Câu chuyện về thằng Lì - Một cuộc đời đầy máu và nước mắt

Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)

New Member
http://hp-fc.com/


Xin mạn phép post lại một câu chuyện Giang Hồ Đất Cảng ở đây để mọi người đọc cho vui, biết đâu ai đó sẽ tìm lại được những góc khuất của chính mình.

Chuyện về cuộc đời thằng Lì
CHƯƠNG I: Tuổi thơ gắn liền với sợ hãi​

Vào một chiều cuối đông năm 1975, khi đất nước vừa mới hoàn toàn giải phóng, từng đoàn xe miền Bắc chở nặng những mong chờ hội ngộ của biết bao gia đình ly tán nối đuôi nhau hướng về miền Nam ruột thịt . Trên một chiếc xe ca cũ kỹ xuất phát từ Hải Phòng có một cô gái rất trẻ ngồi thu mình trên băng ghế, cô ôm khư khư chiếc túi xách trước ngực với một vẻ mặt cảnh giác cao độ, chiếc túi chứa đựng tất cả những thứ được chuẩn bị cho một chuyến đi dài. Cô đi tìm mộ của anh trai mình, một chiến sỹ giải phóng quân hy sinh ngay tại cửa ngõ Sài Gòn chỉ 6 tiếng trước giờ độc lập.
Vừa ra khỏi khu vực nội thành, xe dừng lại để bắt thêm khách, một người đàn ông khoảng 30 tuổi thân hình vạm vỡ bước lên xe, đặt ba lô xuống sàn xe và trả tiền cho cậu lơ xong anh ta liền ngồi phịch xuống chỗ trống duy nhất trên xe ngay cạnh cô gái và ... cất tiếng ngáy chỉ sau 3 giây. Cô gái len lén nhìn sang thấy một khuôn mặt chữ điền rất đàn ông, khuôn mặt phong trần của một người từng trải.
Trời tối dần, chiếc xe lầm lũi lao vào màn đêm bỏ qua những km đầu tiên của một chặng đường gần 2000 cây số.
Trong giấc ngủ mộng mị sau một tuần thức trắng của người đàn ông phong trần, từng thước phim ký ức cứ len lỏi hiện về ...
Anh là một chiến sỹ đặc công rừng Sác đã từng tham dự hơn trăm trận đánh cho đến ngày độc lập, 30 tuổi đời, 17 năm mồ côi cả cha lẫn mẹ, 11 năm khoác áo đặc công đã để lại trên khuôn mặt anh những nét phong trần già trước tuổi. Hoà bình lập lại, với những chiến công được coi là kỳ tích trong chiến tranh, anh được điều động về Đội SBC (săn bắt cướp) của Công an TpHCM. Hăng hái nhận nhiệm vụ mới, chỉ sau một thời gian ngắn anh đã cùng đồng đội lập nên những chiến công vang dội tạo lên một huyền thoại về Đội SBC và là mối lo ngại cho tất cả những băng đảng giang hồ hồi đó. Giỏi vũ thuật và rất bản lĩnh, anh đã hạ gục hàng chục tên cầm đầu khét tiếng trong những trận đấu tay đôi sống còn để giải tán nhiều băng cướp mà không tốn một viên đạn... Cả một tuần qua không ngủ để theo chân một tên cướp đặc biệt nguy hiểm mang trên người 3 lệnh truy nã, anh đã để mất dấu nó tại Hải Phòng
Cô gái cũng thiu thiu ngủ, trong giấc mơ cô thấy mẹ hiện về, bà chải tóc cho cô và dặn cô cố gắng tìm được mộ anh trai bằng mọi cách để anh sớm được sum họp với bố mẹ nơi suối vàng, bà thương cô thân gái dặm trường nhưng bà tin cô sẽ làm được vì bà biết con gái bà là một người đầy nghị lực. Chải tóc xong bà đứng dậy rồi lặng lẽ bước đi, cô gái òa khóc khi thấy mẹ cứ xa dần xa dần ...
Sáng sớm hôm sau, cả xe bị đánh thức khi đến Phà Bến Thuỷ (nay là Cầu Bến Thuỷ, giáp ranh giữa Nghệ An và Hà Tĩnh), tất cả mọi người phải xuống đi bộ để lên phà. Cô gái cũng hoà vào dòng người tất tả xách túi đi lên mà không hề hay biết đang có một đôi mắt dữ tợn dõi theo mình.
Vừa đến gần mép nước, tên cướp giằng mạnh chiếc túi khỏi tay cô gái và đẩy cô ngã sóng xoài sát mũi phà trong ánh mắt khiếp sợ của nhiều hành khách rồi chạy lẩn vào đám đông, cô gái lồm cồm bò dậy, trong nước mắt dàn dụa cô thấp thoáng thấy bóng người đàn ông phong trần đuổi theo tên cướp.
Chỉ vài bước chạy của lính đặc công là anh đã đuổi kịp tên cướp, và cũng chỉ bằng một cú tung chân đầy uy lực là tên cướp đã ngã đập mặt xuống nền đất, không thèm chấp bọn cướp vặt (vì hồi đó nhiều lắm), anh cúi xuống nhặt cái túi rồi mang về trả cho cô gái trong ánh mắt nể phục của mọi người.
Cô gái líu ríu nói cám ơn khi nhận lại chiếc túi, người đàn ông không nói gì mà chỉ cười, một nụ cười thật hiền rồi ra thành phà hút thuốc. Cô gái rụt rè đưa mắt nhìn theo và chợt thấy lòng xốn xang.
Qua phà xe lại chạy tiếp, ngồi trên xe người đàn ông chủ động bắt chuyện với cô, đúng là bố mẹ cô đã phù hộ, ai dè người đàn ông kia từng tham gia rất nhiều trận đánh với anh trai cô, nét mặt anh sa sầm khi nhìn thấy giấy báo tử của đồng đội, không một chút lưỡng lự anh hứa khi vào đến Sài Gòn anh sẽ giúp cô tìm mộ anh trai mình.
Duyên trời đã định, vài tháng sau họ thành vợ thành chồng ...
Cuối năm 1976, một bé trai kháu khỉnh ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của đôi vợ chồng trẻ, họ đặt tên cho nó là Tài, Khổng Đức Tài ...
... còn tiếp ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi Tài lên 5 tuổi và sắp được đón đứa em gái đang nằm trong bụng mẹ, người cha - một linh hồn của đội SBC Sài Gòn ngày ấy - đã vĩnh viễn từ giã cuộc đời bởi một kế hoạch trả thù rất hoàn hảo của Cùi Cang - tên đệ tử trung thành của tướng cướp khét tiếng Bạch Hải Đường. Kế hoạch trả thù này đã được chuẩn bị trong một thời gian rất dài và cực kỳ kỹ lưỡng từ năm 1980, sau khi Bạch Hải Đường bị SBC Sài Gòn vây bắt và phải chịu án tù đến cuối đời.
Cũng kể từ thời gian đó, 3 mẹ con Tài phải bồng bế nhau trốn chạy khỏi sự truy sát của Cùi Cang trên khắp bản đồ Việt Nam hình chữ S. Hai năm sau, Bạch Hải Đường chết trong trại giam của CA Tỉnh An Giang, Cùi Cang càng lồng lộn tung hết tay chân tìm bằng được 3 mẹ con Tài để trả thù tận gốc cho cái chết của đại ca.
Những ngày tháng trốn chạy đầy sợ hãi ấy đã tạo ra cho Tài một tính cách mà sau này gắn liền với cái biệt hiệu của nó, đó là LỲ LỢM.
Đi cùng với sự lỳ lợm là một sức khỏe hiếm có mà Tài được thừa hướng từ người cha quá cố.
Mãi đến năm 87, sau khi Cùi Cang và các đàn e lần lượt sa lưới pháp luật hoặc giải nghệ thì 3 mẹ con Tài mới có được sự yên thân, quê ngoại ở Hải Phòng là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc trốn chạy.
Thói đời ma cũ bắt nạt ma mới, với chất giọng lơ lớ Sài Gòn pha chất Bắc Kỳ, Tài luôn là tâm điểm trêu chọc của lũ bạn cùng trang lứa. Nhưng với bản tính lì lợm và không biết sợ hãi, trải qua rất nhiều trận đấu tay đôi, Tài đã dần trở thành đại ca của đám choai choai khu Đổng Quốc Bình ngày ấy.
Đến năm 16 tuổi, trong một trận đọ sức tại Cát Bi, Tài đã tìm được đại ca cho mình. Một người kém nó 1 tuổi nhưng không những đã làm cho nó biết sợ mà còn làm cho nó nể phục.
Cái tên Lì cũng do đại ca của nó đặt cho.
Và cũng kể từ ngày đó, Lì gặp em, một cô gái hoàn hảo trong mắt Lì
Sự đồng cảm của những kẻ mồ côi cha đã khiến Lì và em thân nhau rất nhanh.
Lì yêu em từ lúc nào không hay.
Nhưng thật trớ trêu, em đã một lòng một dạ yêu đại ca, và đại ca cũng vậy.
Trung thành và chung thủy là hai đức tính mà Lì cho là đáng quý nhất, Lì để 2 đức tính đó rạch ròi trong trái tim.
... và tình yêu chuyển thành sự tôn thờ.
******************************************
Hai ngày sau khi đại ca bị bắt vì trận một trận chiến đẫm máu do chính Lì khơi mào, mẹ của em cũng đột ngột qua đời. Lì chạy đôn chạy đáo lo cho đám tang, nhìn em khóc Lì chỉ biết lặng câm nuốt nước mắt chảy ngược, Lì thương em quá.
Ngày em đưa mẹ về quê, Lì dự định theo xe tang về cùng em nhưng em nhất quyết ngăn lại, em bảo Lì còn phải lo cho đại ca, nhìn ánh mắt như van lơn nhưng chứa đầy tin tưởng của em, Lì biết mình phải làm gì.
Sau một tuần suy nghĩ để tìm cách cứu đại ka, Lì đi đến một quyết định táo bạo: "Nhận tội thay". Như thế là Lì đã sống trọn vẹn với cả 2 người, trung thành với đại ca và chung thủy với em.

Mọi việc sau đó diễn ra đúng như dự kiến, đại ca được thả, nhưng thằng Lì đã không thể ngờ được quyết định có vẻ điên rồ đó đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của nó.

Trong những ngày bị thẩm vấn, Lì gặp được một chú công an ngày xưa đã từng là đồng đội của bố Lì trong đội SBC, sau cái chết của bố Lì, người này đã cất công tìm kiếm gia đình của đồng đội nhưng mọi cố gắng đều trở nên vô ích vì mẹ con Lì thường xuyên di chuyển trong cuộc trốn chạy kinh hoàng.
Với những công lao của người đã mất cộng với sự giúp đỡ hết mình của chú công an, Lì đã được tha sau 1 tháng.
Ngày được tha về cũng là ngày Lì nhận được một chiếc hộp sắt tây, trong đó chứa đầy kỉ vật của cha nó. Chiếc hộp rất đẹp nhưng đáng tiếc chiếc chìa khóa đã bị thất lạc.
Mẹ con Lì để chiếc hộp đó ngay ngắn trên bàn thờ người đã mất.

Cuộc sống cứ thế trôi đi như vốn dĩ nó phải thế.
... đang viết tiếp, mong anh em thông cảm ...
 
Tiếp đi đồng chí. Đang đọc hay.
 
Tiếp đi đồng chí. Đang đọc hay.

Rồi, ok các hạ. Tại hạ xin post tiếp để đáp lại mong chờ của các hạ và những anh em "máu" khoản "kiếm hiệp" này...Mà anh em thank giúp cái nhá, lâu lắm "bặt tích" , dạo này mới có dịp quay trở lại HAO, tự dưng thèm và nhớ cái "thank" quá:D


Chương II: Kỷ vật làm nên bước ngoặt cuộc đời

Ngày gặp lại đại ca cũng là ngày Lì biết mình đã mất em vĩnh viễn. Mọi giá trị của cuộc sống bỗng trở nên nhạt nhòa, Lì sống như người mất hồn trong suốt một tuần, đại ca của nó cũng vậy ...
Một ngày kia, trong lúc đang miên man với những ký ức xa vời, nó chợt nhớ lại 1 câu nói của em: "Đừng nói cho ai biết nhé, thế nào rồi tôi cũng sẽ gặp lại Lì!". Câu nói đó làm nó bừng tỉnh, và rồi nó lại tiếp tục sống hăm hở như chưa có chuyện gì xảy ra, nó đợi đến một ngày ...

Một năm, hai năm, rồi ba năm ... Lì trở thành một chàng trai cường tráng và rắn rỏi với chiều cao hơn 1m8.

Đại ca nó đỗ đại học rồi lên Hà Nội, nó ở lại hờ hững thay thế vai trò của đại ca.

Sao cái ngày đó lâu đến thế ???

Đến khi nó gần như tin rằng em đã quên lời hẹn thì đột nhiên nó nhận được một bức điện tín với nội dung: "Tôi muốn gặp Lì ở Sài Gòn, địa chỉ ....., gấp lắm, đại ca gặp nạn. Lan".
Đọc xong nội dung bức điện, nó lẳng lặng sắp đặt mọi thứ cho chuyến đi như người vô hồn. Có cái gì đó thôi thúc nó lắm, vì đại ca hay vì em? Nó cũng chẳng biết nữa
Lôi trên gác xép ra cái ba lô bộ đội cũ kỹ của ba nó để lại, nháo nhào nhét vào mấy bộ quần áo, nó phải đi càng sớm càng tốt.
Vô tình nó thấy rơi ra một chiếc chìa khóa nhỏ xíu, nó chợt nhớ đến chiếc hộp kỷ vật của ba.
Tiến đến bàn thờ thắp nén hương chào từ biệt người đã khuất, vái xong nó run run tra chìa khóa vào chiếc hộp, một tiếng tạch khô khốc vang lên, nắp hộp được mở ra, bên trong là 1 khẩu súng K54, 32 viên đạn, một chỉ vàng và một cuốn nhật ký. Có linh cảm như được ba phù hộ, nó đeo chiếc nhẫn vào ngón tay rồi đóng hộp lại nhét vào ba lô.
Không đủ can đảm để chào từ biệt mẹ, nó viết cho bà mấy dòng rồi đi thẳng ra bến xe Niệm Nghĩa.

Hai ngày sau, nó có mặt tại Sài Gòn hoa lệ, hóa ra địa điểm em hẹn nó là một quán cà phê, em ngồi đó như thể đã ngồi từ rất lâu rồi.
 
Chương II: Kỷ vật làm nên bước ngoặt cuộc đời (tiếp theo)

Vừa nhìn thấy em hai chân nó như muốn quỵ xuống, em giờ đây đẹp lạ lùng, nét buồn và lo âu như một làn sương mỏng trên khuôn mặt càng làm em đẹp hơn, giống hệt như một bức tranh nó đã nhìn thấy ở đâu đó.
Lắp bắp mãi mà chỉ thốt được 2 tiếng "Tôi đây ...", nó im lặng chờ đợi một câu trả lời như bao đêm nó đã từng mơ.
Nhưng em chỉ tặng nó đúng 3 từ lạnh lẽo "Đi theo tôi ..." rồi quay mặt bước ra khỏi quán, hình như nó tránh nhìn vào mắt em.
Ngồi cùng nhau trên xích lô nó cảm nhận rõ hơi ấm của da thịt con gái, mùi bồ kết vẫn vương đầy tóc em như thủa nào, nó lặng người đi mỗi lần đuôi tóc thề tinh nghịch theo gió vờn trên má nó.

Lòng vòng một lúc rồi cũng đến nơi, một phòng khám tư khuất trong một con hẻm nhỏ, đại ca nó đang nằm trên một chiếc giường bệnh nhân, mình mẩy quấn đầy bông băng. Như bị điện giật, nó nhào đến khóc rống lên: "Đại ca ...". Người anh hùng trong mắt nó giờ chỉ còn là một khối thịt mềm đang thở nhẹ, hơi thở hình như yếu lắm.
Em vỗ vai ra hiệu cho nó im lặng rồi nói: "Giờ Lì ở lại trông đại ca, tôi phải đi có việc, chắc không quay về được".
Nói xong e dúi một cuộn tiền vào tay nó rồi đi luôn. Lì ngơ ngác chưa kịp hiểu chuyện gì thì em đã khuất dạng, thôi đành vậy, phải lo cho đại ca trước đã ...
......................
Bốn ngày sau đại ca tỉnh lại.
Ba ngày tiếp theo đại ca khoẻ mạnh trở lại như chưa bao giờ bị nạn.

Hỏi chuyện mới biết đại ca vô tình đụng độ Băng "Côn gỗ" (vì bọn này chuyên dùng gậy gỗ làm vũ khí) trên phà Thủ Thiêm, 3 chọi 7, hai thằng kia chống cự không nổi đành phải nhảy xuống Sài Gòn thoát thân, đại ca nó một mình điên cuồng chống trả nhưng không nổi, hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn, đại ca dính hàng chục nhát gậy khắp người. Nặng nhất là 3 phát vào đầu làm đại ca bất tỉnh. May mà phà cập bến sớm nên đại ca thoát nạn. Tỉnh dậy đã thấy nằm trong phòng khám này. Không biết ai đã đưa mình vào đây.
"Tao tuổi rắn mà lại là rắn nước, bà ngoại tao bảo kiểu gì tao cũng gặp nạn sông nước. Nghĩ lại thì hóa ra tao rất hay bị nạn trên phà, lần này là nặng nhất." Đại ca nó nói giọng tỉnh bơ.
Suy nghĩ một hồi rồi cuối cùng Lì cũng nói: "Lan là người đưa đại ca vào đây đấy ..."
Quay sang chỉ thấy đại ca nó chết lặng trong khói thuốc ...
- "Trong lúc bất tỉnh tao cũng thấy nó nhưng cứ ngỡ mình đang mơ, thế nên tao không cố mở mắt ra, mà mày có hỏi mấy năm nay nó đang ở đâu làm gì không???".
- "Em đã kịp nói được tiếng nào đâu, Lan dẫn em đến đây rồi đi luôn"
Lại im lặng ...

- "Tao phải tìm Lan bằng mọi giá, mày ra Bắc trước đi, cuối tháng tao ra".
- "Vâng, đại ca ở lại giữ gìn sức khỏe, em ra trước, mà hình như đại ca sắp thi học kỳ rồi thì phải, nhớ ra sớm nhé đại ca"
- "Ừ, anh đi đây, gặp nhau nói chuyện sau, giờ anh chẳng còn lòng dạ nào mà ngồi đây nữa"

Đưa cho đại ca nửa số tiền còn lại trong người, Lì lang thang ra bến xe. Trời xẩm tối, sáng mai mới có chuyến về Hải Phòng.
Ăn vội bát cơm và thuê một nhà trọ rẻ tiền, Lì dự định ngủ sớm để mai lấy sức ngồi xe ra Bắc, mấy đêm trước nó gần như không ngủ.
Nhưng Lì khôg thể ngờ rằng, cái đêm cô đơn trong căn nhà rẻ tiền đó đã làm cuộc đời nó rẽ sang một hướng khác ...
... còn tiếp ...
 
(Tiếp nào........:D <:p )

Rừng Sác, ngày .... tháng ... năm ...
Sau tổng tấn công Mậu Thân 1968, quân địch lồng lộn tập trung vây ráp, phong tỏa, chốt chặn tất cả mọi con đường tiếp tế, nhằm đẩy quân chủ lực ra khỏi vành đai Sài Gòn. Trung đoàn gần như bị cô lập, lương thực cạn kiệt.
Rừng Sác, ngày .... tháng ... năm ...
Trung đoàn có lệnh mỗi người chỉ được phép cầm hơi bằng một ly gạo nhỏ cho một ngày cầm cự, nước uống giữa mùa khô thiếu trầm trọng bởi đây là vùng nước mặn.
Cả đại đội 90 người chỉ còn vài quả đạn B40 và mỗi người chỉ còn hai băng AK. Tiết kiệm tất cả. 3 tháng trời vùng rừng Sác yên ắng không hề nghe một tiếng súng.
Rừng Sác, ngày .... tháng ... năm ...
Tiếng trực thăng quần thảo xé nát sự tĩnh lặng của cả một khoảng rừng, có lẽ địch tấn công??? Mà có thể thế thật, nó đợi anh em đuối sức rồi mới ra đòn đây, bọn chó, hèn hạ thật.
Địch đến thật rồi, phen này mình phải chơi đến cùng ...
Rừng Sác, ngày .... tháng ... năm ...
Mùi thuốc súng khét lẹt bao trùm lên không khí não nề, cả đại đội đông là thế mà giờ chỉ còn phân nửa.
Không ngờ lần này địch lại huy động gần một sư đoàn để vây ráp.
Không ai có thể tin rằng chỉ vẻn vẹn có 1 trung đoàn với 1/5 là thương binh mà đẩy lui được 1 cả sư đoàn.
Và cũng ko ai ngờ nổi trận này Mỹ chết nhiều hơn Ngụy, có lẽ chúng quá chủ quan và đánh giá sai lầm về sức chiến đấu của đặc công rừng Sác.
Rừng Sác, ngày .... tháng ... năm ...
... 167, 168, 169, ... 180. Một trăm tám mươi xác lính Mỹ lấp đầy 9 cái hố, đào từ sáng đến giờ mới xong. Hung hăng là thế nhưng khi ngỏm rồi thì chúng mày cũng chỉ là những hồn ma thôi, biết đâu vài ngày nữa tao lại oánh nhau với chúng mày dưới đấy. Thôi thì lấp cho chúng mày nắm đất, coi như là cái tình của những thằng lính ở 2 bên chiến tuyến.
Rừng Sác, ngày .... tháng ... năm ...
Thề một ngày sẽ đánh tan giặc Mỹ
...

Lì càng đọc càng xúc động, mồ hôi nó vã ra như tắm, không ngờ cha nó lại có một tuổi trẻ oai hùng và đáng tự hào đến vậy.
Còn nó thì đến giờ vẫn là một thằng thanh niên lêu lổng, ko có định hướng sống cũng như khát vọng cống hiến
Trằn trọc cả đêm trong nhà trọ, nó suy nghĩ mông lung rồi vô tình nhớ đến hộp sắt tây chứa đầy kỷ vật về người cha đã mất. Không ngờ quyển nhật ký đã thức cùng với nó đến sáng.
Gấp cuốn nhật ký lại là lúc bụng đói cồn cào, Lì toan đứng dậy ra ngoài kiếm đồ ăn sáng thì thấy trong cuốn nhật ký rơi ra một tấm bản đồ tác chiến, cúi xuống nhặt lên xem chỉ thấy toàn là ký hiệu với các điểm đánh dấu, lúc lâu sau Lì mới hiểu được đó là sơ đồ rừng Sác, nó đặc biệt chú ý đến mấy cái khoanh tròn: Hố thứ nhất, hố thứ 2, ... hố thứ 9.
Tay cầm ổ bánh mỳ vừa đi vừa nhai, Lỳ mua đại một tờ báo rồi bước lên chiếc xe khách có 2 chữ Hải Phòng. Còn sớm quá, hơn 1 tiếng nữa xe mới chuyển bánh. Nó uể oải rút tờ báo ra đọc.
"Chính phủ Mỹ sẽ đền ơn xứng đáng cho ai tìm được hài cốt lính Mỹ đã hi sinh trong chiến tranh Việt Nam". Cái tít to đùng đập vào mắt nó, nó đọc ngấu nghiến.
Đọc xong bài báo trong đầu Lì lóe lên một tia chớp, nó vội vàng xuống xe và tìm một quán cà fê gần nhất, một li cà fê thật đặc sẽ làm cho đầu óc nó tỉnh táo và suy nghĩ chính xác hơn.
Hút hết điếu thuốc thứ tư thì Lì đã có một quyết định cho riêng mình ... Xa xa phía bến xe chiếc xe khách Lì lên lúc nãy đang từ từ chuyển bánh, thằng lơ xe có vẻ hơi cáu khi biết mình vừa mất một khách., mà lại là thằng khách mở hàng mới đau. Nó nhìn quanh lần cuối rồi nói với bác tài xế: "Mịa kiếp, nó lặn đâu mất tiêu, đi thôi ..."
Cả thằng lơ xe và bác tài xế đều không thể ngờ rằng: Họ đã mất đi cơ hội được phục vụ một vị khách mà chỉ 2 năm sau thôi, vị khách này có mặt trên hầu hết các tờ báo tin tức của nước Mỹ.
 
Tại hạ xin được mạn phép post tiếp câu chuyện đang kể dở:

Chương III: Đào bới tìm tương lai trong lòng đất

Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng
Gió càng lay càng vững thành đồng


Một mình lầm lũi chèo thuyền đi sâu vào rừng Sác (giờ được đổi tên thành rừng ngập mặn Cần Giờ) Lì tự nhiên lẩm bẩm 2 câu thơ về cây đước của Tố Hữu, chẳng hiểu vì sao nó lại nhớ được 2 câu thơ này. Có lẽ vì rừng Sác hình như chỉ có duy nhất 1 loài cây, đó là cây đước. Điểm đặc biệt của đước chính là bộ rễ. Đước có 2 loại rễ: Rễ cọc và rễ phụ. Rễ cọc thì nhỏ nhưng cắm sâu xuống lòng đất, còn rễ phụ (còn gọi là chang đước) thì rất lớn, mọc tua tủa quanh gốc cây, bám sâu vào lòng đất nhão, chính vì vậy mà cây đước luôn đứng vững trên đất sình lầy, gió rung chẳng chuyển, bão lay chẳng sờn.
Càng vào sâu đước càng dầy đặc, lòng sông ngày một bị thu hẹp lại bởi rễ cây, bây giờ Lì mới hiểu vì sao ba nó và các đồng đội có thể ngang nhiên sống và chiến đấu ngay trước mũi kẻ thù. Những cây đước ghé sát vai nhau đã tạo nên một bức tường thành bao bọc và che chở cho các chiến sỹ đặc công rừng Sác ngày ấy.
Dò dẫm chèo xuồng hết nửa ngày theo chỉ dẫn của tấm bản đồ, Lì đã nhìn thấy những di tích của chiến khu rừng Sác. Nơi mà nó định đến còn cách đây khoảng nửa giờ chèo xuống nữa...

Đây rồi, cây đước rất lớn bị mảnh bom vạt cháy sém đây rồi, Lì thở phào vì nó đã hiểu đúng những gì ba nó ghi chép trong tấm bản đồ. Buộc xuồng vào đám rễ cây chằng chịt dưới nước xong, Lì lên bờ với một tâm trạng rất khó tả. Phải chăng do sự linh thiêng của cánh rừng? Hay vì linh hồn của 860 trong tổng số hơn 1000 chiến sỹ đặc công rừng Sác đã ngã xuống cho ngày độc lập đang đón chào đứa con trai của người đồng đội?
Thắp một nén hương cho những người đã khuất, Lì cầu khấn một sức khoẻ phi thuờng để chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt nơi rừng thiêng.
Sau hai tiếng đào bới tại "Hố thứ nhất", mắt Lì sáng lên khi thấy một miếng kim loại hình tròn, ẩn sau lớp đất cát và gỉ sét thời gian, một con ó kiêu hãnh giang đôi cánh rộng như nói với Lì rằng: "Mày đã đúng"
cono.jpg

Ảnh minh hoạ

Đang hăm hở đào tiếp đột nhiên Lì dừng lại, hình như nó nghe nói yếm khí của nhưng ngôi mộ thường rất độc, đó là tử khí. Lì vội vàng lùi lại và lật đật rút thuốc ra châm, khói thuốc sẽ làm cho nó sáng dạ hơn.
Đúng là cái khó ló cái khôn, Lì rút trong túi đồ nghề ra cái tuýp nước vót nhọn mà nó luôn mang theo mình mỗi khi đi xa, cắm sâu xuống lòng hố, Lì tin rằng chỉ khoảng 2 tiếng nữa, toàn bộ yếm khí của cái huyệt tập thể kia sẽ thoát hết ra theo đường tuýp nước.
Làm gì cho hết thời gian đây, hay là ngủ một giấc cho lại sức??? Nói là làm, Lì trải tấm bạt nilon ra đất rồi thản nhiên đánh một giấc ngon lành.
Cả cánh rừng Sác huyền thoại dường như cũng lặng im dõi theo giấc ngủ của thằng con trai bản lĩnh.
...
Sột ... soạt ... sột ... soạt ...
Tiếng động lạ làm Lì tỉnh giấc, nó đưa mắt nhìn quanh, linh cảm có chuyện chẳng lành, nó thò tay vào ba lô rút khẩu K54 ra và lên đạn.
Hay là mình bị thần hồn nát thần tính? Rừng này thì làm gì có hổ? Lì dựa lưng vào gốc cây hút một điếu thuốc cho tỉnh táo. Ở trên cao, những tia nắng cuối chiều đang vội vã trở về nhà sau một ngày dài rong chơi đùa nghịch trả lại cho cánh rừng sự u ám quen thuộc.
Hờ hững dõi theo hướng rơi của cái đót thuốc mà nó vừa ném đi, Lì bất chợt nhận ra sự nguy hiểm đang rình rập quanh mình, nó bình tĩnh lùi lại thủ thế ...
... còn tiếp ...
 
Phía sát bờ sông, 2 con cá sấu lớn đang lù lù tiến đến, khi chỉ còn cách Lì khoảng 5m thì 1 con dừng lại còn con kia đột nhiên tăng tốc lao vào, Lì vội vã thối lui thêm vài bước nhưng không kịp, hàm răng lởm chởm nhọn hoắt của cá sấu đã kề sát đùi nó... Nó chỉ còn biết một động tác duy nhất là né người sang một bên và đưa hai tay ôm cứng lấy cổ con dã thú. Khi tấn công cá sấu thường rất khỏe, nó quẫy đuôi dữ dội để xoay người và há cái miệng rộng hoác như muốn ngoạm lấy đầu Lì, khoảng cách mỗi lúc bị thu hẹp dần đến mức hơi thở từ miệng con cá sấu làm Lì cảm thấy buồn nôn...
Tuy nhiên trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc ấy Lì thấy mình như được tiếp thêm một sức mạnh vô hình, hét lên một tiếng, nó rút tay phải lại và lấy hết sức bình sinh dùng 2 ngón tay đâm thẳng vào 2 mắt con cá sấu, bị tấn công bất ngờ con cá sấu mất phương hướng bèn quay ngang người lấy đuôi quật tới tấp vào đối thủ, chỉ chờ có thế, Lì lăn người sang trái 2 vòng vơ lấy khẩu súng và nghiến răng siết cò, đoàng ... đoàng ... đoàng ...
Con cá sấu giẫy dụa trong đau đớn, bốn chân và đuôi quẫy đạp liên hồi cày nát cả một khoảng đất. Say máu, Lì cầm súng chĩa thẳng về phía con cá sấu thứ 2 và điên cuồng nhả đạn.
Những tưởng con cá sấu này sẽ chung số phận với con thứ nhất nhưng không, do nó nằm xuôi người theo hướng bắn cộng với việc Lì siết cò quá vội nên nó đã thoát chết, loạt đạt như làm nó bừng tỉnh, nó lao vào Lì với tốc độ của một tia chớp. Lì vội vàng ném khẩu súng hết đạn về phía nó và lăn người xuống hố rút cái tuýp nước làm vũ khí chiến đấu. Vừa lúc con cá sấu lao đến ...
Do cái hố khá sâu nên con cá sấu gần như bay ngang người Lì, nhớ đến một thế võ hiểm, nhanh như cắt, Lì quỳ xuống ngã ngửa người ra sau đồng thời đâm thẳng cái tuýp nước về phía con cá sấu...
Một tiếng "phập" ngọt xớt, máu từ cổ con cá sấu phun ra theo đường tuýp nước tưới ướt đẫm người Lì.
Hất con cá sấu sang một bên, Lì bước lên khỏi hố ngửa mặt lên trời cất tiếng cười ngạo nghễ. Nó có cảm giác rằng cả cánh rừng này từ nay sẽ là của nó, không có lí do gì để nó thất bại tại đây, dường như nó đã vượt qua được "MỆNH TRỜI"...
...
Gột rửa và nghỉ ngơi một lát cho lại sức, Lì lại cắm cúi đào, khoảng 15 phút sau nó chạm phải miếng vải dù lính Mỹ, dùng dao rạch một đường dài, khi mở ra Lì thấy 20 cái đầu lâu đang há hốc mồm nhìn nó với một vẻ van lơn như muốn nói: "Xin hãy đưa tôi về nơi tôi đã sinh ra ...". Lì bật cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh của mình, nó xới tung đống xương để tìm cho đủ 20 cái dây chuyền bằng sắt tây, mặt sợi dây chuyền nào cũng đánh số. Nó hiểu, mỗi một con số sẽ ứng với hồ sơ chứa mọi thông tin về một thằng lĩnh Mỹ.
Sau khi lấp lại cái hố, chôn đống đồ nghề và xóa sạch mọi dấu vết của sự đào bới. Lì xuống xuồng quay về thành phố. Hành lý lúc này của nó chỉ là vài bộ quần áo và hai mươi cái dây chuyền sắt tây, nhưng nó hiểu rằng nó đang mang trong mình một cơ hội đổi đời .
...
Về đến Sài Gòn thì trời đã về khuya, việc đầu tiên mà Lì nghĩ đến là phải đi tìm đại ca, chỉ có đại ca mới có thể vạch cho nó đường đi nước bước chính xác nhất lúc này.
Nói là làm, bỏ mặc cái bụng đói cồn cào, nó vẫy xe ôm ra bến xe với hi vọng đại ca nó vẫn chưa ra Bắc.
Thật may mắn, Lì gặp ngay ông chủ xe thường xuyên thuê đại ca của nó áp tải hàng tuyến Nam Định - Sài Gòn, hỏi ra mới biết đại ca của nó vẫn quanh quẩn ở bến xe mấy ngày nay. Thở phào nhẹ nhõm, nó quay ra tìm quán cơm bụi và đánh chén một bữa no say.
Đang ngồi nhâm nhi cà fê thì đại ca nó bước vào, vừa kéo ghế đại ca vừa hỏi: "Sao mày chưa ra Bắc, mấy ngày hôm nay mày đi đâu?"...
Sau gần 1 tiếng nghe nó trình bày, đại ca chỉ nói gọn lỏn 1 câu: "Thôi về đi ngủ, mọi việc để ngày mai tao tính".
Cả đêm đó Lì nằm trằn trọc không sao ngủ được, nó chỉ mong sao trời thật nhanh sáng để biết được cái mà đại ca nó bảo "ngày mai tao tính" là cái gì, quay sang thấy đại ca vẫn ngủ ngon lành, cất tiếng ngáy to như sấm ...
Sáng hôm sau, Lì dậy từ rất sớm để đánh thức đại ca. Hai anh em ko ăn sáng mà kéo nhau thẳng ra quán cà phê.
"Chuyện của em giờ đại ca tính sao?". Nó lật đật hỏi ngay sau khi cô bé bưng cà phê vừa quay lưng. "Cứ uống cà phê đi, tao đang tính".

Sau khi hút hết gần nửa bao thuốc, quay sang nhìn thẳng vào mắt nó, đại ca chậm rãi nói:
- Tìm được người thân của những bộ hài cốt này là một việc rất khó, cái khó là cần phải giữ bí mật, nếu không mày sẽ vào tù ngay lập tức. Tàng trữ và vận chuyển hài cốt lính Mỹ là phạm pháp mày hiểu không?.
- Em cũng đoán vậy, thế nên mới hỏi ý kiến đại ca.
- Tao có một thằng bạn có thể giúp được mày nhưng thật lòng tao không muốn nhờ nó, thêm một người biết chuyện thì mày càng dễ vào tù.
- Một xanh cỏ, hai đỏ túi. Em quyết rồi, đại ca bảo thằng đó giúp em đi. Hôm trước ở rừng em không chết thì chẳng có gì có thể làm em sợ được nữa.
...
Trầm ngâm một lúc rồi đại ca đứng dậy và khoát tay: "Thôi được, đi theo tao!". Nó mừng rỡ lật đật trả tiền cafe rồi chạy theo.
Đến một bốt điện thoại công cộng, đại ca bảo nó lôi ra 2 sợi dây chuyền và ghi lại những con số trên mặt dây chuyền ra giấy, sau đó đại ca bấm một số điện thoại rất dài. Đứng ngoài nghe lỏm cuộc nói chuyện, nó mới hiểu rằng đại ca đang gọi cho một thằng bạn du học ở Mỹ, nhờ nó vào
mạng Internet tra cứu thông tin về 2 thằng lính Mỹ có 2 sợi dây chuyền trên.
Gác máy xong đại ca quay ra bảo nó, mày chuẩn bị sẵn giấy bút để 10 phút nữa phải ghi chép.
10 phút chờ đợi đó đối với Lì dài như 1 thế kỷ, nó rít thuốc liên tục.
10 phút sau đại ca quay vào gọi điện, Lì đứng cạnh như muốn nuốt từng lời, rồi đại ca đọc từng chữ cái một để cho nó ghi lại 2 cái địa chỉ rất lạ, nó chẳng hiểu gì cả vì toàn bằng tiếng nước ngoài. Chỉ có duy nhất 1 từ nó thấy quen quen là "Washington".
- "Xong", đại ca nói gọn lỏn rồi dẫn nó đến 1 bưu điện lớn, viết hai lá thư ngắn có nội dung giống hệt nhau bằng tiếng Anh rồi dán tem gửi đi.
- Giờ tao phải ra Hà Nội ngay để thi học kỳ, có gì tao sẽ tranh thủ về nói với bà già mày một câu để bà yên tâm. Mày ở lại cố gắng dò la tung tích Lan cho tao, khoảng 20 ngày nữa tao quay vào.
- Dạ vâng em sẽ cố hết sức, đại ca thi tốt nhé, ít chữ như em nhục lắm.
- Ừ, thôi anh đi đây.
...
Chia tay đại ca xong thì trời đã gần trưa, Lì về thẳng nhà trọ với 3 câu hỏi quay quắt trong đầu:
- Bao giờ sẽ có hồi âm của 2 lá thư kia?
- Em biết được thông tin về đại ca bằng cách nào?
- Giờ em đang ở đâu, trong Nam hay ngoài Bắc?

... còn tiếp...
 
Back
Bên trên