Dịch từ "How to play good opening move" của Edmar Mednis - International Grandmaster.
ISBN 0-8129-3474-1
Mục lục:
Chương 1: Khai cuộc là gì
Chương 2: Các nước đi khởi đầu của Trắng
Chương 3: Các nước đi khởi đầu cho Đen
Chương 4: Đánh giá nước đi (Evaluation of Moves: The Practical Approach)
Chương 5: Phòng thủ Sicilian: Các khái niệm cơ bản
Chương 6: Phòng thủ Sicilian nâng cao
Chương 7: Queen's Gambit Declined: Các khái niệm cơ bản
Chương 8: Queen's Gambit Declined nâng cao
Chương 9: Những nước đi tồi và làm thế nào để không đi chúng
Chương 10: Nhập thành: sớm hay muộn
Chương 11: Tốt: Trung tâm, đội hình và các điểm yếu.
-----------------------------------------------------------------
Chương 1
Phần mở đầu của một ván cờ được gọi là khai cuộc. Tầm quan trọng của nó so với trung cuộc và tàn cuộc như thế nào ?
Câu hỏi này đã được tranh cãi từ nhiều góc độ nhưng chưa có một câu trả lời dứt khoát nào - người chơi cờ cần nhắm tới khả năng chơi tốt ở cả ba giai đoạn. Tuy nhiên, ta có thể nói rằng bạn nên nghiên cứu khai cuộc đầu tiên. Một thành ngữ Đức cho rằng "Khai cuộc tốt có nghĩa là bạn đã thắng nửa ván cờ". Có được lợi thế sớm không chỉ có giá trị thực tế mà còn có ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Biết rằng bạn ở vị trí có lợ sẽ giúp bạn tự tin trong trận chiến sắp tới. Ngược lại, đối thủ nhận thấy mìn ở vị trí bất lợi có thể sẽ không đủ bình tĩnh để đối mặt với trận chiến trung cuộc. Do đó, lợi thế khai cuộc có thể dẫn đến một thắng lợi dễ dàng ở trung cuộc.
Những kỳ thủ hàng đầu trong lịch sử cờ Vua mong có được gì ở khai cuộc ? J.R. Capablanca cho rằng nguyên tắc cơ bản là "phát triển nhanh và hiệu quả" với kết quả là khi các quân tham chiến chúng sẽ ở những "vị trí có lợi". Ông cũng đưa ra những lời khuyên bổ ích trong trường hợp đối phương đi một nước bất ngờ - vấn đè mà ai cũng đã từng gặp phải nhiều lần! "Hãy đi như bình thường" ("Play what you might call the common-senes move"). Ý Capablanca là hãy theo những nguyên tắc cơ bản nói trên. Dù cho nước bạn đi không phải là nước tốt nhất (thường thì cần có phân tích kỹ lưỡng để tìm ra nước đi tốt nhất), kế hoạch khai triển quân nhanh chóng và đến các vị trí an toàn sẽ tạo ra những nước đi rất tốt trong hầu hết các trường hợp.
Larry Evans đưa ra một định nghĩa theo kỹ thuật hiện đại khi nói "Khai cuộc là một cuộc chiến cho không gian, thời gian và lực lượng". ("The opening is a fight for space, time and force"). Svetozar Gligoric nhấn mạnh đến nhân tố thời gian; thời gian có nghĩa là tốc độ các quân cờ tham gia vào trận đánh. Theo ông, "Việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả trong khai cuộc thường đòi hỏi mỗi nước đi sẽ phát triển một quân mới." Lajos Portisch nêu ra một quan điểm triết học hơn, "Nhiệm vụ duy nhất của bạn trong khai cuộc là đạt đến trung cuộc với một thế trận không đến nỗi tệ." ("Your only task in the opening is to reach a playable middlegame."). Những ván cờ của Anatoly Karpop cho thấy về cơ bản ông đồng ý với quan điểm của Portisch. Cách tiếp cận khai cuộc của Robert. J. Fischer rất khắt khe, ông ưa thích quét sạch đối thủ khỏi bàn cờ ngay từ lúc bắt đầu.
Tất nhiên, mục tiêu cho Trắng và Đen là khác nhau. Thành công trong khai cuộc với Trắng có nghĩa là ít nhất bạn cũng có một lợi thế nhỏ. Mặt khác, Đen có thể hoàn toàn thoả mãn nếu có một thế cờ cân bằng sau khai cuộc. Cả Fischer và Karpov đều rất thành công trong việc giữ được một số lợi thế tự nhiên của quân Trắng. Chơi quân Đen khi đối đầu với họ luôn là một nhiệm vụ khó chịu. Mục đích khi chơi quân Đen của Karpov đã thay đổi đáng kể khi ông trở thành Vô địch thế giới vào năm 1975. Trước đó, khi thi đấu với những kiện tướng quốc tế, ông bằng lòng với thế trận an toàn, bình đẳng và kết quả hoà. Nhưng khi trở thành Vô địch thế giới, ông muốn thắng tất cả các ván cờ do đó khai cuộc của Karpov trở nên linh động hơn rất nhiều.
Với Fischer, các thế cờ linh động là quy luật không đổi. Đó là lý do vũ khí chính của ông khi chơi quân Đen luôn là Najdorf Sicilian chống lại 1 e4 và King's Indian và Grunfeld chống lại 1 d4. Những khai cuộc này đòi hỏi độ chính xác cực cao trong các nước đi của Trắng để thế chủ động không rơi vào tay Đen. Fischer ưa thích những tình huống như vậy và luôn nắm ngay bất cứ cơ hội nào. Nếu Trắng chơi hoàn hảo, ông nhận ra rằng sẽ cần có thời gian để tạo thế cân bằng. Rất ít khi ta thấy những đợt tấn công không có lợi trong các ván cờ của Fischer. Robert Byrne kể rằng khi họ cùng phân tích các ván cờ vào cuối những năm 1960, Fischer xem qua một số ván cờ của Bryne và tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy Bryne tấn công với quân Đen. (jumping the gun in playing attack with the Black pieces). Không tán thành, Fischer khuyên: "Khi chơi quân Đen bạn cần đạt được thế cờ ngang bằng trước khi chuyển sang tấn công".
Nói chung, Trắng nên nhắm đến mục tiêu có được một số lợi thế nhỏ sau khai cuộc trong khi Đen nên nhắm đến một thế trận cân bằng. Tuỳ theo mục đích chính của Đen là cần thắng hay hoà, Đen sẽ nhắm đến thế trận linh động hay thế trận an toàn, cân bằng. Liệu điều này có nghĩa là không có nước nào khác, ngoài những nước được ghi nhận trong các lý thuyết khai cuộc, có thể được coi là tốt nhất ? Tất nhiên là không - những nước đi hoặc kế hoạch khác có thể hợp lý khi có lý do tâm lý hay thực tế. Ví dụ, với đối thủ chơi không tốt khi khai cuộc không nằm trong lý thuyết, một nước đi bất ngờ với đối thủ này có thể tạo ra lợi thế rất lớn. Hay một người chơi biết, hiểu và thích thú với một loại khai cuộc nhưng những nhà lý thuyết cho rằng loại khai cuộc này sẽ gây bất lợi. Không sao cả. Mọi kỳ thủ nên chơi loại khai cuộc mà mình thấy thích và hiểu rõ nhất.
Một điểm khác cũng quan trọng là bạn cần có cái nhìn logic với cách chơi khai cuộc của bạn. Nếu Trắng <i>tự nguyện</i> chọn khai cuộc - nếu Đen chơi chính xác - sẽ đưa lợi thế cho đối phương thì quả là một sự dại dột. Các nước đi thử nghiệm với Trắng cần được giới hạn ở những nước mà trong trường hợp tồi tệ nhất cũng dẫn tới thế cờ cân bằng. Đen không nên liều chọn khai cuộc mà nếu Trắng chơi chính xác, Đen sẽ rơi vào tình thế bất lợi đến mức khả năng hồi phục là rất thấp. Các nước đi thử nghiệm với Đen cần được giới hạn ở những nước chỉ cho Trắng một lợi thế rất nhỏ, tối đa là bất lợi hơn một chút so với lý thuyết.
Khai cuộc kéo dài bao lâu ? Ranh giới giữa khai cuộc và trung cuộc là không rõ ràng. Rất nhiều sách về khai cuộc hiện nay thường xuyên phân tích tới nước 20 và hơn nữa. Trong trường hợp này, ván cờ đã đến giai đoạn trung cuộc. Một cách đơn giản, khai cuộc kết thúc khi các quân đã được phát triển xong.Thường thì điều này diễn ra trong vòng 10-15 nước. Một cách khác, chúng ta có thể nói khai cuộc kết thúc khi ít nhất một trong hai đấu thủ đạt được mục tiêu trong khai cuộc. Những mục tiêu này là gì chúng ta sẽ bàn tới ở phần tiếp theo.
Nguyên tắc cơ bản để thành công trong cờ Vua là nhận thức. Do đó dù bạn cần một số hiểu biết nhất định về khai cuộc, khả năng nhận thức những nước đi tốt trong khai cuộc có giá trị hơn nhiều so với việc nhớ hàng loạt những biến thể phức tạp của các loại khai cuộc. Capablanca công nhận rằng ông không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực khai cuộc. Năm 1919, trận đấu giữa ông và kiện tướng người Serbia Kostic, người được công nhận về khả năng ghi nhớ các loại khai cuộc, được tổ chức ở Havana. Capablanca miêu tả đối thủ: "Kostic nhớ như in tất cả các ván cờ của các kiện tướng trong vòng 20 năm trở lại đây và rất nhiều các ván cờ khác trước đó." Mặc dù vậy, Capablanca không nản lòng chút nào và với nhận thức sâu hơn, giành chiến thắng trong năm ván đầu tiên. Mặc dù với hiểu biết đáng kính nể về khai cuộc, Kostic sau đó xin thua.
ISBN 0-8129-3474-1
Mục lục:
Chương 1: Khai cuộc là gì
Phần 1: Các qui tắc chung
Phần 2: Các khái niệm đặc biệt
Phần 2: Các khái niệm đặc biệt
Chương 2: Các nước đi khởi đầu của Trắng
Phần 1: Các nước đi hoàn hảo
Phần 2: Các nước đi trung bình
Phần 3: Các nước đi kém
Phần 2: Các nước đi trung bình
Phần 3: Các nước đi kém
Chương 3: Các nước đi khởi đầu cho Đen
Phần 1: Các nước đi hoàn hảo
Phần 2: Các nước đi trung bình
Phần 3: Các nước đi kém
Phần 2: Các nước đi trung bình
Phần 3: Các nước đi kém
Chương 4: Đánh giá nước đi (Evaluation of Moves: The Practical Approach)
Chương 5: Phòng thủ Sicilian: Các khái niệm cơ bản
Phần 1: Giới thiệu
Phần 2: Các khái niệm cơ bản
Phần 2: Các khái niệm cơ bản
Chương 6: Phòng thủ Sicilian nâng cao
Chương 7: Queen's Gambit Declined: Các khái niệm cơ bản
Chương 8: Queen's Gambit Declined nâng cao
Chương 9: Những nước đi tồi và làm thế nào để không đi chúng
Chương 10: Nhập thành: sớm hay muộn
Chương 11: Tốt: Trung tâm, đội hình và các điểm yếu.
-----------------------------------------------------------------
Chương 1
Khai cuộc là gì ?
Phần 1. Những qui tắc chung
Phần 1. Những qui tắc chung
Phần mở đầu của một ván cờ được gọi là khai cuộc. Tầm quan trọng của nó so với trung cuộc và tàn cuộc như thế nào ?
Câu hỏi này đã được tranh cãi từ nhiều góc độ nhưng chưa có một câu trả lời dứt khoát nào - người chơi cờ cần nhắm tới khả năng chơi tốt ở cả ba giai đoạn. Tuy nhiên, ta có thể nói rằng bạn nên nghiên cứu khai cuộc đầu tiên. Một thành ngữ Đức cho rằng "Khai cuộc tốt có nghĩa là bạn đã thắng nửa ván cờ". Có được lợi thế sớm không chỉ có giá trị thực tế mà còn có ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Biết rằng bạn ở vị trí có lợ sẽ giúp bạn tự tin trong trận chiến sắp tới. Ngược lại, đối thủ nhận thấy mìn ở vị trí bất lợi có thể sẽ không đủ bình tĩnh để đối mặt với trận chiến trung cuộc. Do đó, lợi thế khai cuộc có thể dẫn đến một thắng lợi dễ dàng ở trung cuộc.
Những kỳ thủ hàng đầu trong lịch sử cờ Vua mong có được gì ở khai cuộc ? J.R. Capablanca cho rằng nguyên tắc cơ bản là "phát triển nhanh và hiệu quả" với kết quả là khi các quân tham chiến chúng sẽ ở những "vị trí có lợi". Ông cũng đưa ra những lời khuyên bổ ích trong trường hợp đối phương đi một nước bất ngờ - vấn đè mà ai cũng đã từng gặp phải nhiều lần! "Hãy đi như bình thường" ("Play what you might call the common-senes move"). Ý Capablanca là hãy theo những nguyên tắc cơ bản nói trên. Dù cho nước bạn đi không phải là nước tốt nhất (thường thì cần có phân tích kỹ lưỡng để tìm ra nước đi tốt nhất), kế hoạch khai triển quân nhanh chóng và đến các vị trí an toàn sẽ tạo ra những nước đi rất tốt trong hầu hết các trường hợp.
Larry Evans đưa ra một định nghĩa theo kỹ thuật hiện đại khi nói "Khai cuộc là một cuộc chiến cho không gian, thời gian và lực lượng". ("The opening is a fight for space, time and force"). Svetozar Gligoric nhấn mạnh đến nhân tố thời gian; thời gian có nghĩa là tốc độ các quân cờ tham gia vào trận đánh. Theo ông, "Việc sử dụng thời gian một cách hiệu quả trong khai cuộc thường đòi hỏi mỗi nước đi sẽ phát triển một quân mới." Lajos Portisch nêu ra một quan điểm triết học hơn, "Nhiệm vụ duy nhất của bạn trong khai cuộc là đạt đến trung cuộc với một thế trận không đến nỗi tệ." ("Your only task in the opening is to reach a playable middlegame."). Những ván cờ của Anatoly Karpop cho thấy về cơ bản ông đồng ý với quan điểm của Portisch. Cách tiếp cận khai cuộc của Robert. J. Fischer rất khắt khe, ông ưa thích quét sạch đối thủ khỏi bàn cờ ngay từ lúc bắt đầu.
Tất nhiên, mục tiêu cho Trắng và Đen là khác nhau. Thành công trong khai cuộc với Trắng có nghĩa là ít nhất bạn cũng có một lợi thế nhỏ. Mặt khác, Đen có thể hoàn toàn thoả mãn nếu có một thế cờ cân bằng sau khai cuộc. Cả Fischer và Karpov đều rất thành công trong việc giữ được một số lợi thế tự nhiên của quân Trắng. Chơi quân Đen khi đối đầu với họ luôn là một nhiệm vụ khó chịu. Mục đích khi chơi quân Đen của Karpov đã thay đổi đáng kể khi ông trở thành Vô địch thế giới vào năm 1975. Trước đó, khi thi đấu với những kiện tướng quốc tế, ông bằng lòng với thế trận an toàn, bình đẳng và kết quả hoà. Nhưng khi trở thành Vô địch thế giới, ông muốn thắng tất cả các ván cờ do đó khai cuộc của Karpov trở nên linh động hơn rất nhiều.
Với Fischer, các thế cờ linh động là quy luật không đổi. Đó là lý do vũ khí chính của ông khi chơi quân Đen luôn là Najdorf Sicilian chống lại 1 e4 và King's Indian và Grunfeld chống lại 1 d4. Những khai cuộc này đòi hỏi độ chính xác cực cao trong các nước đi của Trắng để thế chủ động không rơi vào tay Đen. Fischer ưa thích những tình huống như vậy và luôn nắm ngay bất cứ cơ hội nào. Nếu Trắng chơi hoàn hảo, ông nhận ra rằng sẽ cần có thời gian để tạo thế cân bằng. Rất ít khi ta thấy những đợt tấn công không có lợi trong các ván cờ của Fischer. Robert Byrne kể rằng khi họ cùng phân tích các ván cờ vào cuối những năm 1960, Fischer xem qua một số ván cờ của Bryne và tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy Bryne tấn công với quân Đen. (jumping the gun in playing attack with the Black pieces). Không tán thành, Fischer khuyên: "Khi chơi quân Đen bạn cần đạt được thế cờ ngang bằng trước khi chuyển sang tấn công".
Nói chung, Trắng nên nhắm đến mục tiêu có được một số lợi thế nhỏ sau khai cuộc trong khi Đen nên nhắm đến một thế trận cân bằng. Tuỳ theo mục đích chính của Đen là cần thắng hay hoà, Đen sẽ nhắm đến thế trận linh động hay thế trận an toàn, cân bằng. Liệu điều này có nghĩa là không có nước nào khác, ngoài những nước được ghi nhận trong các lý thuyết khai cuộc, có thể được coi là tốt nhất ? Tất nhiên là không - những nước đi hoặc kế hoạch khác có thể hợp lý khi có lý do tâm lý hay thực tế. Ví dụ, với đối thủ chơi không tốt khi khai cuộc không nằm trong lý thuyết, một nước đi bất ngờ với đối thủ này có thể tạo ra lợi thế rất lớn. Hay một người chơi biết, hiểu và thích thú với một loại khai cuộc nhưng những nhà lý thuyết cho rằng loại khai cuộc này sẽ gây bất lợi. Không sao cả. Mọi kỳ thủ nên chơi loại khai cuộc mà mình thấy thích và hiểu rõ nhất.
Một điểm khác cũng quan trọng là bạn cần có cái nhìn logic với cách chơi khai cuộc của bạn. Nếu Trắng <i>tự nguyện</i> chọn khai cuộc - nếu Đen chơi chính xác - sẽ đưa lợi thế cho đối phương thì quả là một sự dại dột. Các nước đi thử nghiệm với Trắng cần được giới hạn ở những nước mà trong trường hợp tồi tệ nhất cũng dẫn tới thế cờ cân bằng. Đen không nên liều chọn khai cuộc mà nếu Trắng chơi chính xác, Đen sẽ rơi vào tình thế bất lợi đến mức khả năng hồi phục là rất thấp. Các nước đi thử nghiệm với Đen cần được giới hạn ở những nước chỉ cho Trắng một lợi thế rất nhỏ, tối đa là bất lợi hơn một chút so với lý thuyết.
Khai cuộc kéo dài bao lâu ? Ranh giới giữa khai cuộc và trung cuộc là không rõ ràng. Rất nhiều sách về khai cuộc hiện nay thường xuyên phân tích tới nước 20 và hơn nữa. Trong trường hợp này, ván cờ đã đến giai đoạn trung cuộc. Một cách đơn giản, khai cuộc kết thúc khi các quân đã được phát triển xong.Thường thì điều này diễn ra trong vòng 10-15 nước. Một cách khác, chúng ta có thể nói khai cuộc kết thúc khi ít nhất một trong hai đấu thủ đạt được mục tiêu trong khai cuộc. Những mục tiêu này là gì chúng ta sẽ bàn tới ở phần tiếp theo.
Nguyên tắc cơ bản để thành công trong cờ Vua là nhận thức. Do đó dù bạn cần một số hiểu biết nhất định về khai cuộc, khả năng nhận thức những nước đi tốt trong khai cuộc có giá trị hơn nhiều so với việc nhớ hàng loạt những biến thể phức tạp của các loại khai cuộc. Capablanca công nhận rằng ông không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực khai cuộc. Năm 1919, trận đấu giữa ông và kiện tướng người Serbia Kostic, người được công nhận về khả năng ghi nhớ các loại khai cuộc, được tổ chức ở Havana. Capablanca miêu tả đối thủ: "Kostic nhớ như in tất cả các ván cờ của các kiện tướng trong vòng 20 năm trở lại đây và rất nhiều các ván cờ khác trước đó." Mặc dù vậy, Capablanca không nản lòng chút nào và với nhận thức sâu hơn, giành chiến thắng trong năm ván đầu tiên. Mặc dù với hiểu biết đáng kính nể về khai cuộc, Kostic sau đó xin thua.
Chỉnh sửa lần cuối: