Cơ chế sổ hộ khẩu- Thay đổi như thế nào ???

Trịnh Thường Trường An
(che_guevara)

Active Member
--Bất kì 1 nhà nước nào cũng cần có 1 phương pháp quản lí người dân. Người dân Việt Nam vốn có truyền thống 1 gia đình nhiều thế hệ, cộng với nhu cầu đi lại thấp của thời kì chiến tranh nên thời chiến, người dân được quản lí theo "hộ dân". Để chứng minh là nơi đó có 1 "hộ dân" như thế sinh sống thì hộ đó có 1 quyển sổ là "sổ hộ khẩu" trong đó ghi rõ tên tuổi người chủ gia đình (chủ hộ) và người thân (người có quan hệ với chủ hộ). Tuy nhiên, hiện nay đời sống đã khá lên, nhu cầu đi lại của 1 bộ phận dân cư tăng, thì cách quản lí bằng hộ khẩu liệu có còn phù hợp?:-?

1. Bất cập của sổ hộ khẩu

-a. Nhắc 1 tí về thời chiến:

--Tác dụng chính của sổ hộ khẩu là: "Chứng minh rằng đang có 1 hộ dân sinh sống ở 1 nơi nào đó". Trong thời chiến, kiểu quản lí bao cấp dù phát huy được mặt tích cực về an ninh, nhưng vô tình cũng đưa cho quyển sổ hộ khẩu những đặc quyền. Ví dụ như có sổ hộ khẩu ở 1 nơi nào đó thì mới được lấy sổ tem phiếu (sổ gạo) để lấy đồ ăn (gạo, thịt, rau, mắm...), bầu cử, đi khám bệnh ở cơ sở y tế, đưa con đi học được ở trường thuộc khu vực đó. Chính việc "quá quan trọng hóa" sổ hộ khẩu đã dẫn đến những bất cập mà bây giờ chúng ta, mình và các bạn, phải chịu đựng và kêu là "hành dân". /:)

-b. Đến những bất cập trong thời bình:

--Như đã nói ở trên, việc quan trọng hóa quyển sổ hộ khẩu và tâm lí quen dùng sổ hộ khẩu của người dân đã gây ra nhiều bất cập. Đáng kể nhất là:

---Việc các dịch vụ hành chính công nhũng nhiễu người dân:
Do biết được tầm quan trọng của sổ hộ khẩu, 1 số công chức thoái hóa đã sử dụng việc làm sổ hộ khẩu để vòi vĩnh tiền của nhân dân, nói gọn là 1 hành vi tham ô. Ví dụ như khi người dân đến làm hộ khẩu thì nói là thiếu giấy tờ nọ, giấy tờ kia. Đến khi đủ thì lại nói là thiếu tiếp. Chỉ khi nào xì ra tí tiền uống trà thì mới gọi là đủ. Ngay như ông Tráng A Pao, chủ tịch hội đồng dân tộc của Quốc hội, mà còn bị "hành" thì dân thường còn bị thế nào nữa, nhỉ?:D Theo báo chí thì trường hợp ông này là không đưa "tiền trà nước". (Bấm vào đường dẫn để xem chi tiết.)

---Sổ hộ khẩu không làm tròn chức năng quản lí:
Vì thực tế là có chuyện xì "tiền trà nước" là có ngay 1 quyển sổ hộ khẩu ngon lành nên chuyện 1 người có tên trong sổ hộ khẩu ở nơi này nhưng đang sống ở nơi khác (thậm chí có tên trong 3 quyển sổ hộ khẩu trở lên) là chuyện thường ngày với những người khá giả. 1 ông dùng tiền mua 1 cái hộ khẩu ở TP HCM và 1 cái ở Hà Nội thì đã làm sai lệch số liệu thống kê về dân cư.

Còn đối với những người lao động nghèo, dù sống ở 1 khu vực nào đó từ lâu (từ thời các cụ kị) nhưng do 1 vài lí do mà bị mất sổ hộ khẩu; hoặc trường hợp sống và lao động ở 1 khu vực đã lâu nhưng chưa có đủ tiền để mua đất thì lại không được làm sổ hộ khẩu. Điều đó tương đương với việc bị mất quyền làm giấy khai sinh cho con cháu, quyền bầu cử ,quyền đưa con đi học trường công lập tại địa bàn đó dù có thể là người trong khu đó thừa biết là người đó sống ở đó đã lâu. (Theo luật hiện nay về hộ khẩu, phải vừa có đất ở tại địa phương và có việc làm ổn định thì mới được nhập hộ khẩu). Đối với những người nhập cư nghèo từ nông thôn ra thành thị kiếm sống, hộ khẩu là 1 cơn ác mộng 8-} . (Bấm vào đường dẫn để xem chi tiết).

Rõ ràng là, cách quản lí dân cư theo kiểu sổ hộ khẩu không hoàn thành được nhiệm vụ quản lí dân cư của nó.[-(

---Rắc rối:

Theo luật di trú, muốn làm hộ khẩu ở khu vực nào đó thì phải có chỗ ở cố định (nhà đất) và việc làm ổn định. Mặt khác, muốn mua đất làm nhà ở 1 khu vực thì phải có hộ khẩu ở khu vực đó !!!! 8-} . Điều này rõ ràng là lòng vòng và vô lí, gây nhiều phiền nhiễu cho người dân.

---(Mở rộng và lạc đề) Bất công xã hội:

Hiện tượng có những gia đình nghèo sống ở 1 khu vực hàng chục năm nhưng không đủ điều kiện để làm sổ hộ khẩu ( do thuê nhà chẳng hạn) hoặc bị mất sổ hộ khẩu, nay vì thủ tục rườm rà mà không làm được sổ hộ khẩu. Gia đình khác mới dọn về vài năm mà lên đút chút tiền, "mua" được sổ hộ khẩu rồi về khoe. 2 cái này thật phản cảm :|

Thêm nữa, Hiến pháp Việt Nam khẳng định công dân Việt Nam có quyền tự do cư trú, đi lại trong nước cũng như ra nước ngoài (điều 10 Hiến pháp 1946). Cơ chế sổ hộ khẩu hiện nay rõ ràng là ràng buộc 1 bộ phận người dân vào 1 chỗ, ngăn cản việc đi lại của họ. Điều này rõ ràng là không hợp lí.

--Như thế có nghĩa là: sổ hộ khẩu không những không làm tròn chức năng quản lí của nó mà còn trở thành công cụ của các quan chức thoái hóa gây phiền nhiễu cho người dân và tạo ra các bất công xã hội.[-(

2. Bàn về giải pháp khắc phục

--Quay lại với vấn đề chính là quản lí người dân. 1 giải pháp khắc phục cho tình trạng hiện nay là quản lí bằng thẻ chứng minh nhân dân. Mỗi công dân Việt Nam khi đến tuổi trưởng thành không phân biệt giàu nghèo, sắc tộc đều được phát 1 số chứng minh nhân dân. Nếu bây giờ lưu thông tin cá nhân (ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư...) của mỗi người vào 1 hệ thống máy tính, khi cần tra thông tin về ai đó thì cơ quan pháp luật chỉ việc nhập số chứng minh thư của người đó vào máy là biết. Cách quản lí này có vẻ đỡ phiền nhiễu hơn dùng sổ hộ khẩu.
--Nhưng với điều kiện hiện nay, việc dùng chứng minh thư điện tử có thể gặp 1 số khó khăn như:

---Các dịch vụ hành chính đã quen với việc dùng sổ hộ khẩu để lưu trữ thông tin. Vì vậy muốn thay đổi từ việc lưu trữ dựa trên sổ hộ khẩu sang chứng minh thư điện tử có nghĩa là chuyển toàn bộ thông tin từ giấy sang kho dữ liệu điện tử.
---Việc lưu trữ thông tin vào kho dữ liệu trên mạng máy tính sẽ gặp hạn chế ở vùng sâu vùng xa.

--Mọi người nghĩ thế nào về vấn đề này ạ :-?

--------
Nguồn vietnamnet, tuoitreonline và các phiên họp Quốc hội.
 
Chúng ta vẫn cần có sổ hộ khẩu.Tuy chứng minh thư nhân dân góp phần không nhỏ trong việc quản lý nhưng nó không thể thay thế cho sổ hộ khẩu được. Sổ hộ khẩu giúp ta có thể quản lý theo nhiều phương diện khác nhau như gia đình,nơi ở...
Nhưng theo bạn nói thì vấn đề đặt ra chỉ là những thủ tục rườm rà khi làm hay thay đổi sổ hộ khẩu thôi.Vì vậy chúng ta chỉ cần thay đổi phương thức làm việc cũng như quản lý chặt chẽ hơn nơi ở của người dân là xong .Tuy nhiên dần dần sau này khi có điều kiện cũng nên sử dụng những công nghệ hiện đại như bạn nói (nhưng sẽ còn rất rất lâu mới thực hiện được
----->chúng ta cùng hi vọng vậy)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bình có thể nói rõ là cần sổ hộ khẩu để làm gì hay không? Quản lý gia đình và nơi ở là sao? Tại sao lại phải quản lý gia đình? Và có thật là sổ hộ khẩu quản lý được nơi ở không (đọc lại bài của An có nhắc đến việc này).
 
Cái vụ hộ khẩu này :|
Nhà nước nên del đi là tốt nhất ...
Theo em sổ hộ khẩu ở VN ko khác gì 1 cái nhọt ngăn cản người dân phát triển cuộc sống cả
 
--1 ví dụ hơi vui về sổ hộ khẩu: khi mình học cấp 1 ở thành phố Hồ Chí Minh thì ba mẹ mình xin sổ hộ khẩu cho mình ở quận 1, TP HCM để học đúng tuyến. Còn khi ra Hà Nội học cấp 2 từ năm lớp 7, mình lại dùng sổ hộ khẩu ở nhà ông bà ngoại đăng kí ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình (cái này đăng kí từ khi mới đẻ) để xin học đúng tuyến ở trường THCS Giảng Võ. Ngoài ra, mình vẫn còn hộ khẩu ở nhà ông bà nội ở khu tập thể Phương Mai, năm nào đến 1/6 cũng được phát kẹo, mà cháu bé có ở đó đâu mà phát kẹo :)). Như vậy là 1 con người có đến 3 hộ khẩu, mà hộ khẩu nào cũng ghi là người đó đang sống ở khu vực đó. Như vậy thì rõ ràng là sổ hộ khẩu k0 quản lí được nơi ở của 1 con người rồi.
 
--Quay lại với vấn đề chính là quản lí người dân. 1 giải pháp khắc phục cho tình trạng hiện nay là quản lí bằng thẻ chứng minh nhân dân. Mỗi công dân Việt Nam khi đến tuổi trưởng thành không phân biệt giàu nghèo, sắc tộc đều được phát 1 số chứng minh nhân dân. Nếu bây giờ lưu thông tin cá nhân (ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư...) của mỗi người vào 1 hệ thống máy tính, khi cần tra thông tin về ai đó thì cơ quan pháp luật chỉ việc nhập số chứng minh thư của người đó vào máy là biết. Cách quản lí này có vẻ đỡ phiền nhiễu hơn dùng sổ hộ khẩu.
Thẻ chứng minh nhân dân liệu có quản lý được nơi ở tạm trú,tạm vắng.. không? trong đk thường thì cách quản lý như vậy là đơn giản hiệu quả..nhưng nếu có sự việc như án mạng, tranh chấp đất đai..thì liệu thẻ đó còn tác dụng mạnh hơn sổ hộ khẩu ko?

Ngoài ra,những bất công XH & rắc rối của sổ hộ khẩu trong bài viết của bác An dường như hơi nặng về sự nhũng nhiễu của cấp trên,và người chịu thiệt nhiều nhất là những người nghèo.Đồng ý với quan điểm trên,nhưng nếu đem thực tiễn này vào (tức là bỏ hẳn sổ hộ khẩu) thì chắc chắn sẽ khó nhận đc đồng thuận,thay vì mọi người cải cách cách quản lí dân thì sẽ nhắm vào "đào tạo đạo đức" cho cán bộ.
Hơn nữa,bất cập trong thời chiến thì quá rõ rồi,nhưng bất cập trong thời bình như đã nói ở trên liệu có đủ vượt những bất cập khi ko có sổ hộ khẩu ko?
Thiết nghĩ ko nên bỏ hẳn sổ hộ khẩu,mà đúng như tiêu đề "thay đổi cơ chế" thì tốt hơn.

Khoan hãy bàn về hạn chế của việc triển khai nhập thông tin mới,máy tính vùng sâu vùng xa..mà nên chú tâm vào những biện pháp khắc phục trước đã :) Ông An có thể nói thêm về các cách quản lí dân nào khác không để mọi người thuận tiện so sánh với cách quản lí theo từng hộ? cũng là để mở mang tầm mắt cho nhiều người chưa biết :)

Nói thêm là cái này tuy hơi khó nhưng còn có ích chán (có phần biện pháp khắc phục) ,còn hơn mấy cái khác lập ra để câu bài chê bai than thở. :(
 
--Về việc quản lí công dân thì khi mình học ở Mĩ có tham khảo được kiểu quản lí theo số chứng minh nhân dân (bên kia gọi là "social security number"). Mỗi người đến Mĩ đều được cấp 1 thẻ có ghi mã số. Khi nhập mã vào máy tính của mạng an ninh thì sẽ có đầy đủ ảnh, vân tay, thông tin cá nhân. Nếu có phạm pháp thì công an sẽ ghi thêm vào phần thông tin cá nhân là có tiền án tiền sự (để phòng ngừa việc công an trù dập, tiền án tiền sự sẽ được so sánh với hồ sơ tòa án). Công dân Mĩ thì được cấp thẻ có giá trị đến khi người đó bỏ quốc tịch Mĩ (tất nhiên chưa ai ngu làm cái đó:))). Người nhập cư hợp pháp thì thời hạn của thẻ là thời hạn của thị thực trên hộ chiếu (visa). Gần đây có chuyện chính phủ Mĩ cấp thẻ chứng minh thư (có thời hạn) cho người nhập cư bất hợp pháp đến Mĩ làm việc, cách họ quản lí cái này ra sao thì mình k0 rõ. Đó là những hiểu biết sơ sơ của mình khi ở Mĩ, các bạn và anh chị bổ sung giúp với ah. :D

--Giả sử là đã tạo được 1 hệ thống máy tính ghi đầy đủ, chi tiết thông tin về từng công dân Việt Nam, thì khi 1 người nào đó di chuyển từ A đến B, việc quản lí cũng đơn giản. Nếu người đó sống ở Tp HCM và muốn ra Hà Nội chơi thì khi đặt vé (tàu hoặc máy bay), thẻ chứng minh thư điện tử được quét vào máy ở phòng vé, thông tin từ phòng vé được chuyển về cơ quan quản lí (có thể là UBND): "Nhân vật X di chuyển từ Tp HCM ra Hà Nội từ ngày...". Với trường hợp người dân từ nông thôn lên thành phố kiếm sống thì có thẻ kiểu này, đi lên cơ quan quản lí để đăng kí chỗ ở là xong, quyền lợi (làm khai sinh cho con, bầu cử) vẫn được đảm bảo. Tất nhiên, đây chỉ là giả sử, và từ thực tế đến cái giả sử này vẫn còn hơi xa. Hy vọng là trong tương lai k0 xa sẽ có. :D

--Trong điều kiện Việt Nam thì nên thay đổi như thế nào? Xin nêu lại kinh nghiệm từ việc chuyển tiền giấy 200 đ, 500 đ, 1000 đ, 2000 đ, 5000 đ ra xu. Nếu tự nhiên tuyên bố :" Bắt đầu từ hôm nay bỏ tiền giấy mệnh giá 200 đ, 500 đ, 1000 đ, 2000 đ, 5000 đ, thay bằng xu" thì trong thành phố chỉ cần vài ngày là xong, nhưng nông thôn và miền núi sẽ khó khăn trong việc đổi tiền và dễ gây hỗn loạn. Vì vậy ngân hàng nhà nước cho lưu hành song song 2 loại tiền, xu và giấy các mệnh giá trên, trong điều kiện k0 in thêm tiền giấy mà đúc thêm tiền xu. Do đó, tiền giấy mệnh giá nhỏ sẽ dần dần quay trở về ngân hàng nhà nước (hoặc bị loại bỏ trên thị trường do rách nát) và tiền xu thì được phổ biến ra toàn quốc. Trong việc thay đổi cách quản lí cũng có thể dùng phương án này: sử dụng song song 2 hệ thống khác nhau, có cùng hiệu lực. Hệ thống dữ liệu được xây dựng dễ dàng ở các thành phố lớn thì người dân thành phố sẽ dùng phương án thẻ điện tử vì đỡ bị các công chức thoái hóa quấy nhiễu khi làm việc với sổ hộ khẩu. Còn ở nông thôn và miền núi chưa phổ cập tin học xong thì tạm thời vẫn dùng sổ hộ khẩu. Khi cả nước hoàn toàn được phổ cập tin học thì cả nông thôn lẫn miền núi đều dùng được thẻ điện tử. Khi đó, chuyện chọn hệ thống nào là việc của người dân. Việc dùng song song 2 hệ thống này không những tránh được chuyện hỗn loạn khi thay đổi hệ thống quản lí mà còn hạn chế được sự nhũng nhiễu của cán bộ hành chính và đem lại thuận lợi cho nhân dân. Tất nhiên, lúc nào cũng phải "tu dưỡng đạo đức cán bộ".

--Ở đây chỉ là những ý tưởng, và bây giờ vẫn là ý tưởng. Hi, nhưng biết đâu lại có 1 bác lãnh đạo nào tình cờ qua đây đọc chơi thì sao :D
 
--Oái, sao Thành lại xóa bài thế, 2 tuần rồi tôi đi tình nguyện bận quá, chưa kịp đọc. Mong đồng chí thông cảm:-s
 
Xóa lâu quá rồi chẳng biết đã viết những gì nữa /:)
Mà ông về VN rồi hả? tiện thể khởi động lại luôn cái topic luôn nhẩy?
2 tuần rồi tôi đi tình nguyện bận quá
Vừa tranh luận với vài người xong,nhận ra rằng giới trẻ bây h thực tế quá, ko có đc nhiều người dám đi tình nguyện (theo đúng ý nghĩa của "tình nguyện") như ông./:) Đc như vậy thì tốt quá :).Đúng là ngồi nhà mà xem sách lướt net thì ko thể biết thực trạng cuộc sống & cách suy nghĩ của người khác đc :)) Chúc vui vẻ & thành công.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hà Nội: Chưa có chủ trương thay thế hộ khẩu bằng thẻ công dân

Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa thông tin TP. Hà Nội đã đề xuất kiến nghị với Trung ương về việc quản lý dân cư bằng thẻ công dân thay thế hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân. Tuy nhiên, ngày 31/7, ông Phạm Xuân Hằng - Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo - cho biết, đây chỉ là đề xuất của một nhóm chuyên gia với đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đối với dân nhập cư vào các khu đô thị và khu công nghiệp của TP. Thành uỷ và UBND TP. Hà Nội chưa có chủ trương này.

Hiện tại, Hà Nội vẫn quản lý dân cư theo pháp luật hiện hành (bằng hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân). (LĐ)
 
--@Thành: Tôi đi tình nguyện theo tổ chức SJ Vietnam, chỉ làm ở Hà Nội thôi mà. Hình như trên topic 04-07 cũng có thông tin về bọn SJ Vietnam này.
--Thật đáng tiếc khi lại bảo là "chưa có chủ trương". Hy vọng là mạng lưới tin học ở Việt Nam sớm phát triển để thực hiện việc quản lí bằng thẻ công dân điện tử.
--Nếu chủ đề này k0 còn gì bàn bạc thì nhờ mod đóng lại.
 
Trường An: Nếu chủ đề này k0 còn gì bàn bạc thì nhờ mod đóng lại.

* Đừng yêu cầu đóng em, sẽ còn bàn nhiều. Cơ chế thay đổi sành sạch mà.
 
Back
Bên trên