Cái gì đây kì này

Hoàng Mạnh Khải
(Prime Minister)

New Member
Một học sinh 7 tuổi bị cô giáo đánh rách đầu



Cô giáo chủ nhiệm lớp 1C trường Nguyễn Đình Chiểu – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã bị một phụ huynh tên là Lê Ðắc Khâm xã Láng Lớn, chuyện Châu Ðức gửi đơn khiếu nại về việc cô giáo này đã đánh con trai anh – em Lê Ðắc Phương, SN 1997 đến rách đầu phải khâu nhiều mũi.


Anh Khâm cho biết: Trưa ngày 27.4.2004 vợ anh- chị Nguyễn Thị Kim Tiến- tới trường tiểu học Nguyễn Ðình Chiểu đón con. Chị Tiến thấy học sinh ra về gần hết mà vẫn chưa thấy hai anh em sinh đôi Phương và Ðức đâu. Chị đang băn khoăn thì Ðức chạy tới nói anh Phương bị cô giáo đánh bị thương ở đầu, cô giáo đã đưa anh Phương tới trạm xá khâu vết thương. Nóng ruột muốn biết sự thật, chị Tiến đi về phía trạm xá xã cách trường khoảng 3km thì gặp cô Chi- giáo viên chủ nhiệm- đang chở cháu Phương quay lại trường. Cô Chi giao cháu Phương lại cho chị Tiến và nói rằng cháu nghịch, cô lỡ tay đánh cháu...

Anh Khâm cho biết cháu Phương hiếu động nhưng học khá giỏi. Ðây không phải lần đầu cháu Phương bị cô Chi đánh. Trước đó, 1 lần cháu bị cô Chi đánh tím chân và 1 lần đánh sưng ngón tay và sau đó ngón tay này bị thối móng (?). Anh Khâm cũng đã gặp riêng cô giáo Chi và xin cô hãy nương tay với cháu.



Theo anh Khâm, không phải mình cháu Phương bị đánh mà cô Chi cũng dùng phương pháp này đối với một số học sinh do cô làm chủ nhiệm (?). Thêm lần này cô Chi đánh cháu Phương phải khâu đầu, anh Khâm quyết định làm đơn khiếu nại mong cô Chi rút kinh nghiệm, không tái diễn việc đánh học sinh mà dùng phương pháp khác tốt hơn. Về việc cháu Phương bị đánh khâu nhiều mũi, anh Khâm cho hay gia đình đưa cháu Phương đi thay băng thấy rằng vết thương ở trán chỉ bị khâu một mũi.

Ông Võ Ðình Nghĩa- Hiệu trưởng và ông Phạm Văn Sĩ - Hiệu phó trường tiểu học Nguyễn Ðình Chiểu cho biết Ban giam hiệu nhà trường đã nhận được khiếu nại của ông Khâm. Sáng ngày 28.4.2004 BGH đã làm việc với cô Chi. Cô Chi thừa nhận có đánh em Phương bị thương ở đầu phải đưa tới trạm xá khâu. BGH đã cùng với Trưởng chi hội phụ huynh học sinh tới lớp em Phương học để xác minh. Các em HS lớp 1C cho biết Phương không làm bài bị cô giáo đánh.

Về việc cô Chi có thường xuyên đánh học sinh hay không, BGH cho hay cô Chi là giáo viên trường bên cạnh mới sáp nhập về trường Nguyễn Ðình Chiểu trong niên học 2003-2004, BGH chưa nhận thông tin từ phía phụ huynh rằng cô Chi hay đánh học sinh? Trong vụ em Phương, cô Chi dùng thước định đánh vào tay nhưng do em phương đưa trán ra đỡ bị rách trán (?) BGH cho biết sẽ nghiêm túc kiểm điểm để tránh xảy ra việc giáo viên đánh HS.

Chúng tôi cũng đã gặp gỡ cô Mai Thị Kim Chi ngay buổi sáng ngày 29.4.2004. Theo cô Chi, em Phương rất hiếu động. Cũng vì mong các em học giỏi và ngoan nên cô đã đánh (?!). Cô định đánh vào tay em Phương nhưng nhầm vào trán là việc ngoài ý muốn. Cô Chi tiếp tục biện minh cho phương pháp sư phạm bằng roi của mình



Theo Tiền Phong
 
Một cô bé lớp 2 bị cô giáo hành hạ suốt gần một năm học


Chữ cô Phượng ghi trong sổ liên lạc: Từ đầu năm đến giờ ngày nào Phương Anh cũng bị đòn...
Cháu Võ Ngọc Phương Anh, 8 tuổi, học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Hùng Vương- thị xã Vĩnh Long, bị cô giáo bắt quỳ gối và buộc học sinh cả lớp tát vào mặt cháu. Sự việc xảy ra từ ngày 7.4 nhưng đến nay nhà trường và Phòng Giáo dục thị xã Vĩnh Long chưa xử lý. Đây không phải là lần đầu cháu bị cô giáo hành hạ.


Roi vọt - chuyện hằng ngày

Chị Võ Ngọc Anh - cô ruột và là người được cha mẹ cháu Phương Anh ở dưới quê gửi nuôi cháu từ bé - kể lại: Cháu học lớp 2/3 do cô Phạm Thị Mỹ Phượng chủ nhiệm. Hôm đó, khi đón cháu Phương Anh đi học về, chị thấy hai má cháu đỏ bầm, miệng hơi sưng, hỏi vì sao thì cháu không dám nói.

Hai hôm sau, Hà Xuyên, một bạn học của cháu kể với chị Anh là hôm qua cô giáo bắt Phương Anh quỳ gối và cho học sinh cả lớp tát vào mặt, lý do vì bạn mách Phương Anh không dò bài đầu giờ. Một số học sinh khác cũng xác nhận Hà Xuyên kể đúng.

Nóng lòng, anh Ẩn - bác ruột của Phương Anh, gặp hiệu trưởng và làm một lá đơn trình bày việc Phương Anh bị cô giáo thường xuyên đánh đập và đối xử phân biệt.

Theo anh Ẩn và chị Anh thì cô Phượng đã áp dụng một kiểu giáo dục kỳ lạ đối với một học sinh mới 8 tuổi. Vào lớp, Phương Anh thường xuyên bị đánh chỉ vì cái "tội" là đọc nhỏ và viết chữ xấu. Cô dùng thước kẻ đánh vào bàn tay hoặc bắt quỳ gối trước lớp, có khi quỳ suốt hàng giờ. Ban đầu cháu còn dám kể với gia đình nhưng về sau bị cô răn đe nên không dám kể nữa.

Trước Tết âm lịch, chị Anh phát hiện cháu bị mất chiếc vòng cẩm thạch đeo trên cổ tay và ngực có vết bầm. Hỏi ra mới biết cô giáo dùng thước đánh cháu làm vỡ cả chiếc vòng. "Chúng tôi có phàn nàn với cô giáo nhưng không dám khiếu nại vì sợ cô giận", chị Anh cho biết.

Cô Phượng còn phân công 2 học sinh khác theo dõi Phương Anh, có nhiệm vụ báo lại với cô từng hành vi của cháu, thậm chí còn được đánh nếu Phương Anh nói chuyện trong lớp. Anh Ẩn nhận xét: "Bọn trẻ mới mấy tuổi đầu mà cô Phượng đã tập cho chúng cách dựa hơi, cậy thế cô để theo dõi và hà hiếp bạn theo kiểu đầu gấu".

Bao giờ xử lý?

Ông Hà Ngọc Điện - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Vương cho biết: Cô Phượng là giáo viên trẻ. Vụ cô đánh đập cháu Phương Anh nhà trường đã biết qua sự phản ánh của gia đình. Nhưng trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10.3 âm lịch), do bận quá nhiều việc nên ban giám hiệu chưa thể xác minh đầy đủ và chưa họp hội đồng kỷ luật để xử lý. Ban giám hiệu đã tạm ngưng không cho cô Phượng đứng lớp, chuyển sang văn phòng.

Gia đình cháu Phương Anh cũng phản ánh cô Phượng mở lớp dạy thêm, yêu cầu cho cháu theo học thêm 3 buổi tối mỗi tuần mặc dù đã phải học suốt ngày tại trường. Điều này vi phạm quy định cấm của nhà trường và cô Phượng được yêu cầu phải chấm dứt.

Điểm thi và kiểm tra của cháu Phương Anh ghi trên sổ theo dõi luôn luôn đạt từ 8-10, có nghĩa cháu không phải học sinh cá biệt, dốt nát. Chúng tôi cũng đề nghị được xem sổ liên lạc gia đình, quả thật có dòng chữ do chính tay cô Phượng viết gửi chị Anh: "Từ đầu năm đến nay ngày nào Phương Anh cũng bị đòn (viết xấu, không đúng mẫu, không thuộc bài, quên đem sách), nếu để dạy theo cách của em thì chắc chắn bị đòn nữa, nếu không đồng ý cách dạy trước giờ thì cho em hay...".

Chúng tôi cũng có dịp trò chuyện với Phương Anh, thấy cháu có vẻ hơi nhút nhát và nói rất nhỏ. "Các bạn khác có bị cô đánh đòn và quỳ gối?" - chúng tôi hỏi. "Có - cháu trả lời - bạn Tường Vi còn bị cô đánh bầm tay. Nhưng cháu bị nhiều nhất". "Tại sao?". " Vì cháu có lỗi, cháu đọc nhỏ và viết chữ xấu".

Theo Lao Động
 
Những buổi học kinh hoàng



Một thực tế lâu nay tồn tại ở nhiều Trường Trung học Cơ sở, đặc biệt là hệ ngoài công lập, đó là hiện tượng giáo viên sử dụng những “biện pháp giáo dục roi vọt và hình phạt”... để ép học sinh học bài trong các kì thi học kì.


Ở trường, gần như thầy cô nào cũng có một cây roi mây, hoặc một cây thước được quấn băng keo đen cẩn thận - đó chính là một trong những “phương tiện hành nghề” không thể thiếu đối với các thầy cô của chúng tôi(?).



Song hình phạt không chỉ là “đánh” mà còn nhiều hình thức khác nhau như kéo tai, xách tóc mai, gõ đầu, thụt dầu..., tuỳ từng thầy cô, mức vi phạm và độ lười biếng của học sinh. Cứ mùa thi học kì đến, những học sinh trung bình và yếu kém như chúng tôi lại bắt đầu những buổi học thật sự kinh hoàng: chúng tôi được quyền chọn một trong hai thứ; hoặc là hình phạt hoặc là học thuộc bài.



Bốn tiết học với khoảng ba bốn giáo viên mà hầu như ai cũng có “độc chiêu” của mình để thúc ép học sinh học bài. Và kết quả là buổi học nào những học sinh chậm thuộc bài cũng nếm đủ các loại hình phạt.



Cứ thế, những giờ học cực hình đó kéo dài gần cả tháng đã làm cho chúng tôi cảm thấy suy kiệt và khủng hoảng thực sự: Ngồi trong lớp, chúng tôi mong cho buổi học nhanh kết thúc. Sáng thức dậy, chúng tôi cảm thấy sợ hãi vô cùng khi nghĩ đến những giờ ôn tập ở trường. Nhưng rồi cuối cùng, những kì thi cũng trôi qua và chúng tôi cũng được lên lớp.

Và năm sau lại tiếp tục những buổi học kinh hoàng đó.



Trường hợp của học sinh lớp 7 ở trường Phú Định, quận 6 phải đi Bệnh viện Tâm thần do bị giáo viên phạt 400 cái “thụt dầu”(?) chỉ là một trong số rất nhiều nạn nhân của kiểu giáo dục “roi vọt và hình phạt” ở các trường hiện nay mà thôi. Thế nhưng, nguyên nhân dẫn đến những rối loạn tinh thần của học sinh này không chỉ đơn giản là 400 cái “thụt dầu” mà đó chính là hậu quả của những buổi học kinh hoàng kéo dài trong mùa thi như trên.



Hoàng Duy
404/3 - Điện Biên Phủ - P11, Q10, Tp. HCM
 
Bị “thụt dầu” hàng trăm cái, một HS phải vào viện tâm thần!



Trong giờ phụ đạo môn văn do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, gần 10 học sinh lớp 7/3 Trường THCS Phú Định, Q.6, TP.HCM đã bị cô giáo này phạt thụt dầu... Hình thức phạt này là hai tay chéo qua nắm hai tai, ngồi xuống, đứng lên, có học sinh bị phạt đến 400 cái!


Buổi chiều cùng ngày, trong giờ văn chính thức, nhiều học sinh lại bị áp dụng hình phạt này. Trong đó, em Lê Thị Hà Khanh vì quá sợ đã rơi vào trạng thái hoảng loạn và gia đình phải đưa Khanh vào Bệnh viện Tâm thần điều trị...



Không làm được bài là phải... thụt dầu!



Em Hà Khanh chuyển về Trường THCS Phú Định từ đầu năm học 2003-2004. Trong suốt học kỳ qua em là học sinh giỏi toàn diện. Sáng 23-3, vì không làm được bài tập cô giáo cho, em và nhiều học sinh khác đã bị cô giáo phạt thụt dầu. Khanh bị phạt đến 400 cái, lớp phó học tập bị 300 cái, các học sinh khác bị 100 cái. Sau khi thực hiện hình phạt khoảng 100 cái, em về bàn với vẻ mặt mệt mỏi và nằm sóng soài trên bàn.



Chiều cùng ngày, vì tiếp tục không làm được bài tập do cô giáo đưa ra, em lại bị cô Đào phạt thụt dầu tiếp và lại ngất, hai học sinh khác phải dìu em về nhà. “Chỉ phạt để làm gương cho những học sinh khác thôi” - cô Đào nói dửng dưng như thế khi tiếp xúc với chúng tôi và cho rằng em đã có “vấn đề” sức khỏe từ trước rồi nên mới bị như thế!



Kể từ đó, ngày nào đi học Khanh cũng than mệt, về nhà cứ lo lắng không học kịp bài nhưng lại thường xuyên nằm, không học được. Theo hai học sinh học cùng lớp với Hà Khanh là Trần Nguyệt Hằng và Nguyễn Thanh Oanh Tuyền thì “mấy bữa sau đó, dù không có môn văn nhưng lúc nào Hà Khanh cũng mang theo cuốn sách văn và nơm nớp sợ cô giáo trả bài!”.



Những ngày sau đó, Khanh liên tục bị cô Đào gọi phát biểu, trả bài. Và đến ngày 8-4 em có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi với nhiều lời nói bâng quơ, vô nghĩa: “Bây giờ con phải làm sao? Không hiểu gì hết, không hiểu gì hết...”. Tình trạng này kéo dài trong vòng một tuần sau đó. Có lúc em còn ra bancông bước một chân ra ngoài, may mà người nhà kịp kéo vào! Cuối cùng ngày 9-4, Khanh được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần TP và được chẩn đoán là “rối loạn hành vi từng cơn”! Em chính thức nghỉ học từ ngày 9-4.



Theo nhiều học sinh lớp 73, cô Xuân Đào rất hay áp dụng hình phạt thụt dầu mỗi khi học sinh bị điểm kém hay không làm được bài. Các em cho biết rất sợ cô giáo. Học kỳ I cô cũng nhiều lần áp dụng hình phạt này mà theo như lời cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Vỵ: “vì muốn tốt cho mấy em thôi” (!?) dù cũng cho rằng hình phạt như thế là phản giáo dục và không được phép!



Chỉ như một hình thức thể dục (!?)



Chuyện nghiêm trọng như vậy nhưng mãi đến ngày 19-4 cô hiệu trưởng mới biết, dù trước đó mẹ của Khanh đã đến xin thầy chủ nhiệm Phạm Tấn Lợi và cô Đào cho em nghỉ học và hai giáo viên này cũng đã đến nhà tìm hiểu tình trạng của em Khanh. “Chuyện giáo viên làm trên lớp làm sao chúng tôi biết được (!), chỉ khi có phụ huynh đến báo thì tôi mới biết. Tôi không bao che cho việc giáo viên dùng hình phạt đó với học sinh và sẽ có biện pháp kỷ luật cô Đào” - hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Vỵ đã nói như thế với chúng tôi.



Bà Vỵ còn nói như phủ nhận trách nhiệm làm em Khanh hoảng loạn, bởi theo bà Vỵ, em Khanh phát bệnh sau khi bị phạt đến gần một tháng và khẳng định em rất giỏi môn thể dục nên hình phạt đó cũng chỉ như một hình thức thể dục, không thể bị như thế được! Bà Vỵ còn viện dẫn ý kiến của nhiều giáo viên khác rằng họ rất bất ngờ vì em Khanh bị hoảng loạn khi mới thụt dầu có... 400 cái!



Theo giấy y chứng của Bệnh viện Chợ Rẫy, em Khanh bị sưng, sây sát chẩm trái 2x2cm. Một bác sĩ tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết khi đến Khanh có biểu hiện buồn bã, sợ sệt và khóc lóc. Nói năng thì mệt mỏi, khóc đó rồi cười đó, nhắc đến chuyện học là cháu sợ hãi, tránh né.



Sau khi kiểm tra điện não và cho làm trắc nghiệm, kết quả cho thấy Khanh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khả năng tính toán, liên tưởng chậm, mà điều này là do bị stress, áp lực tâm lý gây ra. Bác sĩ này cũng khẳng định thụt dầu mấy trăm cái là phản giáo dục và quá sức đối với một học sinh có thể trạng nhỏ như Khanh, vì chính bác sĩ đã thử thụt dầu 14 cái thì... thở hết ra hơi!



Theo Tuổi Trẻ
 
Phạt học sinh liếm ghế vì vẽ bậy

Thấy ghế giáo viên và hai bàn đầu của lớp học bị vẽ bẩn, cô Trần Thị Phương Lan, giáo viên Anh Văn, lớp 7I trường THCS Hoa Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), đã bắt 47 học sinh phải liếm ghế cho sạch. Sự việc xảy ra vào tiết học cuối cùng của ngày 17/4.

Sau đó, cô Lan bắt các em bỏ phiếu kín ghi tên “kẻ trót dại”. Kết quả cuộc thăm dò cũng không thu được kết quả vì tất cả đều là phiếu trắng. Cô Lan nổi khùng xé phiếu bỏ vào thùng rác rồi tiến hành hình phạt đợt 2 như cũ.

Đến tối, nhiều phụ huynh học sinh gặp giáo viên chủ nhiệm lớp trình báo, lúc này nhà trường mới biết sự việc. Hai ngày sau một cuộc họp phụ huynh của lớp được tiến hành. Cô giáo Lan đã nhận lỗi. Hội phụ huynh đã đồng ý với nhà trường chuyển cô Lan sang dạy lớp khác và cảnh cáo trước toàn trường.

Khi biết tin, ngày 7/5, Phòng Giáo dục của huyện đã triệu tập cô Lan để làm rõ sự việc, và chỉ đạo cô giáo Lan phải xin lỗi từng nhà và xin chữ ký của tất cả phụ huynh học sinh lớp 7I. Đến ngày 3/6, Hội đồng kỷ luật Phòng GD&ĐT Nghi Xuân nhóm họp kết luận kỷ luật cô Trần Thị Phương Lan với hình thức hạ ngạch công chức, chuyển từ giáo viên xuống làm văn thư hành chính.

Sự việc đang được các cấp có thẩm quyền cao hơn ở Hà Tĩnh xem xét để có mức kỷ luật thích hợp với hành vi phi giáo dục này.

Về nhân thân của cô giáo Lan, ông Hoàng Ấm, chuyên viên Phòng GD&ĐT Nghi Xuân, người phụ trách vụ việc, cho biết cô Lan sinh năm 1977, tốt nghiệp Cao đẳng Anh văn năm 1999. Trước khi xảy ra vụ việc cô giáo Lan đã gặp một số chuyện buồn liên tiếp (vừa biết mình vô sinh, chồng thất nghiệp) nên có thể quá căng thẳng.

(Theo Tiền Phong, Gia Đình & Xã hội
 
Gạt học sinh ra khỏi trường vì chạy theo thành tích



Tính đến chiều 6.5, đã có tám phụ huynh HS lớp 9 trường THCS Phước Bình, Q.9, TPHCM phải đến gặp ban giám hiệu để… tự nguyện rút hồ sơ con em mình ra khỏi trường. Nguyên nhân là chiều 5-5, hiệu trưởng Trường Phước Bình đã có cuộc họp với 24 phụ huynh HS lớp 9 mà tổng điểm kiểm tra học kỳ II 4 môn học sẽ thi tốt nghiệp của con em họ chỉ đạt 16 điểm trở xuống.


Tại cuộc họp này, phụ huynh đã được nhà trường gợi ý nên chủ động rút hồ sơ cho con em để khỏi thi tốt nghiệp năm nay.

Năm sau nhà trường sẽ nhận số HS này vào học lại lớp 9, còn không nếu thi rớt tốt nghiệp thì năm sau trường không nhận vào học nữa.



Theo giải thích của ông Hồ Tấn Hóa Hiệu trưởng Trường Phước Bình, 24 HS này đã được dò bài trong suốt thời gian dài nhưng điểm kiểm tra cuối học kỳ II vẫn như trên là quá yếu.



Ông hiệu trưởng khẳng định “nhà trường không hề chạy theo thành tích, việc vận động phụ huynh rút hồ sơ vì áp lực chỉ tiêu quá lớn” (99,7% đỗ tốt nghiệp).



Theo Tuổi Trẻ
 
Bình Định: một HS tự tử vì bị cấm thi tốt nghiệp



Sáng thứ hai (3.5.2004), nhà trường công bố Từ Xuân Kiên, HS lớp 12A1 Trường THPT An Lão - Bình Định, không được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT vì thường xuyên bỏ học, vi phạm nội qui nhà trường, vi phạm Luật giao thông. Ngay lúc đó, Kiên rời trường tìm mua thuốc để tự tử, rồi quay lại trường uống.


Khi sự việc xảy ra, nhà trường đã nhanh chóng phát hiện và đưa Kiên đến Trung tâm Y tế huyện An Lão cấp cứu.



Đền chiều 6.5, Trung tâm Y tế huyện An Lão cho biết tình trạng sức khỏe của Kiên đã tiến triển tốt, ăn uống bình thường.
 
Hic, những con người thế này chắc đã sai lầm khi chọn nghề dạy học thì phải :| Ko thể chấp nhận được :|
 
Đúng là không nên để những người như thế tồn tại trong môi trường sư phạm nữa.
Nhưng mà phải đi dạy thì mới biết, học sinh ở trường Ams quá ngoan, đến các trường khác thấy nhiều học sinh cực kỳ mất dạy, nên cũng phần nào thông cảm cho các thầy cô giáo kia
 
Bui Ngoc Dung đã viết:
Đúng là không nên để những người như thế tồn tại trong môi trường sư phạm nữa.
Nhưng mà phải đi dạy thì mới biết, học sinh ở trường Ams quá ngoan, đến các trường khác thấy nhiều học sinh cực kỳ mất dạy, nên cũng phần nào thông cảm cho các thầy cô giáo kia


Chết roai`, hóa ra đây là..........huhu :(( Con chào thầy ạ :((
 
Ai làm gì mà gào tướng lên thế? Có thích bị phạt "thụt đầu" không? :))
 
Anh Khải đừng khủng bố :| em em sắp đi học lớp 1 đấy:(:)(( 8-}
 
Thầy Thoại cũng đánh học sinh mà, nhưng thầy đáng yêu lắm.... :x dễ thương lắm.... :x giáo dục lại tốt, ôi thiên thần... :*
 
giáo viên có người tốt có nguời xấu...hic...ko hiểu sao có ngưòi muốn có 1 chút cảm tình cũng ko thể tìm được....buồn...thế mà luôn đòi hỏi học sinh thế này thế kia
 
Úi, nhưng nói thế chứ giáo viên Ams tốt lém.... :D :D :D :D đọc cái nì tham khảo thoai, nhận xét chiu......... :D :D :D :D vì cũng mới nhìn 1 mặt... :D :D :D
 
Hoàng Mạnh Khải đã viết:
Trong giờ phụ đạo môn văn do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, gần 10 học sinh lớp 7/3 Trường THCS Phú Định, Q.6, TP.HCM đã bị cô giáo này phạt thụt dầu... Hình thức phạt này là hai tay chéo qua nắm hai tai, ngồi xuống, đứng lên, có học sinh bị phạt đến 400 cái!
He he, bndung là thầy nào thế? :D XEm ra có vẻ khoái nghịch ghê nhỉ ?:D
 
Oh`......... :D :D :D :D
Phạt thụt đầu à..... :-$ đầu rì thế.... đầu nảo? ở đâu........... :D :D :D vài chỗ là hơi bị nguy hiểm dễ................. vô sinh... :-$ :-$ :-$ :-$ :-$
 
Hoàng Mạnh Khải đã viết:
Bị “thụt dầu” hàng trăm cái, một HS phải vào viện tâm thần!



Trong giờ phụ đạo môn văn do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, gần 10 học sinh lớp 7/3 Trường THCS Phú Định, Q.6, TP.HCM đã bị cô giáo này phạt thụt dầu... Hình thức phạt này là hai tay chéo qua nắm hai tai, ngồi xuống, đứng lên, có học sinh bị phạt đến 400 cái!


Buổi chiều cùng ngày, trong giờ văn chính thức, nhiều học sinh lại bị áp dụng hình phạt này. Trong đó, em Lê Thị Hà Khanh vì quá sợ đã rơi vào trạng thái hoảng loạn và gia đình phải đưa Khanh vào Bệnh viện Tâm thần điều trị...



Không làm được bài là phải... thụt dầu!



Em Hà Khanh chuyển về Trường THCS Phú Định từ đầu năm học 2003-2004. Trong suốt học kỳ qua em là học sinh giỏi toàn diện. Sáng 23-3, vì không làm được bài tập cô giáo cho, em và nhiều học sinh khác đã bị cô giáo phạt thụt dầu. Khanh bị phạt đến 400 cái, lớp phó học tập bị 300 cái, các học sinh khác bị 100 cái. Sau khi thực hiện hình phạt khoảng 100 cái, em về bàn với vẻ mặt mệt mỏi và nằm sóng soài trên bàn.



Chiều cùng ngày, vì tiếp tục không làm được bài tập do cô giáo đưa ra, em lại bị cô Đào phạt thụt dầu tiếp và lại ngất, hai học sinh khác phải dìu em về nhà. “Chỉ phạt để làm gương cho những học sinh khác thôi” - cô Đào nói dửng dưng như thế khi tiếp xúc với chúng tôi và cho rằng em đã có “vấn đề” sức khỏe từ trước rồi nên mới bị như thế!



Kể từ đó, ngày nào đi học Khanh cũng than mệt, về nhà cứ lo lắng không học kịp bài nhưng lại thường xuyên nằm, không học được. Theo hai học sinh học cùng lớp với Hà Khanh là Trần Nguyệt Hằng và Nguyễn Thanh Oanh Tuyền thì “mấy bữa sau đó, dù không có môn văn nhưng lúc nào Hà Khanh cũng mang theo cuốn sách văn và nơm nớp sợ cô giáo trả bài!”.



Những ngày sau đó, Khanh liên tục bị cô Đào gọi phát biểu, trả bài. Và đến ngày 8-4 em có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi với nhiều lời nói bâng quơ, vô nghĩa: “Bây giờ con phải làm sao? Không hiểu gì hết, không hiểu gì hết...”. Tình trạng này kéo dài trong vòng một tuần sau đó. Có lúc em còn ra bancông bước một chân ra ngoài, may mà người nhà kịp kéo vào! Cuối cùng ngày 9-4, Khanh được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần TP và được chẩn đoán là “rối loạn hành vi từng cơn”! Em chính thức nghỉ học từ ngày 9-4.



Theo nhiều học sinh lớp 73, cô Xuân Đào rất hay áp dụng hình phạt thụt dầu mỗi khi học sinh bị điểm kém hay không làm được bài. Các em cho biết rất sợ cô giáo. Học kỳ I cô cũng nhiều lần áp dụng hình phạt này mà theo như lời cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Vỵ: “vì muốn tốt cho mấy em thôi” (!?) dù cũng cho rằng hình phạt như thế là phản giáo dục và không được phép!



Chỉ như một hình thức thể dục (!?)



Chuyện nghiêm trọng như vậy nhưng mãi đến ngày 19-4 cô hiệu trưởng mới biết, dù trước đó mẹ của Khanh đã đến xin thầy chủ nhiệm Phạm Tấn Lợi và cô Đào cho em nghỉ học và hai giáo viên này cũng đã đến nhà tìm hiểu tình trạng của em Khanh. “Chuyện giáo viên làm trên lớp làm sao chúng tôi biết được (!), chỉ khi có phụ huynh đến báo thì tôi mới biết. Tôi không bao che cho việc giáo viên dùng hình phạt đó với học sinh và sẽ có biện pháp kỷ luật cô Đào” - hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Vỵ đã nói như thế với chúng tôi.



Bà Vỵ còn nói như phủ nhận trách nhiệm làm em Khanh hoảng loạn, bởi theo bà Vỵ, em Khanh phát bệnh sau khi bị phạt đến gần một tháng và khẳng định em rất giỏi môn thể dục nên hình phạt đó cũng chỉ như một hình thức thể dục, không thể bị như thế được! Bà Vỵ còn viện dẫn ý kiến của nhiều giáo viên khác rằng họ rất bất ngờ vì em Khanh bị hoảng loạn khi mới thụt dầu có... 400 cái!



Theo giấy y chứng của Bệnh viện Chợ Rẫy, em Khanh bị sưng, sây sát chẩm trái 2x2cm. Một bác sĩ tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết khi đến Khanh có biểu hiện buồn bã, sợ sệt và khóc lóc. Nói năng thì mệt mỏi, khóc đó rồi cười đó, nhắc đến chuyện học là cháu sợ hãi, tránh né.



Sau khi kiểm tra điện não và cho làm trắc nghiệm, kết quả cho thấy Khanh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khả năng tính toán, liên tưởng chậm, mà điều này là do bị stress, áp lực tâm lý gây ra. Bác sĩ này cũng khẳng định thụt dầu mấy trăm cái là phản giáo dục và quá sức đối với một học sinh có thể trạng nhỏ như Khanh, vì chính bác sĩ đã thử thụt dầu 14 cái thì... thở hết ra hơi!

Theo Tuổi Trẻ

Thụt đầu như thế này này :biggrin:
 
Nguyễn Đức Dũng đã viết:
He he, bndung là thầy nào thế? :D XEm ra có vẻ khoái nghịch ghê nhỉ ?:D
Tại em Vy tự gọi anh là thầy đấy chứ :biggrin:
 
Back
Bên trên