Cách xác định vị trí hành tinh trong hệ mặt trời trong ngày nhanh nhất

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Có bao giờ bạn tự hỏi không biết bây giờ làm thế nào để xác định trong vô số các vì sao trên trời, đâu là hành tinh trong thái dương hệ. Tôi xin giới thiệu vài kinh nghiệm sau đây:

- Hành tinh thường phân biệt với mặt trời ở xa là ở chỗ nó có ánh sáng khá ổn định, thường là không nhấp nháy, vì nó ở gần trái đất nên ánh sáng nó có dạng chùm chứ không phải dạng tia như những mặt trời và tinh vân ở những thiên hà xa xăm.

- Vị trí của nó di chuyển theo thời gian chứ không ổn định như các sao khác (cái này phải quan sát lâu mới nhận được, trong đó Mặt trăng đuwọc coi là di chuyển nhanh nhất)

- Độ sáng của các hành tinh nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ gồm có các sao sau: Kim, Mộc, Hoả, Thổ, Thuỷ (tất nhiên còn có cả mặt trăng và mặt trời). Các sao khác thì những nhà thiên văn nghiệp dư ở Viêt nam như chúng ta đùng bao giờ mất công tìm kiếm, chằng bao giờ tìm được đâu dù có kính xịn. Trừ khi bạn là nhà thiên văn chuyên nghiệp.

- Thứ tự về độ sáng các sao như sau, xếp theo thứ tự lớn nhất đến nhở nhất: Kim, Mộc, Hoả, Thổ, Thuỷ. Vì vậy so với các mặt trời ở xa thì độ sáng các sao Kim và Mộc nếu quan sát được thì sẽ sáng chói, độ sáng làm cho chúng ta cảm giác ngôi sao trông rất mọng và độ sáng ổn định vô cùng, đặc biệt là Sao Kim và vì thế mà người ta đặt cho nó cái tên Sao vệ nữ. Sao này LoMôloxop đã tìm ra khí quyển của nó khi nó bay ngang qua mặt trời (vòng rìa khí quyển sáng lên). Sao Hoả thì cũng thường sáng hơn các mặt trời khác, cũng dễ nhận biết. Nhưng sao Thổ và Thuỷ mặc dù bằng mắt thường có thể nhìn thấy nhưng chúng ta rất dễ bị lẫn với các mặt trời khác, vì thế có thể nhìn thấy nhưng không biết đó có phải là sao Thổ hay Thuỷ không.

Vì vậy, xin cung cấp các bạn một cách nhanh và chính xác nhất, khỏi cần phai dùng các chuong trình máy tính để xác định vị trí các hanh tinh tại bất kì thời điểm nào. Tôi xin giói thiệu trang web để xác định vị trí hành tinh một cách nhanh và hiệu quả nhất:

Đó là: http://space.jpl.nasa.gov/

Vào đây, bạn chỉ cần điền vào một số thông số: Ví dụ muốn biết vị trí các sao hiện như thế nào. Ta gõ vào là tìm Solar System, quan sát từ The earth. Sau đó chọn ngày tháng. Ssau đó chọn tỉ lệ để quan sát. Trong hộp Option nhớ điểm vào Planet orbit. Sau đó Run simulator bạn sẽ được hiện lên vị trí các sao ngay. Ví dụ như dưới đây là hình ảnh sơ đồ của các sao ngày 28/4/2002 (đây là ngày tôi viết bài này, nhân dịp sự kiện 5 hành tinh thẳng hàng, hôm nay ngồi post lên HAO để chia sẻ)

wspace.jpg


Trong hình này thì bạn tưởng tưọng rằng Trái đât của chúng ta quay theo chiều ngược kinh đồng hồ. Vì thế khi mặt trời vừa lặn ta sẽ nhìn thấy các sao: Kim gần đường chân trời nhất, trên một chút là sao Hoả, trên cùng là Sao Mộc, sao Mộc hiện đang sáng nhất, dễ quan sát nhất và từ sơ đồ này tha thấy nó sẽ ở trên đỉnh đầu ta vào lúc khoảng 5h chiều. Sao hoả và Kim thì có khó quan sát hơn, chỉ vào luc buổi chiều nếu ít mây. Nhìn hình các bạn sẽ thấy có vẻ như các sao như sắp thành một đường thẳng, đúng như đài báo đã nói (hiện tượng 5 hành tinh thẳng hàng)

Do các hành tinh ở trong quay nhanh hơn ở ngoài, nên ta sẽ thấy sao Mộc càng ngày càng lặn nhanh hơn. Nghĩa là ví dụ như bây giờ sao Mộc ở trên đỉnh đầu ta vào luc 5h chiều, thì khoảng 2 tháng sau nó sẽ ở đỉnh đầu của ta là 2h chiều chẳng hạn. Sao Kim sẽ càng dễ quan sát hơn trong thời gian sap tới, vì nó quya nhanh hơn trái đất. Sao hoả thì ngược lại, càng ngày càng chạy xuống sâu hơn đường chân trời. Chẳng hạn đây là hình ảnh trong 3 tháng sau, ngày 28/7/2002:

wspace1.jpg


Bạn sẽ thấy ngay là sao Hoả và sao Thuỷ ở phía bên kia Mặt trời, vậy nó sẽ xuất hiện vào ban ngày và ta không thể quan sát đuwọc nó nữa. Sao Kim lúc này dễ quan sát nhất vì góc nó với trái đất và mặt trời là lớn nhất (gần 60 độ). Bạn sẽ thấy khoảng 3 tháng nữa sao Kim sẽ là sao to nhất trên bầu trời phí Tây lúc mặt trời vừa lặn, chếch khoảng 60 độ về phí Tây tính so với đường chân trời

Sao Mộc lúc này cũng không quan sát được vì ở phía bên kia mặt trời.
Vậy ai có kính thiên văn hãy quan sát sao Mộc và Thổ ngay từ bây giờ, trước khi không thể quan sát được nữa vào 2 hoặc 3 tháng nữa. Nhưng lúc đó Sao Kim sẽ rất rõ để quan sát.

Chúc các bạn sẽ tập và sử dụng quen với trang Web rất bổ ích tìm sao này

Nhớ những ngày tuổi thơ, thời Hà nội còn hay mất điện (hơn 15 năm về trước), bầu trời mùa hạ hà nội trong xanh hơn bây giờ nhiều, đó là điều kiện lý tưởng để ngắm nhìn bầu trời với đầy sao là sao. Một bầu trời đen kịt, còn các sao như những hạt vừng vương vãi khắp nơi. Hà nội bây giờ công nghiệp nhiều, giờ thì rất hiếm có được một bầu trời sao như thế, nhiều hôm "sao thế" rất đẹp, không ngắm trời được cứ phải gác kính ngắm gái suông, phí không chịu được...

Bạn nào yêu thích hoặc hay có câu hỏi nào thắc mắc về thiên văn học, xin cứ tự nhiên cho câu hỏi nhé. Rất mong các bạn vào đây chia sẻ và quan tâm tới môn học bổ ích này..
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ừm... anh Tuấn à... em đang muốn lập một CSDL thông số cho hệ mặt trời. Anh biết các resource nào cung cấp các con số thống kê và các thứ như kiểu facts&figures cho hệ mặt trời không?
 
to em Duy: Chị đang học Physical Science nè, co 1 bài về hệ mặt trời, nếu em thicchs có thể vào đây tham khảo, chỉ có thông tin cơ bản thôii, nhưng cũng khà là hay ho. Đây là địa chỉ text book online cua chị: http://einstein.byu.edu/~masong/HTMstuff/textbook.html (click vào chapter 28 - Earth Planet nhé!)
Good luck!
 
Anh cũng đang học Physic ở Cambridge nè nhưng mà chỗ anh em anh thật với chú chứ chú xác định được vị trí các hành tinh rồi thì chú làm gì với nó ?
 
Xem thiên văn bây giờ là thú vui cho thiếu nhi thôi chứ cần làm gì đâu
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
- Độ sáng của các hành tinh nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ gồm có các sao sau: Kim, Mộc, Hoả, Thổ, Thuỷ (tất nhiên còn có cả mặt trăng và mặt trời). Các sao khác thì những nhà thiên văn nghiệp dư ở Viêt nam như chúng ta đùng bao giờ mất công tìm kiếm, chằng bao giờ tìm được đâu dù có kính xịn. Trừ khi bạn là nhà thiên văn chuyên nghiệp.

Tức là ban đêm, ngước nhìn lên trên bầu trời ko có mây, thì trừ những bọn như Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ và mặt trăng ra, còn thì toàn thị là bọn "mặt trời" phải ko (tức là bọn tự phát sáng)?
 
he he,nếu ko có kính thiên văn thì ban đêm trời ko có mây,nhìn lên trời cũng chỉ nhìn thấy các planets là hỏa,Thổ,Mộc thôi ạ .Còn Thủy thì phải là buổi chiều (và tùy ngày nữa),Kim thì chập tối hoặc rạng sáng,đến đêm nó cũng đi chơi mất roài .Nếu nhìn xuống đất nữa thì thấy thêm cái em "Earth" xinh tươi nữa ạ .Còn lại là stars hết ráo ạ .
@Lộc : ăn nói cẩn thận ko tui cho ăn đòn nhá,ko sợ mấy cái Teakwondo của ông đâu .
 
Xem các chòm sao cũng vui lắm đấy chứ. Cứ thử đi!
Tôi xem sao từ lớp bảy nhưng lâu lắm không xem lại nên quên gần hết rùi.
Dạo này trời lắm mây kinh, đố mà xem được!
Còn khoản kính thì thôi, em xin khất! Đắt lắm.
 
Back
Bên trên