Tại sao lại nói các cầu thủ latin không phù hợp ở Ý hở anh Dũng. Thế những Maradona, Veron, Batistuta... thì sao ? Nói thẳng ra là hậu vệ ở Ý luôn rắn nhất thế giới đi. Ở Ý, muốn trụ hạng hay là vô địch đầu tiên bao giờ cũng cần một hàng hậu vệ thép đã, ít nhất cũng phải có một hai hậu vệ đỉnh, kể cả đội bóng nhỏ. Còn ở Tây Ban Nha thì sao ? Chỉ cần một nhạc trưởng tài ba là được, còn lại tất cả sàn sàn như nhau. Ở Anh thì hậu vệ như lũ gà vậy, vì vậy những Henry, Viera, Paolo Dicanio, Silvestre, Zola, Kanu ... ở Ý mấy ai biết đến nhưng sang Anh dê từ đầu sân đến cuối sân vài lần trong một trận cũng quá bình thường. Còn ở Ý thì sao ? Các cầu thủ gần như chỉ phô diễn kĩ thuật được một hai lần đầu khi chơi ở Ý thôi. Các HLV ở Ý sau một trận đều có thể bắt vị được cầu thủ. Không những thế, các hậu vệ Ý luôn là những người kĩ thuật như Maldini, J.Zaneti...
Chủ tịch ở Ý đóng vai trò quyết định hơn các chủ tịch nước khác nhiều. Họ đều là những người say mê bóng đá. Mỗi năm họ bỏ ra hàng trăn triệu đô tiền túi để mua các cầu thủ mà họ thấy thích. Nhìn hình ảnh bầu Đức và bầu Kiên ở Việt Nam đã hiện rõ ra quyết định của chủ tịch. Số tiền gần 200 triệu của Real bỏ ra trong 5 năm chỉ bằng số tiền Morati bỏ ra trong mùa giải 1998-1999 thôi.
Bóng đá ở các giải khác đơn thuần chỉ như phong trào trong mắt các đội bóng Ý. Italy khủng hoảng trong 4 năm ở C1 nhưng mấy ai biết rằng trong những năm đấy ở Calcio cũng khủng haongr kinh tế. Mà cái chức vô địch ở Serie A cũng bằng 3 lần cái cúp C1. Ngay cả giải nhì ở Serie A cũng hơn rồi. Đó cũng là lí do tại sao Serie A buông xuôi ở C1 trong vòng mấy năm qua.
Giải vô địch Ý luôn có dự cạnh tranh quyết liệt từ 5-6 đội ban đầu. Những phát hiện của mùa giải ( như Chievo, Atalanta, Bologna ) cũng chỉ đứng được tầm thứ 5 thôi. Còn ở Tây Ban Nha thì sao ? Ngoài Real, Valen, Barca, tính cả thêm Deportivo nữa đi thì vẫn bị đội bóng Sociedad vượt qua dễ dàng mà Sociedad chỉ có 2 cầu thủ làm nòng cốt là Karpin và Kovacevic. Nói chung là cứ đợi thời gian chứng minh tất cả.