Câu hỏi của người ngoại đạo

Hoàng Lê Vĩnh Hưng
(hungmk)

Thành viên danh dự
các cao thủ kinh tế ơi cho tôi được hỏi cái?
Nhà nước Việt Nam có sức mạnh trong việc điều chỉnh giá lương thực, thực phẩm nội địa không(và bằng những cách chính nào)? Giá lương thực nội địa tăng thì có lợi gì, hại gì cho kinh tế và xã hội.
Giải thích đừng dùng quá nhiều từ chuyên môn để em còn hiểu được, cảm ơn nhiều.
 
:D mình thấp thủ xin thử trả lời.

Nhà nước Việt Nam có sức mạnh trong việc điều chỉnh giá lương thực, thực phẩm nội địa không(và bằng những cách chính nào)?

có thừa, ví dụ: Áp dụng giá sàn, phân bổ hạn ngạch, trợ giá cho các doanh nghiệp thu mua.... Đến thằng Mỹ nó vẫn làm đủ thứ trò để trợ giá cho nông dân tuy rằng mồm lúc nào cũng leo lẻo tự do hóa thương mại :D

Giá lương thực nội địa tăng thì có lợi gì, hại gì cho kinh tế và xã hội.

Lợi thì quá rõ ràng, vì 80% dân số VN là nghề nông. Đây là một trong những chính sách kích cầu quan trọng mà chính phủ đang thực hiện.

Hại: Tăng quá cao cũng không tốt, dẫn đến tình trạng đầu cơ, cạch tranh không lành mạnh... giá lương thực trong nước quá cao dẫn đến mất ưu thế cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu ( hiện tại giá chảo bán một số loại gạo của VN cao hơn của Thái Lan ). Cái gì vượt quá giới hạn đều ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội và sự tăng trưởng KT cả. Vì vậy cần có một cái Ủy Ban Vật Giá của CP đề theo dõi và điều tiết :D

Hưng post câu hỏi hay đấy, nhưng mình thấy hình như đi nước ngoài sớm cũng có cái thiệt, năm thứ 1 ở ĐH mình được học khá cơ bản về cơ cấu tổ chức nhà nước và hoạt động của bộ máy chính phủ VN. Không hiểu có nên dạy cái này ở cấp 3 không nhi?
 
Dạy ở cấp ba thì bọn nó bỏ ngoài tai hết, phí lắm.
Cảm ơn anh nhiều lắm, em vừa có thêm vài ý tưởng mới rồi.
 
Minh bé nên đi học một course kinh tế ngắn hạn rồi trả lời nhé :D
 
Tất nhiên là em trả lời theo hiểu biết của em thôi, anh Thành trả lời đi :D
 
Góp vui với các bạn

Theo kiến thức đến giờ của mình thì nhà nước chỉ can thiệp vào giá của mặt hàng gạo mà thôi. Lý do: gạo là nhu yếu phẩm, giá lúa gạo có tác động đến các mặt hàng lương thực thực phẩm khác, phần lớn dân số Việt Nam sống bằng nghề nông => gạo được coi là mặt hàng có tính chiến lược của đất nước.
Hàng năm, sản lượng lúa gạo của Việt Nam khoảng 34 triệu tấn (không biết có chính xác không), nhưng chỉ xuất khẩu khoảng 3-4 triệu tấn, do đó yếu tố cạnh tranh trên thị trường thế giới chỉ là một lý do thứ yếu giải thích tại sao nhà nước phải can thiệp vào giá. Thật ra, nhình chung gạo Việt Nam bao giờ cũng có giá thấp hơn gạo cùng loại của các nước khác. Nguyên nhân: Các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu trong khâu hợp tác để giữ giá, thường chạy theo số lượng mà không quan tâm đến giữ giá, còn rất yếu trong khâu dự đoán cung trong nước và nhu cầu của thị trường nước ngoài. Chính vì vậy mà cách đây khoảng hơn một năm, giá gạo của Việt Nam các loại đồng loạt cao hơn giá gạo của Thái. Đó không phải là do cầu về gạo Việt Nam cao hơn hay do chi phí sản xuất tăng đột biến mà chủ yếu là do lúc đó gạo của Việt Nam khan hiếm nguồn cung trong nước để xuất khẩu. Mua trong nước với giá cao vì khan hàng nên buộc phải chào bán với giá cao. Trong tương lai, việc này sẽ được cải thiện vì hiện tại, Việt Nam đang tham gia Ủy ban 5 nước về hợp tác xuất khẩu gạo (VN, TL, AD, Pakistan, TQ).
Hiện tại, Việt Nam xuất khẩu khẩu gạo đạt kim ngạch 600-700 triệu USD/năm, riêng năm kỷ lục (98 hay 99 gì đó) đạt trên 1 tỷ USD.
Nguyên nhân chính khiến nhà nước phải can thiệp về giá đối với mặt hàng gạo là do có mối quan hệ hai mặt: lúa gạo đem lại thu nhập cho người nông dân chiếm 80% dân số Việt Nam (tức là khoảng 64 triệu người) nhưng đồng thời toàn bộ tất cả người dân Việt Nam cũng phải mua gạo để ăn (80 triệu người). Giá gạo tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến nhóm sau, quá thấp sẽ ảnh hưởng đến nhóm trước; chưa kể giá tăng sẽ làm cho các mặt hàng khác đồng loạt tăng giá, trong khi giá thấp => thu nhập của người nông dân thấp => sức mua thấp => ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.
 
Re: Góp vui với các bạn

Chu Thắng Trung đã viết:
Theo kiến thức đến giờ của mình thì nhà nước chỉ can thiệp vào giá của mặt hàng gạo mà thôi.

Cái này chưa chính xác rồi, ngoài ra còn xăng dầu, chất đốt...và nhiều thứ khác ( Ví dụ: chính phủ mới tăng giá bán lẻ xăng dầu à, ngoài ra còn rất nhiều thứ như giá cước điện thoại, internet... ). Nhưng có nhiều cách để can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, tùy vào tình hình và mục đích cụ thể.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em cũng trả lời với, có gì sai mọi người chỉ bảo nhé.

Theo em thì câu tră lời chả phức tạp thế đâu. Về các biện pháp điều chỉnh giá lương thực thì mọi người nói rồi. Nhưng theo em thì việc giữ giá ở một mức độ cao nào đấy không phải là biện pháp kích cầu (giá cao thì cầu giảm chứ). Phân bổ hạng ngạch thực ra là một hình thức hạn chế hơn là khuyến khích sản xuất.

Còn về mặt lợi thì tăng giá cao tất nhiên beneficiary là producers, i.e. nông dân + những người buôn bán, xuất khẩu gạo. Người thiệt hại là consumers (vì phải mua với giá cao hơn) và có thể là nhà nước ( nếu nhà nước dùng biện pháp trợ giá, vì như vậy revenue từ thuế ko được bao nhiêu mà còn phải bỏ tiền ra giữ giá cho thực phẩm). Còn nếu áp dụng giá sàn thì in the long run do expectation về giá gạo tăng,>> cầu giảm>>>giá gạo giảm nhưng supplies vẫn ở mức cũ do không kịp điều chỉnh >>>>cung vượt quá cầu sẽ gây nên excess supplies. Đến lúc ấy người thiệt hại lại là nông dân và probably vần là nhà nước ( shrinking tax revenue).

Tình trạng đầu cơ, cạnh tranh không lành mạnh chỉ có khi cầu vượt quá cung ( i.e., shortage) mà nếu giá quá cao thì không có chuyện đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Diệu Linh đã viết:
Nhưng theo em thì việc giữ giá ở một mức độ cao nào đấy không phải là biện pháp kích cầu (giá cao thì cầu giảm chứ).

" Giá cao thì cầu giảm "

Em gái ui, trong KT người ta dạy cái này à, nếu đúng thì anh phải nghe lời bác Thành đi học KT thật :D
 
Hihi, các bác cao thủ đâu rồi, đem lý thuyết optimization ra đấy giảng cho bọn em nghe cái chơi. :D
 
hị hị, em Linh hình như mới học một khóa Micro nên nói ra câu nào nghe cũng như sách . cái deadweight loss không phải lúc nào nó cũng ở đấy đâu ;)
hì hì, còn hình như không phải giá cao thì cầu giảm mà giá tăng thì cầu giảm .
 
ơ, mà em nói lạc đề tí . hôm nọ ngồi đọc một cái report của World Bank mới thấy VN đứng thứ 5 trong tỷ lệ exchange với $ nhé :D, sau Ecuador (24,988.4) Mozambique (15,447.1) Romania (21,708.7) và Turkey (625,218.5)
Đặc biệt có cái bọn Thổ, tiền của chúng nó thế kia thì trong nước mua bán lúc nào cũng tiền triệu à :D
 
Re: Re: Góp vui với các bạn

Pham Quang Minh đã viết:
Chu Thắng Trung đã viết:
Theo kiến thức đến giờ của mình thì nhà nước chỉ can thiệp vào giá của mặt hàng gạo mà thôi.

Cái này chưa chính xác rồi, ngoài ra còn xăng dầu, chất đốt...và nhiều thứ khác

Sorry, chúng ta đang bàn về vấn đề lương thực thực phẩm. ;)

Hiện tại, nhiều nước trên thế giới vẫn đóng cửa đối với thị trường hàng nông sản, ngay bên cạnh chúng ta có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan áp dụng cái gọi là mức độ tiếp cận thị trường tối thiểu (minimum market access) hoặc hạn ngạch (quota) đối với mặt hàng gạo. Lý do thực sự: Nông dân nước họ được bảo hộ nên giá thành cao hơn và kém tính cạnh tranh hơn so với gạo của Thái Lan, Việt Nam,... và phải duy trì mức giá cao như vậy thì mới đảm bảo thu nhập cho người nông dân có mức sông có thể chấp nhận được so với cư dân ở khu vực thành thị. Nếu mở cửa thị trường gạo thì nông dân nước họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp ngay lập tức. Vì vậy, nếu cho rằng giá lương thực cao có tác động không tốt đến nền kinh tế, chính phủ và nông dân của nước sở tại thì tại sao họ phải duy trì chính sách như vậy?
 
báo cáo bác CTT, theo như phân tích cơ bản của mấy bài học micro thì government intervention bao giờ cũng xấu (tất nhiên, invisible hand rules mà :D ) khi mà chính phủ can thiệp thì thể nào cũng dẫn tới thay đổi consumer và producer surplus, tạo ra deadweight loss etc. tức là nói chung là cứ đi ngược lại free trade là không tốt rồi .
cái bác bảo là nếu chính phủ can thiệp gây ra hậu quả xấu thì tại sao chính phủ vẫn làm thì em cũng xin đưa ra cái câu giải thích kiểu sách giáo khoa. Chính phủ nó làm như vậy là vì lý do chính trị, nếu nó cần được tầng lớp doanh nghiệp ủng hộ thì nó sẽ phải cho doanh nghiệp một ít lợi . Do tầng lớp doanh nghiệp có số lượng nhỏ còn bà con mua bán thì số lượng lại lớn, cho nên khi tăng giá thành sản phẩm, cái producer surplus tạo ra được chia vào một số nhỏ doanh nghiệp nên thằng nào cũng cảm thấy sướng rõ còn bọn consumer thì đông quá nên cái mất trong consumer surplus nó trải đều ra, có đau thì cũng chỉ đau ít thôi . Tóm lại là làm thế thì chính phủ có lợi về mặt chính trị, thằng doanh nghiệp được sướng nhiều, thằng người mua thì khổ ít :D thế cho nên mặc dù là giảm social welfare thì chính phủ nó vẫn cứ làm .
 
Đồng chí Long phát biểu chính xác. Chỉ có dieu la cai surplus ko chỉ chia cho các doanh nghiệp mà cho toàn bộ nhóm lợi ích liên quan. Xét đến trong trường hợp này, bao gồm cả những người nông dân sản xuất ra lúa gạo. Nhóm này lại thừong có thu nhập ít, như vậy mặc dù gọi là hy sinh lợi ích của tòan xã hội nhưng mỗi người chỉ đau một ít, nhưng đem lại thu nhập lớn hơn cho người nông dân, điều đó cũng chấp nhận được đấy chứ. Công bằng theo kiểu bàn tay vô hình là công bằng theo kiểu phát triển kinh tế sao cho thằng có thu nhập 30.000 VND/tháng và thằng có thu nhập 1.000 USD/tháng sau 1 năm, mỗi thằng đều tăng thu nhập của mình thêm 10%, còn khi sự có can thiệp của chính phủ, sau 1 năm thằng có thu nhập 30.000 VND tăng được 20%, trong khi thằng có thu nhập 1.000 USD chỉ tăng thêm có 5%. Tất nhiên là kiểu sau, lợi ích của toàn xã hội sẽ giảm bớt, nhưng các đồng chí thích kiểu nào hơn.
 
Tình hình anh đang rất bận trong một số thời gian nên tạm nghỉ monitor ở Board kinh tế khoảng 1 thời gian, rất muốn Hoàng Long có thể tiếp tục đảm nhiệm công việc thay anh. Nếu được thì em có thể làm Mod?

Anh Hà xem xét thay cái tên Hoàng Trần ở ngoài bằng tên Hoàng Long được không ạ?
 
Back
Bên trên