Nhìn thấy bài viết trong SVVN hay quá, post lên cho mọi người cùng xem.
Chạy thật nhanh, chứ đừng đi bộ...
(10:01:00 23-01-03)
Tối cuối năm, trời Hà Nội giá lạnh và khô hanh. Cuộc chuyện trò của chúng tôi thoạt tiên bắt đầu với những trao đổi về chỗ đứng của người Việt trẻ trong dòng chảy quốc tế hóa. Nhân vật chính là một người quen thuộc với nhiều bạn đọc sinh viên, một cô giáo- nhà ngoại giao rất được bạn trẻ hâm mộ, bà Tôn Nữ Thị Ninh ( TNTN), Phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của Quốc Hội, Đại sứ VN tại Vương quốc Bỉ và Lúc xem bua, Trưởng đoàn đại diện VN tại Liên minh châu Âu.
Người Việt trẻ đang đứng ở đâu?
Mở đầu câu chuyện, bà nói:
''Nếu so sánh ở tầm phổ thông, có thể xếp thanh niên Việt vào hạng khá trong so sánh các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu nói thanh niên với tư cách là đầu tàu trong con tàu phát triển, thì những tiềm năng của thanh niên ta chưa hội đủ điều kiện để bứt phá.''
Theo bà thì tại sao lại như thế ?
Bà TNTN: Có lẽ một phần do thanh niên ta đang là sản phẩm của lối đạo tạo hơi từ chương. Lối đào tạo này chưa khơi dậy được tiềm năng của những người trẻ ở 2 đặc tính: Ham muốn khám phá và đầu óc phê phán. Thực sự thì cũng đã có những cá nhân thành công, nhưng phần nhiều là do nỗ lực tự thân. Họ mới chỉ là sản phẩm của chính bản thân họ. Chắc chắn có người sẽ tranh luận với tôi, và tôi cũng sẵn sàng. Tôi nói điều này với tâm niệm của một người đi dạy, chứ không phải với tư cách là một người làm ngoại giao!
Nếu nói như thế, thì khả năng quốc tế hóa của thanh niên Việt sẽ ra sao, thưa bà?
Bà TNTN: Về khả năng đáp ứng các điều kiện của một môi trường hoạt động mang tính quốc tế hóa, nói chung thanh niên Việt Nam có khả năng thích nghi tương đối tốt. Thế nhưng để chiếm lĩnh những đỉnh cao thật sự thì thanh niên ta phải vất vả, nếu không nói là quá vất vả hơn so với thanh niên các nước khác!
Tại sao lại vất vả hơn, thưa bà?
Bà TNTN: Vì sao ư? Cái này tôi lại muốn nói thêm về cách đào tạo. Trong cách cấu tạo chương trình cấp học phổ thông ở nhiều nước, người ta đặt vấn đề phát triển bề rộng, phát triển về thể lực, tâm sinh lý...Trong khi ta lại quá đặt nặng phát triển trí lực! Trong sự phát triển của từng con người, có từng chặng, có những đặc thù. Nhà tôi là cán bộ giảng dạy môn Toán, mỗi lần nghe tôi nói chuyện này lại hỏi vui: Lê Bá Khánh Trình đâu rồi? Đâu rồi Lê Bá Khánh Trình?
Đạt được giải này, giải kia chúng ta ''kích'' lên rất cao, nhưng lại quên rằng ta đang dạy nhồi, học nhồi. Và các em quá vất vả!
Nếu có người đề nghị bà nói một điểm còn yếu kém của thanh niên Việt, bà sẽ nói điều gì?
Bà TNTN: Đó là đầu óc phê phán, lật ngược vấn đề! Cứ tư duy xuôi chiều thì không được. Bạn bè quốc tế có khen thanh niên ta, và có vài điểm ta cũng xứng đáng nhận những lời khen đó. Tuy nhiên theo tôi ta nên tiếp thu những lời khen đó như là lời động viên để nỗ lực hơn nữa. Chứ đừng biến nó thành sự ru ngủ, triệt tiêu khả năng phê phán, khả năng tự nhìn nhận chính mình.
Ta vẫn còn cả đại dương trước mặt...
Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh là một nhà ngoại giao đã đặt chân đến 150 quốc gia, nên những đánh giá của bà luôn có cái nhìn trong tương quan của khu vực và quốc tế hóa. Bà tâm sự:
'' Bạn bè quốc tế hay nói đến chuyện '' mỗi quốc gia phải biết tự tiếp thị mình''. Muốn tiếp thị đất nước thì phải thông qua từng con người cụ thể...''
Bà đánh giá thế nào về khả năng truyền thông yếu của thanh niên Việt?
Bà TNTN: À đó, cái đó hoàn toàn trùng hợp với suy nghĩ của tôi và của một số bạn bè có cùng kiểu tư duy như tôi. Phải nói Việt Nam mình có khả năng truyền thông còn kém lắm, phải nói là rất kém. Kém ở chỗ mình làm được mà mình không biết giới thiệu, hoặc giới thiệu hơi ...thô sơ. Hoặc nữa là không nắm được những nguyên tắc của truyền thông
Về truyền thông thì thế hệ lớn tuổi không khá, nhưng thanh niên thì tiếp cận rất nhanh. Đây là một điểm sáng và tôi rất mừng về điều này! Thanh niên thì học nhanh lắm, nhất là trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình. Sở dĩ như vậy cũng là do khách quan, các chương trình hay dở đều có phản hồi dư luận rất nhanh, nó không mù mù mờ mờ! Nó phân giải rất rõ ràng. Điều này nói lên khả năng của thanh niên còn phải được đặt trong điều kiện làm việc tốt để họ có được sản phẩm của chính mình.
Như thế, bà nghĩ sao về việc thanh niên hiện nay mở công ty riêng rất nhiều?
Bà TNTN: Đó là họ đang cố gắng tự tạo môi trường tốt cho sự vươn lên của chính họ. Tất nhiên cũng có người thành công, người chưa thành công. Bởi vấn đề đâu có đơn giản. Đâu phải ai cũng tạo được một môi trường tốt cho sự vươn lên của bản thân mình!
Nhưng môi trường tốt là một phần, vẫn có ý kiến cho rằng ngưỡng thỏa mãn của người Việt, và tất nhiên cả người Việt trẻ nữa, còn thấp. Dường như khi cực khổ, người ta chỉ nghĩ cách sao cho no bụng. Nhiều bạn học sinh ra được nước ngoài, có điều kiện học hành thì rất sớm bằng lòng, cứ nuốt trọn giáo án là lấy Ph. D và về nước... Còn ít thấy nhưng kế hoạch dài hạn, thực hiện một hoài bão lớn?
Bà TNTN: Nói một cách công bằng cũng là do cách chúng ta dạy dỗ. Thanh niên các nước khi vào đại học mới bắt đầu tỏa sáng. Còn thanh niên ta khi vào đại học thì không suy nghĩ gì hơn nữa, hoặc có muốn suy nghĩ cũng không còn sức mà suy nghĩ nữa, hoặc anh nào chơi thì bắt đầu chơi ( vì hồi bé phải học, có được chơi đâu). Thấy có ngược đời không? Giống như người ta chạy Marathon, về đến đích có cô thì xiêu vẹo, có cậu ngã luôn trên vạch đích. Sản phẩm nhân lực tuổi 18 của ta cũng thế, coi như tới đích đại học là đã bắt đầu rã rời, hoặc đó là lúc để xả hơi... không phải là để chuẩn bị cho một cuộc đua mới.
Thế thì có lẽ không nên nói nhiều về khả năng của ta....
Bà TNTN: Như tôi nói cái tiềm năng là luôn có. Nhưng nhân chuyện này tôi nói luôn chuyện cái em gái của ta vừa đi thi hoa hậu thế giới. Có đôi chỗ bình luận của ta nhấn mạnh quá nhiều chuyện em gái lọt vào top 20 người đẹp vừa rồi theo tôi là không hay.. Thôi thì lần đầu ''ra trận'', hãy nói về chuyện ta đã học được những gì thì tốt hơn. Vừa mới từ ao nhà ra đến cửa sông, chứ chúng ta còn cả cửa biển, biển khơi, đại dương chưa chinh phục được. Đừng gây cái gì ảo tưởng quá lớn.
Tôi là người lạc quan...
Trong con người của bà, thật khó phân biệt đâu là nhà giáo, đâu là nhà ngoại giao. Bà nói: Có người từng hỏi tôi thích chọn nghề nào hơn, khó nói lắm! Tuy vậy nếu phải chọn thì chắc tôi vẫn sẽ chọn nghề ngoại giao. Cuối đời bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ quay lại nghề đi dạy. Cả hai nghề đều dựa rất nhiều vào khả năng truyền thông. Sản phẩm của ngoại giao chủ yếu là sản phẩm trung và dài hạn. Để tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cũng phải mất cả trăm năm. Và giáo dục cũng thế, cũng là đầu tư lâu dài vào con người, nhân lực.''
Vậy với tầm nhìn trung và dài hạn đó, bà bi quan hay lạc quan về thanh niên?
Bà TNTN: Tôi thì tôi lạc quan. Nãy giờ tôi nói thế là nói với một tâm thế để ta tỉnh táo hơn, chứ tôi cơ bản là lạc quan. Nhưng lạc quan có điều kiện, đó là sự đổi mới thật sự giáo dục Việt Nam. Thế giới đã đi quá nhanh, khu vực cũng vậy, ta mà không chạy thì...
Có một gia đình, hoạt động quốc hội, làm đại sứ...bà cập nhật thông tin, đọc sách vào lúc nào?
Bà TNTN: Thật sự tôi cũng bận rộn. Có thể nói nhiều năm nay, tôi có một điều hơi ức chế là không có thời gian để đọc sách một cách tĩnh tại, một cách gọi là thưởng thức, mà toàn phải đọc vội để phục vụ công việc. Tôi muốn có một ngày nào đó, tôi sẽ đọc để bù lại (cười). Thời thanh niên ở Pháp tôi mê tiểu thuyết lắm và bây giờ cũng vậy. Tôi cũng rất muốn có thời gian hoạt động xã hội.
Bây giờ hàng ngày tôi đọc báo, xem thông tin quốc tế trên các kênh truyền hình CNN, TV5... hoặc lên mạng, hoặc nhờ anh em trẻ lên mạng lấy tài liệu cho mình.
Bà đã bao giờ Chat chưa?
Bà TNTN ( cười to): Tôi chưa bao giờ Chat chít cả. Tôi có lẽ còn hơi cổ trong chuyện đọc sách. Ngay cả chuyện sách điện tử tôi cũng không thích. Cầm một cuốn sách in, bao giờ cũng có một niềm vui rất khác.
Có điều gì khác giữa một cô Ninh sinh viên và một bà Ninh đại sứ bây giờ?
Bà TNTN: Khác à? Có khác bây giờ bà Ninh mập quá. Còn tư duy có lẽ vẫn vậy!
Vậy có điều gì riêng tư cô Ninh sinh viên mong muốn lắm mà bà Ninh đại sứ bây giờ vẫn chưa làm được?
Bà TNTN: Hồi trẻ tôi thích được học đàn. Tuy nhiên căn hộ ở Pháp quá chật chội và điều kiện kinh tế gia đình không khá giả gì nên chưa được học, không có đàn. Đến bây giờ, tủi thân là tôi vẫn không chơi được một loại nhạc cụ nào cả!
Source: www.svvn.com.vn
Tranh luận về đủ thứ giải này giải nọ và thế hệ trẻ của Ams rồi, gờ thì các bạn nghĩ sao về bài viết này?
Chạy thật nhanh, chứ đừng đi bộ...
(10:01:00 23-01-03)
Tối cuối năm, trời Hà Nội giá lạnh và khô hanh. Cuộc chuyện trò của chúng tôi thoạt tiên bắt đầu với những trao đổi về chỗ đứng của người Việt trẻ trong dòng chảy quốc tế hóa. Nhân vật chính là một người quen thuộc với nhiều bạn đọc sinh viên, một cô giáo- nhà ngoại giao rất được bạn trẻ hâm mộ, bà Tôn Nữ Thị Ninh ( TNTN), Phó chủ nhiệm ủy ban đối ngoại của Quốc Hội, Đại sứ VN tại Vương quốc Bỉ và Lúc xem bua, Trưởng đoàn đại diện VN tại Liên minh châu Âu.
Người Việt trẻ đang đứng ở đâu?
Mở đầu câu chuyện, bà nói:
''Nếu so sánh ở tầm phổ thông, có thể xếp thanh niên Việt vào hạng khá trong so sánh các nước đang phát triển. Tuy nhiên, nếu nói thanh niên với tư cách là đầu tàu trong con tàu phát triển, thì những tiềm năng của thanh niên ta chưa hội đủ điều kiện để bứt phá.''
Theo bà thì tại sao lại như thế ?
Bà TNTN: Có lẽ một phần do thanh niên ta đang là sản phẩm của lối đạo tạo hơi từ chương. Lối đào tạo này chưa khơi dậy được tiềm năng của những người trẻ ở 2 đặc tính: Ham muốn khám phá và đầu óc phê phán. Thực sự thì cũng đã có những cá nhân thành công, nhưng phần nhiều là do nỗ lực tự thân. Họ mới chỉ là sản phẩm của chính bản thân họ. Chắc chắn có người sẽ tranh luận với tôi, và tôi cũng sẵn sàng. Tôi nói điều này với tâm niệm của một người đi dạy, chứ không phải với tư cách là một người làm ngoại giao!
Nếu nói như thế, thì khả năng quốc tế hóa của thanh niên Việt sẽ ra sao, thưa bà?
Bà TNTN: Về khả năng đáp ứng các điều kiện của một môi trường hoạt động mang tính quốc tế hóa, nói chung thanh niên Việt Nam có khả năng thích nghi tương đối tốt. Thế nhưng để chiếm lĩnh những đỉnh cao thật sự thì thanh niên ta phải vất vả, nếu không nói là quá vất vả hơn so với thanh niên các nước khác!
Tại sao lại vất vả hơn, thưa bà?
Bà TNTN: Vì sao ư? Cái này tôi lại muốn nói thêm về cách đào tạo. Trong cách cấu tạo chương trình cấp học phổ thông ở nhiều nước, người ta đặt vấn đề phát triển bề rộng, phát triển về thể lực, tâm sinh lý...Trong khi ta lại quá đặt nặng phát triển trí lực! Trong sự phát triển của từng con người, có từng chặng, có những đặc thù. Nhà tôi là cán bộ giảng dạy môn Toán, mỗi lần nghe tôi nói chuyện này lại hỏi vui: Lê Bá Khánh Trình đâu rồi? Đâu rồi Lê Bá Khánh Trình?
Đạt được giải này, giải kia chúng ta ''kích'' lên rất cao, nhưng lại quên rằng ta đang dạy nhồi, học nhồi. Và các em quá vất vả!
Nếu có người đề nghị bà nói một điểm còn yếu kém của thanh niên Việt, bà sẽ nói điều gì?
Bà TNTN: Đó là đầu óc phê phán, lật ngược vấn đề! Cứ tư duy xuôi chiều thì không được. Bạn bè quốc tế có khen thanh niên ta, và có vài điểm ta cũng xứng đáng nhận những lời khen đó. Tuy nhiên theo tôi ta nên tiếp thu những lời khen đó như là lời động viên để nỗ lực hơn nữa. Chứ đừng biến nó thành sự ru ngủ, triệt tiêu khả năng phê phán, khả năng tự nhìn nhận chính mình.
Ta vẫn còn cả đại dương trước mặt...
Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh là một nhà ngoại giao đã đặt chân đến 150 quốc gia, nên những đánh giá của bà luôn có cái nhìn trong tương quan của khu vực và quốc tế hóa. Bà tâm sự:
'' Bạn bè quốc tế hay nói đến chuyện '' mỗi quốc gia phải biết tự tiếp thị mình''. Muốn tiếp thị đất nước thì phải thông qua từng con người cụ thể...''
Bà đánh giá thế nào về khả năng truyền thông yếu của thanh niên Việt?
Bà TNTN: À đó, cái đó hoàn toàn trùng hợp với suy nghĩ của tôi và của một số bạn bè có cùng kiểu tư duy như tôi. Phải nói Việt Nam mình có khả năng truyền thông còn kém lắm, phải nói là rất kém. Kém ở chỗ mình làm được mà mình không biết giới thiệu, hoặc giới thiệu hơi ...thô sơ. Hoặc nữa là không nắm được những nguyên tắc của truyền thông
Về truyền thông thì thế hệ lớn tuổi không khá, nhưng thanh niên thì tiếp cận rất nhanh. Đây là một điểm sáng và tôi rất mừng về điều này! Thanh niên thì học nhanh lắm, nhất là trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình. Sở dĩ như vậy cũng là do khách quan, các chương trình hay dở đều có phản hồi dư luận rất nhanh, nó không mù mù mờ mờ! Nó phân giải rất rõ ràng. Điều này nói lên khả năng của thanh niên còn phải được đặt trong điều kiện làm việc tốt để họ có được sản phẩm của chính mình.
Như thế, bà nghĩ sao về việc thanh niên hiện nay mở công ty riêng rất nhiều?
Bà TNTN: Đó là họ đang cố gắng tự tạo môi trường tốt cho sự vươn lên của chính họ. Tất nhiên cũng có người thành công, người chưa thành công. Bởi vấn đề đâu có đơn giản. Đâu phải ai cũng tạo được một môi trường tốt cho sự vươn lên của bản thân mình!
Nhưng môi trường tốt là một phần, vẫn có ý kiến cho rằng ngưỡng thỏa mãn của người Việt, và tất nhiên cả người Việt trẻ nữa, còn thấp. Dường như khi cực khổ, người ta chỉ nghĩ cách sao cho no bụng. Nhiều bạn học sinh ra được nước ngoài, có điều kiện học hành thì rất sớm bằng lòng, cứ nuốt trọn giáo án là lấy Ph. D và về nước... Còn ít thấy nhưng kế hoạch dài hạn, thực hiện một hoài bão lớn?
Bà TNTN: Nói một cách công bằng cũng là do cách chúng ta dạy dỗ. Thanh niên các nước khi vào đại học mới bắt đầu tỏa sáng. Còn thanh niên ta khi vào đại học thì không suy nghĩ gì hơn nữa, hoặc có muốn suy nghĩ cũng không còn sức mà suy nghĩ nữa, hoặc anh nào chơi thì bắt đầu chơi ( vì hồi bé phải học, có được chơi đâu). Thấy có ngược đời không? Giống như người ta chạy Marathon, về đến đích có cô thì xiêu vẹo, có cậu ngã luôn trên vạch đích. Sản phẩm nhân lực tuổi 18 của ta cũng thế, coi như tới đích đại học là đã bắt đầu rã rời, hoặc đó là lúc để xả hơi... không phải là để chuẩn bị cho một cuộc đua mới.
Thế thì có lẽ không nên nói nhiều về khả năng của ta....
Bà TNTN: Như tôi nói cái tiềm năng là luôn có. Nhưng nhân chuyện này tôi nói luôn chuyện cái em gái của ta vừa đi thi hoa hậu thế giới. Có đôi chỗ bình luận của ta nhấn mạnh quá nhiều chuyện em gái lọt vào top 20 người đẹp vừa rồi theo tôi là không hay.. Thôi thì lần đầu ''ra trận'', hãy nói về chuyện ta đã học được những gì thì tốt hơn. Vừa mới từ ao nhà ra đến cửa sông, chứ chúng ta còn cả cửa biển, biển khơi, đại dương chưa chinh phục được. Đừng gây cái gì ảo tưởng quá lớn.
Tôi là người lạc quan...
Trong con người của bà, thật khó phân biệt đâu là nhà giáo, đâu là nhà ngoại giao. Bà nói: Có người từng hỏi tôi thích chọn nghề nào hơn, khó nói lắm! Tuy vậy nếu phải chọn thì chắc tôi vẫn sẽ chọn nghề ngoại giao. Cuối đời bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ quay lại nghề đi dạy. Cả hai nghề đều dựa rất nhiều vào khả năng truyền thông. Sản phẩm của ngoại giao chủ yếu là sản phẩm trung và dài hạn. Để tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cũng phải mất cả trăm năm. Và giáo dục cũng thế, cũng là đầu tư lâu dài vào con người, nhân lực.''
Vậy với tầm nhìn trung và dài hạn đó, bà bi quan hay lạc quan về thanh niên?
Bà TNTN: Tôi thì tôi lạc quan. Nãy giờ tôi nói thế là nói với một tâm thế để ta tỉnh táo hơn, chứ tôi cơ bản là lạc quan. Nhưng lạc quan có điều kiện, đó là sự đổi mới thật sự giáo dục Việt Nam. Thế giới đã đi quá nhanh, khu vực cũng vậy, ta mà không chạy thì...
Có một gia đình, hoạt động quốc hội, làm đại sứ...bà cập nhật thông tin, đọc sách vào lúc nào?
Bà TNTN: Thật sự tôi cũng bận rộn. Có thể nói nhiều năm nay, tôi có một điều hơi ức chế là không có thời gian để đọc sách một cách tĩnh tại, một cách gọi là thưởng thức, mà toàn phải đọc vội để phục vụ công việc. Tôi muốn có một ngày nào đó, tôi sẽ đọc để bù lại (cười). Thời thanh niên ở Pháp tôi mê tiểu thuyết lắm và bây giờ cũng vậy. Tôi cũng rất muốn có thời gian hoạt động xã hội.
Bây giờ hàng ngày tôi đọc báo, xem thông tin quốc tế trên các kênh truyền hình CNN, TV5... hoặc lên mạng, hoặc nhờ anh em trẻ lên mạng lấy tài liệu cho mình.
Bà đã bao giờ Chat chưa?
Bà TNTN ( cười to): Tôi chưa bao giờ Chat chít cả. Tôi có lẽ còn hơi cổ trong chuyện đọc sách. Ngay cả chuyện sách điện tử tôi cũng không thích. Cầm một cuốn sách in, bao giờ cũng có một niềm vui rất khác.
Có điều gì khác giữa một cô Ninh sinh viên và một bà Ninh đại sứ bây giờ?
Bà TNTN: Khác à? Có khác bây giờ bà Ninh mập quá. Còn tư duy có lẽ vẫn vậy!
Vậy có điều gì riêng tư cô Ninh sinh viên mong muốn lắm mà bà Ninh đại sứ bây giờ vẫn chưa làm được?
Bà TNTN: Hồi trẻ tôi thích được học đàn. Tuy nhiên căn hộ ở Pháp quá chật chội và điều kiện kinh tế gia đình không khá giả gì nên chưa được học, không có đàn. Đến bây giờ, tủi thân là tôi vẫn không chơi được một loại nhạc cụ nào cả!
Source: www.svvn.com.vn
Tranh luận về đủ thứ giải này giải nọ và thế hệ trẻ của Ams rồi, gờ thì các bạn nghĩ sao về bài viết này?