Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)
New Member
Có lẽ gọi bằng chị thì hơi vô phép, một khi đã biết cô con gái lớn của chị gần bằng tuổi tôi. Nhưng để nói về một tâm hồn, có lẽ chị đang là người ở cái tuổi mộng mơ, thả hoa, bắt bướm.
Với chị, tất cả thế giới gần như đã thu nhỏ vào đôi mắt dịu hiền và cũng thấm đượm nhiều nỗi gian truân. Ánh mắt ấy cứ gây cho tôi niềm xúc động mỗi khi nghĩ đến, lúc êm dịu, hiền hòa như dòng suối mát quê mình; cũng có lúc hằn lên những nỗi đau mà cuộc sống chị đã trải qua. Có lần chị bảo tôi: "Chị cảm thấy mình như đang sống lại thời "thả trâu", em ạ!". Thời "thả trâu"...! - với tôi, con trâu còn là con vật xa lạ, nói chi đến những giây phút được “thả hồn” trên lưng con vật hiền lành và "dễ thương" ấy. Nhưng với chị, tôi thật như đã sống cùng chị vào những ngày thơ ấu bên cánh đồng mướt xanh, bên ao sen trước cổng đình... yên bình, mộc mạc.
Cuộc sống đã đem đến cho chị nhiều niềm vui cũng như vô số những nỗi buồn. Tuổi trẻ, tuổi mộng mơ đã nhanh trôi qua khi chị phải gánh trên đôi vai nhỏ bé của mình hai đứa con thơ và người chồng suốt ngày chỉ biết quẩn quanh bên bình rượu, chén trà. Để rồi, đến một ngày mà người đàn bà cam chịu ấy đã tự quyết định đi tìm một tương lai tươi sáng hơn nơi đất khách quê người, cùng với sự thông cảm và ủng hộ của chính gia đình mình.
* * *
Ba Lan - một quốc gia, nơi mà chị chỉ được nghe và học trong sách vở khi còn cắp sách đến trường, nơi đã sinh ra nhạc sĩ thiên tài Sopanh, người đã sáng tác ra những bản nhạc mà ngày xưa chị vẫn thường thích nghe. Vậy mà giờ đây, chị đang đứng giữa trung tâm Warszawa. Dòng người, dòng xe cộ cứ vội vàng, hối hả, ngược xuôi, hướng về một nơi vô định nào đó... cũng như chị, đang phải hướng đến một cuộc sống mới với bao điều lạ lẫm - những khó khăn, rủi ro, phức tạp hay may mắn, giản đơn... tất cả đang đón chờ chị ở phía trước.
Công việc đã ổn định phần nào, trong quãng thời gian hai năm đầy gian nan, vất vả. Bây giờ chị đã có những khách hàng quen, họ thích tìm đến chị một phần vì bánh chị làm rất ngon. Với đôi bàn tay khéo léo, những chiếc bánh nếp (người trong Nam gọi là bánh cam) ra lò như dẻo hơn và thơm hơn. Phần khác, vì sự chân thật, nhẹ nhàng, trong sáng của chị, không chỉ có khách hàng nam giới, mà còn cả những người phụ nữ khó tính nhất cũng yêu quý chị mỗi khi chị đến bán hàng. Trong số những người khách quen thường xuyên mua hàng, có một người luôn theo dõi từng bước chân của chị, luôn nhìn chị với ánh mắt trìu mến, và luyến tiếc mỗi khi chị đi xa dần, đó chính là anh.
* * *
Anh cũng là một người đàn ông “dạn dày sương gió” - kinh nghiệm và từng trải... Đối với anh, “cái sự đời” của bao nhiêu năm tháng “nằm gai, nếm mật” ở nơi đất khách này, dường như đã làm anh chai lì, khô khan và đôi lúc còn cộc cằn, thô lỗ. Nhưng từ khi gặp chị, tính cách của chị như một dòng suối mát len lỏi vào tâm hồn đang ngày càng khô cằn của anh. Chính dòng suối ấy đã làm tâm hồn anh bỗng dưng sôi động, tươi mát hơn. Anh nồng nàn, cuồng nhiệt, đam mê... còn chị chân thành, dịu dàng, êm ái. Anh dành cho chị những tình cảm nồng ấm nhất, anh không thể một ngày thiếu vắng giọng nói của chị. Với anh, chị là chùm khế ngọt, là bài thơ nghiêng nghiêng trên vành nón lá, là tiếng cười trong trẻo, thơ ngây của cô thiếu nữ bên dòng sông đượm phù sa... quê hương! Những bon chen, giành giật, những xô bồ, hối hả của cuộc sống hàng ngày đã tạo thành vô số những “hạt sạn” trong tâm hồn anh, để rồi giờ đây chính những “hạt sạn” ấy bỗng biến trở thành những hạt sương long lanh của buổi sớm mai. Anh đến với chị như đến với một thời êm dịu làm thơ hẹn hò, chờ đợi, nhớ nhung... Và chị, người đàn bà đã khơi lại ngọn lửa trong lòng anh, cũng trở nên e thẹn, ngượng ngập như cô gái chớm thì đang tuổi mộng mơ.
Có lần trêu chọc, tôi hỏi chị: “Chị đang yêu...?”. Chị cười nhẹ, suy ngẫm rồi trả lời: ”Chị chưa định nghĩa được chữ "yêu", nhưng chữ "tình" chị đã dần hiểu em ạ” Rồi chị cười, tiếng cười chị như trong hơn, vang hơn. Tiếng cười ấy vang đến nơi mà ở đấy có giếng nước trong, có lũy tre làng, có ngôi đình mái đỏ, có tiếng ê a từ mái trường làng và có cả... trang thư xanh vẫn còn viết dở dang.
Với chị, tất cả thế giới gần như đã thu nhỏ vào đôi mắt dịu hiền và cũng thấm đượm nhiều nỗi gian truân. Ánh mắt ấy cứ gây cho tôi niềm xúc động mỗi khi nghĩ đến, lúc êm dịu, hiền hòa như dòng suối mát quê mình; cũng có lúc hằn lên những nỗi đau mà cuộc sống chị đã trải qua. Có lần chị bảo tôi: "Chị cảm thấy mình như đang sống lại thời "thả trâu", em ạ!". Thời "thả trâu"...! - với tôi, con trâu còn là con vật xa lạ, nói chi đến những giây phút được “thả hồn” trên lưng con vật hiền lành và "dễ thương" ấy. Nhưng với chị, tôi thật như đã sống cùng chị vào những ngày thơ ấu bên cánh đồng mướt xanh, bên ao sen trước cổng đình... yên bình, mộc mạc.
Cuộc sống đã đem đến cho chị nhiều niềm vui cũng như vô số những nỗi buồn. Tuổi trẻ, tuổi mộng mơ đã nhanh trôi qua khi chị phải gánh trên đôi vai nhỏ bé của mình hai đứa con thơ và người chồng suốt ngày chỉ biết quẩn quanh bên bình rượu, chén trà. Để rồi, đến một ngày mà người đàn bà cam chịu ấy đã tự quyết định đi tìm một tương lai tươi sáng hơn nơi đất khách quê người, cùng với sự thông cảm và ủng hộ của chính gia đình mình.
* * *
Ba Lan - một quốc gia, nơi mà chị chỉ được nghe và học trong sách vở khi còn cắp sách đến trường, nơi đã sinh ra nhạc sĩ thiên tài Sopanh, người đã sáng tác ra những bản nhạc mà ngày xưa chị vẫn thường thích nghe. Vậy mà giờ đây, chị đang đứng giữa trung tâm Warszawa. Dòng người, dòng xe cộ cứ vội vàng, hối hả, ngược xuôi, hướng về một nơi vô định nào đó... cũng như chị, đang phải hướng đến một cuộc sống mới với bao điều lạ lẫm - những khó khăn, rủi ro, phức tạp hay may mắn, giản đơn... tất cả đang đón chờ chị ở phía trước.
Công việc đã ổn định phần nào, trong quãng thời gian hai năm đầy gian nan, vất vả. Bây giờ chị đã có những khách hàng quen, họ thích tìm đến chị một phần vì bánh chị làm rất ngon. Với đôi bàn tay khéo léo, những chiếc bánh nếp (người trong Nam gọi là bánh cam) ra lò như dẻo hơn và thơm hơn. Phần khác, vì sự chân thật, nhẹ nhàng, trong sáng của chị, không chỉ có khách hàng nam giới, mà còn cả những người phụ nữ khó tính nhất cũng yêu quý chị mỗi khi chị đến bán hàng. Trong số những người khách quen thường xuyên mua hàng, có một người luôn theo dõi từng bước chân của chị, luôn nhìn chị với ánh mắt trìu mến, và luyến tiếc mỗi khi chị đi xa dần, đó chính là anh.
* * *
Anh cũng là một người đàn ông “dạn dày sương gió” - kinh nghiệm và từng trải... Đối với anh, “cái sự đời” của bao nhiêu năm tháng “nằm gai, nếm mật” ở nơi đất khách này, dường như đã làm anh chai lì, khô khan và đôi lúc còn cộc cằn, thô lỗ. Nhưng từ khi gặp chị, tính cách của chị như một dòng suối mát len lỏi vào tâm hồn đang ngày càng khô cằn của anh. Chính dòng suối ấy đã làm tâm hồn anh bỗng dưng sôi động, tươi mát hơn. Anh nồng nàn, cuồng nhiệt, đam mê... còn chị chân thành, dịu dàng, êm ái. Anh dành cho chị những tình cảm nồng ấm nhất, anh không thể một ngày thiếu vắng giọng nói của chị. Với anh, chị là chùm khế ngọt, là bài thơ nghiêng nghiêng trên vành nón lá, là tiếng cười trong trẻo, thơ ngây của cô thiếu nữ bên dòng sông đượm phù sa... quê hương! Những bon chen, giành giật, những xô bồ, hối hả của cuộc sống hàng ngày đã tạo thành vô số những “hạt sạn” trong tâm hồn anh, để rồi giờ đây chính những “hạt sạn” ấy bỗng biến trở thành những hạt sương long lanh của buổi sớm mai. Anh đến với chị như đến với một thời êm dịu làm thơ hẹn hò, chờ đợi, nhớ nhung... Và chị, người đàn bà đã khơi lại ngọn lửa trong lòng anh, cũng trở nên e thẹn, ngượng ngập như cô gái chớm thì đang tuổi mộng mơ.
Có lần trêu chọc, tôi hỏi chị: “Chị đang yêu...?”. Chị cười nhẹ, suy ngẫm rồi trả lời: ”Chị chưa định nghĩa được chữ "yêu", nhưng chữ "tình" chị đã dần hiểu em ạ” Rồi chị cười, tiếng cười chị như trong hơn, vang hơn. Tiếng cười ấy vang đến nơi mà ở đấy có giếng nước trong, có lũy tre làng, có ngôi đình mái đỏ, có tiếng ê a từ mái trường làng và có cả... trang thư xanh vẫn còn viết dở dang.