Cách lập một bản kế hoạch kinh doanh đúng nghĩa???

Nguyễn Minh Hiền
(talawas)

New Member
Chào mọi người ạ,

Em thì hơi máu kinh doanh như chưa bao giờ thực sự có một bản kế hoạch kinh doanh đúng nghĩa, vậy lần này em muốn thử thực sự làm một bản kế hoạch trước khi bắt tay vào việc.

Vậy có ai có thể nói cho em là nó cần gì hông ạ :D.
Btw: nếu mà các bác cần hỏi em trước khi hướng dẫn em được thì các bác cứ hỏi, em xin trả lời ạ
 
Em search trên google với key là business plan (template) là sẽ tìm ra thôi.
 
Em thân yêu google "Business Plan" sẽ cho em rất nhiều sample về bản kế hoạch kinh doanh. Em hãy thử nghiên cứu những gì mà Tây nó đúc kết trước đi nhé xem có gì chưa hiểu thì post lên đây.
 
Cám ơn 2 chị nhiều, đọc hay lắm ạ ( may mà từ ko khó nên ko đến nỗi phải hỏi các chị ạ :D )

Hiện tại em đang mắc một vấn đề nho nhỏ là thế này ( cái này ko liên quan đến business planning lắm ;) ) : nếu bây giờ em lên xin giấy phép xuất bản ở sở VHTT thì có khó lắm ko ạ - cái em xin chỉ là xin ấn hành 1 quyển sổ tay thôi ạ ( nhưng mà bắt buộc phải có thì nhà in mới cho in ) -có cần phải có quan hệ mới nhờ được trên đó hay là chỉ cần em ( em đủ 18 tuổi rồi đấy nhá :D ) lên là được ( có khả năng nào họ khinh mình trẻ con nên chẳng thèm quan tâm ko :| )

Mọi người giải đáp giúp em gấp nhé, hi vọng sẽ làm xong cái món này trong vòng 2 tuần :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Làm kinh doanh thì việc đầu tiên cần học là hỏi đúng chỗ, anh không cho là trong CLB này có nhiều người biết gì về in ấn hay xuất bản đâu.
 
Minh Hiền:
1. Em thì hơi máu kinh doanh như chưa bao giờ thực sự có một bản kế hoạch kinh doanh đúng nghĩa, vậy lần này em muốn thử thực sự làm một bản kế hoạch trước khi bắt tay vào việc.
Vậy có ai có thể nói cho em là nó cần gì hông ạ :D.
Btw: nếu mà các bác cần hỏi em trước khi hướng dẫn em được thì các bác cứ hỏi, em xin trả lời ạ[/QUOTE]

2. Hiện tại em đang mắc một vấn đề nho nhỏ là thế này ( cái này ko liên quan đến business planning lắm ) : nếu bây giờ em lên xin giấy phép xuất bản ở sở VHTT thì có khó lắm ko ạ - cái em xin chỉ là xin ấn hành 1 quyển sổ tay thôi ạ ( nhưng mà bắt buộc phải có thì nhà in mới cho in ) -có cần phải có quan hệ mới nhờ được trên đó hay là chỉ cần em ( em đủ 18 tuổi rồi đấy nhá ) lên là được ( có khả năng nào họ khinh mình trẻ con nên chẳng thèm quan tâm ko ).
Mọi người giải đáp giúp em gấp nhé, hi vọng sẽ làm xong cái món này trong vòng 2 tuần


Trả lời:

*1. Hiển em! nếu muốn cụ thể hơn nữa em cho mọi người biết kế hoạch kinh doanh về lĩnh vực gì?

* 2. Về việc xin xuất bản 1 quyển sổ tay:

I. Cơ sở pháp lý:

- Nhà in từ chối in vì theo Quy chế về tổ chức và hoạt động in (Ban hành theo Quyết định số 2607/VHTT-QĐ/XBI ngày 26/8/1997 của Bộ Văn hoá - Thông tin) Điều 29. Cơ sở in chỉ được nhận chế bản, in, hoặc đóng xén các ấn phẩm có giấy tờ hợp pháp theo qui định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 của Chính phủ.

Nghiêm cấm việc in trái với qui định nói trên.

- Còn về cá nhân em khi xin xuất bản ấn phẩm theo LUẬT XUẤT BẢN - QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Khóa IX, kỳ họp thứ ba (Từ ngày 16/6 đến ngày 14/7/1993)

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VÀ TỔ CHỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN

Điều 5. Công dân, tổ chức có quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của mình và được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả.

Điều 6. Công dân có quyền hưởng thụ những giá trị văn hoá, nghệ thuật, thành tựu khoa học, công nghệ của dân tộc và thể giới dưới hình thức xuất bản phẩm.

Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống thư viện; khuyến khích và tạo điều kiện xuất bản các tác phẩm có giá trị; có chính sách ưu đãi đối với các xuất bản phẩm phục vụ các dân tộc thiểu số, thiếu niên, nhi đồng và lực lượng vũ trang.

Điều 7. Công dân, tổ chức có quyền phê bình hoạt động xuất bản, xuất bản phẩm; khiếu nại, tố cáo tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này; chịu trách nhiệm về việc phê bình, khiếu nại, tố cáo của mình.
Công dân, tổ chức có quyền yêu cầu nhà xuất bản, tác giả cải chính trên báo chí, khởi kiện về dân sự hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố về hình sự, khi xuất bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và làm thiệt hại lợi ích của mình.

Điều 8. Không một tổ chức, cá nhân nào được cản trở quyền, phổ biến tác phẩm, quyền hoạt động xuất bản hợp pháp của nhà xuất bản hoặc lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm, quyền hoạt động xuất bản làm thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Nhà xuất bản không được xuất bản, tái bản tác phẩm nếu không được sự đồng ý của tác giả hoặc người được thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật về quyền tác giả.

Điều 19. Việc liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước về in và phát hành; việc hợp tác với nước ngoài về xuất bản, in, phát hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền cho phép và phải tuân theo các quy định khác của pháp luật.

Điều 20.
1- Xuất bản phẩm trên giấy phải ghi:
- Tên xuất bản phẩm, tác giả;
- Tên nhà xuất bản;
- Người chịu trách nhiệm xuất bản, người biên tập, người trình bày, người sửa bản in;
- Số đăng ký kế hoạch xuất bản;
- Tên cơ sở in, sắp chữ, chế bản;
- Số lượng bản in, ngày in xong, ngày nộp lưu chiểu, giá bán lẻ;
- Mã số phân loại.
Đối với sách dịch, ghi thêm tên nguyên bản tác giả, ngôn ngữ của tác phẩm được dịch, nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản, người dịch, người hiệu đính.

Điều 29. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm chỉ được phép hoạt động sau khi có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản có thẩm quyền và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của pháp luật.

II. Ngoài luật:

Nếu có thể em cho anh biết sơ về nội dung sổ tay mà em sắp in? nếu chỉ đơn thuần là địa chỉ của lớp, khóa học, những kỷ niệm bằng hình, trang nhật ký đời học sinh, lịch trong năm... mà không vi phạm Điều 22 dưới đây thì nó lưu hành puplic quá nhiều, xẩy ra hàng ngày Bộ văn hóa thông tin có kiểm tra & phạt hết được đâu?

Điều 22. Nghiêm cấm các xuất bản phẩm có nội dung:

1- Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

2- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;

3- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định;4- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.

III. Nếu em muốn tìm hiểu thì ok. Con nếu em chỉ quan tâm làm thế nào để xuất bản ấn phẩm thôi thì em cứ giao cho Nhà in, cơ sở xuất bản nào đấy người ta sẽ tư vấn & hỗ trợ em về giấy phép xuất bản.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
É! anh Nghĩa ui, sao nhảy từ chuyên Biz planning lại sang xuất bản sách vở gì thía này .
À! Hóa ra ạn gì gì đó chuyển chủ đề. Quả thật chuyện xuất bản ỏ Vn ngặt nghèo khó khăn thấy mồ, thủ tục lằng nhằng mà sách lậu sách chất lượng kém cứ tràn lan, giá lại đắt nữa.Thằng bạn mình có nhà sách tư nhân mà trục trặc khâu xuất bản wa/, cứ phải thông qua đại diện tên nhà nước.

Ấy. Mình lạc đề rồi sau đây post bài về Quá trình thực hiện phác thảo một mô hình đầu tư mẫu(trong thực tế), bài có ở link sau(của IDG quĩ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại VN, đợt trước chính thức tăng cường vốn đầu tư cho Vn):
http://www.idgvv.com.vn/vietnamese/process.php
 
Sau đây là bài chi tiết

Quá trình đầu tư

Nhằm xem xét các yếu tố kĩ thuật cũng như kinh doanh của công ty XYZ
Xem xét đầu tư là một wa/ trình trung hạn, khả năng đầu tư được đánh giá nhờ vào chất lượng của bản kế hoạch KD và mối quan hệ với doanh nhân
Sở dĩ bài viết sau là cơ sỏ đánh giá một tiềm năng kinh doanh hiệu quả nên sẽ là một câu trả tốt lời cho câu hỏi của bạn Hiển. Bản đánh giá này ko đi sâu vào cụ thể ngành kinh doanh nào mà mang tính khái quát(tất cả chỉ ỏ dạng mục lục, nhiều cái có thể chưa chi tiết, nhưng tui thấy là nó cũng hay,beginner cả mà)

Bước 1: Lên ý tưởng

Bạn có một ý tưởng rất hay để thành lập công ty- bây giờ là lúc để bạn bắt đầu làm bài tập của mình. Trước khi viết một bản kế hoạch kinh doanh, những nghiên cứu kỹ lưỡng nên được tiến hành để trả lời các câu hỏi chính sau:

-Ý tưởng rõ ràng như thế nào? Nó có thể tóm tắt trong 2 dòng hay ít hơn được không?
-Những điều kiện nhân khẩu quan trọng của thị trường là gì?
-Ai sẽ là khách hàng của công ty bạn?
-Sản phẩm này có thực sự cần thiết không?
-Công ty bạn sẽ khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác như thế nào?
 
bbbbbbbbbbbbbbbBước 2: Viết kế hoạch kinh doanh

Viết kế hoạch kinh doanh là một phần quan trọng trong quá trình thuyết phục Quỹ đầu tư IDGVV đầu tư vào dự án của bạn. Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn viết một bản kế hoạch kinh doanh thành công:

Mục lục
-Tóm tắt kế hoạch kinh doanh
-Giới thiệu công ty
-Sản phẩm và dịch vụ
-Phân tích nghành
-Phân tích thị trường
-Thị trường mục tiêu
-Kế hoạch tiếp thị và bán hàng
-Phân tích đối thủ cạnh tranh
-Đội ngũ quản lý
-Dự báo tài chính
-Các báo cáo tài chính
-Chiến lược rút lui khỏi công ty

MỤC LỤC
Bảng mục lục nên liệt kê tất cả các lĩnh vực chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn, và có thể được chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Nhớ rằng trang mục lục phải được sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức.

Bảng mục lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.

TÓM TẮT TỔNG QUÁT

Tóm tắt Tổng quát nên đề cập đến những vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác:

Giới thiệu qua về Công ty

Các đoạn mở đầu nên giới thiệu công ty làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu ngắn gọn thị trường của bạn, số kinh phí bạn hy vọng có và nguồn kinh phí đó sẽ được sử dụng như thế nào.

Tầm nhìn, sứ mệnh

Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh xác định đường hướng không chỉ cho kế hoạch kinh doanh của bạn, mà còn cho cả công ty của bạn nữa. Lời tuyên bố này xác định ra con đường công ty bạn sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các chức năng của công ty.

Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn cho người đọc biết thông tin về bạn và kế hoạch kinh doanh của bạn - công ty của bạn đại diện cho cái gì, bạn tin tưởng vào điều gì, và bạn mong muốn đạt được điều gì.

Điểm lại cơ hội

Mô tả và lượng hóa cơ hội và xem bạn phù hợp ở chỗ nào. Giải thích tại sao bạn tham gia ngành kinh doanh này và lý do bạn sẽ tận dụng cơ hội này.

Tóm tắt thị trường

Thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng giai đoạn sau). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì trường là gì?

Tạo sự khác biệt (điều gì làm bạn khác với người khác)

Điều gì khiến cho bạn khác với toàn bộ phần còn lại? Sản phẩm của bạn do một bên sở hữu, có đăng ký bằng sáng chế, hay có đăng ký bản quyền không? Dịch vụ của bạn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn hay không? và nếu thế thì tại sao lại như vậy? Có phải lợi thế của bạn chỉ mang tính “tạm thời”? và bạn có các bước thực hiện để bảo vệ vị thế của mình không? Liệu có các cản trở gia nhập thị trường đúng như dự báo tài chính của bạn không?

Mô tả sản phẩm/ dịch vụ

Phần này nên mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý

Xét về lịch sử, đội ngũ quản lý công ty là một trong những chỉ báo về sự thành công và các nhà đầu tư sẽ xem xét rất kỹ từng cá nhân sẽ tham gia quản lý công ty. Ngắn gọn, bạn muốn nhấn mạnh những kinh nghiệm phù hợp trước đây của độ ngũ quản lý. Nêu tên các công ty, các cương vị đã làm và các thành tựu chính đã đạt được .

Bản chất và sử dụng nguồn thu

Bạn đang cần bao nhiêu vốn đầu tư.

Xin lưu ý rằng một trong những nguyên nhân chung nhất dẫn tới thất bại trong kinh doanh là vấn đề thiếu vốn. Bạn nên có biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để vận hành doanh nghiệp trong cả năm đầu tiên. Nhà đầu tư cũng muốn biết số tiền sẽ được sử dụng là bao nhiêu.

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Phần này trình bày tóm tắt làm thế nào bạn tới được thời điểm này và trong tương lai định hướng sẽ đi về đâu. Nguồn gốc của việc kinh doanh của bạn là gì? Nhóm quản lý được hình thành như thế nào? Bạn kiếm được kinh phí như thế nào tới thời điểm hiện nay? Bạn có đầu tư tiền riêng của mình vào cuộc kinh doanh này không và bao nhiêu? Cơ cấu pháp lý của công ty như thế nào? Ai là chủ đầu tư hiện nay và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Cơ sở vật chất hiện tại và tương lai? Chiến lược rút khỏi công ty như thế nào?

Mô tả pháp lý

Gồm những chi tiết sau: công ty được thành lập ở đâu và khi nào, một dòng mô tả lĩnh vực kinh doanh của bạn, và tóm tắt công ty của bạn cung cấp những gì.

Lịch sử công ty

Tổng quan về lịch sử kinh doanh của bạn. Sắp xếp chi tiết công ty thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, và nêu cả các thành tựu và những mốc quan trọng. Giải thích tại sao bạn khởi sự công ty, động lực thúc đẩy sự ra đời công ty, và sự kết hợp sản phẩm/dịch vụ thay đổi như thế nào theo thời gian. Liệt kê dữ liệu trước đây về bán hàng, lợi nhuận, số lượng bán ra, số nhân viên, và các dữ kiện quan trọng khác để hình thành doanh nghiệp của bạn: chủ đầu tư của bạn là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Đội ngũ quản lý được hình thành như thế nào.

Thực trạng

Ghi nhanh địa điểm công ty hiện nay ở đâu. Bạn có ở tại một địa điểm, bạn hiện giờ bán gì, có bao nhiêu nhân viên, và bạn thành công đến mức nào? Chỉ rõ thế mạnh, đồng thời cũng thẳng thắn và chân thực cho biết điểm yếu. Chủ đầu tư biết rằng tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu, và thể hiện sự trưởng thành trong kinh doanh của mình bằng cách thừa nhận những điểm yếu và đề ra các bước khắc phục. Bạn được tài trợ như thế nào cho tới thời điểm này . Bạn có đầu tư tiền của minh vào doanh nghiệp hay không và bao nhiêu. Chủ đầu tư hiện nay là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu?

Mục tiêu tương lai

Phần này cho người đọc biết công ty sẽ đi theo hướng nào. Bạn mong đạt được gì trong vòng 1, 3, 5 và 10 năm tới? Liên hệ những mục tiêu này với khoản đầu tư bạn cần để cho nhà đầu tư hiểu tại sao bạn cần tiền của họ và bạn dự định dùng tiền đó để làm gì. Giải thích phương pháp tiếp cận tổng thể để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận bằng ngôn ngữ lạc quan, nhưng đảm bảo phải thực tiễn.

Chiến lược rút khỏi công ty

Đây là lúc bạn giải thích cho nhà đầu tư làm thế nào họ thu hồi lại vốn đã bỏ ra, theo bạn số lợi nhuận trên vốn đầu tư họ sẽ thu được là bao nhiêu và trong khung thời gian là bao nhiêu. Chiến lược rút khỏi công ty có thể bao gồm việc bán hoặc sáp nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) hoặc bán cho tư nhân.

SẢN PHẨM & DỊCH VỤ

Mô tả sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Bình luận về giá cả, dịch vụ, hỗ trợ, bảo hành, sản xuất .... Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì và so với đối thủ cạnh tranh thì ra sao. Lịch biểu tung những sản phẩm này ra thị trường và cần thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng được khung thời gian này? Có sự tham gia của các nhà kinh doanh khác không và nếu có thì họ là ai và vai trò của họ như thế nào. Sản phẩm của bạn đã được kiểm tra/đánh giá chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao. Liệu có kế hoạch cho các sản phẩm tương lai hoặc dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo không? và nếu có thì đó là sản phẩm gì và khi nào sẽ được sản xuất? Những sản phẩm mới này có được gộp vào doanh thu và dự toán chi phí không?

PHÂN TÍCH NGÀNH
Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ, tác động của nền kinh tế, chính phủ và tiềm năng tài chính của ngành;

Mọi doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình, những xu hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của bạn khớp ở chỗ nào. Trình diễn cho người ngoài biết bạn am hiểu và đã dự đoán được các nhân tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự thành công của công ty của bạn.

Hãy nghĩ về ngành của bạn như là những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như của bạn. Điều này bao gồm các công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa một đầu là cung cấp nguyên liệu thô và đầu kia là kênh phân phối loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đều năm trong ngành của bạn.

Trong phần phân tích ngành của kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

-Quy mô của ngành mình như thế nào xét cả về doanh thu và số công ty?
-Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hoặc số nhân công.
-Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành?
-Xu hướng trong những năm trước là gì?
-Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu minh họa)
-Những rào cản gia nhập ngành của mình là gì?
-Có bao nhiêu công ty dự kiến gia nhập ngành trong tương lai?
-Những quy định nào của chính phủ tác động đến ngành và doanh nghiệp của bạn?
-Ngành của bạn có bọ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ không?
-Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của bạn.
-Để được phân phối cho ngành của bạn có khó không? Giải thích.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Phần này trong kế hoạch kinh doanh nên trình bày về quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, phân tích cạnh tranh, dự báo thị phần, giai đoạn phát triển tương đối, và các quyết định về sản phẩm và dịch vụ. Điều quan trọng là mô tả tổng thể thị trường cũng như phân đoạn mục tiêu mà bạn đang mục tiêu. Bạn nên thảo luận những thay đổi quan trọng đang diễn ra trên thị trường, xu hướng ngắn và dài hạn, tác động của công nghệ, quy định của chính phủ và nền kinh tế.

Thị trường Mục tiêu

Điều cốt yếu là phải xác định rõ thị trường mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh – nhà đầu tư cần thông tin này. Khách hàng của bạn hiện nay là ai và mô tả chi tiết đặc điểm của họ. Cung cấp thông tin như: tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sức mua tương ứng, và hơn nữa (nếu cần)
Mục tiêu của phần này nhằm xây dựng một hồ sơ về khách hàng điển hình của bạn. Bạn càng mô tả các đặc tính của khách hàng rõ ràng bao nhiêu, càng dễ xây dựng một chương trình marketing để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
Thông tin và nghiên cứu được đưa vào phần thị trường mục tiêu nên lấy từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn sơ cấp bao gồm thông tin bạn phát hiện ra hoặc đúc kết được từ quan sát của bản than và nghiên cứu, như là nghiên cứu của cá nhân, kết quả bảng điều tra, đi thăm thực địa, và đối thoại với chuyên gia trong ngành. Nguồn thứ cấp gồm các nguồn như tạp chí, sách, các báo cáo đã in, số liệu của chính phủ, hoặc tìm kiếm trên mạng internet.

KẾ HOẠCH MARKETING & BÁN HÀNG

Mô tả người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Họ là ai, ở đâu và có bao nhiêu người? Số lượng này đang tăng hay giảm và tại sao? Có sự tập trung về địa lý không? Đối tượng mục tiêu của bạn chỉ là thị trường nội địa hay có thể gồm cả các cơ hội quốc tế? Làm thế nào tiếp cận được thị trường? Làm thế nào khách hàng biết được công ty, thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm của bạn? Ai sẽ chịu trách nhiệm bán hàng và marketing và thông tin nền về họ.

Phần marketing & bán hàng nên bao quát những chủ đề dưới đây:

-Chiến lược bán hàng / phân phối
-Chiến lược giá cả
-Xác định vị trí sản phẩm
-Quảng bá thương hiệu
-Vật liệu thế chấp
-Chiến lược quảng bá sản phẩm / thị trường
-Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
-Quan hệ công chúng (PR)
-Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
-Marketing trực tiếp
-Triển lãm thương mại
-Chiến lược / kế hoạch lập trang website
-Liên minh / quan hệ đối tác chiến lược
-(Bảng) Ngân sách Marketing

PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

Đối thủ cạnh tranh đã đi trước bạn trên thị trường. Họ đã thiết lập được vị trí, phân phối, tiếp cận thị trường và có khách hàng. Sự sống còn của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào khả năng công ty giành được thị phần từ tay các đối thủ cạnh tranh - hoặc chiếm lĩnh được một phân đoạn của thị trường hịên chưa được khai thác.

Nên đưa ra bảng biểu hoặc đồ thị hình bánh cho thấy thị phần của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và thay đổi theo thời gian. Giải thích thị phần bạn dự định chiếm lĩnh, và từ tay ai hoặc làm thế nào bạn xâm nhập được vào thị trường này.

Bạn cũng có thể trình bày mình có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh ở chỗ nào? Tại sao khách hàng sẽ chọn bạn chứ không phải là các công ty khác? Ai đang chiếm lĩnh thị trường và tại sao họ làm được như vậy? Điểm dễ bị tổn thương của đối thủ cạnh tranh là ở chỗ nào và làm thế nào có thể tận dụng được những điểm yếu này. Liệt kê những mặt mạnh và mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh với một cách nhìn khách quan.

Đây là những vấn đề bạn cần cân nhắc khi hoàn tất phân tích cạnh tranh.
Phần này nên gồm những mục sau:

-Tổng quan
-Các sự kiện / kinh phí gần đây
-Sáp nhập / mua lại công ty
-Liệt kê và mô tả các đối thủ cạnh tranh chính
-Phân tích chính xác từng doanh nghiệp cạnh tranh
-Mặt mạnh / mặt yếu
-Tạo sự khác biệt cho công ty

ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ

Trong khi phần Tóm tắt Tổng quát có một đoạn rất ngắn về độ ngũ quản lý chủ chốt, phần này nên đi vào chi tiết từng cá nhân được giao trọng trách quản lý tiền của nhà đầu tư. Nhấn mạnh kinh nghiệm và thành công trước đây.

Phần này nên bao gồm:

-Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt
-Sơ đồ tổ chức (hiện nay & tương lai)
-Bảng bố trí nhân lực
-Ban tư vấn
-Ban giám đốc
-Sơ đồ tổ chức
Một bảng sơ đồ tổ chức đơn giản sẽ giúp giải thích cơ cấu tổ chức công ty, cấu trúc báo cáo và các vị trí. Bảng sơ đồ nên phản ảnh các vị trí hiện nay và trong tương lai hoặc có thể đưa ra hai bảng – trước và sau khi có kinh phí. Hai bảng này sẽ hữu ích hơn nếu bạn dự báo được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu tổ chức sau khi có kinh phí.

Bảng bố trí nhân lực

Bạn dự định bổ nhiệm các cương vị nào và khi nào. Điều này nên gắn với việc sử dụng nguồn thu và dự báo tài chính.

Ban Tư vấn

Một Ban tư vấn tốt có thể là một tài sản giá trị giúp công ty đi qua được bãi mìn và phát triển chắc chắn. Hãy tìm những người là chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng (kế toán, luật pháp, công nghệ, học giả, tư vấn, v.v...).

DỰ BÁO TÀI CHÍNH

Tất cả mọi thứ đưa vào kế hoạch kinh doanh đến thời điểm này cần hỗ trợ cho các giả định và dự báo về tài chính của bạn. Nói cách khác, người đọc không nên ngạc nhiên khi xem dự báo doanh thu trong vòng năm năm bởi vì bạn đã cho họ thông tin chi tiết về thị trường, cơ hội và chiến lược của mình. Bạn đã mô tả lợi thế so với đối thủ cạnh tranh; bạn đã liệt kê cách tiếp cận thị trường và đội ngũ quản lý có thể giúp đạt được mục tiêu đề ra. Dự báo nên có tính lôgic với những gì bạn đưa vào trong kế hoạch này.

Phần này nên cung cấp cho người đọc lý do tại sao bạn đưa ra dự báo tài chính và nên đề cập đến những mục sau:

-Tổng doanh số
-Dự báo đơn vị
-Chi phí của hàng hóa đã bán
-Tổng lãi
-Phí / chi phí nhân sự
-Chi phí marketing
-Thâm nhập thị trường
-Tiền thuê
-Các tiện ích
-Điện thoại
-Lương
-Kiểm kê
-Phí thuê các nhà chuyên nghiệp
-Hoa hồng
-Đi lại & Giải trí
-Nghiên cứu
-Thuế địa phương
-Thuế trong nước

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quản lý tài chính tốt là một trong những cách tốt nhất để doanh nghiệp duy trì khả năng sinh lợi và có khả năng chi trả. Bạn quản lý tài chính của doanh nghiệp mình tốt đến mức nào là vấn đề then chốt đối với mọi cuộc kinh doanh thành công. Mỗi năng hàng nghìn doanh nghiệp đầy tiềm năng thành đạt bị thua lỗ bởi quản lý tài chính kém. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn cần xác định và thực hiện chính sách tài chính dẫn tới và bảo đảm bạn sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

Để quản lý tài chính một cách hiệu quả, lập kế hoạch ngân sách tốt và thực tiễn bằng cách xác định số tiền thực tế cần để mở doanh nghiệp (chi phí khởi sự doanh nghiệp) và số tiền cần để duy trì hoạt động (chi phí vận hành). Bước đầu tiên để xây dựng một kế hoạch tài chính tốt là hoàn tất báo cáo thu nhập, phân tích dòng tiền mặt và bảng cân đối tài sản – nếu công ty của bạn có doanh thu.

Báo cáo thu nhập

Công cụ đầu tiên cho việc báo cáo tài chính tốt là Báo cáo Thu nhập. Đây là thước đo doanh số và chi phí của công ty trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo này được soạn định kỳ (hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng năm trong suốt năm năm) để cho thấy kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế toán này. Báo cáo này nên tuân thủ những Nguyên tắc Kế toán đã được thống nhất chung (GAAP) và có thông tin về doanh thu và chi phí không tính đến tính chất của doanh nghiệp.

Phân tích dòng tiền mặt

Phân tích dòng tiền mặt được thiết kế để cho thấy bạn đang dùng tiền vào đâu và với tốc độ nào (tốc độ tiêu tiền). Bản phân tích này được nhà đầu tư rất quan tâm bởi vì nhà đầu tư muốn xem khi nào bạn dự báo có dòng tiền mặt tốt – tiền vào nhiều hơn tiền ra.

Bản cân đối tài sản

Bản cân đối tài sản cho thấy bức tranh về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định, thường là kết thúc thời kỳ kế toán. Bản này liệt kê chi tiết các tài sản hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp sở hữu (được gọi là tài sản có) và khoản tiền mà doanh nghịêp nợ, hoặc là đối với chủ nợ (tài sản nợ) hoặc là đối với chủ sở hữu (vốn góp của cổ đông hoặc giá trị tịnh của doanh nghiệp).

CHIẾN LƯỢC RÚT KHỎI CÔNG TY

Để thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình, điều mấu chốt là phải có một kế hoạch rút lui dành cho nhà đầu tư để họ có thể thu hồi vốn của mình và rút khỏi công ty của bạn. Phần viết về chiến lược rút lui khỏi doanh nghiệp của bạn cũng nên nêu ra kế hoạch dài hạn cho doanh nghịêp mình.

Bắt đầu bằng cách tự hỏi tại sao mình lại bắt tay vào kinh doanh. Bạn có cho rằng mình sẽ vẫn tiếp tục điều hành công ty sau 20 năm, hoặc bạn có qua tâm đến việc tiếp tục phát triển sau một vài năm? Bạn tham gia kinh doanh để cuối cùng thu được khoản tiền lớn, hay là bạn quan tâm nhiều hơn đến việc điều hành một doanh nghiệp gia đình phát triển vững chắc và bền vững?

Điều quan trọng phải nghĩ qua hết những vấn đề này và quyết định bạn dự định làm gì với doanh nghiệp của mình trước khi bạn có thể trả lời một cách thấu đáo những câu hỏi này, và xử lý được các vấn đề liên quan tới việc làm thế nào nhà đầu tư có thể rút lui khỏi doanh nghiệp của bạn.

Sau đây là một số chiến lược rút lui cần cân nhắc:

-Bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering) (một sự kiện rất hiếm đối với các công ty mới thành lập)
-Sáp nhập/Mua lại công ty
-Đối tác kinh doanh mua lại doanh nghiệp
-Bán quyền kinh doanh (Franchise)

Bổ sung thêm 1 vài thông tin cho bà con về địa chỉ IDG nè

Văn phòng TP Hà nội:

Tháp B Vincom, Tầng 15, Phòng 2+3, 191 Bà Triệu
Quận Hai Bà Trưng, TP Hà nội, Việt Nam

Văn phòng TP Hồ chí minh:

Tòa nhà Sunwah, Tầng 11, Phòng 1108
115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP Hồ chí minh, Việt Nam

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu có thể tải xuống tại đây: PDF file( bạn vào website của IDG có đưong dẫn tui ghi ỏ trên mà download)

Còn câu sau đây chắc là để giải thích cho cái form của nó

Xin lưu ý rằng bản kế hoạch kinh doanh “ Image Fashions” là một công ty không có thật và không có gì liên quan đến IDG Ventures Vietnam. Đây chỉ là một bản mẫu đung để tham khảo cùng với các hướng dẫn của chúng tôi nhằm giúp cho quá trình viết kế hoạch kinh doanh của các bạn.

Còn bứoc 3Triển khai ý tưởng:
cái này thì theo tôi là most flexible , vừa làm vừa sửa , hoàn thiện bản Biz Plan...

Phù cuối cùng cũng chỉnh mãi mới xong được cái Form chữ, chắc các bạn dễ coi hơn rùi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Treo Eric Beinhocker và một số người khác nghiên cứu về kinh tế tiến hóa thì 1 bản kế hoạch kinh doanh là tương đương với 1 cái DNA 8-}
Ai có hứng thú thì tìm đọc quyển “The Origin of Wealth: Evolution, Complexity, and the Radical Remaking of Economics” của Mr. B
 
Anh ơi, anh đã đọc thì nói qua giải thích cho thằng em sao mà so sánh bản kế hoạch kinh doanh như chuỗi DNA vậy:-s .
Cái so sánh này làm em mường tượng nát óc mà kô ra:(( , xin được chỉ bảo:)>- ...(sách thì em ko bít download ở đâu)
 
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Làm kinh doanh thì việc đầu tiên cần học là hỏi đúng chỗ, anh không cho là trong CLB này có nhiều người biết gì về in ấn hay xuất bản đâu.
Thằng cu này lại phát ngôn lung tung, ko biết chị Nga Đào là ai à ;)
 
Đăng Sơn: Thằng cu này lại phát ngôn lung tung, ko biết chị Nga Đào là ai à ;)

* Bây giờ mới để ý. Chú Tâm nhà mình nhiều lúc phát biểu phiến diện phết.
 
Back
Bên trên