Các thể loại âm nhạc

Ngô Tố Giao
(togiao)

Administrator
Bài này mới nhặt được, vác về cho mọi người tham khảo.:)

Rock

Rock là sự tổng hợp các hình thái âm nhạc đang thống trị nền âm nhạc đại chúng Phương Tây từ khoảng năm 1955. Bắt nguồn từ Mỹ, vừa tạo ảnh hưởng vừa chịu tác động tiến hóa trong môi trường đa dạng phong phú của các nền văn hóa và âm nhạc dân gian truyền thống, rock đã thu nạp vào mình nhiều thể loại khác nhau, bao gồm nhạc gospel, nhạc blue, country-and-western, nhạc cổ điển, folk, nhạc hiện đại và cả âm nhạc đại chúng châu Á, Phi, Mỹ La Tinh. Các dạng chủ yếu khác của Rock bao gồm rocknroll thể loại đầu tiên của nhạc Rock, và rhythm-and-blue ảnh hưởng chủ yếu từ các ca sĩ Mỹ da đen. Theo thời gian, mỗi thể loại trên lại tiến triển mở rộng thêm rất nhiều nhánh đa dạng, và ngày nay đã có những biến thể chính nhất định : Alternative rock, art rock, dance, electronica, folk/country rock, metal rock, pop rock, punk, rhythm-and-blue, soul, Rock&roll, soft rock ... Với bản chất tự nhiên của một thể loại nhạc mà sự sống của nó hình thành bắt đầu từ sự tổng hợp các phong cách khác nhau, dòng nhạc này hiện đang âm ỉ chảy và lan tỏa khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng không phải thể loại nào của Rock cũng thu hút được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía khán thính giả.

Ngày nay, các Hard rock " ồn ào ", Alternative " lưng chừng ", Hiphop " rời rạc " và các ca sĩ nam lớn tuổi đã không còn được coi là những thể loại ăn khách theo thị hiếu của đa số bạn trẻ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á ! Tình trạng rock giờ đây chỉ nhận được sự ủng hộ của các khán giả trung thành từ các thập kỷ trước hay những người học chơi nhạc cụ và có phong cách nghệ thuật tiến bộ là do nhiều yếu tố chi phối. Thứ nhất phải nói đến con đường đang rải đầy hoa của thể loại Teen Pop.

Nhạc Pop

Nhạc Pop ( viết tắt của chữ popular ) ra đời là do thị hiếu âm nhạc của mọi người. Về nguyên tắc, chủ đích của nhạc Pop là làm sao cho mọi người nhớ và thuộc ngay các ca khúc trong lần nghe đầu tiên. Đa số nhạc Pop được phát triển dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giai điệu lặp đi lặp lại và các lời điệp khúc trình bày nhiều nội dung quan trọng khác nhau. Chính vì tính dễ nghe dễ thuộc, Pop đã thu hút được đại đa số công chúng nghe nhạc. Không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu khắc khe, công nghệ boyband va girband nở rộ, kéo theo đó là cả một trào lưu Teen pop khổng lồ nhưng loạn nhịp ! Như một kính vạn hoa lấp lánh nhiều màu sắc, T-Pop không đi quá xa ra khỏi khuynh hướng giải trí thú vị. Thính giả không khỏi choáng ngợp vơí sự ra đời liên tục của hàng loạt các band, ca sĩ mà nhiều khi người ta chỉ nhớ được vài cái tên dễ nhớ. Con số các bài hát pop có sức truyền cảm mạnh mẽ + giai điệu ngẫu hứng mới lạ không phải là một con số lớn !! Thế nhưng người nghe đã quen với cái giai điệu ấy rồi nên bắt đầu nhạy cảm với những âm thanh nặng tai của một thể loại mang tên ROCK ! Thính giả chỉ hướng tới những biến thể nhẹ nhàng của nó. Chẳng hạn như : Pop/rock. Đến với thể loại này, bắt đầu xuất hiện những ca khúc có cấu trúc chặt chẽ và kỹ thuật thu âm khéo léo, tinh tế, nhưng vẫn không mấy thay đổi về nét nhạc du dương, dễ nhớ vốn có của dòng nhạc Pop. Tiêu biểu của thể loại này có Beatles, Carpenters, Madona...... một bằng chứng cho thấy giới trẻ vẫn đón nhận nó.

Gần với Pop/rock còn có Soft Rock, phát triển vào đầu thập niên 70, là môt, loaị nhạc mang tính thương mại vàdung hòa, các ca sĩ kiêm luôn công việc viết nhạc, các bài hát mang chất pop/rock nhưng nhe nhàng hơn ! Các nghệ sĩ được nhớ đến là Carpenters, Chicago, Bread ... với những ca khúc đơn giản êm tai đươc thực hiện với kỹ thuật cao cấp. Song, Soft Rock sau một thời gian tung hoành trên khắp các sóng vô tuyến những năm 70 thì giờ đây lại trở thành một loại nhạc tổng hợp dành cho người lớn ! Rõ ràng người nghe rất kén chọn ! Chỉ có một thể loại " khuếch đại âm thanh " được cuồng nhiệt đón nhận : nhạc Dance ! Hình thức của nhạc Dance rất đa dạng, từ disco cho đến Hiphop. Vào những năm cuối thập niên 70, tất cả các câu lạc bộ khiêu vũ đều chơi nhạc disco, nhưng sau đó disco đươc biến thể thành nhiều thể loại khác nhau và tất cả đều được gọi chung bằng một từ rất hấp dẫn : dance, bao gồm dancepop, hiphop, house, techno và một số biến thể.....

Dance

Dance lôi cuốn giới trẻ ngày nay nhờ điểm chung của các biến thể đều là sự nhấn mạnh về tiết tấu và sự phối nhịp luôn là điều quan trọng trước tiên phải quan tâm tới, song âm điệu và tiết tấu không hề lộn xộn, đinh tai nhức óc do sự phối hợp của nhiều loại nhạc cụ như một số thể Rock điều mà người nghe e ngại. Lấy ví dụ về Hard Rock, thể loại này phát triển vào cuối những năm 60, cùng với phong trào khai thác mạnh hệ thống khuếch đại điện tử và những đoạn riff của nhạc blues.

Heavy metal

Heavy metal cũng mang gốc gác nhạc blues-rock va psychedelia ( một loại rock tạo ảo giác ) vào cuối những năm 60, tuy nhiên ngày nay hầu như Metal không còn bóng dáng của blues ngoài những đoạn guitar riff dữ dội. Một ý kiến phê bình cho rằng metal chỉ là một vài thứ tiếng đập sơ sài. Quả heavy metal là một tập hợp của những đoạn riff chỉ với ba hợp âm chính, thế nhưng chính lối chơi kỹ thuật mới chính là mối quan tâm hàng đầu của các ban nhạc này. Các nhạc sĩ guitar metal không ngừng đem đến cho các tác phẩm của họ những màu sắc mới trong kỹ thuật kỹ xảo và tốc độ chơi, từ trống đến guitar, mọi thứ đều khuếch đại âm thanh hết cỡ. Chính vì thế mà heavy metal ngày nay vẫn luôn là một phần đời sống của giới thanh thiếu niên nhưng đa phần là da trắng ! Nói là thế nhưng vẫn có một số thanh niên Châu Á thiện cảm với thể loại này. Tuy vậy không phải nhóm nào cũng chơi ra hồn. Ồn ào nhưng phải có giai điệu, nhất là phải có giọng ca chính tuyệt vời hay tay lead guitar thật xuất sắc như Metallica, Aerosmith, Gunnroses .... Chính điều này cũng hạn chế phần nào các " đệ tử " rock.

Alternative

Alternative lai càng không ăn khách bởi bản thân thể loại này là một món cocktail pha trộn đủ thứ giữa guitar của heavy metal, folk mang âm hưởng punk với lời ca nội tâm khó hiểu. Ngoại trừ một đại diện quá xuất sắc của thể loại này là Nirvana, Soundgarden... Thông thường, khi nhắc tới Rock, người ta thường nghĩ ngay tơi một thứ được cho là đen tối, xấu xa,, xúi giục giới trẻ đến với cái chết, ma quỷ....

Death metal

Phổ biến là Death metal với hầu hết các ca khúc mang lời ca bệnh tật, đề cập đến chết chóc và tệ nạn XH, cộng thêm giọng ca khàn khàn nghe như tiếng cưa máy của các nam ca sĩ. Black metal thì trang phục khá kinh dị, phần nhạc là sự trộn lẫn giữa các âm thanh " vũ trụ " tổng hợp từ keyboard va giọng hát khàn gào thét. Chỉ có một vài ngoại lệ như Progressive metal với phần lời mang tính tôn giáo, thần thánh như một bản anh hùng ca, hay Pop/rock và soft rock ca ngợi về tình cảm nhẹ nhàng ấm áp.... Tuy nhiên, nói như vậy cũng có phần oan cho Rock, vì ngoài những tiêu cực nói trên vẫn có những đóng góp nhất định vào làng âm nhạc thế giới.


Ngày hôm nay, Rock đã có những bước phát triển đáng kể. Lịch sử nhạc Rock là sự bành trướng trong nền văn hóa âm nhạc thế giới. Bản thân Rock qua nhiều giai đoạn đã lập ra không biết bao nhiêu trào lưu mốt, ngôn ngữ, quan điểm sống va quan điểm chính trị... Hình ảnh Rock luôn được xem là một biểu tượng nổi loạn. Dĩ nhiên, đối với tầng lớp thanh thiếu niên ngày nay, tuổi thọ của Rock có vẻ như không tồn tại lâu dài, song, với tính can đảm lịch sử và sự sáng tạo đáng kính nể của những Rolling Stones, Scorpions, Queen, Metallica, Nirvana...... , hình ảnh con đường đầy thăng hoa của dòng nhạc Rock đang ngày càng rộng mở cùng các thế hệ hậu sinh đầy tài năng trong tương lai
 
sao không thấy trong bài viết của Tố Giao có nhắc đến Hip Hop, R'n'B và Rap nhỉ ? Tui thích nghe loại nhạc này với cả POP thui...rock thì chưa nghe bao giờ nên chưa biết, nhưng mà chắc cũng không thể thích được...hhehe...thanks Tố Giao đã post bài, giúp tớ mở mang tầm mắt !!!
 
chị Giao à em hỏi chị một câu được không? Bây giờ chị đang làm nghề gì vậy mà biết nhiều về âm nhạc thế? Chị cho em e-mail của chị nhé, em là [email protected]
 
Ngô Tố Giao đã viết:
Bài này mới nhặt được, vác về cho mọi người tham khảo.:)

Rock

Rock là sự tổng hợp các hình thái âm nhạc đang thống trị nền âm nhạc đại chúng Phương Tây từ khoảng năm 1955. Bắt nguồn từ Mỹ...

Chị ah, em có lần đọc 1 mẩu tin trên Net cũng nói về nguồn gốc các thể loại Nhạc, người châu Âu nghĩ khác người Mĩ và Latinh, người ta cho rẳng Nhạc Rock bắt nguồn từ những âm thanh phát ra từ những đồ dùng hàng ngày của người dân Đảo Sip, sau đó người Mĩ đã tiếp nhận và cải tiến bẳng những phương tiện hiện đại (vào lúc đó) của mình và cho ra đời thứ nhạc Rock như ngày nay... ;)
 
Nhìn thằng Hà gọi chi Giao là tớ, chắc chị Giao sướng lắm nhểy. Kém có 12, 13 tuổi chứ mấy, chị nhểy
 
Thế còn những loại nhạc như Techno, Jazz, Country, Folk, Punk, R&B, Hip hop, Soul, House, Rock n' Roll...có ai biết rõ post lên cho tớ tìm hiểu cái. Từ trước nghe mà chả hiểu nó phân loại thế nào nữa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Từ từ để chị Giao nghiên cứu rồi mới post tiếp đựoc chứ ...
 
cám ơn chị Giao.. độ này chị làm cả loạt bài về nhạc thế:D
 
Đỗ Phương Linh đã viết:
chị Giao à em hỏi chị một câu được không? Bây giờ chị đang làm nghề gì vậy mà biết nhiều về âm nhạc thế? Chị cho em e-mail của chị nhé, em là [email protected]
Tại cái hồi bé chị nghịch như con trai, bố mẹ chị sợ sau này ế chồng nên tống chị đi học 1 đống thứ cho nó ra vẻ nữ tính 1 chút. Sau này thì lại bận, cũng chẳng có thời gian theo đưổi những gì mình thích và theo thời gian thì cũng quên dần. Bây giờ trả thù đời, cho con gái học bù những gì ngày xưa mình chưa được học hết. Con học, mẹ cũng phải học theo con để nhỡ nó hỏi thì mình còn biết đường tìm sách mà trả lời :D

E-mail của chị là [email protected]. Có gì em cứ liên lạc với chị nhé.

Nguyễn Mạnh Tú đã viết:
Chị ah, em có lần đọc 1 mẩu tin trên Net cũng nói về nguồn gốc các thể loại Nhạc, người châu Âu nghĩ khác người Mĩ và Latinh, người ta cho rẳng Nhạc Rock bắt nguồn từ những âm thanh phát ra từ những đồ dùng hàng ngày của người dân Đảo Sip, sau đó người Mĩ đã tiếp nhận và cải tiến bẳng những phương tiện hiện đại (vào lúc đó) của mình và cho ra đời thứ nhạc Rock như ngày nay...

Chị còn nghe nói là Beethoven là cha đẻ của nhạc rock & roll cơ :mrgreen:

Đợt này tại đang phải chọn cho con gái học tiếp về cái gì nên đọc bài nào thấy hay hay, vác về cho mọi người đọc cho vui thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tiếp chút về thể loại nhạc Jazz phục vụ em Hà Anh nhé!

Jazz khởi nguồn từ các nô lệ Tây Phi được mang sang Mỹ. Thứ âm nhạc tràn đầy những nhịp điệu phức tạp mà họ tạo ra mỗi khi được nghỉ ngơi đã giúp họ vợi bớt nỗi nhớ quê hương . Sự kết hợp giữa nhạc Châu âu truyền thống với gam nguyên (diatonic scale) cùng nhạc Châu Phi sử dụng gam blues (blues scale), có một loại tiết tấu đặc biệt gọi là nhịp ngoại (syncopation) đã tạo nên sự không cân xứng rất lạ trong jazz.

Gam nguyên tức là gồm 12 nốt nhạc cơ bản từ do đến si cùng các nốt thăng giáng ở giữa và thường được chơi ở gam trưởng hoặc gam thứ để thể hiện cảm xúc lạc quan hay bi quan (ví dụ như Sym số 3 “Eroica” cung mi giáng trưởng-E flat major của Beeth hay Concerto số 3 cung re thứ-D minor của Rach). Còn gam blues lại là sự trộn lẫn của cả gam trưởng và gam thứ. Chính vì thế nó đã tạo ra rất nhiều nốt nghe khó tiêu hóa, gọi là blues notes nghe cứ xủng xoẻng như đấm vào tai :D.

1. Những trào lưu đầu của jazz.

Trào lưu đầu tiên của jazz là Ragtime những năm 1890, một dạng jazz sơ khai và khá gần gũi với âm nhạc truyền thống của Châu Âu, khác mỗi chỗ là có nhiều nhịp ngoại. Có lẽ những giai điệu bất thường không cân xứng do nhịp ngoại tạo nên đã làm Ragtime giống jazz tẹo, chứ còn nghe cái này chả có ngẫu hứng lắm và nó cũng không sử dụng gam blues luôn. Đại diện tiêu biểu của Ragtime là Scott Joplin. Cho dù giờ jazz đã thiên biến vạn hóa nghe khác xưa nhưng những gì Scott đã làm, để Ragtime được mọi người thừa nhận cũng như để chứng minh rằng người da đen cũng có khả năng về âm nhạc không thua gì so với các nhà soạn nhạc da trắng, là hoàn toàn đáng cho chúng ta trân trọng.

Cũng như Ragtime, nhạc Blues có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của jazz. Đúng như tên gọi của nó, Blues tràn đầy xúc cảm buồn, cảm giác bị khinh rẻ của những người da đen Mỹ đầu thế kỷ 20. Không chỉ đơn thuần là một loại nhạc nữa, blues đã trở thành biểu tượng cho cuộc sống của rất nhiều dân Mỹ da đen thời bấy giờ. Chính những âm thanh riêng biệt của các giai điệu blues đã tạo nên blues scale.

Sau Ragtime và Blues một tẹo, một dạng jazz khác hình thành ở New Orleans, Lousiana (chính xác là Storyville) tầm đầu những năm 1920 và được gọi là Classic jazz. Các clubs ở Storyville đã thuê một số nhạc công để gọi là màu mè cho các khách đến đây nhằm mục đích khác. Jazz bands thời đó tổ chức như sau: Hàng dưới gồm trống, bass hay kèn tuba, piano hay guitar, còn hàng trên có trumpet, clarinet, trombone. Họ không chỉ ngẫu hứng solo mà còn có ngẫu hứng của cả band. Một số đại diện tiêu biểu đầu tiên của classic jazz là Jelly Morton (orginally một bác choi piano Ragtime), King Oliver...nhưng tên tuổi lớn nhất của classic jazz chính là Louis Armstrong. Armstrong đã biết và học trumpet trong trại cải tạo trẻ em hư. Chính ông đã đưa trumpet trở thành nhạc cụ chính của jazz (trước đó là clarinet). Và cũng chính ông là người đầu tiên ngẫu hứng chơi solo dựa trên nền quá trình chuyển động của các hợp âm chứ không phải trên nền giai điệu đơn thuần.

Swing ra đời sau đó không lâu đã làm giảm rất nhiều tính ngẫu hứng của nhạc jazz, cho dù chính dòng swing góp phần không nhỏ để đưa jazz đến với quảng đại công chúng trong suốt những năm 30, 40 bởi swing là một dạng nhạc khiêu vũ. Nhịp điệu trở nên đều đặn, nhạc dễ nghe hơn, swing chính là dạng nhạc jazz đơn giản, được chơi bởi một band lớn từ 10 đến 12 người. Đây cũng chính là thời gian các jazz vocalists được chú ý đặc biệt, nổi bật nhất phải kể đến Billie Holiday (albums đáng chú ý: Lady in Satin, Love Songs...) và Ella Fitzgerald (albums: Pure Ella, Something to Live for, Ella&Louis: Summer time...). Ngoài ra còn Frank Sinatra, Bing Crosby, Joe Williams... Swing jazz được chia thành 3 dạng chính:

1. The Kansas City-style Bands, chủ yếu sử dụng nhạc dân gian làm chất liệu chính. Họ không biết nhiều về nhạc lý, thường tự học chơi các nhạc cụ và nổi bật ở khả năng solo thứ nhạc jazz mạnh mẽ trên nền các riffs đơn giản dễ nhớ. Đại diện cho dòng này là pianist Count Basie. Một số albums đáng chú ý: April in Paris, The Complete Atomic Basie, Live at the Sands, Ella&Basie...

2. The National Bands được đào tạo chuyên nghiệp hơn. Nhạc của họ phức tạp hơn song vẫn ít tính ngẫu hứng. Đại diện tiêu biểu là Benny Goodman band.

3. Pianist và composer Duke Ellington, một trong số ít các nghệ sĩ tài năng vượt thời gian , không bị hạn chế bởi dòng Kansas City hay National. Ông lập band riêng và soạn những bản nhạc để các thành viên trong band có thể thể hiện hết khả năng của mình (được coi là người soạn nhạc giỏi nhất trong lịch sử nhạc jazz), chẳng hạn như bản jazz mang tên “Concerto for Cootie” dành riêng cho trumpeter Cootie Williams. Ông cũng sử dụng nhiều hòa âm phức tạp, kết hợp các nhạc cụ tạo ra âm thanh mới quyến rũ, tận dụng hết khả năng solo trong band 10 nhạc công của mình.

Latin Jazz là sự kết tinh các nhịp điệu khiêu vũ Latin sôi động và các giai điệu phực hợp của jazz, bắt đầu du nhập vào Mỹ từ những năm 30 và đến những năm 50, 60 trở nên cực kỳ phổ biến với các điệu nhảy Latin như samba, mambo, cha cha, bossa nova và hiện nay là salsa. Điều tạo nên nét riêng, tạo nên chất lửa đam mê cho nhạc latin chính là bộ gõ độc đáo chơi bằng tay như trống conga hay bongos của người Afro-Cuban ngoài ra còn các nhạc cụ khác như timbales, claves... Một số đại diện cho dòng Latin jazz: trumpeter Dizzy Gillespie, Stan Kenton, và tenor saxophonist Stan Getz (albums Getz/Gilberto, Jazz Samba Encore chơi với Luiz Bonfa) người đã có công đưa bossa nova lên đỉnh cao ở Mỹ. Hiện tại Latin jazz vẫn liên tùng tục phát triển và có một vị thế khá vững chắc trong nền âm nhạc thế giới.

2.Bebop

Sau một thời gian phát chán với swing jazz chỉ để chiều giới trẻ khoái nhảy nhót, Dizzy và Charlie “Bird” Parker (alto saxophonist) chính là hai người đầu tiên sáng tạo ra dòng nhạc Bebop vào cuối những năm 1940 chứa đựng nhiều hợp âm phức tạp nhất trong lịch sử nhạc jazz. Bebop sử dụng khá nhiều bộ gõ vì vậy các tay trống như Max Roach (album Max Roach plus 4...) có một vị trí quan trọng cũng như nhận được nhiều sự chú ý hơn. Có thể nói Bebop thực sự rất “hot” với các giai điệu mạnh mẽ và được coi là loại nhạc cực điểm của jazz. Dizzy và Bird chuyên gia sáng tạo các tiết nhạc bất quy tắc với độ dài ít thấy, lạ tai nhưng rất hấp dẫn (album Diz&Getz, Dizzy Masters 10, Charlie Parker-master works 1946-1947, Charlie Parker-Montreal 1953...).

Với người chưa quen sẽ thấy Bebop hơi khó nghe bởi tiết tấu quá nhanh và dồn dập, nhưng đã thích thì mê luôn. Một số nghệ sĩ có ảnh hưởng của bebop là: saxophonist Dexter Gordon (albums Go, Doin’ Alright, Ballads...), trumpeter Red Rodney, trombonist J.J.Johnson, guitarist Kenny Burrell, pianists Oscar Peterson (album We get requests..), Thelonious Monk (Underground, Thelonious Monk Quartet...), bassist Charles Mingus (albums Blues&Roots, New Tijuana Moods...) và còn nhiều nữa. Thời đó, Bebop không được thính giả đón nhận nên các nghệ sĩ đã quyết định đơn giản hóa đi một tẹo để dân tình dễ chấp nhận hơn. Chính vì vậy Bebop được tách ra làm hai dòng riêng là Cool JazzHard Bob.

Cool Jazz (giữa những năm 50) về căn bản là giống Bebop song tiết tấu chậm, ít hợp âm phức tạp hơn. Đại diện tiêu biểu cho Cool Jazz là một số albums thời kỳ đầu của trumpeter Miles Davis như Bags Groove, Milestones, Round about Midnight, Birth of the Cool..., trumpeter Chet Baker (My Funny Valentine, Jazz around midnight...), pianist, composer Gil Evans và guitarist West Montgomery....

Hard Bop bắt đầu vào cuối những năm 50, đầu những năm 60 là dòng jazz đầu tiên sử dụng các nhạc cụ điện tử, tiết tấu vẫn nhanh lôi cuốn song không làm mệt tai người nghe mà biến hóa kỳ ảo hơn. Hard bop khá thích hợp với những ai mới làm quen với jazz, hãy bắt đầu bằng tay trống Art Blakey (album Moanin’, A night in Tunisia...) và một số album thời kỳ đầu của electronic pianist Herbie Hancock (Takin’ Off, My Point of View...).

3. Những trào lưu tiên phong (Avant-garde Jazz)

Modal Jazz - Miles Davis là người có công đầu tiên với dòng nhạc này bằng album Kind of Blue năm 1959 (album mà bất cứ ai nghe jazz cũng cần có). Rất nhiều người coi đây là album jazz hay nhất mọi thời đại với sự góp mặt của các cây đại thụ làng nhạc jazz thế giới như John Coltrane (tenor sax), Cannonball Adderley (alto sax), Bill Evans (piano)... và tất nhiên là Miles (trumpet).

Modal Jazz không có nhiều hợp âm, nó chủ yếu được chơi trên một hợp âm và người nghệ sĩ có thể ngẫu hứng bao nhiêu tùy thích chỉ từ một nốt nhạc. Ngay từ bài đầu tiên “So What” trong Kind of Blue sẽ thấy điều đó rất rõ.

Cũng vào những năm 60, một dòng jazz mới ra đời: Free Jazz. Nếu như Modal Jazz là sự ngẫu hứng quanh một note nhạc thì Free Jazz lại là sự ngẫu hứng hoàn toàn tự do, không phụ thuộc hay ràng buộc vào bất cứ quy tắc nào như chính tên của nó. Âm nhạc truyền thống của Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông và cả Châu Phi đôi khi được sử dụng khiến Free Jazz trở nên mới lạ và khá kích thích, một thách thức thú vị cho các jazz listeners, cảm giác như đang nghe một đống lộn xộn dưng mà có trật tự. Dòng jazz này được một số nghệ sĩ nổi tiếng tôn vinh song lại không được công chúng chấp nhận cho lắm. Những người có đóng góp lớn đối với Free Jazz là altor saxophonist Ornette Coleman (albums The Shape of Jazz to come, At the Golden Circle in Stockholm, Change of the Century...). Ngoài ra còn có John Coltrane ở một số album sau này như Ascension hay Interstella Space (?), pianist Cecil Taylor, Muhal Richard Abrams...

Cuối cùng là Fusion hay còn gọi là Jazz-rock (ra đời vào những năm 70 và còn tồn tại đến nay) đã kết hợp tính ngẫu hứng của jazz với các giai điệu rock. Fusion chủ yếu dùng nhạc cụ điện tử giống như Hard Bop nhưng lại không đơn giản như Hard Bop. Hàng loạt chuỗi âm thanh đầy những nhịp ngoại trúc trắc do các nhạc công hợp tấu tạo thành các figures sôi nổi cũng như nhiều đoạn solo ngẫu hứng trên nền nhạc rock đã khiến Fusion trở thành dòng jazz thịnh hành nhất ngày nay.

Không chỉ dừng lại ở Cool Jazz và Modal Jazz, lần này Miles Davis lại là người tạo ra Fusion. Các album tiêu biểu theo dòng Fusion của Miles: In A Silent Way, Tutu... Một số nghệ sĩ theo fusion style khác gồm: Herbie Hancock (Headhunters, Maiden Voyage, Dis is da drum...), Chick Corea hay guitarist Pat Metheny...

4. Các trào lưu jazz hiện đại

Cả ba dòng chính của Avant-garde Jazz vẫn còn được chơi cho đến ngày nay. Tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện các dòng jazz mới chưa có tên cụ thể bởi thường thì một dòng nhạc chỉ có tên chính thức sau một thời gian các nghệ sĩ thử nghiệm và thu được kết quả. Hơn nữa xu hướng hiện nay của âm nhạc thế giới là xóa nhòa ranh giới giữa mọi loại nhạc, kể cả jazz, rock và electronica nên đặt tên khá phức tạp. Người ta tạm gọi một trong các dòng jazz mới này là Acid jazz.

Một số nhóm nhạc cũng như nghệ sĩ xuất sắc của dòng jazz mới hiện nay:

Đầu tiên là Medeski, Martin and Wood (MMW), tam tấu jazz đã khéo léo kết hợp ba dòng jazz là Free, Fusion, Bop, thậm chí cả chút nhạc của dân Hawaii. Đặc biệt MMW còn có Medeski được coi là organist, pianist hay nhất hiện nay. Albums: Notes from Underground, Shackman, Combustication, Last Chance to dance Trance....

Steve Coleman đã thử nghiệm hợp tấu ngẫu hứng với band tầm 20 người và lập band riêng The Five Elements. Albums: The Tao of mad Phat, The Sign and the Seal...

Một band nữa là James Taylor Quartet (JTQ). Các albums: (A few useful Tips about) Living Underground, Money Spider, Supernatural Feeling...John Mc Laughlin (guitarist)-người đã thành công khi biến tấu và thêm những chất liệu theo lệ thường chỉ hợp với dân chơi rock xịn vào lãnh địa của dân jazz guitarists và cũng đã tạo ra âm sắc lạ khi trộn jazz với nhạc từ Trung Mỹ cho đến Ấn Độ. Albums: Inner Mouting Flame, Passion, Grace and Fire, Extrapolation...

Cuối cùng là St.Germain. Nhóm này chủ yếu chơi jazz/dance fusion, rất đáng nghe. Album: Tourist và Boulevard...
 
Chị Giao giống em rồi, ngày xưa mới 6, 7 tuổi bị bắt học đủ thứ, piano,bơi lội, tiếng anh, rồi lại khuyến khích làm thơ, viết truyện, ca hát, vẽ vời! Đúng là cầm kỳ thi họa đủ cả nhưng không cái nào "giỏi" cả, chán thế cơ chứ hee hee...btw, Cám ơn chị nhé!
 
Chi Giao va moi nguoi cho em hoi, co ai biet link nao trich dan mot phan cua cuon sach All what jazz (ko phai All that jazz) cua nha tho - nha nghien cuu jazz chuyen nghiep Philip Larkins ko a? (nghe noi ong nay muon chuyen jazz theo huong bebop)

Thanks moi nguoi rat nhieu...
 
N.V.Hà Anh đã viết:
Thế còn những loại nhạc như Techno, Jazz, Country, Folk, Punk, R&B, Hip hop, Soul, House, Rock n' Roll...

Dance music thuộc thể loại Electronic. Các sàn nhảy trên thế giới thường mỗi nơi chỉ chơi một thể loại nhạc vì họ thu hút các bạn trẻ yêu thích loại nhạc đó đến với mình, nhưng nhìn chung thể loại âm nhạc mà họ thường chơi nhiều nhất là Electronic, Techno, House, Trance, Drum'n Bass...

Electronic

Nó là từ để miêu tả cho sự nổi bật của âm thanh điện tử trong dòng nhạc dance, âm thanh điện tử được sử dụng nhiều trong các ca khúc dance music và sự phát triển nhanh chóng của nó đã thay thế được tính quy luật của những ca khúc dance music thông thường. Đầu tiên cái tên Electronica được lấy làm tên vì thực tế mọi người gọi thể loại nhạc mới này là New Electronica. Quê hương của dòng nhạc này chính là vùng Detroit khi các ban nhạc nghệ sĩ chơi thể loại techno phát triển và sáng tạo ra Electronica như Juan Atkin và Underground Resistance hay các nghệ sĩ của châu Âu khi họ sáng tạo từ nhạc techno thêm những âm thanh điện tử để phục vụ cho những anh chàng thích phóng xe motor và nghe nhạc. Nhưng nhìn chung các nghệ sĩ trẻ nước Mỹ là những người có giàu chất sáng tạo nhất và cũng chính vì vậy tại Mỹ số lượng nghệ sĩ chơi thể loại này nhiều nhất trên thế giới. Vì bản chất của nhạc Electronica là nhạc Techno nên vì vậy nó không xa lạ lắm với những người thích nhạc Techno, chỉ thêm là những âm thanh kì ảo hoặc lạ lùng bởi những âm thanh đó được tạo ra từ những nhạc cụ hay máy móc điện tử khác.

Techno

Giữa nhưng năm của thập niên 80, các nghệ sĩ vùng Detroit từ một cỗi rễ của loại nhạc Electronic house music đã phân nhánh được ra dòng nhạc Techno. Ngay cái tên của Techno cũng cho biết nó có phần nào dính dáng đến nhạc cụ điện tử và các công cụ tạo âm thanh khác. Techno là nhạc electronic nhưng có một chuẩn riêng, nó được thiết kế cho những nơi nhỏ và những nhóm người riêng biệt. Các nhà sản xuất và các Dj đầu tiên của Techno là Kevin Saunderson, Juan Atkins và Derrick May. Ngoài ra còn có các nghệ sĩ của dòng nhạc khác phát triển thành techno như Afrika Bambaataa từ dòng nhạc electro-funk hay Kraftwerk của dòng nhạc Synth-rock. Ở Mỹ, techno phát triển mạnh nhưng chỉ ở "dưới mặt đất' mà thôi nhưng ở Anh, đầu những năm 90 techno phát triển mạnh và nó phân nhánh thành những thể loại như hardcore, ambient, and jungle. Trong thể loại Hardcore-techno, nhịp trong từng phút của thể loại này được đẩy nhanh một cách quá đáng, nực cười khiến cho mọi người không thể nhảy theo nó được. Nếu nhảy theo thì chắc chỉ có cách giật đùng đùng. Ambient thì ngược lại, các beat chậm hẳn xuống và âm nhạc lắng hẳn xuống và trong lúc này tiếng âm thanh điện tử được sự dụng tối đa nhưng không quá nhiều. Các câu lạc bộ thường chơi thể loại nhạc này khi họ muốn làm giảm độ nóng của các sàn nhảy xuống và thoát ra khỏi hardcore techno. Hầu hết các nhánh phụ của nhạc techno chỉ được sử dụng trong các vũ trường và sàn nhảy, nơi mà tại đó các Dj sẽ điều chỉnh lại nó cho phù hợp với họ. Cho đến giữa các năm 90 các nghệ sĩ mới liên tiếp ra đời như The Orb và Aphex Twin nhưng chủ yếu họ chơi theo ambient. Bên cạnh đó là những ban nhạc, nghệ sĩ có thiên hướng đi theo trường phái mạnh mẽ là Prodigy và Goldie. Và cũng không ngạc nhiên khi Prodigy trở thành một nhóm có tiếng tăm đầu tiên của thể loại Techno trên toàn thế giới. Đặc điểm của nhóm nhạc này là họ sáng tác và mix những album của mình mà không một Dj nào có thể mix lại được, họ định vị những tác phẩm của mình.

House

Dj là một trong những nhân tố không thể thiếu trong một bữa tiệc dance

Nhạc house phát triển từ văn hóa sàn nhảy đầu những năm thập niên 80. Sau khi disco trở nên phổ biến, một vài Dj da màu, cộng đồng những người đồng tính họ muốn tạo ra một loại nhạc mới ít pop hơn và độc đáo hơn. Tiếng beat trở nên máy móc hơn, tiếng bass nặng hơn, trong khi các yếu tố điện tử khác của pop, Latin soul, dub reggae, rap và jazz được đem vào trên nền nhịp bốn-bốn. House chủ yếu là nhạc không lời những bản hoà tấu, thỉnh thoảng được thêm vào những câu hát của chính các nghệ sĩ hay các giọng ca giấu mặt của các Diva với những giai điệu quen thuộc. Cuối những năm 80 nó phát triển rất mạnh ở các thành phố Chicago, New York và London và tiếp đến là có mặt trong các bảng xếp hạng. Tại Mỹ các nghệ sĩ có tên tuổi như C+C Music Factory và Madonna. Sang đầu thập niên 90 nó cũng phát triển ra các nhánh phụ của mình như Hip-house, Ambient-house và acid house. House tiếp tục phát triển và cho đến cuối những năm 90 này, một loạt các nhóm như Daft Punk, Basement Jaxx và House of 909 đã làm cho cả thế giới phải có cái nhìn mới đối với nhạc House vì sự sáng tạo của họ. Các kênh MTV, Channel V hay GMC của pháp thay nhau chiếu các video clip của họ.

Trance

Người Đức trẻ tự hào vì chính họ đã sáng tạo nên dòng nhạc trance hiện nay. Đầu những năm 90, nhạc techno và hardcore của Đức đã được chuyển sang thể loại trance, một thể loại nhấn mạnh các âm thanh điện tử và được kéo dài đến cuối ca khúc và chỉ thêm vào đó sự thay đổi của giai điệu và thỉnh thoảng thay đổi không khí của nhạc cụ điện tử để người nghe có thể phân biệt được sự khác nhau mà thôi. Nhưng nhạc trance như một thứ tôn giáo, nó kéo người nghe đến gần và cảm nhận được từng âm thanh và cả ca khúc như một dòng suối cuốn chặt lấy họ. Đến giữa những năm 90, trance đã giữ được vị trí độc tôn khi các sàn nhảy và các Dj trên toàn thế giới chọn nhạc trance bởi sức thu hút của nó cùng với đó là sức sáng tạo vô bờ bến trên nền nhạc trance.

Không như nguồn gốc cha đẻ của nó được bắt nguồn từ Detroit, các trung tâm nhạc trance được tập trung lại với nhau và tạo thanh một khối như hãng thu âm R&S tại Ghent, Bỉ và hãng Harthouse/Eye Q tại Frankfurt Đức. Hãng R&S ra đời sơm hơn đồng nghĩa với việc giới thiệu các album sớm hơn như đĩa đơn "Energy Flash" của Joey Beltram, "The Ravesignal" của CJ Bolland và các nghệ sĩ khác như Robert Leiner, Sun Electric và Aphex Twin. Đầu năm 1992, hãng Harthouse, một nhánh nhỏ của hãng Epic đã giới thiệu những sản phẩm đầu tiên như đĩa đơn "Harttrance Acperience" của Vath và bên cạnh đó giới thiệu các nghệ sĩ Arpeggiators, Spicelab và Barbarella.

Đến cuối những năm 90, một sự thay đổi lớn đã diễn ra, các ban nhạc, nghệ sĩ cùng với âm nhạc của họ đã biến mất. Thay vào đó là những khuôn mặt mới cùng với những âm thanh sáng tạo mới trong lòng của Trance. Nhạc Trance cũ của Đức đã bị thay đổi ít nhiều nhưng nhìn chung, nó vẫn giữ được phong thái của trance ngày nào. Trance mới bị ảnh hưởng bởi nhạc house của châu Âu cùng với sự mềm mại. Năm 1998, các Dj được biết đến nhiều nhất đó là Paul Oakenfold, Pete Tong, Tony De Vit, Danny Rampling, Sasha, Judge Jules. hầu hết họ đều chơi nhạc trance đặc thù của nước Anh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ôi, chị Giao ơi, giá mà em biết chị am hiểu về âm nhạc + có nhiều tư liệu thế này sớm hơn.
Chị có nhớ hồi đầu năm học vừa rồi chị về thăm trường và vào lớp em không, lớp 11 toán ý. Hôm đó anh Viet Anh bày trò pha nước chanh nè...chị nhớ không?
Chị Giao ơi, em mong chị sẽ sớm về nước. À mà không, đến lúc đó chắc em cũng đã ra trường rồi. Chị có biết em là tín đồ của âm nhạc, đặc biệt là cổ điển và jazz không? Mấy ngày hè vừa rồi em dành hết thời gian vào việc tập tành và nghe jazz đấy.
Cảm ơn chị lắm lắm. Chị biết ở địa chỉ nào có thông tin về jazz hoặc dạy chơi jazz ( piano ) thì post lên cho em nhá.
 
Chị Giao ơi, cám ơn chị nhé. Bài này hay lắm. Nhờ nó mà em biết thêm được nhiều điều đấy ;)
 
Em co nghe noi den ten Oscar Peterson nhung chua nghe mot dia riêng nào của ông ta cả. Hỏi nhỏ nhá, ổng chơi gì vậy?
 
Back
Bên trên