Chẳng ai sợ đại biểu Quốc Hội.

Phạm Quang Minh
(Minh172)

New Member
trích dẫn:

Trong phiên họp ngày 19/11/2002, tại hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc) đã phát biểu: "người dân bình thường nhìn thấy Nhà sử học nổi tiếng Dương Trung Quốc lại là đại biểu Quốc hội, con liệt sĩ, cháu của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đòi lại một cănn phòng hương hoả của liệt sĩ đã bị cơ quan quản lý nhà đất tước đoạt mà không được, thì liệu còn ai tin là có thể trông chờ vào những lá đơn gửi đi một cách vô vọng?"


Ở các nước nghị sĩ to dã man, ở VN thì chẳng ai sợ đại biểu QH. Chủ tịch quận hay phó giám đốc công an TP to gấp mấy đại biểu QH, toàn nhà to, biệt thự...các cô ấm cậu ấm của mấy vị này thấy tha hồ đua xe, buôn lậu... trong khi đó các đại biểu QH thì...nghèo...chẳng có cái quyền gì trên thực tế ngoài cái quyền...phát biểu...:D:D..... Đúng là đại diện cho dân đen nó thế...kiểu như trong một cái tập thể nghèo dớt mùng tơi chọn ra vài anh trí thức làm đại diện một năm họp 3 lần ;) :D....

Mọi người nghĩ sao về vấn đề này ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bác ạ, đại diện cho dân đen thì chính quyền nào chả thế. có điều, bọn tư bản nó vừa đại diện cho dân đen, vừa đại diện cho tư bản nên nó mới có lắm thứ quyền lợi. còn chuyện kia hả? mấy ông chủ tịch toàn Năm Cam cả, thời gian đâu mà lo cho dân cho nước?
 
Toàn một lũ trẻ con,chỉ biết nói cho xướng cái miệng:mad:
Chỉ giỏi nói, có bức xúc thì cứ lên tiếng, nhưng phải có tinh thần XÂY DỰNG thì hãy lên tiếng.Nhớ kỹnhé!!!!!:cool:
:cool: :cool: :cool: ttl2t:cool: :cool: :cool:
 
Hê hê ,em thì lại thấy các bác đại biểu quốc hội toàn là chủ tịch tỉnh này hội kia ,rồi thì bộ trưởng thứ trưởng cả,chả mấy bác ngoài Đảng :) .Mà họp Quốc Hội chỉ thấy mấy bác trí thức với cả cựu chiến binh phát biểu là hăng,hay có khi tại phát biểu hăng quá mà mang vạ cũng nên .
 
Tran Kien đã viết:
Hê hê ,em thì lại thấy các bác đại biểu quốc hội toàn là chủ tịch tỉnh này hội kia ,rồi thì bộ trưởng thứ trưởng cả,chả mấy bác ngoài Đảng :) .Mà họp Quốc Hội chỉ thấy mấy bác trí thức với cả cựu chiến binh phát biểu là hăng,hay có khi tại phát biểu hăng quá mà mang vạ cũng nên .

Bác Kiên nhầm nhọt thế nào đấy chứ, mấy bác kia có đi họp đâu, chỉ lúc nào bỏ phiếu thì đến giơ tay, hoặc bị chất vấn thì mới cầm báo cáo dày cộp lên đọc....Còn bình thường những khi họp tại hội trường với về địa phương gặp cử chi là các bác ấy bận chuyện quốc gia đại sự cả..:D:D....
 
Bộ trưởng GTVT nhận khuyết điểm, Bộ trưởng GD-ĐT nhận thiếu sót


Không giống phong cách trả lời khá ấn tượng, không cần cầm văn bản chuẩn bị trước của Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển sáng nay, phần trả lời của Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình gần như đọc lại bản trả lời được chuẩn bị chi tiết và đã phát cho các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Đào Đình Bình cho biết có tất cả 15 nội dung chất vấn, chủ yếu liên quan đến các nhóm vấn đề: An toàn giao thông và ùn tắc giao thông; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải...

Trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Đào Đình Bình thừa nhận từ năm 2001 đến nay tai nạn giao thông tăng quá cao, từ đầu năm 2001 đến hết 10 tháng đầu năm nay, đã có hơn 21.000 người thiệt mạng. Ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM.

Về nguyên nhân của tình trạng trên, Bộ trưởng Bình cho rằng có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý nhà nước của Chính phủ về giao thông còn thiếu sót, có nhiều khuyết điểm. Cụ thể, theo Bộ trưởng là: Thiếu chiến lược, quy hoạch phù hợp về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ và phát triển phương tiện cơ giới đường bộ, không có giải pháp phát triển giao thông công cộng phù hợp và giải pháp kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân, để xe gắn máy phát triển tự phát quá nhanh; Chưa quan tâm đầy đủ đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở đô thị; Các văn bản hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ chậm ban hành; Buông lỏng quản lý trật tự kỷ cương trong giao thông...

''Trước Quốc hội, Bộ Giao thông vận tải xin nghiêm túc kiểm điểm về những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước, và tôi, với tư cách Bộ trưởng, xin nhận khuyết điểm trước Quốc hội'' - Bộ trưởng Đào Đình Bình nói.

Ông Đào Đình Bình cũng đã nêu một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp: Phát triển phương tiện giao thông đường bộ, phát triển vận tải công cộng, kiềm chế tối đa sự phát triển phương tải cá nhân, đặc biệt là xe máy. Sớm xây dựng đề án phát triển xe điện và tàu điện ngầm... Các giải pháp này sẽ được thực hiện trước ở Hà Nội và TP.HCM. Ông cho rằng ''Việc hạn chế xe gắn máy có thể khiến một số người không hài lòng, nhưng đây là việc Chính phủ bắt buộc phải làm, vì lợi ích của mọi người'.

Về quy hoạch và xây dựng các tuyến đường giao thông, ông Bình khẳng định ''đã đến lúc chúng ta không thể nể nang lẫn nhau'', vì Bộ GTVT không thể đồng ý với các địa phương biến các đoạn QL đi qua các thành phố, thị xã thành đường nội thành, nội thị. ''Nhìn thì thấy đường 4 làn, 6 làn rất đẹp, nhà cửa, trụ sở hai bên nhìn rất khang tranh, nhưng những đoạn đường đó không còn là Quốc lộ nữa, và 10 năm tới chúng ta lại phải xây dựng đường tránh mới...'' - Bộ truởng Đào Đình Bình nói.

Sau khi Bộ trưởng Bình đọc xong bản giải trình của mình, một số đại biểu đã tranh thủ đề nghị Bộ GTVT quan tâm hơn đến các vấn đề về giao thông trên địa bàn địa phương mình. Đại biểu Huỳnh Văn Chính ( Đà Nẵng) đặt vấn đề ''Miền Trung tiến chậm so với hai miền đất nước, cước phí vận chuyển cao hơn nhiều so với hai đầu đất nước. Bộ trưởng có giải pháp nào để hỗ trợ, làm sống động các cảng biển miền Trung''. Đại biểu Hồ Việt Lắm (Cà Mau) đề nghị kéo dài hơn tuyến QL 1 phần trên địa bàn tỉnh Cà Mau...

Về chiến lược phát triển hạ tầng giao thông, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào ( Hà Nội) hỏi ''Bộ trưởng nói nhiều đến chiến lược, vậy Bộ trưởng có thể ước tính đến năm 2010, tổng số phương tiện giao thông đường bộ là bao nhiêu để từ đó có kế hoạch quản lý? Đề nghị Bộ trưởng trả lời ngay, đừng để về nhà chuẩn bị''. Bộ trưởng Bình trả lời ''Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các số liệu cụ thể khi cần thiết''

Bộ Giáo dục - Đào tạo thừa nhận những bất cập trong kỳ tuyển sinh ĐHCĐ 2002

Cũng giống như Bộ trưởng Đào Đình Bình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển đã đọc một bản giải trình được chuẩn bị sẵn.

Bộ trưởng Hiển giải trình về 12 vấn đề các đại biểu Quốc hội chất vấn, tập trung vào các vấn đề: Quy trình biên soạn, cung ứng sách giáo khoa lớp 1, lớp 6; Những hạn chế của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2002 và phương hướng của kỳ thi tuyển sinh sắp tới; Tình trạng học thêm, dạy thêm đang lan tràn và tính pháp lý của việc cho phép Công ty tư vấn và dịch vụ pháp lý (VINAJUCO) tổ chức hợp tác đào tạo với nước ngoài.

Các đại biểu Dao Nhiễu Linh ( TP.HCM), đại biểu Nguyễn Đình Hương (Hà Tĩnh) và đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) chất vấn về hiệu quả kỳ thi tuyển sinh ĐHCĐ năm nay, chất lượng giáo dục phổ thông thông qua hai tiêu chí thi tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển sinh đại học. Bộ trưởng Hiển cho rằng: Đề thi năm nay đảm bảo được tính phân hoá cao, tạo động lực thúc đẩy việc thay đổi cách dạy và học ở cấp THPT, giảm dần tình trạng dạy thêm, học thêm, học lệch, học vẹt..., bước đầu điều chỉnh được cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội trong đào tạo, điều này thể hiện qua việc năm nay tỷ lệ thí sinh ở nông thôn và các vùng khó khăn trúng tuyển cao hơn các năm trước; giảm bớt áp lực đối với các thành phố như Hà Nội và TP.HCM trong kỳ thi...

Tuy nhiên, ông Hiển thừa nhận đã có một số thiếu sót, bất cập trong việc tổ chức kỳ thi. Cụ thể: Việc hướng dẫn, chuẩn bị dư luận chưa đầy đủ khiến thí sinh có phần bị bất ngờ, hoang mang với cách ra kỳ thi mới; Chưa giảm được căng thẳng, tốn kém cho người dân. Tình trạng thí sinh và gia đình khá nặng nề, nhất là tâm lý chờ đợi kết quả thi; Việc xét tuyển các nguyện vọng và thực chất là định điểm xét tuyển và số thí sinh trúng tuyển ban đầu thực hiện không chính xác, làm cho việc xét tuyển kéo dài, gây nên những phức tạp không đáng có, ảnh hưởng đến thí sinh và các trường; Năng lực công nghệ thông tin của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, trang thiết bị ở một số trường còn thiếu và chưa đồng bộ; Bộ GD ĐT còn lúng túng trong khâu chỉ đạo việc xét tuyển, đặc biệt là khâu xét tuyển bổ sung, chưa tính hết được tính phức tạp của bài toán tuyển sinh...

Bộ trưởng Hiển bổ sung: Có một số ý kiến cho rằng việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh vừa qua vi phạm Luật Giáo dục, điều này chứng tỏ người đó chưa đọc kỹ Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục! Trước khi trình bày phương hướng tổ chức kỳ thi tuyển sinh năm 2003, ông Hiển kêu gọi ''các vị đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước ủng hộ chúng tôi trong việc đổi mới kỳ thi tuyển sinh ĐH CĐ năm 2003'' và ''Các vị phụ huynh đừng tốn tiền đưa con em mình tới các lò luyện thi, các điểm luyện thi không giúp gì được cho các em''.

''Năm 2003 vẫn tiếp tục thực hiện giải pháp '3 chung', cải tiến thêm một bước việc ra đề thi, phân cấp cho các trường trong khâu xét tuyển, tiếp tục tuyển thẳng học sinh đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ngoài việc duy trì hai cụm thi ở Vinh và Cần Thơ, Bộ GD ĐT nghiên cứu khả năng tổ chức thêm một cụm thi tại Quy Nhơn cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Bộ GD ĐT cũng xin phép Chính phủ cho thành lập Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, xây dựng ngân hàng đề thi, chuẩn bị tốt các điều kiện để áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan vào năm 2005'' - ông Hiển cho biết.

Liên quan đến việc Công ty tư vấn và dịch vụ pháp lý (VINAJUCO) tổ chức hợp tác đào tạo với nước ngoài, một lần nữa ông Hiển cho rằng hoạt động của Công ty này là trái với Luật Giáo dục, và Bộ GD ĐT ''sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để chấn chỉnh các việc làm sai trái của VINAJUCO''.

Cuối phần trình bày của mình, Bộ trưởng Hiển nhìn nhận ''Các thiếu sót, khuyết điểm vừa qua thể hiện sự hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành, dù ở mức độ nào đều thuộc trách nhiệm của lãnh đạo Bộ, trước hết là Bộ trưởng. Vì vậy, tôi xin nhận khuyết điểm và và xin chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ, đồng thời xin hứa sẽ kiên quyết sửa chữa những khuyết điểm thiếu sót nói trên...''. Bộ trưởng cũng xin Quốc hội cho thêm hai phút để trình bày thêm lý do vì sao Bộ GD ĐT thường xuyên bị phản ứng gay gắt từ dư luận, thậm chí có ý kiến cần cách chức người lãnh đạo. Theo ông Hiển, trước hết có thể là do thái độ của chúng tôi chưa phù hợp, nên làm việc gì có khi đúng cũng không được đồng tình. Và, một lý do nữa là việc đổi mới rất dễ động chạm, đôi khi chúng tôi chưa kiên quyết. Sắp tới, chúng tôi sẽ ngồi lại với nhau để bàn bạc cụ thể hơn. ''Tôi mong nhận được sự chia sẻ của Quốc hội'' - Bộ trưởng Hiển đề nghị.

''Vì Bộ trưởng Bộ GD ĐT trình bày rất say sưa và tâm huyết, nên đã hết thời gian chất vấn chiều nay. Các đại biểu có thể gửi tiếp các câu hỏi chất vấn về đoàn thư ký để Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển trả lời vào ngày mai'' - Đề nghị này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã được các đại biểu chấp thuận.

( copy từ vnn.vn )

*******************************

Mình thấy chất vấn trực tiếp này rất dân chủ và đáng hoan ngênh.... nhưng mà chất vấn xong phải bỏ phiếu tín nhiệm ( các nước là bỏ phiếu bất tín nhiệm, đúng là dở hơi tín nhiệm rồi thì cần gì bỏ phiếu các bác nhỉ ;) :D...bản chất thì vẫn thế nhưng gọi khác đi cho nó XHCN )...thì bộ trưởng mới sợ.... chứ cứ nhận lỗi ầm ầm....xong đến hết nhiệm kỳ là về để người khác lên nhận lỗi là xong.....Hôm trước thấy có đại biểu nào phát biểu câu: " Giáo dục càng cải cách thì chất lượng càng đi xuống..." ....buồn thay....
 
Tran Trung đã viết:
Toàn một lũ trẻ con,chỉ biết nói cho xướng cái miệng:mad:
Chỉ giỏi nói, có bức xúc thì cứ lên tiếng, nhưng phải có tinh thần XÂY DỰNG thì hãy lên tiếng.Nhớ kỹnhé!!!!!:cool:
:cool: :cool: :cool: ttl2t:cool: :cool: :cool:
bác thì xây dựng gớm nhỉ, bác Tuấn hỏi gì thì Quỳnh này trả lời thế, thế thôi. Bác bỏ cái kiểu Bônsêvích rởm ấy đi.
 
Tran Trung đã viết:
Toàn một lũ trẻ con,chỉ biết nói cho xướng cái miệng:mad:
Chỉ giỏi nói, có bức xúc thì cứ lên tiếng, nhưng phải có tinh thần XÂY DỰNG thì hãy lên tiếng.Nhớ kỹnhé!!!!!:cool:
:cool: :cool: :cool: ttl2t:cool: :cool: :cool:

Thế em hiểu thế nào là tinh thần xây dựng? Cứ đóng cửa khen nhau là tinh thần xây dựng à?
 
Dương Quỳnh đã viết:
Tran Trung đã viết:
Toàn một lũ trẻ con,chỉ biết nói cho xướng cái miệng:mad:
Chỉ giỏi nói, có bức xúc thì cứ lên tiếng, nhưng phải có tinh thần XÂY DỰNG thì hãy lên tiếng.Nhớ kỹnhé!!!!!:cool:
:cool: :cool: :cool: ttl2t:cool: :cool: :cool:
bác thì xây dựng gớm nhỉ, bác Tuấn hỏi gì thì Quỳnh này trả lời thế, thế thôi. Bác bỏ cái kiểu Bônsêvích rởm ấy đi.

Chú Tran Trung cũng chỉ muốn tốt cho các bác, các chú thôi. Trước khi phê phán, xin các bác nhớ cho: các vị Bộ trưởng của chúng ta cũng từng là những thanh niên ưu tú nhất của VN, được nhà nước cử đi đào tạo tại nước này, nước nọ. Họ cũng từng có những hoài bão lớn lao như các bác. Các bác thử suy nghĩ xem tại sao họ lại chưa làm hài lòng các bác được? Công việc của họ cũng chẳng nhẹ nhàng lắm đâu.

Hị hị, lại nhớ lời của sư phụ nói khi ra trường: "Thanh niên các cậu lúc nào cũng tưởng ghé một vai mình mà xốc nổi cả thế giới này lên" :)

bác ạ, đại diện cho dân đen thì chính quyền nào chả thế. có điều, bọn tư bản nó vừa đại diện cho dân đen, vừa đại diện cho tư bản nên nó mới có lắm thứ quyền lợi. còn chuyện kia hả? mấy ông chủ tịch toàn Năm Cam cả, thời gian đâu mà lo cho dân cho nước?

Nói thực nhé, chú Quỳnh phát biểu như thé này thì chú Trung nói "Toàn một lũ trẻ con,chỉ biết nói cho xướng cái miệng" cũng đúng thôi
 
Nguyễn Sĩ Hà : Thế em hiểu thế nào là tinh thần xây dựng? Cứ đóng cửa khen nhau là tinh thần xây dựng à?

Thưa các bác, em hiểu thế nào là ttxd ý ạ ? :mrgreen: Em thấy rằng công việc của họ cũng như làm dâu trăm họ, do vậy mà khó có thể chiều lòng được các "mẹ chồng"............, nhưng em thì khác các "mẹ chồng", em thông cảm với họ, cùng lo mối lo của họ, nhưng đồng thời em cũng nhận định ra những mặt trái và phê bình, hehehe, theo em đó là tinh thần xây dựng.
Bài này được viết trong lúc bụng đói meo, thấy các bác gọi tên em ác quá nên phải trả lời, nếu có thiếu sót thì các bác góp ý, em luôn lắng nghe, bây giờ thì chào các bác, em đi với ông anh Ruột cái đã.:mrgreen:
:D :D :D ttl2t:mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
 
Back
Bên trên