Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)
Điều hành viên
Ở đây có ai yêu thích bầu trời và thiên văn không nhỉ? Bạn đã từng thử tự chế tạo một cái kính chưa? Bài này hồi trước mình post bên TTVN online nay post lại để cùng trao đổi với mọi người:
Mình cũng đã từng làm một cái kính thiên văn hồi còn ở Sg nên xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm nghịch ngợm.
Kính cổ điển kiểu Galile thôi, gồm kính mắt và kính vật, và ống PVC. Tìm kính mắt không khó lắm. Có thể ra hàng kính hỏi các hàng bán kính. Các hàng bán kính thông thường chỉ có thể cung cấp cho bạn kính với max độ tụ là 20+ (thực ra cái này là trong bộ thủ mắt của họ, nhưng vì chằng có ai viễn đến độ như thế nên người ta mới bán đi, nghe đâu bộ thử mắt này nhiều triệu lắm.) Giá cả thì cũng còn tuỳ vì chỉ những ai thích thì họ mơi bán, nhưng nói chugn đã đi hỏi nhiều hàng và cũng có nhiều người bán, giá rẻ nhất mà tôi mua được là 30 ngan/chiếc, đường kính nó khoảng 1,5cm-2cm. Bạn nên mua lấy khoảng 3 đến 4 chiêc sau đó ghép lại thì bạn sẽ có đuwọc một thị kính có độ tụ khoảng 60-80 diop, nhu vậy là khá được rồi ? bạn ghép sát chúng với nhau, vì các kính này là trong bộ thủ mắt kính của ngoại nên nó dù có độ tụ lớn nhưng do chiết suất rất lớn nên thực ra nó rất mỏng nên rất dễ cho việc ghép sát mà chẳng gây nên sai số đáng kể.
Cái khó nhất là tìm cái kính vật .. Thường thì người làm kính TV nghiệp dư cứ cho rằng ra mua loại kính hội tụ 1+ là coi như xong. Nhưng thực tế thì bạn lắp vào sẽ bị quang sai ghê gớm ngay. Quang sai là một trong những khó chịu nhất và cũng là điều làm kém thú vị nhất khi bạn thử sản phẩm yêu quý của mình. Bị quang sai thì dù có G lớn đến đâu chằng nữa bạn cũng không thể thấy rõ được các lỗ trên mặt trăng (cái dễ quan sat nhât). Mua kinh 1+ ở ngoài hàng kinh bị quang sai là do mặt cong kính có dạng cầu để phù hợp với mỹ thuật gia công cho deo mắt.(Thế mới biết các ống nhòm ngày xưa nhìn mà thèm độ khử quang sai của nó) Tôi đố các bạn tìm được cái kính 1+ nào ở hàng kính mà nó không có dạng cầu (tôi đã đi hỏi thử ít nhất 20 hàng kính). Và vì thế một lần tôi đã gạ một ông hàng kính về việc đặt làm 1 cái kính 1+ với một mặt phẳng đường kính 10cm, còn mặt kia cho phép lồi ra (để được 1+). Ông ta nói là làm như vậy trong nhà máy kính chẳng khó gì miễn là có phôi để phay, va giá đặt như vậy chỉ là 50 nghìn. Tôi thấy trò đặt này khá hay nên hỏi ông ấy luôn có thể làm được thị kính như ống nhòm không (+50), ông ấy bảo cứ đặt là làm được hết và cung nói với tôi rằng kính +50 thì phải tìm loại phôi ngoại vì phải cần có chiết suất lớn (vì chỉ cần mỏng mà vẫn cho chiết suất lớn). Tôi không đặt thị kính vì đã chót mua rồi, liền chỉ đặt vật kính. Và các bạn có biết không, kết quả thât không ngờ, quang sai dường như đã mất hẳn mặc dầu kính của tôi cũng chẳng có tráng lớp phản xạ phản xiếc gì. Chỉ với G=x150 mà cũng có thể nhận ra vẹ tinh Jupiter ngon lành (trước đây thì đừng có mơ, kể cả dùng giấy bịt bớt sáng để tránh quang sai rìa).
Kinh nghiệm của tôi cho thấy ống PVC làm là khá tốt, sự chính xác của đồng trục cũng không quan trọng lắm vì nó cung không ảnh hưởng lắm, chỉ cần khi bạn vừa làm vừa thử nếu thấy xuất hiện ảnh là đuwọc.
Mà nên nhớ ngoài kính vật và mắt bạn cũng nên có một cái gương phản xạ đặt ở sát kính mắt để đổi hwưóng nhìn(để cho hướng nhìn của ta vuông góc với hướng nhìn lên trời) Cai gương này có 2 tác dụng, thứ nhất bạn đỡ phải ngửa cổ lên khi quan sát, thay vào đó bạn nhìn xuống dưới, thứ 2 là nó khử độ ngược trên dưới, bạn sẽ nhìn người không bị chân thành đầu. Nên nhớ một cái kính thường chỉ gồm thị kính và vật kính thì ảnh sẽ ngược hết cả (chân thành đầu, đi sang bên trái thì nhìn thấy họ đi sang phải). Vì vậy với cái kính có gương như thế bạn sẽ tháy ngưòi ta vẫn đunwgs đúng chiều, nhung có điều vẫn ngươci huớng trái phải. Sở dĩ ống nhòm bạn nhìn thấy nó thuận cả trên dưới trái phải là do nó có hệ 2 lăng kính phản xạ chuyển đổi rồi, vì thế mà bạn thấy ống nhòm thường có dạng chũ Z chú khong thẳng tuột từ đầu đến cuối.
Chúc các bạn thành công,
Mình cũng đã từng làm một cái kính thiên văn hồi còn ở Sg nên xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm nghịch ngợm.
Kính cổ điển kiểu Galile thôi, gồm kính mắt và kính vật, và ống PVC. Tìm kính mắt không khó lắm. Có thể ra hàng kính hỏi các hàng bán kính. Các hàng bán kính thông thường chỉ có thể cung cấp cho bạn kính với max độ tụ là 20+ (thực ra cái này là trong bộ thủ mắt của họ, nhưng vì chằng có ai viễn đến độ như thế nên người ta mới bán đi, nghe đâu bộ thử mắt này nhiều triệu lắm.) Giá cả thì cũng còn tuỳ vì chỉ những ai thích thì họ mơi bán, nhưng nói chugn đã đi hỏi nhiều hàng và cũng có nhiều người bán, giá rẻ nhất mà tôi mua được là 30 ngan/chiếc, đường kính nó khoảng 1,5cm-2cm. Bạn nên mua lấy khoảng 3 đến 4 chiêc sau đó ghép lại thì bạn sẽ có đuwọc một thị kính có độ tụ khoảng 60-80 diop, nhu vậy là khá được rồi ? bạn ghép sát chúng với nhau, vì các kính này là trong bộ thủ mắt kính của ngoại nên nó dù có độ tụ lớn nhưng do chiết suất rất lớn nên thực ra nó rất mỏng nên rất dễ cho việc ghép sát mà chẳng gây nên sai số đáng kể.
Cái khó nhất là tìm cái kính vật .. Thường thì người làm kính TV nghiệp dư cứ cho rằng ra mua loại kính hội tụ 1+ là coi như xong. Nhưng thực tế thì bạn lắp vào sẽ bị quang sai ghê gớm ngay. Quang sai là một trong những khó chịu nhất và cũng là điều làm kém thú vị nhất khi bạn thử sản phẩm yêu quý của mình. Bị quang sai thì dù có G lớn đến đâu chằng nữa bạn cũng không thể thấy rõ được các lỗ trên mặt trăng (cái dễ quan sat nhât). Mua kinh 1+ ở ngoài hàng kinh bị quang sai là do mặt cong kính có dạng cầu để phù hợp với mỹ thuật gia công cho deo mắt.(Thế mới biết các ống nhòm ngày xưa nhìn mà thèm độ khử quang sai của nó) Tôi đố các bạn tìm được cái kính 1+ nào ở hàng kính mà nó không có dạng cầu (tôi đã đi hỏi thử ít nhất 20 hàng kính). Và vì thế một lần tôi đã gạ một ông hàng kính về việc đặt làm 1 cái kính 1+ với một mặt phẳng đường kính 10cm, còn mặt kia cho phép lồi ra (để được 1+). Ông ta nói là làm như vậy trong nhà máy kính chẳng khó gì miễn là có phôi để phay, va giá đặt như vậy chỉ là 50 nghìn. Tôi thấy trò đặt này khá hay nên hỏi ông ấy luôn có thể làm được thị kính như ống nhòm không (+50), ông ấy bảo cứ đặt là làm được hết và cung nói với tôi rằng kính +50 thì phải tìm loại phôi ngoại vì phải cần có chiết suất lớn (vì chỉ cần mỏng mà vẫn cho chiết suất lớn). Tôi không đặt thị kính vì đã chót mua rồi, liền chỉ đặt vật kính. Và các bạn có biết không, kết quả thât không ngờ, quang sai dường như đã mất hẳn mặc dầu kính của tôi cũng chẳng có tráng lớp phản xạ phản xiếc gì. Chỉ với G=x150 mà cũng có thể nhận ra vẹ tinh Jupiter ngon lành (trước đây thì đừng có mơ, kể cả dùng giấy bịt bớt sáng để tránh quang sai rìa).
Kinh nghiệm của tôi cho thấy ống PVC làm là khá tốt, sự chính xác của đồng trục cũng không quan trọng lắm vì nó cung không ảnh hưởng lắm, chỉ cần khi bạn vừa làm vừa thử nếu thấy xuất hiện ảnh là đuwọc.
Mà nên nhớ ngoài kính vật và mắt bạn cũng nên có một cái gương phản xạ đặt ở sát kính mắt để đổi hwưóng nhìn(để cho hướng nhìn của ta vuông góc với hướng nhìn lên trời) Cai gương này có 2 tác dụng, thứ nhất bạn đỡ phải ngửa cổ lên khi quan sát, thay vào đó bạn nhìn xuống dưới, thứ 2 là nó khử độ ngược trên dưới, bạn sẽ nhìn người không bị chân thành đầu. Nên nhớ một cái kính thường chỉ gồm thị kính và vật kính thì ảnh sẽ ngược hết cả (chân thành đầu, đi sang bên trái thì nhìn thấy họ đi sang phải). Vì vậy với cái kính có gương như thế bạn sẽ tháy ngưòi ta vẫn đunwgs đúng chiều, nhung có điều vẫn ngươci huớng trái phải. Sở dĩ ống nhòm bạn nhìn thấy nó thuận cả trên dưới trái phải là do nó có hệ 2 lăng kính phản xạ chuyển đổi rồi, vì thế mà bạn thấy ống nhòm thường có dạng chũ Z chú khong thẳng tuột từ đầu đến cuối.
Chúc các bạn thành công,