Ngô Đào Duy
(dao duy)
New Member
Cố Lưu Hinh tự thuật chuyện dạy Bác Hồ tập Thái Cực Quyền
Giới thiệu về tác giả:
Cố Lưu Hinh (1908-1990), người Thượng Hải (TQ), là một trong những chuyên gia về Thái Cực Quyền nổi tiếng trong và ngoài Trung Quốc. Ông đến với võ thuật từ năm 11 tuổi, trong suốt hơn 60 ngoài việc chuyên tâm luyện quyền, ông còn thăm viếng nhiều bậc đại sư, danh sư quyền thuật khắp Trung Quốc, khiêm tốn học hỏi, chuyên tâm nghiên cứu Thái Cực Quyền.Trong suốt cuộc đời, ông dốc tâm nghiên cứu, tìm tòi, tận dụng những thế mạnh của từng môn võ thuật, chú trọng đến thực chiến, đồngthời có những so sánh khám phá hết sức có giá trị.Cố Lưu Hinh từng giữ chức Phó sở nghiên cứu kiêm trưởng khoa thể dục Thượng Hải, chủ tịch Hiệp hội võ thuật Thượng Hải, Ủy viên hội biên tập “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc”, sau này có các tác phẩm như “ Thái Cực Quyền giản hóa”, “Làm thế nào để luyện Thái Cực Quyền”, “Thái Cực Quyền thuật”, “Nghiên cứu Thái Cực Quyền”, “Trần thức Thái Cực Quyền”, “Pháo chùy-Trần thức TCQ lộ thứ hai”…Ông cũng từng nhiều lần ra nước ngoài dạy quyền. Bài viết này chúng tôi xin đăng tự thuật của ông về chuyến sang Việt Nam truyền dạy Thái Cực Quyền cho Hồ chủ tịch.
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1957 tôi vinh dự được sang Việt Nam dạy Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền. Lý do của chuyến đi này được bắt đầu từ chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Chu Ân Lai và phó thủ tướng Hạ Long vào tháng 10 năm 1956, khi đó Hạ Long có giới thiệu với Hồ chủ tịch về tác dụng dưỡng sinh, trị bệnh của Thái Cực Quyền rất có giá trị đối với người cao tuổi. Hồ chủ tịch nghe xong rất hứng thú, hy vọng phía Trung Quốc có thể cử chuyên gia sang hướng dẫn. Được sự nhất trí của Ủy ban thể dục thể thao quốc gia, nhiệm vụ này cuối cùng được cắt cử cho tôi.
Đầu tháng 1/1957 tôi đến Bắc Kinh, cùng ngày đến UBTDTT, tại khoa võ thuật tôi gặp được Mao Bá Khiết, ông nói: “ Kể từ khi thành lập nhà nước đến nay, đây là lần đầu tiên cắt cử huấn luyện viên võ thuật ra nước ngoài dạy quyền, mà lại là huấn luyện cho Hồ chủ tịch,người bạn láng giềng hữu hảo của dân tộc Trung Hoa, thật là đáng mừng”. Buổi chiều hôm đó, Đường Hào- người bạn của tôi- cũng đến khoa võ thuật, ông đang bận viết cuốn “Thái Cực Quyền nguyên lưu”, vội vàng đưa cho tôi xem, đồng thời trao đổi vài lời với tôi trước lúc sang Việt Nam dạy quyền. Ban đầu UBTDTT định là dạy Thái Cực Quyền giản hóa trong thời gian một tháng. Trước đó ở Thượng Hải tôi đã chuẩn bị giáo trình Dương thức Thái cực Quyền. Về phương pháp huấn luyện, tôi cũng đã bàn bạc, trao đổi thêm với một số bạn bè, nghĩ rằng Hồ chủ tịch tuổi cao cho nên lượng vận động không nên quá nhiều. Lúc này tôi cũng gấp rút chuẩn bị kế hoạch dạy Thái Cực Quyền giản hóa, đồng thời cùng với chủ biên Thái Cực Quyền giản hóa Lý Thiên Ký nghiên cứu thêm, tôi cũng tranh thủ hướng dẫn Dương thức thái cực đao cho Lý.Tôi ở Bắc Kinh khoảng hơn 10 ngày, một mặt chuẩn bị tốt công tác huấn luyện, mặt khác đến Bộ ngoại giao, nguyên Phó ty Á Châu là Tạ Song Thu có tâm sự cùng tôi về chuyến đi lần này, ông nói: “Chuyến đi Việt Nam lần này có liên quan đến hai Nhà nước, hai Đảng, cho nên cần phải nghiêm túc, cẩn thận, chú ý đến phương diện lễ nghi, sau khi đến Hà Nội, cần liên lạc và gặp gỡ các đồng chí trong Đại sứ quán”.
Khi đó tôi còn một việc nữa, đó là tiếp tục học Trần thức Thái Cực Quyền và thôi thủ dưới sự chỉ dẫn của đại sư Trần Phát Khoa. Trước đó tôi cũng đã liên hệ, mời thầy Trần Phát Khoa và Đường Hào đến chơi. Biết tôi sắp ra nước ngoài dạy quyền, Trần sư phụ rất mừng, ông bảo tôi đi một bài quyền Trần thức, quan sát tôi thực hiện hết sức kỹ càng, nhận xét tôi có tiến bộ và nói: “ anh đi quyền mất sức quá, mệt, hô hấp lại không thuận”. Bởi vì tôi luyện Dương thức, hô hấp tự nhiên, trong khi Trần thức thì mỗi một động tác đều phải kết hợp với hô hấp, hít thở không thiếu một nhịp. Do thời gian cấp thiết nên mỗi ngày một lần tôi đều đến nhà Trần sư phụ luyện thêm Trần thức, thậm chí có ngày đến hai ba lần. Tôi biết chuyến đi lần này tuy không dạy Trần thức nhưng xét dưới góc độ lý luận, học thuật, giảng nghĩa…thì đó là việc cần phải nắm bắt, cho nên tôi luyện khá là vất vả, năm đó tôi đã 49 tuổi. Trần sư phụ rất ít lời, nhưng rất kiên quyết. Ông khá quý tôi nên khi thôi thủ thường rất nhẹ nhàng, bởi vậy mà tôi chưa phải nếm trải những đòn đau.
Trong thời gian chuẩn bị tại Bắc Kinh, phó chủ nhiệm UBTDTT Hoàng Trung thường đến bàn luận võ thuật. Tôi có nói với ông Hoàng rằng : “ Thái Cực Quyền có nội dung chiến đấu, Hồ chủ tịch tuổi đã cao, hơn nữa lại là lãnh đạo Nhà nước, tôi dạy có lẽ nhẹ cũng không được mà nặng thì cũng không xong. Bởi vị tập nhẹ quá thì không có hiệu quả, mà nặng quá thì e bị cho rằng là không tôn trọng mọi người”.Ông Hoàng nói : “ anh không cần phải dạy mấy thứ chiến đấu, kỹ kích đó mà chú ý đến phương diện y lý trị bệnh là được”.
Ngày 12 tháng 1 năm 1957 tối đi chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế đến thủ đô Hà Nội. Hồ chủ tịch cử chủ nhiệm Ban ngoại vụ ra ga đón tôi. Chủ nhiệm văn phòng Đại sứ quán Trung Quốc Trương Anh đưa tôi về nghỉ tại nhà khách của Đại sứ quán. Thời điểm đó Hồ chủ tịch đang chủ trì Đại hội toàn quốc, nhưng ngày hôm sau ông vẫn bớt thời gian để gặp tôi. Đại sứ La Quý Ba nói : “ Dạy Thái Cực Quyền cũng là quan hệ ngoại giao”. Vì vậy ông cùng tôi đến gặp Hồ chủ tịch. Nơi ở của Hồ chủ tịch là căn nhà hai tầng gồm ba phòng mở, phòng khách có đặt một bộ ghế mây, quần áo của Người mặc cũng rất giản dị, đó là một bộ kaki màu vàng nhạt. Hồ chủ tịch nói chuyện với tôi bằng tiếng Quảng Đông rất lưu loát. Ông nói phó thủ tướng Hạ Long rất ham mê võ thuật, mỗi lần nói chuyện về võ thuật là cứ liền một mạch hai ba tiếng đồng hồ không nghỉ. Hồ chủ tịch cũng nói là vào năm 1930 ông cũng đã từng tập võ thuật tại Thượng Hải, cho nên sức khỏe cũng hồi phục rất nhiều, khi đó từng nhìn thấy một cụ già râu dài dạy Thái Cực Quyền tại khu Hồng Khẩu (Thượng Hải). Tôi đem ba cuốn Thái Cực Quyền giản hóa do UBTDTT ấn hành và toàn bộ hình ảnh Dương Trừng Phủ đi quyền tặng cho Hồ chủ tịch. Hồ chủ tịch nói với Đại sứ La rằng : “ Tuổi của ông như vậy cũng nên tập Thái Cực Quyền, người trung cao niên cũng cần có sự vận động thích hợp”. Sau đó Hồ chủ tịch có nói Người đang bận Đại hội, lại cận kề với Tết âm lịch nên tạm thời chưa triển khai vội, đồng thời quyết định ngày 5/2 bắt đầu tập.
Khi mới đến Hà Nội, về chuyện sắp xếp nơi ở cho tôi, Đại sứ quán cũng đã bàn bạc qua. Ban đầu nghĩ nên để cho tôi ở cùng Hồ chủ tịch nhưng lại ngại rằng ngôn ngữ bất đồng, không tiện,sau đó quyết định để tôi nghỉ tại Đại sứ quán. Như vậy một mặt tôi vừa có thể dạy quyền, mặt khác có thêm thời gian nghiên cứu thêm sử liệu võ thuật với lý luận, tác dụng chữa bệnh của Thái Cực Quyền. Vì sợ các đồng chí Việt Nam không hiểu hết được Thái Cực Quyền, vì nó không dũng mãnh như các môn quyền thuật khác. Thái Cực Quyền vận động chậm, làm thế nào mà có thể chứng minh được hiệu quả của nó?Vì vậy tôi viết tài liệu, sau đó nhờ dịch sang tiếng Việt, in phát cho mọi người.
Trước khi chính thức tập luyện, Hồ chủ tịch cho thư ký Tạ Quang Kiện đến Đại sứ quán bàn bạc kế hoạch huấn luyện. Thông qua thư ký Tạ,tôi cũng tranh thủ tìm hiểu thêm tình hình sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi của Hồ chủ tịch để thuận tiện trong việc sắp xếp giờ giấc và lượng vận động. Thư ký Tạ nói Hồ chủ tịch rất thích thể dục, vận động, ăn uống hết sức điều độ, trước đây Người thích cưỡi ngựa, đồng thời hứng thú với những con ngựa bất kham vì cho rằng những con ngựa này mới là ngựa tốt., chỉ cần nắm được cách chế phục nó thì cưỡi nhanh như bay. Ngoài ra Người còn thích leo núi, chèo thuyền.Năm 1945, cận vệ trưởng của Hồ chủ tịch cũng đã từng hướng dẫn Người tập Thiếu Lâm Quyền. Do hơn 20 năm bị cầm tù trong nhà tù Quốc dân đảng, hơn nữa thời gian gần đây công việc bận bịu nên Người ngủ không được ngon, 23h đêm đi ngủ, sáng sớm 4h đã thức dậy.Tôi đề nghị là Hồ chủ tịch nên tập nhẹ nhàng, thư thái, cốt yếu là cải thiện giấc ngủ. Ngày hôm sau Hồ chủ tịch còn viết giấy hẹn tôi nói chuyện thêm kế hoạch tập, ông đồng ý tập Thái Cực Quyền giản hóa trong vòng 40 ngày là kết thúc. Tôi đề nghị là Hồ chủ tịch, thư ký cùng một số cán bộ khác tập riêng, nhưng ông lại muốn tập cùng tất cả mọi người cho vui vẻ, sôi nổi.
Hồ chủ tịch quy định thời gian tập, buổi sáng từ 6h-6h30, buổi chiều từ 18h-19h. Trong buổi tiệc chúc mừng năm mới, tôi được Hồ chủ tịch mời tham dự và giới thiệu với một số cán bộ cao cấp, phần lớn trong số họ là xuất thân từ quân ngũ, cơ thể vạm vỡ, sức khỏe dồi dào, tôi tự nghĩ là không biết liệu mọi người có chịu tiếp thu nguyên tắc của Thái Cực Quyền được hay không?Do vậy tôi có đề nghị với Hồ chủ tịch rằng, trước tiên giảng về quyền lý, phương pháp luyện tập, để có cơ sở ban đầu, Hồ chủ tịch rất tán đồng. Hàng ngày tôi dành hai tiếng đồng hồ giảng về lịch sử thể dục chữa bệnh Trung Hoa, đặc điểm của Thái Cực Quyền, mối quan hệ giữa Thái Cực Quyền với tâm lý học, sinh lý học, lực học, học viên có đến hơn 30 người cùng tham gia. Khi phiên dịch viên gặp phải những từ ngữ khó về lịch sử Trung Quốc, Hồ chủ tịch liền đích thân thuyết minh thêm, Người còn yêu cầu phiên dịch viên soạn và dịch lại các bài giảng sang tiếng Việt, sau đó in và phát cho tất cả mọi người.
Sau một tháng tập luyện, tôi hỏi thư ký Tạ Quang Kiện : “ Sau khi luyện quyền thì Hồ chủ tịch ngủ ra sao? Thư ký Tạ nói: “ Giấc ngủ đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa được như hai năm trước”. Hai ngày trước khi dạy hết toàn bộ bài quyền, Hồ chủ tịch rất vui mừng nói với tôi : “ Hiệu quả của Thái Cực Quyền rất tốt, rất có lợi cho giấc ngủ”. Thư ký Tạ và cận vệ trưởng Vương Văn Chương đều nói là buổi sáng Người dạy từ 4h, sau đó bắt đầu bật đèn và tự tập Thái Cực Quyền.Buổi sáng Hồ chủ tịch cùng với thư ký, cảnh vệ, đầu bếp tập 3-4 lần quyền, buổi tối có lúc lại ngồi xem tôi hướng dẫn luyện, vừa tập theo đồng thời chỉnh tư thế cho mọi người. Hồ chủ tịch vốn có cơ bản về võ thuật cho nên tư thế động tác gọn và chuẩn hơn những người khác, tốc độ cũng nhanh hơn chút, nhưng Người cũng kiên trì đợi tập cùng với mọi người đến khi nào thuần thục mới thôi, theo kế hoạch là 40 ngày nhưng vì vậy mà phải kéo dài thêm. Từ ngày 5/2 đến ngày 16/4, đã trải qua 62 ngày luyện, Hồ chủ tịch cho rằng mọi người đã thuộc, nhưng hô hấp vẫn chưa ăn khớp với động tác, đồng thời đi quyền cũng chưa được đẹp, hy vọng là tôi có thể kéo dài thêm chút thời gian nữa. Cùng thời điểm đó, Hồ chủ tịch còn yêu cầu Ủy ban thể dục, quân ủy mỗi nơi cử 10 thanh niên đến để tôi dạy Thái Cực Quyền, tiện cho việc mở rộng sau này.Một lớp luyện Thái Cực Quyền giản hóa, một lớp khác thì luyện Trần thức Thái Cực Quyền giản hóa. Học viên của các lớp này về sau đều dạy quyền trong các cơ quan của mình, thậm chí có người chuyên phụ trách về võ thuật trong Ủy ban TDTT còn xuất bản sách về Thái Cực Quyền nữa.
Vì tôi đã có kế hoạch với Nhà nước là đi Việt Nam trong vòng một tháng thôi, nay đã quá thời gian rất nhiều, trong nước cũng còn có nhiều việc phải giải quyết, đặc biệt là tháng 7 phải tham gia Đại hội võ thuật toàn Trung Quốc, vì vậy tôi đem ý định về nước bày tỏ với Đại sứ La Quý Ba. Ban đầu đại sứ đồng ý sẽ nói lại với Hồ chủ tịch, sau nói rằng hàng ngày tôi thường gặp Hồ chủ tịch nên lựa lời nói với Người. Vì vậy trong một buổi luyện quyền tôi liền bày tỏ ý định của mình với Hồ chủ tịch. Sau đó mấy hôm Hồ chủ tịch có nói với tôi : “Nếu đã vậy thì chúng tôi cũng không giữ anh ở lại nữa, hy vọng sau này có cơ hội thì lại mời anh sang dạy quyền”.
Năm đó nghe thư ký Tạ nói lại rằng, thủ tướng Phạm Văn Đồng thích chơi bóng, chạy bộ, đồng thời cũng muốn học quyền, nhưng do trọng trách thủ tướng, hạn hẹp về thời gian nên khó định, cho nên không thực hiện được ý nguyện, kết quả là chỉ cắt cử được thư ký của mình đi học. Sau đó tôi có gặp lại thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông nói lần này quả thực không có thời gian, sau này có cơ hội nhất định sẽ học.
Nghĩ lại quãng thời gian khi hướng dẫn Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền, tôi cảm thấy Hồ chủ tịch có cảm tình rất sâu nặng với Trung Quốc, luôn kể về những chuyện quá khứ của Người tại Trung Quốc.Người nói trong những năm 20 do phong trào cách mạng bị giặc Pháp đàn áp nên Người phải sang Trung Quốc, nhưng bị chính quyền Quốc dân đảng bắt cầm tù, những vết thương trên cơ thể Người là vết tích của những tháng ngày trong lao ngục để lại. Tại Trung Quốc, Hồ chủ tịch quen biết rất nhiều những cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc, quan hệ rất mật thiết với nguyên phó thủ tướng Trung Quốc là Lý Phú Xuân, Lý có tặng lại Người một chiếc đồng hồ treo tường mà đến nay Người vẫn sử dụng. Hồ chủ tịch là người rất dễ gần, hết sức thân thiện. Khi đoàn ca múa Cáp Nhĩ Tân sang Hà Nội biểu diễn, trong buổi lễ chúc mừng, Hồ chủ tịch còn giới thiệu tôi là thày dạy Thái Cực Quyền của Người với tất cả các anh chị em trong đoàn, đồng thời bảo tôi biểu diễn Trần thức Thái Cực Quyền cho mọi người xem.Trong thời gian ở Việt Nam có đến ba lần Hồ chủ tịch cho tôi tiền tiêu vặt, tôi kiên quyết chối từ, cả ba lần Người đều lấy những lý do khác nhau bắt tôi nhận bằng được.Khi chia tay Hồ chủ tịch còn tặng tôi một chiếc đồng hồ đeo tay làm kỷ niệm, tiền và quà tặng đều là tự Người bỏ tiền túi ra. Có một lần khi trò chuyện cùng Hồ chủ tịch, tôi có nói đến chuyện thuốc lá Việt Nam đắt đỏ, khi đó phần lớn thuốc lá ở Việt Nam là do Trung Quốc sản xuất, như Đại Tiền Môn, Bạch Kim Long…Đại sứ quán biếu tôi thuốc lá, nhưng Hồ chủ tịch không lâu cũng biếu tôi một cây thuốc Bạch Kim Long, qua đó có thể thấy Người rất biết quan tâm đến mọi người dù chỉ là chi tiết rất nhỏ.
Tại buổi liên hoan kết thúc khóa học, rất nhiều học viên tặng tôi ảnh kỷ niệm, có đồng chí còn đem huân huy chương được tặng trong chiến dịch Điện Biên Phủ tặng cho tôi.Tại buổi lễ Hồ chủ tịch có nói: “ Thái Cực Quyền đem lại hiệu quả rất tốt, hy vọng mọi người kiên trì tập luyện, truyền dạy cho những người khác”. Thư ký Tạ và phiên dịch viên bố trí đưa tôi thăm thắng cảnh Hà Nội trong vòng hai ngày. Ngày 17 tháng 4 tôi rời Hà Nội về nước, thư ký Tạ và rất nhiều người cùng ra ga tiễn tôi, mọi người quyến luyến khá lâu, sau đó cùng chúc Hồ chủ tịch mạnh khỏe sống lâu.
Trong thời gian ở Việt Nam tôi cảm thấy người dân rất hiền lành, hữu hảo. Kháng chiến ác liệt, thu nhập tài chính của cả nước chỉ đủ nuôi bộ đội, phần còn lại là do Trung Quốc viện trợ. Người dân Việt Nam rất có cảm tình với nhân dân Trung Quốc. Có lần trong quán cà phê dùng điểm tâm, một số người Việt Nam thấy tôi mặc trang phục Tôn Trung Sơn liền rất thân thiện chào hỏi, đi đến đâu tôi cũng cảm thấy tràn ngập một bầu không khí hữu hảo.
Đầu tháng 12 năm 1957, lãnh đạo Bộ thương mại cử tôi đến gặp Cục trưởng cục công an thành phố Thượng Hải Hoàng Xích Ba. Cục trưởng Hoàng bảo tôi đi Quảng Châu dạy Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền. Tôi vội vàng chuẩn bị hành lý, lúc lên tàu người đi cùng mới bảo tôi là nơi đến là Hàng Châu.Tôi cười và nói bên công an các vị chỉ thích làm bí mật.Tôi ở tại khách sạn Đại Hoa bên cạnh Tây Hồ, còn Hồ chủ tịch thì ở tại Hoa viên Tạ Gia, khoảng cách hai nơi cũng không xa lắm. Gặp lại Hồ chủ tịch, hai bên đều rất nỗi vui mừng. Hồ chủ tịch bảo tôi rằng ông ngày nào cũng kiên trì tập Thái Cực Quyền, hiệu quả thấy rõ rệt, lần này đến Trung Quốc điều dưỡng, tranh thủ củng cố nâng cao thêm quyền thuật. Tại Hàng Châu, hướng dẫn Hồ chủ tịch tiếp khoảng nửa tháng, khi chia tay Người tặng tôi bức chạm Tháp rùa hồ Hoàn Kiếm bằng ngà voi rất đẹp.
Sau khi về nước tôi liền viết tặng Hồ chủ tịch bài “Thái Cực Quyền tụng” theo thể thơ thất ngôn, đồng thời mời nhà thư pháp nổi tiếng Thẩm Doãn Mặc bình chỉnh. Khi đó Thẩm tiên sinh tuổi đã cao sức đã yếu, bình thường rất ít viết chữ, nhưng ông vẫn vui vẻ và cố viết cho tôi mấy trăm chữ liền trong bài tụng, tôi thật cảm kích.
(Theo “Võ thuật Trung Hoa” 8/2004)
Giới thiệu về tác giả:
Cố Lưu Hinh (1908-1990), người Thượng Hải (TQ), là một trong những chuyên gia về Thái Cực Quyền nổi tiếng trong và ngoài Trung Quốc. Ông đến với võ thuật từ năm 11 tuổi, trong suốt hơn 60 ngoài việc chuyên tâm luyện quyền, ông còn thăm viếng nhiều bậc đại sư, danh sư quyền thuật khắp Trung Quốc, khiêm tốn học hỏi, chuyên tâm nghiên cứu Thái Cực Quyền.Trong suốt cuộc đời, ông dốc tâm nghiên cứu, tìm tòi, tận dụng những thế mạnh của từng môn võ thuật, chú trọng đến thực chiến, đồngthời có những so sánh khám phá hết sức có giá trị.Cố Lưu Hinh từng giữ chức Phó sở nghiên cứu kiêm trưởng khoa thể dục Thượng Hải, chủ tịch Hiệp hội võ thuật Thượng Hải, Ủy viên hội biên tập “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc”, sau này có các tác phẩm như “ Thái Cực Quyền giản hóa”, “Làm thế nào để luyện Thái Cực Quyền”, “Thái Cực Quyền thuật”, “Nghiên cứu Thái Cực Quyền”, “Trần thức Thái Cực Quyền”, “Pháo chùy-Trần thức TCQ lộ thứ hai”…Ông cũng từng nhiều lần ra nước ngoài dạy quyền. Bài viết này chúng tôi xin đăng tự thuật của ông về chuyến sang Việt Nam truyền dạy Thái Cực Quyền cho Hồ chủ tịch.
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1957 tôi vinh dự được sang Việt Nam dạy Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền. Lý do của chuyến đi này được bắt đầu từ chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Chu Ân Lai và phó thủ tướng Hạ Long vào tháng 10 năm 1956, khi đó Hạ Long có giới thiệu với Hồ chủ tịch về tác dụng dưỡng sinh, trị bệnh của Thái Cực Quyền rất có giá trị đối với người cao tuổi. Hồ chủ tịch nghe xong rất hứng thú, hy vọng phía Trung Quốc có thể cử chuyên gia sang hướng dẫn. Được sự nhất trí của Ủy ban thể dục thể thao quốc gia, nhiệm vụ này cuối cùng được cắt cử cho tôi.
Đầu tháng 1/1957 tôi đến Bắc Kinh, cùng ngày đến UBTDTT, tại khoa võ thuật tôi gặp được Mao Bá Khiết, ông nói: “ Kể từ khi thành lập nhà nước đến nay, đây là lần đầu tiên cắt cử huấn luyện viên võ thuật ra nước ngoài dạy quyền, mà lại là huấn luyện cho Hồ chủ tịch,người bạn láng giềng hữu hảo của dân tộc Trung Hoa, thật là đáng mừng”. Buổi chiều hôm đó, Đường Hào- người bạn của tôi- cũng đến khoa võ thuật, ông đang bận viết cuốn “Thái Cực Quyền nguyên lưu”, vội vàng đưa cho tôi xem, đồng thời trao đổi vài lời với tôi trước lúc sang Việt Nam dạy quyền. Ban đầu UBTDTT định là dạy Thái Cực Quyền giản hóa trong thời gian một tháng. Trước đó ở Thượng Hải tôi đã chuẩn bị giáo trình Dương thức Thái cực Quyền. Về phương pháp huấn luyện, tôi cũng đã bàn bạc, trao đổi thêm với một số bạn bè, nghĩ rằng Hồ chủ tịch tuổi cao cho nên lượng vận động không nên quá nhiều. Lúc này tôi cũng gấp rút chuẩn bị kế hoạch dạy Thái Cực Quyền giản hóa, đồng thời cùng với chủ biên Thái Cực Quyền giản hóa Lý Thiên Ký nghiên cứu thêm, tôi cũng tranh thủ hướng dẫn Dương thức thái cực đao cho Lý.Tôi ở Bắc Kinh khoảng hơn 10 ngày, một mặt chuẩn bị tốt công tác huấn luyện, mặt khác đến Bộ ngoại giao, nguyên Phó ty Á Châu là Tạ Song Thu có tâm sự cùng tôi về chuyến đi lần này, ông nói: “Chuyến đi Việt Nam lần này có liên quan đến hai Nhà nước, hai Đảng, cho nên cần phải nghiêm túc, cẩn thận, chú ý đến phương diện lễ nghi, sau khi đến Hà Nội, cần liên lạc và gặp gỡ các đồng chí trong Đại sứ quán”.
Khi đó tôi còn một việc nữa, đó là tiếp tục học Trần thức Thái Cực Quyền và thôi thủ dưới sự chỉ dẫn của đại sư Trần Phát Khoa. Trước đó tôi cũng đã liên hệ, mời thầy Trần Phát Khoa và Đường Hào đến chơi. Biết tôi sắp ra nước ngoài dạy quyền, Trần sư phụ rất mừng, ông bảo tôi đi một bài quyền Trần thức, quan sát tôi thực hiện hết sức kỹ càng, nhận xét tôi có tiến bộ và nói: “ anh đi quyền mất sức quá, mệt, hô hấp lại không thuận”. Bởi vì tôi luyện Dương thức, hô hấp tự nhiên, trong khi Trần thức thì mỗi một động tác đều phải kết hợp với hô hấp, hít thở không thiếu một nhịp. Do thời gian cấp thiết nên mỗi ngày một lần tôi đều đến nhà Trần sư phụ luyện thêm Trần thức, thậm chí có ngày đến hai ba lần. Tôi biết chuyến đi lần này tuy không dạy Trần thức nhưng xét dưới góc độ lý luận, học thuật, giảng nghĩa…thì đó là việc cần phải nắm bắt, cho nên tôi luyện khá là vất vả, năm đó tôi đã 49 tuổi. Trần sư phụ rất ít lời, nhưng rất kiên quyết. Ông khá quý tôi nên khi thôi thủ thường rất nhẹ nhàng, bởi vậy mà tôi chưa phải nếm trải những đòn đau.
Trong thời gian chuẩn bị tại Bắc Kinh, phó chủ nhiệm UBTDTT Hoàng Trung thường đến bàn luận võ thuật. Tôi có nói với ông Hoàng rằng : “ Thái Cực Quyền có nội dung chiến đấu, Hồ chủ tịch tuổi đã cao, hơn nữa lại là lãnh đạo Nhà nước, tôi dạy có lẽ nhẹ cũng không được mà nặng thì cũng không xong. Bởi vị tập nhẹ quá thì không có hiệu quả, mà nặng quá thì e bị cho rằng là không tôn trọng mọi người”.Ông Hoàng nói : “ anh không cần phải dạy mấy thứ chiến đấu, kỹ kích đó mà chú ý đến phương diện y lý trị bệnh là được”.
Ngày 12 tháng 1 năm 1957 tối đi chuyến tàu hỏa liên vận quốc tế đến thủ đô Hà Nội. Hồ chủ tịch cử chủ nhiệm Ban ngoại vụ ra ga đón tôi. Chủ nhiệm văn phòng Đại sứ quán Trung Quốc Trương Anh đưa tôi về nghỉ tại nhà khách của Đại sứ quán. Thời điểm đó Hồ chủ tịch đang chủ trì Đại hội toàn quốc, nhưng ngày hôm sau ông vẫn bớt thời gian để gặp tôi. Đại sứ La Quý Ba nói : “ Dạy Thái Cực Quyền cũng là quan hệ ngoại giao”. Vì vậy ông cùng tôi đến gặp Hồ chủ tịch. Nơi ở của Hồ chủ tịch là căn nhà hai tầng gồm ba phòng mở, phòng khách có đặt một bộ ghế mây, quần áo của Người mặc cũng rất giản dị, đó là một bộ kaki màu vàng nhạt. Hồ chủ tịch nói chuyện với tôi bằng tiếng Quảng Đông rất lưu loát. Ông nói phó thủ tướng Hạ Long rất ham mê võ thuật, mỗi lần nói chuyện về võ thuật là cứ liền một mạch hai ba tiếng đồng hồ không nghỉ. Hồ chủ tịch cũng nói là vào năm 1930 ông cũng đã từng tập võ thuật tại Thượng Hải, cho nên sức khỏe cũng hồi phục rất nhiều, khi đó từng nhìn thấy một cụ già râu dài dạy Thái Cực Quyền tại khu Hồng Khẩu (Thượng Hải). Tôi đem ba cuốn Thái Cực Quyền giản hóa do UBTDTT ấn hành và toàn bộ hình ảnh Dương Trừng Phủ đi quyền tặng cho Hồ chủ tịch. Hồ chủ tịch nói với Đại sứ La rằng : “ Tuổi của ông như vậy cũng nên tập Thái Cực Quyền, người trung cao niên cũng cần có sự vận động thích hợp”. Sau đó Hồ chủ tịch có nói Người đang bận Đại hội, lại cận kề với Tết âm lịch nên tạm thời chưa triển khai vội, đồng thời quyết định ngày 5/2 bắt đầu tập.
Khi mới đến Hà Nội, về chuyện sắp xếp nơi ở cho tôi, Đại sứ quán cũng đã bàn bạc qua. Ban đầu nghĩ nên để cho tôi ở cùng Hồ chủ tịch nhưng lại ngại rằng ngôn ngữ bất đồng, không tiện,sau đó quyết định để tôi nghỉ tại Đại sứ quán. Như vậy một mặt tôi vừa có thể dạy quyền, mặt khác có thêm thời gian nghiên cứu thêm sử liệu võ thuật với lý luận, tác dụng chữa bệnh của Thái Cực Quyền. Vì sợ các đồng chí Việt Nam không hiểu hết được Thái Cực Quyền, vì nó không dũng mãnh như các môn quyền thuật khác. Thái Cực Quyền vận động chậm, làm thế nào mà có thể chứng minh được hiệu quả của nó?Vì vậy tôi viết tài liệu, sau đó nhờ dịch sang tiếng Việt, in phát cho mọi người.
Trước khi chính thức tập luyện, Hồ chủ tịch cho thư ký Tạ Quang Kiện đến Đại sứ quán bàn bạc kế hoạch huấn luyện. Thông qua thư ký Tạ,tôi cũng tranh thủ tìm hiểu thêm tình hình sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi của Hồ chủ tịch để thuận tiện trong việc sắp xếp giờ giấc và lượng vận động. Thư ký Tạ nói Hồ chủ tịch rất thích thể dục, vận động, ăn uống hết sức điều độ, trước đây Người thích cưỡi ngựa, đồng thời hứng thú với những con ngựa bất kham vì cho rằng những con ngựa này mới là ngựa tốt., chỉ cần nắm được cách chế phục nó thì cưỡi nhanh như bay. Ngoài ra Người còn thích leo núi, chèo thuyền.Năm 1945, cận vệ trưởng của Hồ chủ tịch cũng đã từng hướng dẫn Người tập Thiếu Lâm Quyền. Do hơn 20 năm bị cầm tù trong nhà tù Quốc dân đảng, hơn nữa thời gian gần đây công việc bận bịu nên Người ngủ không được ngon, 23h đêm đi ngủ, sáng sớm 4h đã thức dậy.Tôi đề nghị là Hồ chủ tịch nên tập nhẹ nhàng, thư thái, cốt yếu là cải thiện giấc ngủ. Ngày hôm sau Hồ chủ tịch còn viết giấy hẹn tôi nói chuyện thêm kế hoạch tập, ông đồng ý tập Thái Cực Quyền giản hóa trong vòng 40 ngày là kết thúc. Tôi đề nghị là Hồ chủ tịch, thư ký cùng một số cán bộ khác tập riêng, nhưng ông lại muốn tập cùng tất cả mọi người cho vui vẻ, sôi nổi.
Hồ chủ tịch quy định thời gian tập, buổi sáng từ 6h-6h30, buổi chiều từ 18h-19h. Trong buổi tiệc chúc mừng năm mới, tôi được Hồ chủ tịch mời tham dự và giới thiệu với một số cán bộ cao cấp, phần lớn trong số họ là xuất thân từ quân ngũ, cơ thể vạm vỡ, sức khỏe dồi dào, tôi tự nghĩ là không biết liệu mọi người có chịu tiếp thu nguyên tắc của Thái Cực Quyền được hay không?Do vậy tôi có đề nghị với Hồ chủ tịch rằng, trước tiên giảng về quyền lý, phương pháp luyện tập, để có cơ sở ban đầu, Hồ chủ tịch rất tán đồng. Hàng ngày tôi dành hai tiếng đồng hồ giảng về lịch sử thể dục chữa bệnh Trung Hoa, đặc điểm của Thái Cực Quyền, mối quan hệ giữa Thái Cực Quyền với tâm lý học, sinh lý học, lực học, học viên có đến hơn 30 người cùng tham gia. Khi phiên dịch viên gặp phải những từ ngữ khó về lịch sử Trung Quốc, Hồ chủ tịch liền đích thân thuyết minh thêm, Người còn yêu cầu phiên dịch viên soạn và dịch lại các bài giảng sang tiếng Việt, sau đó in và phát cho tất cả mọi người.
Sau một tháng tập luyện, tôi hỏi thư ký Tạ Quang Kiện : “ Sau khi luyện quyền thì Hồ chủ tịch ngủ ra sao? Thư ký Tạ nói: “ Giấc ngủ đã được cải thiện, nhưng vẫn chưa được như hai năm trước”. Hai ngày trước khi dạy hết toàn bộ bài quyền, Hồ chủ tịch rất vui mừng nói với tôi : “ Hiệu quả của Thái Cực Quyền rất tốt, rất có lợi cho giấc ngủ”. Thư ký Tạ và cận vệ trưởng Vương Văn Chương đều nói là buổi sáng Người dạy từ 4h, sau đó bắt đầu bật đèn và tự tập Thái Cực Quyền.Buổi sáng Hồ chủ tịch cùng với thư ký, cảnh vệ, đầu bếp tập 3-4 lần quyền, buổi tối có lúc lại ngồi xem tôi hướng dẫn luyện, vừa tập theo đồng thời chỉnh tư thế cho mọi người. Hồ chủ tịch vốn có cơ bản về võ thuật cho nên tư thế động tác gọn và chuẩn hơn những người khác, tốc độ cũng nhanh hơn chút, nhưng Người cũng kiên trì đợi tập cùng với mọi người đến khi nào thuần thục mới thôi, theo kế hoạch là 40 ngày nhưng vì vậy mà phải kéo dài thêm. Từ ngày 5/2 đến ngày 16/4, đã trải qua 62 ngày luyện, Hồ chủ tịch cho rằng mọi người đã thuộc, nhưng hô hấp vẫn chưa ăn khớp với động tác, đồng thời đi quyền cũng chưa được đẹp, hy vọng là tôi có thể kéo dài thêm chút thời gian nữa. Cùng thời điểm đó, Hồ chủ tịch còn yêu cầu Ủy ban thể dục, quân ủy mỗi nơi cử 10 thanh niên đến để tôi dạy Thái Cực Quyền, tiện cho việc mở rộng sau này.Một lớp luyện Thái Cực Quyền giản hóa, một lớp khác thì luyện Trần thức Thái Cực Quyền giản hóa. Học viên của các lớp này về sau đều dạy quyền trong các cơ quan của mình, thậm chí có người chuyên phụ trách về võ thuật trong Ủy ban TDTT còn xuất bản sách về Thái Cực Quyền nữa.
Vì tôi đã có kế hoạch với Nhà nước là đi Việt Nam trong vòng một tháng thôi, nay đã quá thời gian rất nhiều, trong nước cũng còn có nhiều việc phải giải quyết, đặc biệt là tháng 7 phải tham gia Đại hội võ thuật toàn Trung Quốc, vì vậy tôi đem ý định về nước bày tỏ với Đại sứ La Quý Ba. Ban đầu đại sứ đồng ý sẽ nói lại với Hồ chủ tịch, sau nói rằng hàng ngày tôi thường gặp Hồ chủ tịch nên lựa lời nói với Người. Vì vậy trong một buổi luyện quyền tôi liền bày tỏ ý định của mình với Hồ chủ tịch. Sau đó mấy hôm Hồ chủ tịch có nói với tôi : “Nếu đã vậy thì chúng tôi cũng không giữ anh ở lại nữa, hy vọng sau này có cơ hội thì lại mời anh sang dạy quyền”.
Năm đó nghe thư ký Tạ nói lại rằng, thủ tướng Phạm Văn Đồng thích chơi bóng, chạy bộ, đồng thời cũng muốn học quyền, nhưng do trọng trách thủ tướng, hạn hẹp về thời gian nên khó định, cho nên không thực hiện được ý nguyện, kết quả là chỉ cắt cử được thư ký của mình đi học. Sau đó tôi có gặp lại thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông nói lần này quả thực không có thời gian, sau này có cơ hội nhất định sẽ học.
Nghĩ lại quãng thời gian khi hướng dẫn Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền, tôi cảm thấy Hồ chủ tịch có cảm tình rất sâu nặng với Trung Quốc, luôn kể về những chuyện quá khứ của Người tại Trung Quốc.Người nói trong những năm 20 do phong trào cách mạng bị giặc Pháp đàn áp nên Người phải sang Trung Quốc, nhưng bị chính quyền Quốc dân đảng bắt cầm tù, những vết thương trên cơ thể Người là vết tích của những tháng ngày trong lao ngục để lại. Tại Trung Quốc, Hồ chủ tịch quen biết rất nhiều những cán bộ Đảng cộng sản Trung Quốc, quan hệ rất mật thiết với nguyên phó thủ tướng Trung Quốc là Lý Phú Xuân, Lý có tặng lại Người một chiếc đồng hồ treo tường mà đến nay Người vẫn sử dụng. Hồ chủ tịch là người rất dễ gần, hết sức thân thiện. Khi đoàn ca múa Cáp Nhĩ Tân sang Hà Nội biểu diễn, trong buổi lễ chúc mừng, Hồ chủ tịch còn giới thiệu tôi là thày dạy Thái Cực Quyền của Người với tất cả các anh chị em trong đoàn, đồng thời bảo tôi biểu diễn Trần thức Thái Cực Quyền cho mọi người xem.Trong thời gian ở Việt Nam có đến ba lần Hồ chủ tịch cho tôi tiền tiêu vặt, tôi kiên quyết chối từ, cả ba lần Người đều lấy những lý do khác nhau bắt tôi nhận bằng được.Khi chia tay Hồ chủ tịch còn tặng tôi một chiếc đồng hồ đeo tay làm kỷ niệm, tiền và quà tặng đều là tự Người bỏ tiền túi ra. Có một lần khi trò chuyện cùng Hồ chủ tịch, tôi có nói đến chuyện thuốc lá Việt Nam đắt đỏ, khi đó phần lớn thuốc lá ở Việt Nam là do Trung Quốc sản xuất, như Đại Tiền Môn, Bạch Kim Long…Đại sứ quán biếu tôi thuốc lá, nhưng Hồ chủ tịch không lâu cũng biếu tôi một cây thuốc Bạch Kim Long, qua đó có thể thấy Người rất biết quan tâm đến mọi người dù chỉ là chi tiết rất nhỏ.
Tại buổi liên hoan kết thúc khóa học, rất nhiều học viên tặng tôi ảnh kỷ niệm, có đồng chí còn đem huân huy chương được tặng trong chiến dịch Điện Biên Phủ tặng cho tôi.Tại buổi lễ Hồ chủ tịch có nói: “ Thái Cực Quyền đem lại hiệu quả rất tốt, hy vọng mọi người kiên trì tập luyện, truyền dạy cho những người khác”. Thư ký Tạ và phiên dịch viên bố trí đưa tôi thăm thắng cảnh Hà Nội trong vòng hai ngày. Ngày 17 tháng 4 tôi rời Hà Nội về nước, thư ký Tạ và rất nhiều người cùng ra ga tiễn tôi, mọi người quyến luyến khá lâu, sau đó cùng chúc Hồ chủ tịch mạnh khỏe sống lâu.
Trong thời gian ở Việt Nam tôi cảm thấy người dân rất hiền lành, hữu hảo. Kháng chiến ác liệt, thu nhập tài chính của cả nước chỉ đủ nuôi bộ đội, phần còn lại là do Trung Quốc viện trợ. Người dân Việt Nam rất có cảm tình với nhân dân Trung Quốc. Có lần trong quán cà phê dùng điểm tâm, một số người Việt Nam thấy tôi mặc trang phục Tôn Trung Sơn liền rất thân thiện chào hỏi, đi đến đâu tôi cũng cảm thấy tràn ngập một bầu không khí hữu hảo.
Đầu tháng 12 năm 1957, lãnh đạo Bộ thương mại cử tôi đến gặp Cục trưởng cục công an thành phố Thượng Hải Hoàng Xích Ba. Cục trưởng Hoàng bảo tôi đi Quảng Châu dạy Hồ chủ tịch tập Thái Cực Quyền. Tôi vội vàng chuẩn bị hành lý, lúc lên tàu người đi cùng mới bảo tôi là nơi đến là Hàng Châu.Tôi cười và nói bên công an các vị chỉ thích làm bí mật.Tôi ở tại khách sạn Đại Hoa bên cạnh Tây Hồ, còn Hồ chủ tịch thì ở tại Hoa viên Tạ Gia, khoảng cách hai nơi cũng không xa lắm. Gặp lại Hồ chủ tịch, hai bên đều rất nỗi vui mừng. Hồ chủ tịch bảo tôi rằng ông ngày nào cũng kiên trì tập Thái Cực Quyền, hiệu quả thấy rõ rệt, lần này đến Trung Quốc điều dưỡng, tranh thủ củng cố nâng cao thêm quyền thuật. Tại Hàng Châu, hướng dẫn Hồ chủ tịch tiếp khoảng nửa tháng, khi chia tay Người tặng tôi bức chạm Tháp rùa hồ Hoàn Kiếm bằng ngà voi rất đẹp.
Sau khi về nước tôi liền viết tặng Hồ chủ tịch bài “Thái Cực Quyền tụng” theo thể thơ thất ngôn, đồng thời mời nhà thư pháp nổi tiếng Thẩm Doãn Mặc bình chỉnh. Khi đó Thẩm tiên sinh tuổi đã cao sức đã yếu, bình thường rất ít viết chữ, nhưng ông vẫn vui vẻ và cố viết cho tôi mấy trăm chữ liền trong bài tụng, tôi thật cảm kích.
(Theo “Võ thuật Trung Hoa” 8/2004)