Có nên tin vào những gì các Nobel kinh tế nói?
Rất hài hước là chính họ, các nhà kinh tế, khuyên chúng ta rằng..."cẩn thận, để xem đã"
Ben Bernanke của Princeton University đã phải thừa nhận rằng "các nhà kinh tế học không giỏi dự báo kinh tế."
Một ví dụ điển hình nhất của những dự báo không chính xác của các nhà kinh tế được giải thưởng Nobel là vào những năm 1990s. Khi những tên tuổi lớn như Milton Friedman, Paul Krugman, và phần đông các nhà kinh tế học hàng đầu khác trong những năm 90 của thế kỷ trước đều tiên đoán rằng lạm phát ở Mỹ sẽ tăng vọt vì tỉ lệ thất nghiệp giảm thấp. Thế nhưng, trái hẳn với những gì các Nobel nói, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm tới mức 3.8% trong khi lạm phát không quá 3%.
Cũng tương tự như vậy, bạn có tin vào dự báo thời tiết? Chắc là không bao giờ hoàn toàn. Bao nhiêu lần bạn còn nhớ là hôm trước đài báo trời mưa nhưng hôm sau trời cao nắng đẹp?
Để nhìn thấy những hạn chế của các nhà dự báo thời tiết cũng như kinh tế học chúng ta ngó qua một chút vấn đề của họ.
Một trong những bài toán cơ bản nhất của Kinh tế cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp đó là "Quả trứng nở ra con gà trước hay con gà đẻ ra quả trứng trước?"
Bài toán tưởng chừng ai ai cũng biết này, thế nhưng đến cả lỗi lạc như Nobel kinh tế học Milton Friedman cũng bị mắc bẫy.
Để đơn giản có lẽ chúng ta nghĩ đến những ví dụ liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
Ở những tuổi trăng tròn trăng méo, bạn có nhu cầu ăn uống nhiều hơn so với những năm trước đấy, và đồng thời phát hiện rằng cơ thể bạn phì ra và bạn cao lớn hơn, bạn vội vàng kết luận ngay rằng vì ăn thùng uống vại nên bạn to lớn ra.
Thế nhưng nếu gặp một bác sĩ, ông ta lại kết luận xanh rờn rằng vì do những thay đổi nội tạng bên trong cơ thể đang tuổi lớn khiến cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn, dẫn đến việc bạn thèm ăn. Và ăn nhiều là vì cơ thể đang phát triển đòi hỏi.
Vậy, giữa to lớn hơn và ăn nhiều có mối quan hệ hai chiều. Tức là ăn nhiều hơn -> to lớn hơn và to lớn hơn -> ăn nhiều hơn.
Vậy, cái nào tác động cái nào? Bạn không biết.....
Bạn đừng lo là chỉ có mỗi mình bạn mắc sai lầm khi vội vàng kết luận rằng vì ăn cơm nhiều dẫn đến to lớn hơn......Nhà kinh tế học lỗi lạc Milton Friedman cũng đã từng vội vàng như vậy.
Trong năm 1963, ra mắt cuốn sách nổi tiếng "A Monetary History of United States," Milton Friedman và Anna Schwartz đã quan sát mối quan hệ giữa tiền tề và tăng trưởng của nền kinh tế. Friedman và Schwartz thấy rằng khi chính sách tiền tệ thoáng -> tăng trưởng kinh tế tăng, và khi chính sách tiền tệ thắt chặt lại -> tăng trưởng giảm. Và cả hai vội vàng kết luận rằng, chính sách tiền tệ ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế.
Và mãi đến năm 1970, James Tobin, cũng một Nobel laureate, đã tìm điểm sai trong kết luận của Friedman và Schwartz. Tobin lấy dẫn chứng rằng những thay đổi nội tạng bên trong của nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng có thể dẫn đến việc chính sách tiền tệ có nhu cầu trở nên thoáng hơn. Mối quan hệ giữa tiền tệ và tăng trưởng kinh tế là hai chiều.
Vậy "con gà và quả trứng" sau bao nhiêu thể kỷ vẫn chưa có lời giải đáp.
Trong cuộc sống hàng ngày, những kết luận vội vàng của chúng ta cũng có thể lại do cái bẫy của "con gà và quả trứng" gây nên.
Rất hài hước là chính họ, các nhà kinh tế, khuyên chúng ta rằng..."cẩn thận, để xem đã"
Ben Bernanke của Princeton University đã phải thừa nhận rằng "các nhà kinh tế học không giỏi dự báo kinh tế."
Một ví dụ điển hình nhất của những dự báo không chính xác của các nhà kinh tế được giải thưởng Nobel là vào những năm 1990s. Khi những tên tuổi lớn như Milton Friedman, Paul Krugman, và phần đông các nhà kinh tế học hàng đầu khác trong những năm 90 của thế kỷ trước đều tiên đoán rằng lạm phát ở Mỹ sẽ tăng vọt vì tỉ lệ thất nghiệp giảm thấp. Thế nhưng, trái hẳn với những gì các Nobel nói, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm tới mức 3.8% trong khi lạm phát không quá 3%.
Cũng tương tự như vậy, bạn có tin vào dự báo thời tiết? Chắc là không bao giờ hoàn toàn. Bao nhiêu lần bạn còn nhớ là hôm trước đài báo trời mưa nhưng hôm sau trời cao nắng đẹp?
Để nhìn thấy những hạn chế của các nhà dự báo thời tiết cũng như kinh tế học chúng ta ngó qua một chút vấn đề của họ.
Một trong những bài toán cơ bản nhất của Kinh tế cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp đó là "Quả trứng nở ra con gà trước hay con gà đẻ ra quả trứng trước?"
Bài toán tưởng chừng ai ai cũng biết này, thế nhưng đến cả lỗi lạc như Nobel kinh tế học Milton Friedman cũng bị mắc bẫy.
Để đơn giản có lẽ chúng ta nghĩ đến những ví dụ liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
Ở những tuổi trăng tròn trăng méo, bạn có nhu cầu ăn uống nhiều hơn so với những năm trước đấy, và đồng thời phát hiện rằng cơ thể bạn phì ra và bạn cao lớn hơn, bạn vội vàng kết luận ngay rằng vì ăn thùng uống vại nên bạn to lớn ra.
Thế nhưng nếu gặp một bác sĩ, ông ta lại kết luận xanh rờn rằng vì do những thay đổi nội tạng bên trong cơ thể đang tuổi lớn khiến cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn, dẫn đến việc bạn thèm ăn. Và ăn nhiều là vì cơ thể đang phát triển đòi hỏi.
Vậy, giữa to lớn hơn và ăn nhiều có mối quan hệ hai chiều. Tức là ăn nhiều hơn -> to lớn hơn và to lớn hơn -> ăn nhiều hơn.
Vậy, cái nào tác động cái nào? Bạn không biết.....
Bạn đừng lo là chỉ có mỗi mình bạn mắc sai lầm khi vội vàng kết luận rằng vì ăn cơm nhiều dẫn đến to lớn hơn......Nhà kinh tế học lỗi lạc Milton Friedman cũng đã từng vội vàng như vậy.
Trong năm 1963, ra mắt cuốn sách nổi tiếng "A Monetary History of United States," Milton Friedman và Anna Schwartz đã quan sát mối quan hệ giữa tiền tề và tăng trưởng của nền kinh tế. Friedman và Schwartz thấy rằng khi chính sách tiền tệ thoáng -> tăng trưởng kinh tế tăng, và khi chính sách tiền tệ thắt chặt lại -> tăng trưởng giảm. Và cả hai vội vàng kết luận rằng, chính sách tiền tệ ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế.
Và mãi đến năm 1970, James Tobin, cũng một Nobel laureate, đã tìm điểm sai trong kết luận của Friedman và Schwartz. Tobin lấy dẫn chứng rằng những thay đổi nội tạng bên trong của nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng có thể dẫn đến việc chính sách tiền tệ có nhu cầu trở nên thoáng hơn. Mối quan hệ giữa tiền tệ và tăng trưởng kinh tế là hai chiều.
Vậy "con gà và quả trứng" sau bao nhiêu thể kỷ vẫn chưa có lời giải đáp.
Trong cuộc sống hàng ngày, những kết luận vội vàng của chúng ta cũng có thể lại do cái bẫy của "con gà và quả trứng" gây nên.