Chính sách tiền tệ Việt Nam

Trần Thanh Hưng
(Theliar)

New Member
Bạn nào giải thích/ giới thiệu một chút về chính sách tiền tệ Việt Nam cho tớ được không?

Thanks
 
Chính sách tài chính - tiền tệ với mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam qua 20 năm đổi mới

Ths. Nguyễn Hồng Phong

Định hướng mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam là xây dựng một nền kinh tế thị trường, mở hướng về xuất khẩu. Trong thời gian qua, chính sách tài chính – tiền tệ đã có những đổi mới rất quan trọng để tạo ra những yếu tố tiền đề tác động hỗ trợ và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế trong nước, cân bằng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất để giúp cho việc hoạch định chính sách kinh tế cũng như đánh giá hiệu quả của chính sách trong nền kinh tế mở. Trong bảng cán cân thành toán, tài khoản vãng lai thể hiện các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập nhân tố và chuyển nhượng giữa những người thường trú và những người không thường trú của một nền kinh tế; tài khoản vốn thể hiện toàn bộ giao dịch về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nợ nước ngoài (các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn); cán cân tổng thể được tài trợ bởi thay đổi trong tài sản có ngoại tệ (ròng) của hệ thống ngân hàng.

1. Chính sách tài chính

Trong chính sách tài chính, chính sách thuế giữ một vị trí đặc biệt quan trọng tác động đến hoạt động thương mại và sự vận động của các luồng vốn quốc tế, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước - điều kiện cốt tử để cho hội nhập đạt hiệu quả cao nhất đối với mỗi quốc gia.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, cán cân thanh toán là một trong những biến số kinh tế vĩ mô quan trọng nhất để giúp cho việc hoạch định chính sách kinh tế cũng như đánh giá hiệu quả của chính sách trong nền kinh tế mở. Trong bảng cán cân thành toán, tài khoản vãng lai thể hiện các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập nhân tố và chuyển nhượng giữa những người thường trú và những người không thường trú của một nền kinh tế; tài khoản vốn thể hiện toàn bộ giao dịch về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nợ nước ngoài (các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn); cán cân tổng thể được tài trợ bởi thay đổi trong tài sản có ngoại tệ (ròng) của hệ thống ngân hàng.

Hệ thống thuế quan của Việt Nam bắt đầu được ban hành năm 1988 theo danh mục hàng hóa của khối Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV) mà không theo hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) của Hội đồng Hải quan thế giới. Thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã dần từng bước điều chỉnh lại hệ thống thuế quan cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 26/1/1991 có những nội dung thay đổi cơ bản. Luật này không chỉ điều chỉnh tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu: xuất – nhập khẩu mậu dịch chính ngạch; xuất – nhập khẩu mậu dịch tiểu ngạch; xuất – nhập khẩu phi mậu dịch; hàng hóa của cá nhân xuất – nhập cảnh… mà biểu thuế xuất – nhập khẩu đã có thay đổi lớn với việc đưa vào hệ thống danh mục hàng hóa hài hòa (HS) thay cho danh mục hàng hóa theo khối SEV. Biểu thuế nhập khẩu có khoảng 50 mặt hàng có thuế suất 60% trở lên, cao nhất là 200%.

Năm 1996, thực hiện cam kết với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam đã giảm thuế suất, nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60% và được điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Đến tháng 6 năm 1998, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3.280 nhóm mặt hàng với mức thuế suất từ 0% (áp dụng cho nhóm mặt hàng thuộc loại nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị…) đến mức cao nhất là 60%.

Năm 1999, Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991. Theo quy định của Luật thuế này, thuế suất, thuế nhập khẩu của Việt Nam gồm 3 loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt. Trong đó thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số sản phẩm rất quan trọng, như khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên, không có khả năng tái sinh mà được xuất khẩu ở dạng thô. Các sản phẩm khác không chịu thuế để thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu.

Để thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, từ năm 1996, hàng năm, Việt Nam đã công bố việc giảm thuế quan và đã có 1.661 nhóm mặt hàng thuộc danh mục được thực hiện ngay, chiếm 51,6% và 1.317 nhóm mặt hàng thuộc danh mục loại trừ tạm thời, chiếm 40,9% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu lúc đó. Năm 2001 có 712 sản phẩm đã được chuyển từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được thực hiện ngay và cắt giảm các dòng thuế này thấp hơn 20%. Năm 2003, Việt Nam tiếp tục đưa hơn 700 dòng thuế từ danh mục loại trừ tạm thời sang danh mục được điều chỉnh và cắt giảm thuế suất còn dưới 20%.

Ngày 1 tháng 7 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 78/CP về việc ban hành danh mục hàng hóa và thuế suất của Việt Nam để thực hiện Hiệp định CEPT cho các năm 2003-2006. Trong đó có trên 5000 dòng thuế sẽ được giảm xuống 0%-5% vào các năm 2006.

Những đổi mới và hoàn thiện Luật thuế nói chung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của các Hiệp định làm cho nguồn thu Ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu giảm xuống nhưng lại được bù đắpt bởi tăng nguồn thu từ nội địa do mở rộng đối tượng nộp thuế và mặt hàng chịu thuế. Các chính sách ưu đãi về thuế đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc bãi bỏ thuế thu nhập đối với kiếu hối của người Việt Nam ở nước ngoài đã làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối tăng cao, tài trợ tích cực cho thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai.

2. Chính sách tiền tệ.

Trong chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá có vai trò lớn, tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán quốc tế và tiềm lực tài chính trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Về chính sách tỷ giá, có thể xem xét sự ảnh hưởng của chính sách này đến mục tiêu cân bằng kinh tế đối ngoại của Việt Nam qua các giai đoạn.

Trong những năm 1988-1991, tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ chế độ đa tỷ giá chuyển sang chế độ tỷ giá thống nhất được xác định theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã được điều chỉnh theo sát những diễn biến của lạm phát đã làm cho tỷ giá hối đoái thực tế ổn định, nên đã có những tác động tích cực đến việc khôi phục cả cân đối bên trong và bên ngoài nền kinh tế, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa, thúc đẩy xuất khẩu phát triển, do đó làm gia tăng nguồn cung ngoại tệ, giảm dần thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán qua các năm. Sự điều chỉnh hợp lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa phối hợp với việc thắt chặt cung tiền, cắt giảm chi tiêu Chính phủ, hạn chế tín dụng, tăng lãi suất… và những chính sách kinh tế khác đã chặn đứng được lạm phát, đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi suy thoái và bước vào thời kỳ phát triển.

Từ năm 1992 đến năm 1997, chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh để chống lạm phát và thu hút đầu tư nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu chống lạm phát, chính sách tỷ giá được điều hành cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Vì vậy, nếu so sánh chỉ số CPI của Mỹ và CPI của Việt Nam, các nhà kinh tế tính toán cho rằng, tỷ giá hối đoái thực tế đã bị giảm tới hơn 20%.

Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trên 8% năm. Nhưng việc duy trì tỷ giá hối đoái danh nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát đã được kiềm chế song vẫn cao hơn lạm phát của Mỹ (nước có đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu của Việt Nam, đồng thời đồng USD có xu hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VNĐ có xu hướng ngày càng bị đánh giá cao hơn thực tế. Điều này đã tạo ra và tích luỹ những nhân tố gây mất ổn định và kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Do tỷ giá hối đoái thực tế giảm xuống, VND được đánh giá cao đã làm suy giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, làm cán cân thương mại và cán cân thanh toán chuyển trạng thái từ thặng dư năm 1991-1992 sang trạng thái thâm hụt, bắt đầu tích luỹ sự mất cân đối bên ngoài và dần chuyển sang gây mất ổn định và mất cân đối bên trong nền kinh tế. Bởi vì, về bản chất, tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến những vấn đề kinh tế đối ngoạ mà nó còn tác động đến các vấn đề kinh tế đối nội thông qua sự tác động của tỷ giá đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ổn định đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng do ngoại tệ được đánh giá rẻ nên đã khuyến khích các nhà đầu tư vay ngoại tệ để đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều vốn và nguyên liệu nhập khẩu – một nguồn lực được coi là khan hiếm ở Việt Nam. Điều này đã đi ngược với chiến lược phát triển kinh tế dựa trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có và những lợi thế so sánh của đất nước, đó là nguồn lực lao động.

Một yếu tố khác càng làm trầm trọng hơn tác động tiêu cực của tỷ giá hối đoái giai đoạn này là việc phá giá đồng NDT 50% vào năm 1994 của Trung Quốc. Việc phá giá NDT đã làm cho hàng hóa, dịch vụ của Trung Quốc quá rẻ đã tràn ngập thị trường Việt Nam qua con đường buôn bán mậu dịch và buôn lậu, gây khó khăn cho sản xuất trong nước và tăng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc.

Từ năm 1997 đến nay, chính sách tỷ giá hối đoái được điều hành nhằm chống đỡ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và khắc phục tình trạng đánh giá cao VND thời gian trước đó.

Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông Nam á đã làm cho một loạt đồng tiền của các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với đồng USD và VND. Điều đó cũng có nghĩa là, VND đã bị đánh giá cao hơn nữa, trong bối cảnh các nước trong khu vực là bạn hàng chủ yếu và quan trọng của Việt Nam, đã làm cho xuất khẩu của Việt Nam giảm sút nhanh chóng.

Phân tích những nguyên nhân và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực cho thấy, mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầu đủ và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng Chính phủ và NHNN Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ổn định chế độ tỷ giá danh nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng nên đã có những biện pháp xử lý tương đối hợp lý, ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết đối với nền kinh tế. Vì vậy tháng 10 năm 1997, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ (+) (-) 5% lên (+) (-)10%. Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh. Mặc dù tỷ giá tăng, nhưng giá cả trên thị trường không có những biến động đáng kể.

Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã có tác động tích cực đối với xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhập siêu trong các năm 1997-1999, cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán cũng giảm dần thâm hụt, mặc dù đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh trong các năm này. Nhưng điều chỉnh tỷ giá như trên cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bởi vì khi VND giảm giá đã làm tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của cả chính phủ và các doanh nghiệp có vốn vay nước ngoài, giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vì vậy có thể thấy rằng, đó cũng chính là cái giá phải trả khi lựa chọn chính sách tỷ giá thiên về cố định bằng cách duy trì sự ổn định của tỷ giá danh nghĩa quá lâu. Và một khi duy trì tỷ giá cố định càng dài thì cái giá phải trả càng lớn.

Để tránh những hậu quả tương tự, chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh linh hoạt, phản ánh đúng với quan hệ cung cấp về ngoại hối, sở thích của người tiêu dùng, lạm phát, lợi tức của tài sản nội, ngoại tệ… để chống đỡ được các cú sốc của nền kinh tế. Vì vậy, từ năm 1999, NHNN chấm dứt công bố tỷ giá chính thức, mà chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời biên độ giao dịch dao động cũng giảm xuống chỉ còn (+) (-) 0,1%. Việc can thiệp của Nhà nước đối với tỷ giá được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN trên thị trường ngoại hối, xoá bỏ phương thức quản lý mang nặng tính chất hành chính chủ quan trước đây. Từ đó cho đến nay, tỷ giá hối đoái đã được hình thành theo cơ chế thị trường, bám sát sự biến động của thị trường thế giới, phản ánh tương đối sát quan hệ kinh tế quốc tế giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, nên đã cải thiện cơ bản cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

Tóm lại, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ với những đổi mới, hoàn thiện các công cụ của nó đã tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua. Chính sách tài chính và chính sách tiền tệ đã duy trì sự ổn định và tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, vượt qua sự ảnh hưởng tiêu cực của những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, tạo cơ sở vững chắc cho Việt Nam mở cửa và hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và thế giới an toàn và hiệu quả.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Thx anh Nghĩa.
Bài này chắc được dùng để báo cáo hội nghị gì đó nên đọc nghe rất êm tai. Anh (hay các bạn khác) có những thông tin cụ thể và những phân tích rõ ràng hơn không?

Thanh
 
Em Trần Thành Hưng thân mến, câu hỏi đầu tiên em đặt ra khi lập topic khiến chị băn khoăn không biết em đã tự mình nghiên cứu, mày mò về việc này chưa. Nếu em search trên mạng với từ khóa "chính sách tiền tệ" và chỉ tìm kiếm những trang ở Việt Nam thì em sẽ tìm thấy ngay bài mà anh Nghĩa post.

Chính sách tiền tệ là một vấn đề rất rộng, sẽ rất khó để trả lời em một cách cụ thể. Sao em không tự mình tìm hiểu trước về các khái niệm, tác động, ảnh hưởng của nó xem như thế nào. Nếu trong quá trình mày mò đó mà em không hiểu ở điểm nào thì hãy nêu ra để mọi người có thể giúp em một cách chi tiết và thấu đáo hơn. Thiết nghĩ em hãy tập cho mình thói quen này trong học tập cũng như trong cuộc sống, em sẽ vỡ ra được rất nhiều điều.

Riêng bài báo của Ths Nguyễn Hồng Phong có một điểm này chưa được cập nhật là: biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng bây giờ là (+) (-) 0.25%
 
Bạn Hưng muốn tìm hiểu về vấn đề này thì trước tiên nên đọc sách giáo khoa về kính tế tài chính trước, sau đó thì mới tìm hiểu về chính sách tiền tệ ở các nước có nền kinh tế mở như US hay la EU. Sau khi đã tương đối thông thạo, expert rồi thì mới nên quay về tìm hiểu VN chứ không nên xuất phát một cách ngược đời như vậy.

Cheers.
 
To Chị Nga: Em mà cái thói quen đó thì giỏi lâu rồi, cần gì phải hỏi ai. Tiếc là em lười lắm, mày mò vừa đói vừa buồn ngủ. Với lại các cụ bảo ko biết thì hỏi, muốn giỏi phải học mà em chỉ muốn biết thôi, chưa muốn giỏi.

To Anh Minh: Em mà không ngược đời thì đâu phải là em. Mà có chi nhỉ, sao lại phải tìm hiểu các nước trước rồi mới tìm hiểu VN?
 
Nhân đây tôi gửi bạn link tới một tài liệu rất hay về FED.
http://www.federalreserve.gov/pf/pdf/pf_complete.pdf
Tài liệu này tóm lược toàn bộ cấu trúc tổ chức, mục đích, phương pháp cũng như cách thức đưa ra các chính sách tài chính tiền tệ của FED. Nếu bạn đọc hết và hiểu hết tài liệu này thì có thể nói là bạn sẽ không những chỉ nắm được gốc rễ mục đích của các loại chính sách tài chính tiền tệ, vai trò nhiệm vụ của nó trong việc điều tiết nền kinh tế mà bạn còn có thể hiểu rõ hơn về nhiều vấn đề khá thú vị ko bao giờ được để cập trong sách giáo khoa hay các bài giảng trên trường, lớp. Có điều để hiểu được nội dung thì bạn cũng cần phải hiểu được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa trước đã.
 
File to vật vã! :-s
Với lại anh Minh, cái này là chính sách của Mỹ, khác hẳn VN mà.
 
To Anh Minh: Em mà không ngược đời thì đâu phải là em. Mà có chi nhỉ, sao lại phải tìm hiểu các nước trước rồi mới tìm hiểu VN?

Bạn Hưng thân mến để trả lời cho câu hỏi của bạn thì tôi nghĩ bạn nên liên tưởng tới khái niệm VN là nước có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy để hiểu rõ về khái niệm này thì trước tiên bạn phải nắm rõ kinh tế thị trường là thế nào trước rồi sau đó mới có khả năng kết hợp nó theo định hướng XHCN chứ phải không bạn trẻ? Cũng giống như bạn học toán thôi phải nắm rõ các định lý trước rồi mới xét đến các bổ đề được.
 
Phan Nhật Minh đã viết:
Bạn Hưng thân mến để trả lời cho câu hỏi của bạn thì tôi nghĩ bạn nên liên tưởng tới khái niệm VN là nước có nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy để hiểu rõ về khái niệm này thì trước tiên bạn phải nắm rõ kinh tế thị trường là thế nào trước rồi sau đó mới có khả năng kết hợp nó theo định hướng XHCN chứ phải không bạn trẻ? Cũng giống như bạn học toán thôi phải nắm rõ các định lý trước rồi mới xét đến các bổ đề được.
Nhắm mắt lại nhưng không liên tưởng tới cái gì hết. "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" thì liên quan như thế nào tới chính sách tiền tệ? Sao tự nhiên lại liên quan đến định lý với bổ đề? Mà toán em quên hết rồi, học chữ thầy trả hết cho thầy rồi.
 
Nền kinh tế của Việt Nam chưa hoàn toàn là nền kinh tế thị trường do cung cầu quyết định, mà ít nhiều vẫn có sự can thiệp (nói theo sách là điều tiết) của Nhà nước.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng vậy thôi, cụ thể là tỷ giá USD/VND vẫn do Ngân hàng Nhà nước áp đặt (nói theo sách là ấn định) chứ có do cung cầu của thị trường đâu.
 
Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường, chính vì vậy trong đàm phán WTO vừa qua Mỹ dành 12 năm để Việt Nam thực hiện các cam kết để trở thành nền kinh tế thị trường. Mà để được công nhận là nền kinh tế thị trường thì Hoa Kỳ, Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ đang đề ra những yêu cầu có liên quan mà không trực tiếp nằm trong điều kiện của tổ chức WTO, như tự do tôn giáo, nhân quyền.

"Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" là 1 đột biến gen?!? Mình mà còn không hiểu nổi nữa là Tây.

Chào Thân ái và Quyết thắng!
 
Mọi người có vẻ khoái chỉ trích: "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" :-s
Thế cho em hỏi một chút: Thể chế của VN và TQ tương tự nhau. Việt Nam chịu 12 năm "thử thách" còn TQ thì 15 năm. Nhưng chính sách tiền tệ của VN khác cái đó của TQ như thế nào?
 
:) Bạn Hưng đã thấy mọi người nói chưa, chả ai có thể hiểu được "Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" của VN là cái gì đâu đến ngay bản thân người nghĩ ra nó chắc chắn cũng chỉ là nói bừa, nói bậy. Vậy với một nền kinh tế còn chưa có quy luật, định hướng như vậy thì sao bạn lại chọn làm xuất phát điểm cho mình trong khi bạn còn chưa hiểu rõ các kiến thức và khái niệm cơ bản. Bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi muốn tìm hiểu bất kỳ vấn đề nào nhá.

Chúc bạn may mắn.
 
Quả thật mình nói đột biến gen là hơi nhẹ, có những nhà kinh tế còn gọi đùa đó là 1 quái thai. Bởi nếu tách 2 vế ra Bạn sẽ thấy rất buồn cười bởi nó khó lắm!

"Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa"

Bạn tự lấy ví dụ: vế 1:......... theo vế 2 ....................

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Đọc lại cái topic này có 2 vấn đề:

1. Chủ để của topic là chính sách tiền tệ, thế nhưng mọi người lại ko quan tâm đến nó lắm, mà toàn nói cái khác.

2. Cảm giác như "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là anh chàng giơ đầu chịu báng (scapegoat). Đột biến gien ko hẳn là xấu (Ví dụ: Dị Nhân). Quái thai chưa hẳn là ko tốt (Ví dụ: Thánh Gióng). Nếu muốn chỉ trích nó thì xin đưa ra những ví dụ cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. TQ là một phản ví dụ hay. Chính sách tiền tệ của nó ko hắn là tốt nhưng là "cần thiết" (ít ra thì có một trường phái ủng hộ quan điểm này) dù nó cũng "xã hội chủ nghĩa" và chính phủ cũng can thiệp ầm ầm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có bạn nào có tài liệu về thỏa thuận liên quan đến tỉ giá hối đoái giữa nhóm Asean+ 3 (Nhật, Tàu, Hàn) không?
 
Back
Bên trên