Các nước chạy đua khám phá vũ trụ? Nên hay không?

Đinh Thảo Linh
(bestseller)

Điều hành viên
Cuộc chạy đua vào vũ trụ hay cuộc chạy đua vào không gian là cuộc cạnh tranh vũ trụ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô kéo dài từ khoảng 1957 đến 1975.Nó liên quan đến các nỗ lực thám hiểm không gian bằng vệ tinh nhân tạo và việc đưa con người vào vũ trụ và lên mặt trăng.

Ngày nay,rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đưa được vệ tinh vào vũ trụ,điển hình như Ấn Độ,Nhật Bản,Trung Quốc.....và bây giờ là Việt Nam với Vinasat 1.


Không thể phủ nhận những cái lợi mà cuộc chạy đua này đem lại, nhưng trong trình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới và việc thiếu lươg thực vẫn còn là vấn đề nan giải đối với nhiều nước ở "Thế giới thứ 3" thì việc này là nên hay không, khi mà để phóng một con tàu lên vũ trụ tốn rất nhiều tiền của và công sức?

Let's debate :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Chưa bao giờ có cuộc chạy đua khám phá vũ trụ nào giữa các nước cả!

2. Việt Nam chưa đưa được vệ tinh vào vũ trụ. Và việc Việt Nam thuê phóng vệ tinh của riêng mình lên cũng không có bất cứ gì dính dáng đến khám phá vũ trụ, hay nghiên cứu vũ trụ cả.

3. Việc nghiên cứu và phát triển khoa học là tốt, không thể chậm lại để chờ mấy nước "thế giới thứ 3" nào đó được. Nếu mà cứ chờ thế thì nhân loại chắc cũng không nên phát triển ti vi, tủ lạnh, máy vi tính, xe máy, ô tô... mà tập trung tiền để giúp mấy nước kia quá.
 
chạy đua là hoàn toàn có
các nước "chạy đua" xem nước nào đặt chânlên mặt trăng sớm hơn
rồi chạy đua tìm sự sống trên bề mặt sao Hoả
sao phải phủ nhận là không có sự chạy đua được?
cuộc chạy đua đó vẫn đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ mà
 
em chứng minh được là có chạy đua đi đã

theo anh ý kiến của em sai từ ý đầu tiên; "chạy đua từng giờ từng phút" càng sai lầm hơn nữa
 
em có 1 bài báo thế này, các anh thử đọc nhá :
Cuộc đua vũ trụ ở Châu Á Cập nhật lúc 22h31, Ngày 13/05/2008
Hanoinet - Hơn nửa thế kỷ qua, Nhật Bản đã ngự trị như là một cường quốc tại châu Á. Với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giớ, Nhật Bản đã duy trì được nền tăng trưởng kinh tế kỳ diệu liên tục trong suốt thời gian dài.
Hanoinet - Hơn nửa thế kỷ qua, Nhật Bản đã ngự trị như là một cường quốc tại châu Á. Với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giớ, Nhật Bản đã duy trì được nền tăng trưởng kinh tế kỳ diệu liên tục trong suốt thời gian dài. Đồng thời, Nhật Bản cũng là nước duy nhất trên thế giới đạt được tốc độ phát triển kỹ năng kinh tế, cải tiến kỹ thuật và khả năng thích nghi với những thay đổi tại các thị trường.

Thám hiểm vũ trụ từ trước đến nay vẫn được coi là thước đo đánh giá sức mạnh của một nước. Cuộc chạy đua vũ trụ trong thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô lúc đó thể hiện ước muốn chinh phục bầu trời của con người. Sau khi Liên Xô tan rã, vị trí đối thủ với Mỹ của Nga đã giảm đáng kể. Khoảng trống không có đối thủ cạnh tranh của Mỹ hiện nay đã được nhiều nước đang tìm cách lấp vào, vì họ đều thấy đó là thể hiện sức mạnh của mình. Cùng với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc, các nước kinh tế hiện giờ đang phát triển với tốc độ phi mã, đều tham gia vào cuộc chạy đua vũ trụ này.

Trung Quốc đã khởi động cuộc chạy đua này năm 2003, khi họ phấn đấu trở thành nước thứ 3 trên thế giới đưa người vào vũ trụ. Trước đó chương trình vũ trụ của Trung Quốc tập trung chủ yếu phóng vệ tinh do châu Âu sản xuất vào quỹ đạo. Bước nhảy can đảm này khiến các nước láng giềng trong khu vực phải ghi nhận những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật của Trung Quốc. Năm 2005, Trung Quốc đã thành công đưa người vào quỹ đạo trái đất và tháng 10/2007, CNSA của Trung Quốc, giống như NASA của Mỹ, trở thành nước đầu tiên trong khu vực châu Á tiến hành thám hiểm mặt trăng. Trung Quốc công khai đưa ra kế hoạch sẽ đưa người lên mặt trăng sớm nhất là năm 2020. Việc Trung Quốc công khai thể hiện tham vọng của mình khiến một số nước trong khu vực bị cuốn theo. Cuộc chạy đua lên Mặt trăng là vấn đề tự hào của dân tộc.

Chương trình vũ trụ của Ấn Độ, trước đây khá là khiêm tốn và đặt ra hoài bão cho mình khá là thực tế. Do những thành tựu rất ấn tượng của Trung Quốc gần đây, khiến Ấn Độ buộc phải lật ván bài của mình với những mục tiêu đặt ra trở nên nặng nề, cao cả hơn.

Cơ quan vũ trụ của Ấn Độ, ISRO, đã tăng số lượng phát vệ tinh của mình và bắt đầu vào chương trình thám hiểm Mặt trăng. Ấn Độ hy vọng có thể đưa người Ấn Độ đầu tiên vào mặt trăng trong vòng 20 năm nữa. Gần đây Ấn Độ đã phóng 10 vệ tinh vào quỹ đạo trái đất, những động thái nhằm thể hiện khả năng của mình để cạnh tranh trên thị trường vũ trụ .

Chương trình vũ trụ của Hàn Quốc vẫn còn đang ở trong giai đoạn phôi thai. Hầu hết các mục tiêu đều là ngắn hạn và tập trung chủ yếu vào phát triển các dụng cụ ghi hình vệ tinh để theo dõi miền Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc gần đây cũng phóng một số vệ tinh quân sự vào trong quỹ đạo và phối hợp chặt chẽ với cơ quan vũ trụ liên bang Nga để tìm kiếm sự giúp đỡ phát triển chương trình vũ trụ của mình.

Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nga đều hướng tới mục đích để nước mình là nước thứ hai cắm cờ trên mặt trăng. Cuộc chạy đua lên mặt trăng đã làm sống lại khí thế cạnh tranh của NASA, cơ quan này đã tuyên bố sẽ đưa một người thứ hai lên Mặt trăng vào cuối năm 20 của thế kỷ 21. Hiện nay Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua này tại châu Á.

Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều coi việc đưa người lên Mặt trăng có ý nghĩa dân tộc vô cùng to lớn. Ngoài ra, hầu hết các kỹ thuật để phát triển các chương trình vũ trụ, theo như các chuyên gia, đều dễ dàng chuyển sang phục vụ cho mục đích quân sự và chế tạo các vũ khí quân sự trong vũ trụ.

Năm 2007, Trung Quốc đã bắn hạ một trong những vệ tinh của họ bằng tên lửa bắn vệ tinh. Hành động này dấy lên làn sóng báo động trên toàn thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, nước hiến pháp chỉ cho phép sử dụng kỹ thuật vào các mục đích hòa bình. Do đó, Nhật Bản đang ở vào một tình thế rất khó khăn. Bị bao xung quanh với các nước kinh tế đang phát triển nhanh với những chương trình vũ trụ và phát triển quân sự không hạn chế, Nhật Bản tự cảm thấy mình bị dồn vào góc tường.

Một cách để Nhật Bản giữ được sức cạnh tranh của mình trong bối cảnh này đó là duy trì kỹ thuật vũ trụ tiên tiến, đó là cách đi đường vòng để giữ được tốc độ tự chủ về quân sự và kỹ thuật đối với các nước láng giềng của mình.

Nhật Bản không còn cách nào khác sẽ phải tuyên bố về chương trình vũ trụ trong tương lai của mình.Với ưu thế kinh tế vượt trội, lại đang bị đe dọa và không thể cạnh tranh về mặt quân sự với các nước láng giềng có vũ khí hạt nhân, việc duy trì vị trí khoa học công nghệ tiên tiến đứng đầu trong khu vực của mình, có thể sẽ là một lợi thế của Nhật Bản. Nhật Bản là nước châu Á đầu tiên phóng vệ tinh vào vũ trụ, nhưng thời đại đó đã qua và rào cản đã tăng lên đáng kể.

Nhật Bản bây giờ đang ở bên ngoài nhìn vào, trong khi Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình như là một sức mạnh thời đại mới. Những năm tới đây sẽ liệu Nhật Bản có thể thắng nổi Trung Quốc trong cuộc chạy đua vũ trụ trở thành đứng đầu châu Á ?.


Minh Linh
 
Tớ ko nắm rõ về cái này lắm nhưng theo tớ thì ý của Linh cũng có cái đúng và cái sai:D
Thực ra là cũng có những cuộc chạy đua vũ trụ, điển hình là giữa Mỹ và Liên Xô. Nếu ko có những cuộc đua ấy thì tại sai Mỹ phải tức tốc đưa người lên mặt trăng ( thậm chí đã có 1 số ng cho rằng việc đưa người lên mặt trăng của Mỹ là giả????)
Thế nhưng việc nói Việt Nam cũng tham gia vào cuộc đua này thì quả là vô lý và thiếu căn cứ.
 
KO chạy đua thì sao đây? Giặc bố trí vài chục con vệ tinh ngắm nước mình, miềng đi ị lúc mấy giờ ở đâu nó cũng biết thì còn làm ăn gì nữa. Chiến tranh mà một thằng mù ko biết quân địch ở đâu, 1 thằng biết hết bố trí đối phương thế nào, không cần nói cũng biết kết cục.

Còn các vấn đề dân sự thì ko chạy đua phóng vệ tinh chiếm quỹ đạo trước, nó chôm hết mấy quỹ đạo ngon rồi thì khóc ra tiếng mán à.

Còn chuyện đua lên mặt trăng mặt trủng thì ko giành cho VN, mà cũng chả cần mơ đến làm gì.
 
Việc chạy đua vào vũ trụ là điều đương nhiên không cần phải tranh cãi :D. Mỹ cũng đã không hề giấu diếm ý định vũ trang hóa vũ trụ (nước duy nhất không ký hiệp định chống vũ trang hóa vũ trụ của Liên Hợp Quốc).
Nga và Mỹ như em Linh nói đúng là đã có một cuộc đua vào vũ trụ từ sau khi vệ tinh Sputnik của Nga phóng thành công vào năm 1957. Trung Quốc và Ấn Độ mới gần đây cũng tỏ rõ tham vọng của mình trong không gian, đặc biệt là việc TQ bắn hạ vệ tinh năm ngoái bất chấp ký hiệp định trên của LHQ. Còn Ấn Độ mới gần đây đưa tàu không người lái lên Mặt Trăng thì ai cũng biết :D.

Mục đích rất đơn giản như anh Nghĩa đã nói là xuất phát từ an ninh quốc gia. Vệ tinh là công cụ lợi hại không thể chối cãi trong việc do thám đối phương. (Nếu ai nhớ thì năm ngoái Google Earth có dò được căn cứ quân sự của Ấn Độ thì phải :D) Đặc biệt là năm 1957 khi mà chưa có ai có vệ tinh việc Nga phóng Sputnik đã làm xôn xao cả nước Mỹ. Mỹ đã phải cấp tốc phát triển kỹ thuật tên lửa cũng như bệ phóng không gian (các tên lửa xuyên lục địa là một hệ quả của công nghệ này) và thành công vào năm 1960 đã đưa người lên mặt trăng ;). Việc Trung Quốc thử bắn hạ vệ tinh năm ngoái cũng là một ví dụ tương tự của mục đích phát triển quân sự trên. Cũng từ chạy đua vũ trang trên vũ trụ mới có Star Wars :)) rồi thế chiến thứ 3 từ trạm ISS :)).

Tuy nhiên ngoài mục đích quân sự ra cũng không thể coi nhẹ các lợi ích khác của vệ tinh như dự báo thời tiết, radio, truyền hình vệ tinh và thậm chí là internet. Các kỹ thuật gần đây cũng đã cho phép công cụ GPS (tìm đường) được chính xác hơn ;). Cho nên nói việc phát triển công nghệ vũ trụ bất lợi cho thế giới thứ ba là không đúng. Việt nam mình cũng được lợi từ việc dự báo bão đấy thôi. Không có cái này thì vụ Chanchu năm 2006 không phải chỉ có 1000 mà chắc là phải mười mấy nghìn người chết ý chứ ;). Còn mấy thằng nghiện bóng đá cá độ sướng hơn nhờ tivi vệ tinh =)). Hơn mười năm trước đây đã có chuyện truyền hình trực tiếp World Cup ở Việt Nam quái đâu :-j Mấy khách sạn hay quán cà fê vỉa hè cũng được lợi nhờ bán nước cho mấy ông cá độ đấy chứ :)).

Cái gì cũng có cái tốt cái xấu của nó cả thôi :D.
 
Lên vũ trụ cũng nhằm giải quyết các vấn đề trên mặt đất thôi. Thứ nhất là để dò tìm tài nguyên quý, đây là kinh tế. Thứ hai là xây dựng các tiền đồn để khám phá xa hơn nữa, nhằm phát triển khoa học. Thứ ba: tìm chỗ trú chân cho tương lai, và tìm kiếm các nền văn minh khác, con người lo xa và cũng ko thích cô đơn.
 
Việc chạy đua vào vũ trụ thì ko phải bàn. Nhưng nó chưa khả thi ở VN, khi mà tiền ko có, mà có được đầu tư thì đa số cũng vào tay cộng đồng tham nhũng đông đảo :).
 
Back
Bên trên