Các bạn đánh giá như thế nào về nhận định sau? Có thật như thế không? Xin chân thành cảm ơn trước!NMC.
VIET NAM NET>>Văn hoá
''Xung đột thơ ca'' trong thế giới hiện đại
11:49', 1/3/ 2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Bảo vệ sự trong sáng, mẫn cảm của tâm hồn con người trong thế giới công nghệ hiện đại là một điều khó khăn và bức thiết. Trong nỗ lực đó, vào tháng 28/03/2003 tại Mỹ, sẽ diễn ra cuộc hội thảo, giao lưu của các nhà thơ trên thế giới. Châu Á có một nhà thơ tham dự hội thảo là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Ông khẳng định rằng ''xung đột thơ ca'' hiện đại chỉ diễn ra trong chính tâm hồn của các nhà thơ.
Trong thời hiện đại, Cái Đẹp lãng mạn cổ xưa của thi ca đã bị phân tán thành nhiều mảnh khác nhau. Con người không còn cố gắng đi tìm chân lý tuyệt đối nữa. Thay vào đó, nhiều chân lý nho nhỏ được chứng minh mỗi ngày mà không phải mất một nỗ lực nào. Sau một nút bấm nhẹ đơn giản trên máy tính, chúng ta tức khắc có được một chân lý nho nhỏ. Như vậy, công việc trước kia thuộc về linh hồn thì nay xác thịt đã làm thay. Linh hồn nhân gian ngủ yên không còn phải thao thức nữa.
Thơ ca thế giới ngay lập tức mất đi vẻ mê hoặc. Một Yves Bonnejoy viết những câu thơ âm u, tối nghĩa, một Pinsky với những câu thơ bình dân... chỉ làm tăng thêm sự tuyệt vọng của thi ca hiện đại. Cái Đẹp tuyệt đối bị xé nhỏ, phân tán. Nhưng ngay lập tức, như một quy luật bất biến, từ cái thế giới tưởng như bị phân liệt hoàn toàn ấy, theo một quy luật không thể hiểu nổi, Cái Đẹp tuyệt đối lại thức dậy và gào gọi trên đầu nhân gian. Nó xuất hiện khi những vẻ đẹp hiện đại đang lịm ngủ cùng với bạch phiến và thuốc an thần.
Đây chính là thời khắc Nguyễn Quang Thiều sáng tạo ra những câu thơ ngùn ngụt lửa của mình.Trong bài thơ ''Dưới trăng và một bậc cửa'', ông đã cho chúng ta nhận được quá trình hồi sinh mỹ cảm thực sự của thế giới như thế nào. Từ cảm giác mất hết dưỡng khí trong vũ hội giả tạo của các vẻ đẹp giả đến cuộc tháo chạy của chúng và cuối cùng con người hồi sinh với cảm thức về Cái Đẹp tuyệt đối. Khi ánh trăng xuất hiện - ánh trăng biểu tượng cho Cái Đẹp tuyệt đối, cả thế gian ánh lên huy hoàng trong chốc lát. Nhưng thế gian ấy được tạo dựng bằng những vẻ đẹp tương đối, nên chúng không thể tiếp nhận Mặt Trăng mà không rối loạn. Hành động có ích nhất (do đó nó mang một nét thực nhất) của những giá trị tương đối ấy là chúng mau chóng nhận lấy cái chết và tan biến vào hư vô. Con người trần trụi. Cái Đẹp đâm thẳng vào trái tim cằn khô bằng những lớp hào quang ở nơi ''Những con sóng trăng đang vật vã''.
Nhịp thơ gấp gáp rồi chậm rãi hệt như nước thuỷ triều bị chi phối bởi mặt trăng. Những động từ mạnh như đập vào vách đá. Nhịp câu thơ chùng xuống như thể sóng lui xuống một nhịp rồi lại bùng nổ với một động từ khác. Vách đá trơ lỳ của thế giới không thể không rung động. Trong hầu hết những bài thơ của mình, ông sử dụng những động từ mạnh, liên tiếp nối nhau trong câu thơ rõ ràng để tạo ra sự dâng lên khốc liệt này. Thủ pháp này rất khó thực hiện. Thơ ca hiện đại chủ yếu dùng những khái niệm của triết học, thần học, tâm lý để phô bầy cá nhân mình. Và cũng chính vì thế mà thơ ca ''mắc kẹt'' luôn ở trong những khái niệm đó. Thi ca không chỉ chạm nhẹ vào đời sống mà tự nó phải là một hiện thực hoàn hảo của đời sống. Hiện thực đó do được tái tạo qua ngôn từ nên rất dễ trở nên bất động. Bản thân các thi sĩ qua những phút giây xuất thần của mình hiểu được rằng ''Hiện thực toàn hảo'' đó có thể tái tạo được. Nhưng chúng ta không thể lấy những hình ảnh của thế giới chúng ta đang sống, thế giới của những tồn tại tương đối và mau tàn để có thể trình bầy về Hiện thực toàn hảo đó.
Đây, một Faust của Goethe đang ngồi dịch Kinh Thánh và ông ta dịch câu đầu như thế này ''Khởi thuỷ là hành động''. Trong ngôn ngữ thi ca của mình, Nguyễn Quang Thiều dịch ''Khởi thuỷ là động từ''. ''Hành động'' tạo ra cảm giác là tác giả đứng bên ngoài mà nhìn một ''hành động'' nào đó. Còn với động từ, chúng ta sẽ phải tham gia trực tiếp vào đó. Những ngọn thuỷ triều của ngôn từ, của cái đẹp tiếp tục dội vào bề mặt của đời sống. Và hàng triệu năm nay như chúng ta đã thấy, cuộc sống vẫn trơ lỳ. Những vẻ đẹp giả tạo đã làm cho cuộc đời giá lạnh. Thế giới trống rỗng. Sự vật lẻ loi đơn độc ngay trong chính bản chất của mình. Ông muốn xốc lại cái thế giới đã thiếp ngủ. Trước khi xoá những đám mây giả tạo chỉ cho chúng Mặt trăng vĩnh cửu, nhà thơ phải khiến sự vật trở về với thiên tính của chúng. Bài thơ dài ''Bài ca những con chim đêm'' đã minh chứng nỗ lực đó.
Như chỉ còn sóng rì rào, như chỉ còn lại nước
Như chỉ còn xa xăm, thiêm thiếp những quả đồi
Như chỉ còn gió đi qua rừng bạch đàn thẫm tối
Buồn bã lời thở than của diệp lục suy tàn
Mật độ các hình ảnh trong bài thơ dầy đặc. Những hình ảnh ép vào nhau. Chúng ta có thể tức thời cảm thấy sự tức thở của không gian trong bài thơ. Ngột ngạt. Phải trào ra bên ngoài. Những sự vật buộc phải như vậy. Sự trống rỗng vẫn tăng lên và lớp lớp hình ảnh được dồn nén vào nhau. Bài thơ báo cho chúng ta khoảng trống vắng ghê gớm của cuộc sống hiện đại. Và những con chim, cùng với những tạo vật (có những đôi cánh vô hình) buộc phải bay lên theo đúng thiên mệnh của mình.
Trong thơ hiện đại, thể loại trường ca đã bị biến chất. Những nhà thơ Mỹ, Đức coi trường ca giống như một bài thơ dài kể về một sự kiện xã hội nào đó. Điều này là do ảnh hưởng dòng trường ca bình dân của Byron, thi sĩ nước Anh. Trường ca hiện đại là một thể loại khó xác định nhất và do đó khó sáng tác nhất. Nguyễn Quang Thiều đã vật lộn với thể loại này trong 3 bản trường ca dài. Trong 2 trường ca ''Nhịp điệu châu thổ mới'' và ''Nhân chứng của cái chết'' Nguyễn Quang Thiều đưa được chất bi kịch của sân khấu cổ điển vào cấu trúc trường ca. Trường ca gồm nhiều chương và hầu hết các chương đó trình bầy, lý giải cho một ý tưởng nào đó. Nhưng ở chương cuối cùng, ông lập tức khiến cho ý tưởng ban đầu ''chín muồi'' để tôn vinh một ý tưởng cao cả khác. Trong ''Nhịp điệu châu thổ mới'', bắt đầu với cái chết của một người nông dân, gồm những khúc nhạc tang lễ, những lời cầu khấn thần linh, những phong tục, lễ nghi. Người đọc thấy một ''hiện thực tàn lụi'' đã được nhà thơ dựng lên như thế nào. Nhưng ở chương kết, tất cả được đảo ngược.
Hiện thực đó được soi rọi và hồi sinh. Nhà thơ ca ngợi sự sống vĩnh hằng thông qua sự tàn lụi của một kiếp người. Trường ca tưởng như đi theo hành trình của sự tàn lụi, nhưng qua đó, một hiện thực mới, trọn vẹn hơn được nhen nhóm hình thành. Đây chính là dòng tinh thần chính bên trên ngôn ngữ và chính là đặc điểm độc đáo mà ông mang lại cho thể loại trường ca hiện đại. Cái chết - đó chính là cuộc đưa tiễn những nạn nhân của những giá trị tương đối. Cùng với những vẻ đẹp tương đối ấy, những tâm hồn đó không còn cách nào khác là ngã xuống một lần. Và nếu Vầng Dương của tình yêu có rọi đến, họ sẽ trỗi dậy.
Trong thi ca phương Đông hiện đại, bậc đạo sư ấn Độ, Tagor đã đi hết con đường của mình. Ông để lại một Một Chân Lý tuyệt đối bằng những khái niệm không thật rõ ràng. Trường phái thơ mông lung của Trung Quốc chỉ là một kiểu gọi bóng bẩy. Thực chất đó là dòng thơ Thiền đã suy tàn vì những giá trị hiện đại. Các nhà thơ phương Đông hầu như không vượt khỏi cái tôi của mình. Cái Tôi ấy cho dù có phát triển thành Siêu Cá Nhân cũng không giúp cho thi ca phát triển. Chúng ta thành siêu nhân và trở nên lười biếng khi tâm hồn chạm vào cõi hư không mù mờ. Không ai cố giải thích sự mù mờ đó. Và cuối cùng, các thiền sư đã cho ''sự mù mờ đó'' một danh hiệu cao quý là Giác Ngộ.
Trong cõi tinh thần thượng đỉnh nhưng mù mờ, tinh thần thi ca của Nguyễn Quang Thiều vượt ra khỏi vòng vây đó. Ông rõ ràng nhận thấy qua lớp sương huyễn hoặc đó một mặt trăng trọn vẹn. Và trong những vùng biển thi ca, dưới ánh trăng vàng lộng lẫy, người đọc thấy ông đơn độc đi trên những gờ đá. Thuỷ triều đang lên vì vẻ đẹp của mặt trăng không chỉ mời gọi nó mà còn thúc đẩy nó. Những con sóng vẫn ngủ yên. Những động từ của ông thét lên: sự xói lở, sự hỗn loạn, sự mù mờ của các ngươi đã được thứ tha. Hãy Trỗi Dậy và Hãy Đến. Nơi Tình Yêu muôn đời đang vật vã vì ngươi!
Nguyễn Quyến
Vườn Hoang.
Tôi trở về khu vườn hoang tôi đã bỏ đi
Như con cào cào mải dài ra đôi cánh của mình mà quên mất đường bay
Như con rắn mải với những nhịp uốn sống lưng của mình mà dời bỏ cái tổ con con phải cuôn tròn khi ngủ
Vội vã hoàng hôn tôi cuốn áo chạy về
Lối xưa qua vườn giờ cỏ xoè che kín
Như em chiều nao bưng mặt khóc ven đường
Em đã tan vào đẩt nâu chỉ còn những dòng tóc li ti chảy mãy
Và cánh bướm chiều này chập chờn chập chờn trên cỏ
Sao em vô hình và bé xíu thế kia
Những mạng tơ nhện xưa đựng đầy mưa xuân không sao đứt nổi
Em ra đi võng đứt hết rồi
Gió vơ những mạng tơ nhện vùi vào đâu đó
Những hạt mưa sơ sinh biết ngủ nơi nào
Buổi chiều chùng xuống như chiếc vó tôm và hương vườn hoang dâng lên như bã thính
Kỷ niệm như con tôm xanh thon thót giật mình
Sao chiếc nơ trắng kia không sinh cho tôi một chiếc nơ bé bỏng
Sao tôi lại cắt khoang lớn đời mình để nuôi cánh cào cào và nhịp uốn sống lưng.
Nguyễn Quang Thiều
(Từ tập Những người đàn bà gánh nước sông - 1995)
VIET NAM NET>>Văn hoá
''Xung đột thơ ca'' trong thế giới hiện đại
11:49', 1/3/ 2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Bảo vệ sự trong sáng, mẫn cảm của tâm hồn con người trong thế giới công nghệ hiện đại là một điều khó khăn và bức thiết. Trong nỗ lực đó, vào tháng 28/03/2003 tại Mỹ, sẽ diễn ra cuộc hội thảo, giao lưu của các nhà thơ trên thế giới. Châu Á có một nhà thơ tham dự hội thảo là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Ông khẳng định rằng ''xung đột thơ ca'' hiện đại chỉ diễn ra trong chính tâm hồn của các nhà thơ.
Trong thời hiện đại, Cái Đẹp lãng mạn cổ xưa của thi ca đã bị phân tán thành nhiều mảnh khác nhau. Con người không còn cố gắng đi tìm chân lý tuyệt đối nữa. Thay vào đó, nhiều chân lý nho nhỏ được chứng minh mỗi ngày mà không phải mất một nỗ lực nào. Sau một nút bấm nhẹ đơn giản trên máy tính, chúng ta tức khắc có được một chân lý nho nhỏ. Như vậy, công việc trước kia thuộc về linh hồn thì nay xác thịt đã làm thay. Linh hồn nhân gian ngủ yên không còn phải thao thức nữa.
Thơ ca thế giới ngay lập tức mất đi vẻ mê hoặc. Một Yves Bonnejoy viết những câu thơ âm u, tối nghĩa, một Pinsky với những câu thơ bình dân... chỉ làm tăng thêm sự tuyệt vọng của thi ca hiện đại. Cái Đẹp tuyệt đối bị xé nhỏ, phân tán. Nhưng ngay lập tức, như một quy luật bất biến, từ cái thế giới tưởng như bị phân liệt hoàn toàn ấy, theo một quy luật không thể hiểu nổi, Cái Đẹp tuyệt đối lại thức dậy và gào gọi trên đầu nhân gian. Nó xuất hiện khi những vẻ đẹp hiện đại đang lịm ngủ cùng với bạch phiến và thuốc an thần.
Đây chính là thời khắc Nguyễn Quang Thiều sáng tạo ra những câu thơ ngùn ngụt lửa của mình.Trong bài thơ ''Dưới trăng và một bậc cửa'', ông đã cho chúng ta nhận được quá trình hồi sinh mỹ cảm thực sự của thế giới như thế nào. Từ cảm giác mất hết dưỡng khí trong vũ hội giả tạo của các vẻ đẹp giả đến cuộc tháo chạy của chúng và cuối cùng con người hồi sinh với cảm thức về Cái Đẹp tuyệt đối. Khi ánh trăng xuất hiện - ánh trăng biểu tượng cho Cái Đẹp tuyệt đối, cả thế gian ánh lên huy hoàng trong chốc lát. Nhưng thế gian ấy được tạo dựng bằng những vẻ đẹp tương đối, nên chúng không thể tiếp nhận Mặt Trăng mà không rối loạn. Hành động có ích nhất (do đó nó mang một nét thực nhất) của những giá trị tương đối ấy là chúng mau chóng nhận lấy cái chết và tan biến vào hư vô. Con người trần trụi. Cái Đẹp đâm thẳng vào trái tim cằn khô bằng những lớp hào quang ở nơi ''Những con sóng trăng đang vật vã''.
Nhịp thơ gấp gáp rồi chậm rãi hệt như nước thuỷ triều bị chi phối bởi mặt trăng. Những động từ mạnh như đập vào vách đá. Nhịp câu thơ chùng xuống như thể sóng lui xuống một nhịp rồi lại bùng nổ với một động từ khác. Vách đá trơ lỳ của thế giới không thể không rung động. Trong hầu hết những bài thơ của mình, ông sử dụng những động từ mạnh, liên tiếp nối nhau trong câu thơ rõ ràng để tạo ra sự dâng lên khốc liệt này. Thủ pháp này rất khó thực hiện. Thơ ca hiện đại chủ yếu dùng những khái niệm của triết học, thần học, tâm lý để phô bầy cá nhân mình. Và cũng chính vì thế mà thơ ca ''mắc kẹt'' luôn ở trong những khái niệm đó. Thi ca không chỉ chạm nhẹ vào đời sống mà tự nó phải là một hiện thực hoàn hảo của đời sống. Hiện thực đó do được tái tạo qua ngôn từ nên rất dễ trở nên bất động. Bản thân các thi sĩ qua những phút giây xuất thần của mình hiểu được rằng ''Hiện thực toàn hảo'' đó có thể tái tạo được. Nhưng chúng ta không thể lấy những hình ảnh của thế giới chúng ta đang sống, thế giới của những tồn tại tương đối và mau tàn để có thể trình bầy về Hiện thực toàn hảo đó.
Đây, một Faust của Goethe đang ngồi dịch Kinh Thánh và ông ta dịch câu đầu như thế này ''Khởi thuỷ là hành động''. Trong ngôn ngữ thi ca của mình, Nguyễn Quang Thiều dịch ''Khởi thuỷ là động từ''. ''Hành động'' tạo ra cảm giác là tác giả đứng bên ngoài mà nhìn một ''hành động'' nào đó. Còn với động từ, chúng ta sẽ phải tham gia trực tiếp vào đó. Những ngọn thuỷ triều của ngôn từ, của cái đẹp tiếp tục dội vào bề mặt của đời sống. Và hàng triệu năm nay như chúng ta đã thấy, cuộc sống vẫn trơ lỳ. Những vẻ đẹp giả tạo đã làm cho cuộc đời giá lạnh. Thế giới trống rỗng. Sự vật lẻ loi đơn độc ngay trong chính bản chất của mình. Ông muốn xốc lại cái thế giới đã thiếp ngủ. Trước khi xoá những đám mây giả tạo chỉ cho chúng Mặt trăng vĩnh cửu, nhà thơ phải khiến sự vật trở về với thiên tính của chúng. Bài thơ dài ''Bài ca những con chim đêm'' đã minh chứng nỗ lực đó.
Như chỉ còn sóng rì rào, như chỉ còn lại nước
Như chỉ còn xa xăm, thiêm thiếp những quả đồi
Như chỉ còn gió đi qua rừng bạch đàn thẫm tối
Buồn bã lời thở than của diệp lục suy tàn
Mật độ các hình ảnh trong bài thơ dầy đặc. Những hình ảnh ép vào nhau. Chúng ta có thể tức thời cảm thấy sự tức thở của không gian trong bài thơ. Ngột ngạt. Phải trào ra bên ngoài. Những sự vật buộc phải như vậy. Sự trống rỗng vẫn tăng lên và lớp lớp hình ảnh được dồn nén vào nhau. Bài thơ báo cho chúng ta khoảng trống vắng ghê gớm của cuộc sống hiện đại. Và những con chim, cùng với những tạo vật (có những đôi cánh vô hình) buộc phải bay lên theo đúng thiên mệnh của mình.
Trong thơ hiện đại, thể loại trường ca đã bị biến chất. Những nhà thơ Mỹ, Đức coi trường ca giống như một bài thơ dài kể về một sự kiện xã hội nào đó. Điều này là do ảnh hưởng dòng trường ca bình dân của Byron, thi sĩ nước Anh. Trường ca hiện đại là một thể loại khó xác định nhất và do đó khó sáng tác nhất. Nguyễn Quang Thiều đã vật lộn với thể loại này trong 3 bản trường ca dài. Trong 2 trường ca ''Nhịp điệu châu thổ mới'' và ''Nhân chứng của cái chết'' Nguyễn Quang Thiều đưa được chất bi kịch của sân khấu cổ điển vào cấu trúc trường ca. Trường ca gồm nhiều chương và hầu hết các chương đó trình bầy, lý giải cho một ý tưởng nào đó. Nhưng ở chương cuối cùng, ông lập tức khiến cho ý tưởng ban đầu ''chín muồi'' để tôn vinh một ý tưởng cao cả khác. Trong ''Nhịp điệu châu thổ mới'', bắt đầu với cái chết của một người nông dân, gồm những khúc nhạc tang lễ, những lời cầu khấn thần linh, những phong tục, lễ nghi. Người đọc thấy một ''hiện thực tàn lụi'' đã được nhà thơ dựng lên như thế nào. Nhưng ở chương kết, tất cả được đảo ngược.
Hiện thực đó được soi rọi và hồi sinh. Nhà thơ ca ngợi sự sống vĩnh hằng thông qua sự tàn lụi của một kiếp người. Trường ca tưởng như đi theo hành trình của sự tàn lụi, nhưng qua đó, một hiện thực mới, trọn vẹn hơn được nhen nhóm hình thành. Đây chính là dòng tinh thần chính bên trên ngôn ngữ và chính là đặc điểm độc đáo mà ông mang lại cho thể loại trường ca hiện đại. Cái chết - đó chính là cuộc đưa tiễn những nạn nhân của những giá trị tương đối. Cùng với những vẻ đẹp tương đối ấy, những tâm hồn đó không còn cách nào khác là ngã xuống một lần. Và nếu Vầng Dương của tình yêu có rọi đến, họ sẽ trỗi dậy.
Trong thi ca phương Đông hiện đại, bậc đạo sư ấn Độ, Tagor đã đi hết con đường của mình. Ông để lại một Một Chân Lý tuyệt đối bằng những khái niệm không thật rõ ràng. Trường phái thơ mông lung của Trung Quốc chỉ là một kiểu gọi bóng bẩy. Thực chất đó là dòng thơ Thiền đã suy tàn vì những giá trị hiện đại. Các nhà thơ phương Đông hầu như không vượt khỏi cái tôi của mình. Cái Tôi ấy cho dù có phát triển thành Siêu Cá Nhân cũng không giúp cho thi ca phát triển. Chúng ta thành siêu nhân và trở nên lười biếng khi tâm hồn chạm vào cõi hư không mù mờ. Không ai cố giải thích sự mù mờ đó. Và cuối cùng, các thiền sư đã cho ''sự mù mờ đó'' một danh hiệu cao quý là Giác Ngộ.
Trong cõi tinh thần thượng đỉnh nhưng mù mờ, tinh thần thi ca của Nguyễn Quang Thiều vượt ra khỏi vòng vây đó. Ông rõ ràng nhận thấy qua lớp sương huyễn hoặc đó một mặt trăng trọn vẹn. Và trong những vùng biển thi ca, dưới ánh trăng vàng lộng lẫy, người đọc thấy ông đơn độc đi trên những gờ đá. Thuỷ triều đang lên vì vẻ đẹp của mặt trăng không chỉ mời gọi nó mà còn thúc đẩy nó. Những con sóng vẫn ngủ yên. Những động từ của ông thét lên: sự xói lở, sự hỗn loạn, sự mù mờ của các ngươi đã được thứ tha. Hãy Trỗi Dậy và Hãy Đến. Nơi Tình Yêu muôn đời đang vật vã vì ngươi!
Nguyễn Quyến
Vườn Hoang.
Tôi trở về khu vườn hoang tôi đã bỏ đi
Như con cào cào mải dài ra đôi cánh của mình mà quên mất đường bay
Như con rắn mải với những nhịp uốn sống lưng của mình mà dời bỏ cái tổ con con phải cuôn tròn khi ngủ
Vội vã hoàng hôn tôi cuốn áo chạy về
Lối xưa qua vườn giờ cỏ xoè che kín
Như em chiều nao bưng mặt khóc ven đường
Em đã tan vào đẩt nâu chỉ còn những dòng tóc li ti chảy mãy
Và cánh bướm chiều này chập chờn chập chờn trên cỏ
Sao em vô hình và bé xíu thế kia
Những mạng tơ nhện xưa đựng đầy mưa xuân không sao đứt nổi
Em ra đi võng đứt hết rồi
Gió vơ những mạng tơ nhện vùi vào đâu đó
Những hạt mưa sơ sinh biết ngủ nơi nào
Buổi chiều chùng xuống như chiếc vó tôm và hương vườn hoang dâng lên như bã thính
Kỷ niệm như con tôm xanh thon thót giật mình
Sao chiếc nơ trắng kia không sinh cho tôi một chiếc nơ bé bỏng
Sao tôi lại cắt khoang lớn đời mình để nuôi cánh cào cào và nhịp uốn sống lưng.
Nguyễn Quang Thiều
(Từ tập Những người đàn bà gánh nước sông - 1995)