự đánh giá cảm xúc.

Ở các nước phát triển cao, việc nghiên cứu chỉ số EQ cho phép các công ty tuyển dụng được người có "căn bản" (hơn là chỉ có tay nghề). Họ sẽ loại người có IQ cao mà EQ thấp, để giữ lại người IQ và EQ đều cao. Việc đề bạt và tưởng thưởng cũng thế. Họ quan niệm chỉ số EQ cao cũng là một dạng thông minh đặc biệt. "Nếu IQ là chỉ số đặc trưng cho sự thông minh trí tuệ thì EQ được coi là chỉ số đặc trưng cho sự thông minh tâm hồn".

Theo TTCN
 
Có cách nào không cần đọc mà vẫn hiểu là bác Khải đang định nói cái gì không nhỉ? :D Chịu khó type thiệt :))
 
Chẹp, anh Khải tóm tắt lại được ko :D Hay là anh cũng chưa đọc :mrgreen:
 
Có cách nào không cần đọc mà vẫn hiểu là bác Khải đang định nói cái gì không nhỉ? Chịu khó type thiệt
đâu có chị...anh ý có type đâu...anh ý paste đấy chứ :D
 
Chậc... nói dài dòng... thế nói tóm lại là anh Khải có tự nhận mình là người thông minh không??? :))
 
8-|... tớ hỏi anh Khải chứ có hỏi Linh đâu??? cứ cầm đèn chạy trước oto :))...
 
Hehe, thì cứ coi như đấy là nhận xét một cách chủ quan của tớ về anh K đi ;;)
 
ừ thì tạm chấp nhận... chờ đến khi anh Khải trả lời là rõ mười mươi ngay :D:D:D
 
Anh Khải sao ko thấy trả lời thế nhỉ :mrgreen:
Anh cứ vào trả lời thành thật đi, yên tâm, Zz sẽ ko nghĩ gì đâu :D :D :D
 
chậc... để anh ý phải suy nghĩ chứ... người thông minh như anh Khải phải cần nhiều thời gian để trả lời :D:D:D
 
chẹp theo 1 bác sĩ ko nhớ tên thì con ng` ai cũng thông minh và thiên tài .....trừ nh~ng` bị bịnh bẩm sinh....chỉ có điều họ chưa khám phá hết con ng` mình.....và có 1 cách rất thú vị đó là thực cái gọi là "vuợt qua bản thân"
 
Tóm tắt hộ em đựoc ko anh Khải?:D
Em đoán là nó cũng đo đựoc 1 ít đấy, chắc 50-50
 
tóm lại là IQ đo chỉ là để đo thôi chứ nó cũng chả để làm rì, ng` IQ cao chưa chắc đã đỗ đạt mà ng` đỗ đạt cũng chưa chắc IQ cao, đấy, theo thiển ý của em là thế :D
 
Back
Bên trên