Chúng tôi tự giới thiệu

Đỗ Lan Anh
(Gabyy)

New Member
Chúng tôi tự giới thiệu

(Tổ giáo viên Văn trường Hà Nội Amsterdam)


Bên cạnh các tổ chuyên môn khác, tổ Văn chỉ là một tập thể khiêm tốn. Biết vậy, anh chị em trong tổ đành tự an ủi: Dù sao, môn Văn của mình cũng là một môn học "quan trọng" trong trường!
Thế rồi, nhân dịp kỉ niệm 15 năm thành lập trường, ngồi lại với nhau, anh hị em chợt mừng rỡ nhận ra: Mình cũng có không ít điều có thể khoe với thiên hạ.

Nhớ lại năm đầu thành lập trường, tổ chỉ có 13 giáo viên (con số 13 như hăm doạ những điều xui xẻo), trong đó có 2 vị lăm le đến tuổi về hưu. Vậy mà từ đó đến nay, đã có 44 giáo viên lần lượt về dạy tại trường. Có vị đến rồi lại đi (hai người đi thẳng về "cõi" khác để thương để nhớ cho anh em đến tận bây giờ). Nhiều người vãn còn ở lại, để mỗi lần điểm danh khi họp, thấy có đúng 30 người (trong đó có 19 vị hàng năm cứ đến 8.3 lại được vinh dự nhận quà của công đoàn). Xin nhắc lại, tổ chúng tôi hiện có 30 người, chứ không phải 16 + 14, vì trong tập thể chúng tôi, chẳng có sự phân biệt giữa giáo viên trong biên chế với "lính lê dương". Chụp ảnh chung, đố ai tách bạch được.

Không chỉ đông đảo về số lượng, tổ chúng tôi cũng "chất lượng" lắm đấy. Chỉ khoe sơ sơ thôi nhé: Tổ có 5 đảng viên (số còn lại là đảng viên không thẻ); cũng con số 5, nhưng đó là số thạc sĩ văn học và học vị tương đương (trong đó có vị đang nuôi mộng giật bằng tiéen sĩ); hơn một nửa số giáo viên trong tổ có thâm niêm giảng dạy từ 30 năm trở lên; 3 giáo viên nguyên là học sinh chuyên văn của trường (đã có tổ nào được như thế?). Về "chức sắc", ít có tổ nào như tổ chúng tôi có nhiều người đứng vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp: Bí thư chi bộ, cấp ủy, phó hiệu trưởng, phó TK công đoàn, cố vấn Đoàn trường, v...v... (Chúng tôi chỉ không có người tham gia căng tin)

Không "đem chuông đi đấm... nước ngoài" được như các tổ bạn, tổ văn đành tự bằng lòng với các cuộc thi thố trong nước. Thi học sinh gioi môn văn quốc gia hàng năm, học sinh trường Hà Nội Amsterdam luôn luôn đảm nhận vai trò nòng cốt trong Đội tuyển Thành phố (nhiều năm chiếm 100%). Trong vòng 15 qua, học sinh chuyên văn ẵm về cho trường 60 giải quốc gia môn văn gồm 2 giải Nhấtm 4 giải Nhì, 24 giải Ba và 30 giải Khuyến khích. Có khoá còn giành "cú đúp". Không chỉ giật giải văn, còn quơ thêm cả giải nhất quốc gia các môn Sử, Địa. Thi học sinh giỏi Thành phố, học sinh trường Ams liên tục giành số giải cao (Nhất, Nhì, Ba) dẫn đầu thành phố, trung bình mỗi năm đạt 20 giải, năm cao nhất 28 giải. Khối THCS cũng không chịu thua kém các anh chị, hàng năm hớn hở mang về không ít giải cấp Quận và Thành phố. Thi tốt nghiệp PTTH, tỷ lệ đạt khá, giỏi môn thi văn của học sinh trường Ams thường xuyên vượt qua tỷ lệ chung của thành phố, góp phần đưa số lượng học sinh được tuyển thẳng vào Đại học luôn dẫn đầu Thủ đô và cả nước.
Không chỉ chăm lo chất lượng dạy và học chính khoá, tổ văn còn tranh đua với các tổ bạn trong các hoạt động ngoại khoá với phương châm lấy học sinh làm chủ thể. Mười năm đã qua, nhưng ai cũng nhớ cuộc thi thơ Tuổi học trò (4-1990) và ấn phẩm về cuộc thi ấy đã gây tiếng vang như thế nào trong dư luận Thủ đô và cả nước mở đầu cho phong trào sáng tác thơ nhà trường ở nhiều địa phương. Các sinh hoạt văn học như câu lạc bộ thơ trẻ, đêm thơ, dạ hội văn học, hội thơ văn học, nghe thời sự văn nghệ, gặp gỡ các nhà văn, tham quan các địa chỉ văn hoá - văn học, dạy thơ văn cổ ở Văn Miếu- Quốc Tử Giám, dã ngoại Côn Sơn - Kiếp Bạc, về thăm quê hương Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, làm phim tư liệu về Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Văn Cao, viết tiểu luận văn học... được đông đảo giáo viên và học sinh nhiệt tình hưởng ứng; tất cả đã góp phần không nhỏ nâng cao giáo dục toàn diện của trường. Nhiều lớp (không chỉ các lớp chuyên văn) đua nhau ra những tập san, chuyên san, nội san với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo: Phía trước (thơ), Trang viết đầu đời (tập truyện ngắn), Ô mai (báo), Year book (tập lưu niệm), Tháng chín (báo), Những nốt nhạc xanh (báo)... Khó nói hết sự ngạc nhiên thú vị khi được đọc 2 tập Lớp toán học văn của lớp 12T (khoá 2000); trong hai tập sách ấy (đc in ấn rất chững chạc), các nhà toán học tương lai đã khiến các bạn chuyên văn phải nhìn họ với con mắt kính nể. Học sinh chuyên văn đành "khai hoang mở ruộng thêm ở những vùng đất khác: họ giật giải cao ở CLB những người yêu thơ (Đài truyền hình Việt Nam, VTV1)[/color] và tham gia biên tập chương trình Đường lên đỉnh Olympia (VTV3). Nhiều học sinh khác ocó bài được đăng trên các báo chí, chuyên san trung ương và Hà Nội. Bức tranh toàn cảnh văn nghệ trường Hà Nội Amsterdam xem ra khá nhộn nhịp.

Các thầy cô cũng không chịu thua kém học trò. Lắm thầy cô cũng có "máu" sáng tác: có thầy viết kịch (được giải), có cô giáo có thơ được in trong Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam, có thầy giáo (ngoại tứ tuần) viết truyện được in trong trang sáng tác... "Tuổi xanh". Đặc biệt có cô giáo trẻ Ngân Hoa cho in tập thơ Cánh đồng (NXB Văn học) trong đó có những bài được giải của báo Văn nghệ (Hội nhà văn - 1995). Tổ văn có thầy Phú được đánh giá là "ca sĩ hạng nhất" của hội đồng giáo viên, cỡ... Trung Đức. Giáo viên tổ văn tham gia có vấn chương trình Bảy sắc cầu vồng (VTV3), tham gia Hội nghị giảng dạy thơ văn Hồ Chủ Tịch (Bộ GD-ĐT), Hội nghị chuyên đề giảng văn (ĐHSP Hà Nội - ĐHSP Huế), Hội nghị sách giáo khoa văn cải cách (Bộ GD-ĐT), Hội đồng thẩm định SGK văn chỉnh lý và hợp nhất (Bộ GD-ĐT và NXB Giáo dục), Hội thảo về các lớp chuyên (Vụ PTTH), biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ (Sở GD-ĐT), các chuyên đề nghiên cứu khoa học, giảng dạy trên truyền hình (VTV2), viết bài cho các báo, chuyên san...
Từ cái "nôi" tổ văn, nhiều giáo viên văn và học sinh chuyên văn đã trưởng thành. Người trở thành hiệu trưởng trưởng PTTH, người về làm cán bộ giảng dạy khoa văn ĐHSP, người chuyển lên công tác ở UBND thành phố. Nhiều học sinh chuyên văn Ams trở thành những tên tuổi được cả nước biết đến: Diễm Quỳnh, Lan Dung, Minh Vũ... (VTV3), Quảng Hà (Báo Lao Động)..., có học sinh chuyên văn tốt nghiệp thủ khoa ĐH Luật (Nguyệt Quế), không ít người được chọn và những lớp "cử nhân tài năng" khoa văn đại học hoặc được giữ lại làm cán bộ giảng dạy đại học (Đhsp Hà Nội, ĐH Quốc gia KHXH và nhân văn...)

Những cố gắng của tổ Văn rất may cũng được nhà trường và lãnh đạo Sở biết đến. Nhờ vậy, liên tục 15 năm tổ văn được trên công nhận là Đơn vị lao động giỏi; nhiều giáo viên trong tổ được tặng danh hiệu Giáo viên dạy giỏi và Giáo viên chủ nhiệm gioi; 12 thầy cô được tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục; 1 thầy giáo được đề nghị tặng bằng khen của UBND Thành phố. Tổ văn là tổ duy nhất trong trương liền mười lăm năm không thay đổi tổ trưởng (!)

Chúng tôi nói về chúng tôi, âu cũng là sự bất đắc dĩ. Không ai nói hộ, đành tự làm lấy.

Trên sân khấu ca nhạc nhẹ hiện nay, đang có "mốt" múa phụ họa cho các ca sĩ nổi tiếng đang ăn khách. Tổ văn chúng tôi tự xem mình và bài viết nhỏ này cũng chỉ là một màn múa phụ hoạ mà thôi, trong bản hợp xướng "Mười lăm năm, một chặng đường" của truờng Ams. Được bạn đọc để mắt tới, chúng tôi lấy làm cảm động lắm.

Vũ Minh Họa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay quá ta! Đúng là một lịch sử rất đáng tự hào. Chị rất yêu môn văn và rất mê cách giảng văn của thầy Phú, nghe nói còn nhiều thầy cô khác giảng văn cũng hay lắm nhưng chị không được học. Nếu như các học sinh và cựu học sinh của trường được biết thêm về các bộ môn khác nữa thì hay quá. Em Lan Anh có tư liệu về các bộ môn khác không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên